Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần thứ 34 - Khối 4

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần thứ 34 - Khối 4

TUẦN : 34 MÔN: TẬP ĐỌC

TIẾT: 67 BÀI: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

I. Mục đích, yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

- Hiểu ND : Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. ( trả lời được câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS biết sống vui tươi , hồn nhiên .

III. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.

- SGK, đọc trước bài.

IIIII. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - 2 , 3 HS đọc bài Con chim chiền chiện.

 +Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?

 +Tiếng hót của chiền chiện gợi cho thức ăn những cảm giác như thế nào ?

 -GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần thứ 34 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN : 34 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 67 BÀI: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
- Hiểu ND : Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. ( trả lời được câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS biết sống vui tươi , hồn nhiên .
III. Chuẩn bị: 
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
SGK, đọc trước bài.
IIIII. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 , 3 HS đọc bài Con chim chiền chiện.
 +Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
 +Tiếng hót của chiền chiện gợi cho thức ăn những cảm giác như thế nào ?
 -GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
 a). Giới thiệu bài:
 -Trong cuộc sống, tiếng cười luôn đem đến cho chúng ta sự thoải mái sản khoái. Tiếng cười có tác dụng như thế nào ? Bài tập đọc Tiếng cười là liều thuốc bổ hôm nay chúng ta học sẽ cho các em biết điều đó.
 b). Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Chia đoạn.
 a/. Cho HS đọc nối tiếp. 
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 ­ Đoạn 1: Từ đầu  400 lần.
 ­ Đoạn 2: Tiếp theo  hẹp mạch máu.
 ­ Đoạn 3: Còn lại
 -Cho HS đọc những từ ngữ dễ đọc sai tiếng cười, rút, sảng khoái. 
 -Cho HS quan sát tranh.
 +Tranh vẽ gì ?
 b/. Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS đọc.
 c/. GV đọc cả bài một lượt.
 ­ Cần đọc với giọng rõ ràng, rành mạch.
 ­ Nhấn giọng ở những từ ngữ: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù 
 c). Tìm hiểu bài:
 +Em hãy phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn.
 +Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ.
 +Người ta đã tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?
 +Em rút ra điều gì qua bài học này ?
 d). Luyện đọc lại:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 2.
 -Cho HS thi đọc.
 -GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- 1 HS đọc
-HS nối tiếp đọc đoạn (2 lần).
-HS luyện đọc từ ngữ.
+Vẽ 2 chú hề đang diễn trên sân khấu mọi người đang xem và cười.
-1 HS đọc chú giải. 2 à 3 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc.
-1 HS đọc cả bài.
+HS đọc thầm một lượt và trả lời câu hỏi sau:
-Bài báo gồm 3 đoạn:
­ Đ 1: Tiếng cười là đặc điểm của con người, để phân biệt con người với các loài động vật khác.
­ Đ 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
­ Đ 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
+Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100km/1 giờ các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
+Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước.
+Bài học cho thấy chúng ta cần phải sống vui vẻ.
-3 HS đọc nối tiếp. Mỗi em đọc một đoạn.
-HS luyện đọc đoạn.
-3 HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
- HS khá, giỏi.
- HS khá, giỏi 
 4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc bài. 
+ Hỏi: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 	- Yêu cầu HS về nhà kể lại tin trên cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài sau: Ăn mầm đá.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN : 34 MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
TIẾT: 34 BÀI: NÓI NGƯỢC 
I. Mục đích, yêu cầu:
 Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
Làm đúng bài tập (2) ( phân biệt phụ âm đầu, thanh dễ lẫn)
II. Chuẩn bị:
Bài tập 2 viết sẳn vào bảng phụ.
Bảng con.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi hs lên bảng viết : Từ láy trong đó tiếng nào cũng có âm tr hoặc ch
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
 a). Giới thiệu bài:
 -Trong dân gian có những bài ca dao, những câu tục ngữ đã đúc kết những kinh nghiệm của ông cha ta trong cuộc sống. Bên cạnh đó có những bài vè đem đến niềm vuio cho người lao động bằng cách nói thật độc đáo. Nói ngược – bài vè hôm nay chúng ta học là một bài như thế.
 b). Nghe - viết:
 a/. Hướng dẫn CT
 -GV đọc một lần bài vè Nói ngược 
 -Cho HS luyện viết những từ hay viết sai: liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, đổ vồ 
