Giáo án chuẩn KTKN - Khối 4 - Tuần 15

Giáo án chuẩn KTKN - Khối 4 - Tuần 15

ĐẠO ĐỨC: BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (tiết 2)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Củng cố nội dung bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”

2. Tập sắm vai giải quyết một số tình huống.

3. Gíao dục HS kính trọng và biết ơn thầy giáo cô giáo .

II. Chuẩn bị: -Bảng phụ và bút dạ để học nhóm

III. Các hoạt động dạy họcchủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

-H: Vì sao phải biết ơn thầy giáo cô giáo?

-H: Nêu ghi nhớ của bài?

B. Dạy học bài mới: (25’)

1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.

2. Hoạt động chính: (23’)

* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm.

Báo cáo kết quả sưu tầm

- GV phát bảng phụ và bút cho các nhóm

- GV nêu ỵêu cầu: Viết lại các câu ca dao, tục ngữ, tên truyện đã sưu tầm được có nội dung: Biết ơn thầy giáo cô giáo theo mẫu:

 

doc 44 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN - Khối 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 	Thứ 2 ngày 1 tháng 12 năm 2008
ĐẠO ĐỨC: BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Củng cố nội dung bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
2. Tập sắm vai giải quyết một số tình huống.
3. Gíao dục HS kính trọng và biết ơn thầy giáo cô giáo .
II. Chuẩn bị: -Bảng phụ và bút dạ để học nhóm
III. Các hoạt động dạy họcchủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-H: Vì sao phải biết ơn thầy giáo cô giáo?
-H: Nêu ghi nhớ của bài?
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. Hoạt động chính: (23’)
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm.
Báo cáo kết quả sưu tầm
- GV phát bảng phụ và bút cho các nhóm
- GV nêu ỵêu cầu: Viết lại các câu ca dao, tục ngữ, tên truyện đã sưu tầm được có nội dung: Biết ơn thầy giáo cô giáo theo mẫu:
+ Ca dao, tục ngữ
+ Tên truyện
+ Kỉ niệm khó quên
- GV giải thích 1 số ca dao, tục ngữ khó.
-H: Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì?
* Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm(câu chuyện hoặc kỉ niệm mà mình sưu tầm được).
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn.
-H: Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện được bài học gì?
* GV kết luận: Đối với thầy cô giáo chúng ta phải biết yêu qúy, kính trọng, biết ơn.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
- Chia lớp 4 nhóm, giao nhiệm vụ:
Tình huống 1: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì mệt không thể tiếp tục .Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Các em sẽ làm gì để giúp đỡ cô?
Tình huống 3: Em và một nhóm bạn trên đường đi học thì gặp con một cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói : “A, nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bõ tức. Trước tình huống đó em sẽ xử lí như thế nào?
GV kết luận:
+ Tình huống 1 và 2:Các em đã nghĩ ra được các việc làm cần thiết để giúp đỡ thầy giáo cô giáo.
+ Tình huống 3: Chúng ta không được xúc phạm thầy giáo cô giáo.
C. Củng cố-Dặn dò: (5’)
+ H: Thế nào là biét ơn các thầy giáo cô giáo?
- GV nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị bài: Yêu lao động.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS hoạt động nhóm, ghi kết quả và trình bày trên bảng lớp.
- khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầycô giáo vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người.
- HS thảo luận nhóm và chọn câu chuyện hay nhất để thi kể trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- HS phát biểu.
- Thảo luận nhóm và xử lí tình huống. Trình bày trước lớp.
Tình huống 1: Em sẽ bảo các bạn giữ trật tự, 1 bạn báo với cô hiệu trưởng, 1 số bạn xoa dầu cho cô.
