Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 23 - Khối 4

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 23 - Khối 4

Tập đọc: Tiết 45

HOA HỌC TRÒ

 (Theo Xuân Diệu)

I, Mục đích yêu cầu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

 - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của buổi học trò.(trả lời được các CH trong SGK)

 - Giáo dục học sinh yêu thích và biết bảo vệ các loài hoa .

II, Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 16 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 23 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Soạn ngày 29 tháng 01 năm 2010
Tập đọc: Tiết 45
HOA HỌC TRÒ
 (Theo Xuân Diệu)
I, Mục đích yêu cầu: 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của buổi học trò.(trả lời được các CH trong SGK)
 - Giáo dục học sinh yêu thích và biết bảo vệ các loài hoa .
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 4
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Chợ tết” và nêu nội dung bài.
+ Nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài (1’)
 b: Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc (10’)
+Chia đoạn
Chú ý HD sửa lỗi phát âm (nếu có )
+HD HS đọc đúng câu dài " Phượng không phải là.....góc trời đỏ rực".
+Y/C HS luyện đọc nhóm đôi
+ Y/C 2 HS đọc 
+ Đọc mẫu bài tập đọc.
 c.Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò.
+ Chốt ý. Vì thế hoa phượng được nhà thơ Xuân Diệu gọi với cái tên thân thiết “hoa học trò”.
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Em cảm nhận được điều gì qua bài tập đọc?
d. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc diễn cảm (10’)
+ YC 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
+ Đọc mẫu.
+ GV hướng dẫn cách đọc
+Y/C HS luyện đọc nhóm đôi.
+ Y/C 4 HS thi đọc trước lớp. 
+ 2 HS lên bảng đọc thuộc
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ 3 đoạn: - 
+ HS luyện đọc theo đoạn (3 lượt)
Lượt 1: Luyện đọc + luyện đọc đúng
Lượt 2:Luyện đọc + giải nghĩa từ
Lượt 3: Luyện đọc lại
+ HS luyện đọc nhóm đôi
+ 2 HS đọc 
+ HS đọc thầm, trao đổi
+ HS nêu ý kiến
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ Cả lớp đọc thầm, thảo luận theo nhóm
+ Đại diện các nhóm nêu ý kiến
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu ND, lớp nhận xét, bổ sung
+ 3 HS đọc.
+ HS chú ý, quan sát, lắng nghe
+ HS lắng nghe
+ HS luyện đọc nhóm đôi.
+ 4 HS thi đọc trước lớp.
IV.Củng cố -dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung bài.	
- Nhận xét tiết học
Toán: Tiết 111
LUYỆN TẬP CHUNG
I, Mục tiêu: 
Biết so sánh hai phân số 
Biết vận dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, trong trường hợp đơn giản.
Bài tập: bài 1, 2 đầu trang 123 và bài 1( a,c) cuối trang 123.
HS yếu giảm bài 1 (a,c) cuối trang 123.
HS yêu thích học môn toán
II, đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Gọi 2 HS lên chữa bài 3 SGK .
+ Nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài (1’)
b. HD học sinh luyện tập (20 - 25’)
+ Nếu phân số có cùng mẫu số, ta so sánh 2 phân số như thế nào?
+ Nếu các phân số có tử số bằng nhau, ta so sánh các phân số đó như thế nào?
+ Khi nào thì so sánh 2 phân số với 1?
* GV theo dõi, chốt lại
Bài 1/123 (SGK)
- GV hướng dẫn cách làm
+ Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài tập.
- GV theo dõi, nhận xét, chữa bài
Bài 2/123(SGK)
- GV hướng dẫn cách làm
Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài tập.
- GV theo dõi, nhận xét, chữa bài
Bài 1( a, c)/123 phần cuối (SGK)
- GV củng cố lại dấu hiệu chia hết
- Tổ chức làm vào bảng con ( theo dãy)
- GV theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng
+ 2 HS lên bảng chữa.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS phát biểu ý kiến
+ HS khác nhận xét, bổ sung
+ HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ HS chú ý, lắng nghe
+ 3 HS làm bài ở bảng lớp
+ cả lớp làm vào vở
+ Lớp nhận xét, chữa bài
+ HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ HS chú ý, lắng nghe
+ 2 HS làm bài ở bảng lớp
+ cả lớp làm vào vở
+ Lớp nhận xét, chữa bài
+ HS đọc yêu cầu của bài
+ HS phát biểu
+ HS làm vào bảng con
+ Lớp nhận xét, chữa bài
IV.Củng cố 	-dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung bài.	