- Nhận xét sửa sai.
 -GV nói về nội dung bài vè:
- Bài vè nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười.
 b/. HS viết chính tả 
 -GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết.
 -GV đọc lại một lần.
 c/. Chấm, chữa bài 
 -GV chấm 5 à 7 bài.
 -Nhận xét chung.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc nội dung BT2.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả bài làm. GV dán lên bảng lớp 3 tờ giấy đã chép sẵn BT.
 -GV nhận xét và tuyên dương những nhóm làm nhanh đúng.
Lời giải đúng: Các chữ đúng cần để lại là: giải – gia – dùng – dõi – não – quả – não – não – thể.
- Lắng nghe.
-HS theo dõi trong SGK. 
-Đọc thầm lại bài vè.
- HS viết bảng con
-HS viết chính tả .
-HS soát lỗi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài vào vở
-3 nhóm lên thi tiếp sức
-Gạch bỏ những chữ sai trong ngoặc đơn.
-Lớp nhận xét.
 4. Củng cố: 
 - Yêu cầu học sinh viết 3 từ bắt đầu bằng x, 3 từ bắt đầu bằng s.
 - Sửa một số lỗi HS mắc phải nhiều.
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 	- Dặn HS về nhà học thuộc bài vè dân gian Nói ngược 
 - Chuẩn bị bài tuần 35: Ôn tập
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN 34 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT: 67 BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN –YÊU ĐỜI
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết thêm một số từ ohức chứa tiếng vui vá phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1) 
 - Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan , yêu đời . ( BT2, BT3 ) 
 - Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ bảng phân loại (Bài tập 1).
- Phiếu học tập có nội dung bài tập 1.
- SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra 2 HS.
 +Đọc lại nội dung ghi nhớ (trang 150).
 +Đặt một câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
 -GV nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
 a). Giới thiệu bài:
 -Các em đã được học những từ ngữ nói về tinh thần lạc quan. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan yêu đời và cũng biết đặt câu với các từ đã mở rộng.
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Các từ phức được xếp vào 4 nhóm như sau:
 a/. Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui.
 b/. Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
 c/. Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi.
 d/. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT2.
 -GV giao việc: Các em chọn ở 4 nhóm, 4 từ, sau đó đặt câu với mỗi từ vừa chọn.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.
 * Bài tập 3: 
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc: Các em chỉ tìm những từ miêu tả tiếng cười không tìm các từ miêu tả kiểu cười. Sau đó, các em đặt câu với một từ trong các từ đã tìm được.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại một số từ chỉ tiếng cười: hả hả, hì hì, khanh khách, khúc khích, rúc rích, sằng sặc và khen những HS đặt câu hay.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm việc theo cặp.
-Đại diện một số cặp dán kết quả lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-1 HS đọc yêu cầu BT, lớp lắng nghe.
-HS chọn từ và đặt câu.
-Một số HS đọc câu văn mình đặt.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS tìm từ chỉ tiếng cười và ghi vào vào vở và đặt.
-Một số HS đọc các từ mình đã tìm được và đọc câu đã đặt cho lớp nghe.
-Lớp nhận xét.
 4. Củng cố: 
 -Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT3, 5 câu với 5 từ tìm được
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ, tục ngữ.
 - Chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu 
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN : 34 MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT: 34 BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
 HOẶC THAM GIA
I-Mục đích, yêu cầu: 
- Chọn được các chi tiết nói về một một người vui tính biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ , cho tính cách của nhân vật, ( kể không thành chuyện) . hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật ( kể thành chuyện ) 
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện . 
II- Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý 3.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời, nêu ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp nghe, nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
 a). Giới thiệu bài:
 -Trong cuộc sống, mọi người thường có tính tình khác nhau. Người thì lầm lì, ít nói, người thì tính tình xởi lởi, người thì lạnh lùng  Hôm nay các em hãy kể cho bạn mình nghe một câu chuyện về người vui tính mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
 b). Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
 -GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 -GV giao việc: các em phải kể nột câu chuyện về người vui tính mà em là người chứng kiến câu chuyện xảy ra hoặc em trực tiếp tham gia. Đó là câu chuyện về những con người xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