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
_________________________
Khoa học: Tiết 23
ÁNH SÁNG
I, Mục tiêu: 
-Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
+ Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa,
+ Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn, ghế,
-Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
-Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt. 
- GD HS say mê tìm tòi về khoa học
II, Đồ dùng dạy học: 
- Học sinh chuẩn bị theo nhóm: Hộp cát tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ, bìa cát tông.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ 2 HS lên bảng trả lời:
+ Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
+ Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài mới (1’)
 b.HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng (7’)
+ Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: Quan sát tranh minh họa 1, 2 trang 90 (SGK) viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng.
*Kết luận: Ban ngày, vật tự phát sáng duy nhất là mặt trời, còn tất cả các vật khác được mặt trời chiếu sáng. 
c.HĐ2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng (8’)
- Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?
- Vậy theo em ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?
* Thí nghiệm 1 (SGK) – trang 90.
+ Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
. d.HĐ3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật (8’)
+ Tổ chức cho học sinh thực hiện thí nghiệm theo 4 nhóm.
+ Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
- Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn?
+ Trong cuộc sống người ta đã ứng dụng các vật cho ánh sáng truyền qua và các vật không cho ánh sáng truyền qua để làm gì?
*Kết luận: ánh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua: các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong...
e.HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào? (7’)
+ Giới thiệu hộp đen, các bộ phận và tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu học sinh dự đoán kết quả thực hành thí nghiệm (SGK).
+ Vậy mắt ta nhìn thấy mọi vật khi nào?
*Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khi ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta.
+ 2 HS lên bảng trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS quan sát tranh minh họa và trao đổi với nhau.
+ Một số HS nêu, HS khác nhận xét:
+HS nêu dự đoán.
+ Cả lớp quan sát.
+ Một số học sinh trả lời.
+ 1 HS lên thực hiện thí nghiệm.
+ Các nhóm thực hiện thí nghiệm và nêu: 
+ Một số HS nêu dự đoán.
+ Một số HS nêu kết quả thí nghiệm.
+ HS lên thực hiện thí nghiệm.
+ Một số HS nêu dự đoán.
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
IV. Củng cố – dặn dò; 2’
- Củng cố lại nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
________________________
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2010
Soan ngày 30 tháng 01 năm 2010
Chính tả: Tiết 23
CHỢ TẾT
I, Mục tiêu: 
 - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn thơ trích. 
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2)
- HS yếu chép bài chính tả.
- Giáo dục học sinh tính kiên trì, chịu khó
II, Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to viết sẵn 2 lần nội dung mẫu chuyện “Một ngày và một năm”.
- Viết sẵn các từ cần kiểm tra bài cũ vào 1 tờ giấy nhỏ.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:1’
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
. Yêu cầu 1 học sinh đọc và 2 học sinh khác viết: trút nước, khóm trúc, lụt lội, lúc nào, khụt khịt, khúc xương.
+ Nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Hướng dẫn nhớ-viết chính tả(18 - 20’)
* Hoạt động 1: 5’-Tìm hiểu đoạn văn
+ Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng từ “dải mây trắng đuổi theo sau” trong bài “Chợ tết”.
+ Mọi người đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Mỗi người đi chợ tết với những tâm trạng và dáng vẻ ra sao?
*Hoạt động 2: 5’- HD HS viết từ dễ lẫn khi viết
+ Hãy tìm các từ dễ lẫn khi viết?
+ Yêu cầu học sinh luyện viết từ khó.
* Y/C hs nhớ viết
+ Yêu cầu học sinh nhớ và viết bài chính tả (Lưu ý cách trình bày bài thơ).
+ Chấm bài của 1 số học sinh, nhận xét.
c. Luyện tập (10 – 12’)
 Lưu ý học sinh:
Ô 1: Chứa tiếng có âm s hoặc x.