 -Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể.
 -Cho HS quan sát tranh trong SGK.
 c). HS kể chuyện:
 a/. Cho HS kể theo cặp 
b/. Cho HS thi kể. 
 -GV viết nhanh lên bảng lớp tin HS, tên câu chuyện HS đó kể.
 -GV nhận xét và khen những HS có câu chuyện hay, kể hay.
+HS kể.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS lần lượt nói về nhân vật mình chọn kể.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Hai bạn cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
-Đại diện một số cặp lên thi kể.
-Lớp nhận xét.
 4. Củng cố: 
 -Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
 5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN : 34 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 68 BÀI: ĂN MẦM ĐÁ
I - Mục đích, yêu cầu: 
Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài. Bước đầu bàiết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân bàiệt lời nh ... iản các kiến thức về thiên nhiên con người, hoạt động sản xuất của người dân ở HLS, trung du Bắc Bộ, Tây nguyên; ĐBBB; ĐBNB; ĐBDHMT.
II. Chuẩn bị:
	- Bản đồ ĐLTNVN, bản đồ hành chính Việt Nam; phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Ổn định tập vở. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu những dẫn chứng cho thấy biển nước ta rất phong phú về hải sản?
 - Đọc bài học.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Câu hỏi 1.
	- Tổ chức HS quan sát bản đồ ĐLTNVN treo tường:
- Cả lớp quan sát:
- Chỉ các vị trí các dãy núi, các thành phố lớn, các biển:
- Lần lượt HS lên chỉ.
- GV chốt lại chỉ trên bản đồ:
- HS quan sát.
c. Hoạt động 2: Câu hỏi 3.
	- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm:
- Mỗi nhóm chọn kể về một dân tộc.
- Trình bày:
- Lần lượt cử đại diện nhóm lên trình
- GV cùng HS nx chung, khen nhóm
bày 
hoạt động tốt.
d. Hoạt động 3 : Câu hỏi 4.
- Tổ chức HS trao đổi cả lớp:
- Chọn ý đúng và thể hiện giơ tay.
- GV cùng HS nx, trao đổi, chốt ý đúng:
- 4.1: ý d 4.3: ý b
4.2: ý b; 4.4: ý b.
e. Hoạt động 4: Câu hỏi 5.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 2:
- N2 trao đổi.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu kết quả.
- GV cùng HS nx, trao đổi kết luận ý đúng
- Ghép : 1-b; 2-c; 3 - a; 4 - d; 5 - e ; 6 - đ.
Củng cố 
	- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào chiếm đa số?
 	- Gọi HS chỉ trên bản đồ thành phố lớn của nước ta?
	- Nước ta có mấy đồng bằng lớn? Đồng bằng nào lớn nhất?
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau xem trước bài: Ôn tập 
Điều chỉnh, bổ sung.
Kí duyệt
Tổ trưởng
Ban Giám hiệu
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN : 34 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT: 67 BÀI: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật
 - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Thích khám phá thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
 -Tranh trang 134, 135, 136, 137 SGK
 -Giấy A 4.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	-Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.
-Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.
 3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi chú 
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, con vật đó.
-Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 tranh.
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 
-Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, giải thích sơ đồ.
GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét từng nhóm.
-Dán lên bảng 1 sơ đồ hỏi:
 +Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này ?
-Gọi 1 HS giải thích lại sơ đồ chuỗi thức ăn.
-GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng 
*Hoạt động 2: Vai trò của nhân tố con người – Một mắt xích trong chuỗi thức ăn
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình trang 136, 137 SGK và trả lời câu hỏi 
-Yêu cầu 2 HS lên viết lại sơ đồ chuỗi thưc ăn trong đó có con người, giải thích sơ đồ .
+Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
+Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
-Lắng nghe.
-Quan sát các hình minh họa.
-Tiếp nối nhau trả lời:
+Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.
+Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà..
-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 2 nhóm dán sơ đồ lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung (nếu có).
-Lắng nghe.
-Quan sát và trả lời:
+Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
-HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành.
 Gà Đại bàng .
 Cây lúa Rắn hổ mang 
Chuột đồng Cú mèo .
- HS hoạt động nhóm 4 quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe:
+Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.
+Hình 8: Bò ăn cỏ.
-2 HS lên bảng viết:
 Cỏ à Bò à Người.
 Các loài tảo à Cá à Người.
+Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
- HS trả lời
Củng cố 
	 +Việc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
+Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
+Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị Ôn tập: Thực vật và động vật (TT)
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN : 34 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT: 68 BÀI: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật
 - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Thích khám phá thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
 -Tranh trang 134, 135, 136, 137 SGK
 -Giấy A 4.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
 - Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào ?
-Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 136, 137 SGK.
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ (hình 7 : Người đang ăn cơm và thức ăn, hình 8 : Bó ăn cỏ, hình 9 : Các loài tảo Ò Cá Ò Cá hộp (thức ăn của người).
+ Dựa vào hình trên, bạn hãy nói chuỗi thức ăn, trong đó có con người.
- GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm 
Bước 2 : Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 số HS lên trả lời các câu hỏi đã nêu trên. 
 ( Các loài tảo Ò Cá Ò Người (ăn cá hộp)
 Cỏ Ò Bò Ò Người
- GV : trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia.
- GV hỏi cả lớp :
+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? (Nếu không có cỏ thì ).
+ Chuỗi thức ăn là gì ?
+ Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
Kết luận :
- Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
- HS thực hiện.
- 1 H trình bày
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý bên cùng với bạn
- HS nêu
- HS nêu
- ..là những mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên
- Lắng nghe.
Củng cố 
	 - Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị Ôn tậpvà kiểm tra cuối năm
Điều chỉnh, bổ sung.
Kí duyệt
Tổ trưởng
Ban Giám hiệu
Ngày soạn : / / Ngày dạy : / / 
TUẦN : 34 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT: 34 BÀI: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II 
I.Mục đích, yêu cầu
-Giúp Hs nhớ lại một số kiến thức đã học.
-Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II.Chuẩn bị: 
-Hệ thống câu hỏi ôn tập.
-Một số tình huống cho Hs thực hành.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 -+Tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra?
	- Nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ghi chú 
a.Giới thiệu: Hôm nay hướng dẫn các em về một số kĩ năng đã học qua bài “Thực hành kĩ năng học kì II và cuối năm’.
-Giáo viên ghi tựa
b.Hướng dẫn
Ø Ôn tập và nhớ lại kiến thức đã học
+Hãy nêu các bài đạo đức đã học từ giữa kì II đến cuối năm.
+Ta cần làm những gì để tham gia các hoạt động nhân đạo?
+Tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra?
+Hãy kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết?
-Giáo viên cho Hs tự bốc thăm biển báo và nói ý nghĩa của biển báo đó.
+Theo em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
+Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
Ø Bày tỏ ý kiến 
+Hiến máu tại các bệnh viện là việc làm đúng hay sai? Vì sao?
+Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo là đúng hay sai? Vì sao?
+Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt là đúng hay sai? Vì sao?
+Vứt xác xúc vật ra đường là đúng hay sai? Vì sao?
+Làm ruộng bậc thang có lợi gì?
+Em có nhận xét gì về việc trồng cây gây rừng?
+ 02 học sinh nhắc lại tựa bài 
+Các bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, Tôn trọng luật giao thông, Bảo vệ môi trường.
+Em sẽ góp tiền để ủng hộ người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt, những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
+Vì còn có người không chấp hành luật giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
+Biển báo đường một chiều, biển báo có Hs đi qua,biển báo có đường sắt, biển báo cấm dừng xe. 
+Không xả rác bừa bãi, không khạc nhổ bậy, không vất xác súc vật chết ra đường, phải bảo vệ cây xanh.
+Đó là ý thức trách nhiệm của mọi người, không trừ riêng ai.
+Đúng, vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu để giúp bệnh nhân khi cần thiết.
+Sai, vì không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thân.
+Sai, vì sẽ làm gây ô nhiễm nguồn nước, gây bệnh tật cho con người.
+Sai, vì xác súc vật sẽ bốc mùi hôi thối làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
+Đúng, vì đó là tiết kiệm nước, đỡ tốn tiền, lãng phí nước.
+Trồng cây gây rừng là một việc làm đúng, vì cây xanh giúp cho không khí trong lành, giúp cho sức khoẻ con người càng tốt hơn.
 -Hs lắng nghe
Củng cố 
 + Gọi học sinh nêu lại những ý chính của bài .
 5. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị Ôn tậpvà kiểm tra cuối năm
Điều chỉnh, bổ sung.
Kí duyệt
Tổ trưởng
Ban Giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 CKT KN LOP 4.doc