Ô 2: Chứa tiếng có âm ưc hoặc ưt.
- GV theo dõi, nhận xét, chữa bài
+ HS lên bảng viết
+ Lớp theo dõi.
+ 2 HS đọc.HS khác theo dõi 
+ HS theo dõi, trao đổi và nêu ý kiến
+ HS luyện viết.
+ HS viết bài.
+ HS soát bài chính tả.
+ 2 HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ 2 HS lên bảng lớp làm, cả lớp dùng bút chì làm vào vở.
+ HS chữa bài, nhận xét.
+ 1 HS đọc lại cả câu chuyện.
IV. Củng cố-dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung bài.	
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Toán: Tiết 112
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bàng nhau, so sánh phân số.
- Bài tập: Bài 2( ở cuối tr. 123), bài 3 (tr.124), bài 2(c, d)( tr.125)
- HS yếu: làm bài 2 ( ở cuối tr.123), bài 2( c) (trang 125)
- HS yêu thích học toán
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 4/123
3.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. HD học sinh luyện tập(25 - 28’)
Bài2/123 (SGK)
- Tổ chức học sinh làm bài 
- GV theo dõi, nhận xét, chữa bài
Bài 3/124 (SGK) 
- GV hướng dẫn cách so sánh các phân số
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
Bài 2(c, d)/125 (SGK)
- GV hướng dẫn cách đặt tính
- Tổ chức HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài 
+ 2 HS lên bảng làm.
+ Lớp viết vào vở nháp
+ Nhận xét, chữa bài của bạn (nếu sai)
+ HS nêu yêu cầu của bài
+ Lớp làm vào bảng con, 2 HS làm bảng lớp
+ Lớp nhận xét, chữa bài.
+ HS nêu yêu cầu của bài
+ 1 HS làm vào bảng lớp
+ Lớp làm vào bảng con.
+ Lớp nhận xét, sửa sai.
+ HS đọc yêu cầu của bài
+ HS chú ý, lắng nghe
+ 2 HS làm bảng lớp
+ Lớp làm bảng con theo dãy
+ Cả lớp nhận xét, chữa bài
IV. Củng cố-dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung bài.	
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
__________________
Kể chuyện: tiết 23
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
I, Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu được nội dung chính của câu chuyện, (đoạn truyện) đã kể.
- HSKT lắùng nghe bạn kể chuyện.
II, Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
- Chuẩn bị các câu chuyện.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Kiểm tra sự chuẩn bị truyện của học sinh.
+ Nhận xét, đánh giá.
 ... 2, mục III).
II, Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh về cây gạo hoặc cây trám đen (nếu có).
- Giấy khổ to + bút dạ.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong bài văn “Hoa mai vàng” và “Trái vải tiến Vua”.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Tìm hiểu ví dụ (10 - 12’)
Bài 1, 2, 3:
+ YC HS thảo luận cặp đôi theo trình tự: 
Đọc bài “Cây gạo” trang 32.
Xác định từng đoạn văn trong bài.
Tìm nội dung chính của mỗi đoạn.
" Ghi nhớ (SGK)
c: Luyện tập (18 – 20’)
Bài 1: Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn dưới đây.
+ Kết luận câu trả lời đúng.
Bài 2: Hãy viết 1 đoạn văn nói về ích lợi của 1 loài cây mà em biết.
+ Chữa bài trên bảng và bài của 1 số HS đọc.
+ 2 HS nhận xét.
+ Lớp theo dõi, bổ sung.
+ 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Thảo luận cặp đôi.
+ Tiếp nối nhau nêu (Mỗi HS nêu 1 đoạn).
+ 2 HS đọc to.
+ 2 HS nêu yêu cầu của bài tập và đọc nội dung.
+ Thảo luận cặp đôi.
+ Đại diện các nhóm nêu.
+ 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ Cả lớp làm vào vở; 3 HS làm vào tờ giấy to.
+ Trình bày, nhận xét 
IV. Củng cố –dặn dò:2’
- Củng cố lại nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------------
Toán: tiết 114
PHÉP CÔNG PHÂN SỐ (tiếp)
I, Mục tiêu: 
 - Biết phép cộng 2 phân số khác mẫu số.
 - Bài tập : bài 1 (a, b, c) và bài 2 (a, b) ( HS yếu giảm bài 2)
 - HS yêu thích học môn toán
II, Đồ dùng dạy học: 
- Mỗi học sinh chuẩn bị 3 băng giấy hình chữ nhật 2cm x 12cm; kéo.
- Giáo viên chuẩn bị 3 băng giấy màu kích thước: 1dm x 6dm.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Bài tập 1 (SGK trang 126). Nêu cách thực hiện cộng 2 phân số cùng mẫu số.
+ Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Hoạt động 1: Hình thành cách cộng 2 phân số khác mẫu số (10 – 12’)
+ Nêu vấn đề như SGK
* Hướng dẫn cách cộng 2 phân số khác mẫu số
+ Qua bài toán trên, hãy cho biết muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
+ GV nêu kết luận: như SGK.
c. Hoạt động 2:Luyện tập (15 – 18’)
Bài 1(a,b,c)/127(SGK)Củng cố công 2 phân số 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- GV theo dõi, nhận xét và chốt lại .
Bài 2: Tính (Theo mẫu)
- Hướng dẫn mẫu:
- Gv theo dõi, giúp đỡ
+ Nhận xét kết luận bài làm đúng. 
+ 2 HS lên bảng nêu và làm bài.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS nêu lại.
+ HS chú ý, theo dõi
+ 1 HS lên quy đồng mẫu số 2 phân số.
+ 1 HS lên thực hiện:
- HS nêu 
- Vài học sinh nhắc lại
+ 3 HS lên bảng làm. 
+ Cả lớp làm vào bảng con theo dãy bàn
+ Lớp nhận xét, chữa bài
+ HS chú ý
+ 2 HS lên bảng làm 
+ Cả lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét, chữa bài ở bảng
IV. Củng cố-dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung bài.	
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
_________________________________
Lịch sử: Tiết 23
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I, Mục tiêu: 
 - Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Lê (Một vài tác giã tiêu biểu thời hậu Lê) – Tác giã tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trải, Ngô Sĩ Liên
- HS tự hào về nền văn học và khoa học nước ta thời hậu Lê.
II, Đồ dùng dạy học: 
- Hình minh họa SGK phóng to (nếu có điều kiện)
- Sưu tầm 1 số tác phẩm văn học, khoa học thời Hậu Lê: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:4’
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
+ Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài (1’)
 b. HĐ1: Tìm hiểu văn học thời Hậu Lê (15”)
+ Chia lớp thành các nhóm theo bàn, các nhóm thảo luận.
+ Các tác phẩm văn học thời kỳ này được viết bằng chữ gì?
" Chữ Hán là chữ của người Trung Quốc.
 Chữ Nôm là chữ viết do người Việt ta sáng tạo dựa trên hình dạng của chữ Hán. 
+ Hãy kể các tác phẩm, tác giả văn học thời kỳ này?
+ Nội dung của các tác phẩm thời kỳ này nói lên điều gì?
+ Tiểu kết câu trả lời đúng.
c. HĐ2:Tìm hiểu khoa học thời Hậu Lê (15’)
+Yêu cầu tiếp tục thảo luận nhóm bàn
+ Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê.
Chốt ý: Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
+ Qua tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này?
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ HS thảo luận.
+ Đại diện các nhóm nêu.
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Học sinh nêu (3-4 học sinh)
+ HS đọc thầm SGK và thảo luận.
+ Đại diện các nhóm nêu.
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + HS nêu ý kiến
+ Lớp nhận xét, bổ sung
4. Củng cố-dặn dò: 2’ 	:
- Giáo viên tổ chức giới thiệu 1 số tác phẩm lớn thời Hậu Lê.	
- Dặn HS tìm đọc các tác phẩm VH-KH thời Hậu Lê và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2010
 Soạn ngày 03 tháng 02 năm 2010
Luyện từ và câu: Tiết 46
MƠ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I, Mục tiêu: 
 - Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1), nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4). 
- HS yếu giảm bài tập 4
- GD học sinh ý thức được khi dùng từ đặt câu cần chính xác.
II, Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 1.
- Giấy khổ to + bút dạ.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
 Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
+ Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Giúp hs hiểu nghĩa các câu tục ngữ
+ Y/C hs nêu y/c bài tập
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Câu 1: ứng với nghĩa của dòng 1,3
Câu 2: ứng với nghĩa của dòng 2,4
Bài 2: Nêu 1 trường hợp có thể sử dụng 1 trong các câu trạng ngữ nói trên.
+ Theo dõi, giúp đỡ học sinh làm bài.
Bài 3: Giúp hs mở rộng từ ngữ thuộc chủ đề.
 + Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.M: Tuyệt vời
+ YC HS thảo luận theo 4 nhóm.
+ Y/C các nhóm trình bày
+ Nhận xét các từ thuộc chủ đề Cái đẹp
Bài 4: Đặt câu hỏi với mỗi từ ngữ em tìm được ở bài tập 3.
+ Theo dõi, sửa lỗi về đặt câu cho học sinh.
* Củng cố về cách đặt câu cho hs
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS nêu yêu cầu.
+ Trao đổi nhóm đôi, 1 HS làm bảng phụ.
+ Nhận xét bài làm của bạn.
+ HS chữa bài (nếu sai)
+ Học thuộc lòng 4 câu tục ngữ.
+ 1 HS đọc trước lớp các câu tục ngữ.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- 2-3 HS nêu trước lớp, cả lớp nhận xét.
+ 2 HS nêu yêu cầu và mẫu.
+ HS thảo luận nhóm.
+ Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: 
+ HS nêu yêu cầu
+ HS tự đặt câu (Mỗi HS đặt 3 câu).
+ Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
IV. Củng cố- dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
____________________________
Toán:tiết 115
LUYỆN TẬP 
I, Mục tiêu: 
 - Rút gọn được phân số
 - Thực hiện được phép cộng hai phân số
 - Bài tập: bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (a, b)
 - HS yêu thích học toán
II, Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con, phấn
IIi, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
+ Gọi 2 HS lên bảng tính:
 + ;+
+ Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : 1’
b. Luyện tập (30’)
Bài 1/128 Tính
+ GV hướng dẫn cách cộng 2 p/số cùng mẫu
+ GV theo dõi, nhận xét, kết luận
Bài 2 (a, b)/128
+ GV hướng dẫn cách cộng 2 p/số khác mẫu
+ GV theo dõi, nhận xét, kết luận
Bài 3(a, b)/128 Rút gọn rồi tính.
GV hướng dẫn rút gọn phân số
GV chấm, chữa bài
+ 2 HS lên bảng thực hiện tính rồi nêu cách tính.
+ Lớp làm vào giấy nháp.
+ 3 HS lên bảng làm. lớp làm vào bảng con
+ Lớp nhận xét, chữa bài ở bảng lớp
+ 2 HS làm bảng lớp , lớp làm vào bảng con
+ Lớp nhận xét, chữa bài ở bảng lớp
+ 1 HS nêu yêu cầu của bài
+ Lớp làm bài vào vở
IV. Củng cố -Dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------------------
Địa lí: Tiết 23
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI
 DÂN Ở ĐỒNG BẰNGNAM BỘ 
(TIẾP THEO)
A.Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm dệt may.
- HS khá, giỏi: Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
B. Chuẩn bị: 
 -BĐ công ngiệp VN., 
 -Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm)
C. Họat động dạy học: 
I. Ổn định tổ chức:1’
II. Kiểm tra bài cũ : 4’
 - Hãy nêu những thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta.
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: 1’
 b.Phát triển bài: 30’
 3/.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta:
 *Hoạt động 1: 15’ ( thảo luận nhóm)
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK, BĐ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau:
 +Nguyên nhân nào làm cho ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
 +Nêu dẫn chứng thể hiện ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
 +Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐB Nam Bộ.
 -GV giúp HS hòan thiện câu trả lời.
 4/.Chợ nổi trên sông:
 *Hoạt động 2: 15’ ( thảo luận nhóm)
 GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý:
 +Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
 +Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ. 
 GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả)về chợ nổi ở ĐB Nam Bộ.
 GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS chuẩn bị thi kể chuyện.
- Đại diện nhóm mô tả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
IV.Củng cố - Dặn dò:2’
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố HCM”.
____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 23ckt.doc