Tình huống 2: Đến thăm gia đình cô, phân công nhau đến giúp cô trông em bé ,
Tình huống 3: Khuyên bạn Nam không nên làm thế, vì như thế là không kính trọng cô giáo, là bắt nạt em bé. 
- Lắng nghe.
- HS nêu ghi nhơ SGK. 
- Lắng nghe và thực hiện.
TOÁN: (Tiết 71) 
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
2. Áp dụng để tính nhẩm
3. Gíao dục HS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị: + GV chuẩn bị các bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)Gọi HS lên bảng làm: - Tính bằng 2 cách:
a) ( 823 ) : 4 ; b) (25 24) : 6
c) (14 27) :7
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy hoc bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2) Nêu MT bài học.
2. Phép chia 320 : 40 (Trường hợp SC và SBC đều có một chữ số 0 ở tận cùng).
- GV viết phép tính lên bảng 320 : 40 và YC HS đưa về dạng một số chia cho một tích để thực hiện.
-H: Vậy 320 chia cho 40 được mấy?
* GV kết luận: Khi thực hiện phép chia 320 : 40 , ta có thể cùng xóa 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC , rồi chia như thường.
- YC HS đặt tính và thực hiện (có sử dụng tính chất vừa nêu trên)
- GV n/ xét và KL về cách đặt tính đúng:
- Lưu ý: Khi đặt tính theo hàng ngang, ta ghi đầy đủ: 320 : 40 = 8.
3. Phép chia 32000 : 400 (trường hợp chữ số 0 tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia).
- GV viết lên bảng phép chia 32000 : 400 và YC HS suy nghĩ và áp dụng T/C một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
- GV khẳng định các cách trên đều đúng, nhưng làm cách sau cho tiện: 
- 32000 : (100 4)
- H: Vậy 32000 : 400 bằng bao nhiêu?
- GV KL : Để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC để được phép chia 320 : 4 rồi chia như thường.
- YC HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.
- GV n/ xét và KL về cách đặt tính đúng:
- H: Khi thực hiện chia hai số có chữ số tận cùng là các chữ số 0 ta có thể thực hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận 
4. Luyện tập: (15’)
Bài 1: - Bài tập YC chúng ta làm gì?
- YC HS làm bài
- GV nhận xét chung và cho điểm 
Bài 2: - Bài tập Yc chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài 
- HD HS phân tích đề bài:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV chấm bài nhận xét
C. Củng cố-Dặn dò: (5’)
- H: Khi thực hiện chia hai số có chữ số tận cùng là các chữ số 0 ta có thể thực hiện như thế nào?
- Nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Chia cho số có hai chữ số”. 
- 3 HS lên bảng làm.
- 320: (8 5 ) hoặc 320 : (10 4)
- HS thực hiện:
 320: (10 4) = 320 :10 : 4
 = 32 : 4
 = 8
- 320 : 40 = 8
- 1 HS lên bảng thực hiện.
 320 40
 	0	 8
- HS thực hiện:
- 32000 : (80 5) ; 32000 : (1004)
- 32000 : (2 200) ... 
- HS thực hiện phép tính :
32000 : (100 4) = 32000 : 100 : 4
	 = 320 : 4
	 = 80
- 32000 : 400 = 80
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp. 
 320 00 400
 00 80
 0
- Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
- 2 HS nhắc lại kết kuận.
- Thực hiện phép tính:
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét cách làm bài của bạn.
-Tìm X : 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vơ.û
a) X 40 = 25 600
 X = 25 600 : 40
 X = 640
b) X 90 = 37 800
 X = 37 800 : 90
 X = 420
- 1 HS đọcđề, lớp đọc thầm. 
-1 HS lên bảng làm lớp làm vào vở.
Bài giải:
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe:
180 : 20 = 9 (toa xe)
b) Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe:
180 : 30 =6 (toa xe)
Đáp số : a) 9 toa xe ; b)6 toa xe
- HS phát biểu kết luận SGK.
- Lắng nghe và thực hiện.
TẬP ĐỌC: (Tiết 29) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Luyện đọc: + Đọc đúng: nâng lên, sao sớm, huyền ảo, khổng lồ.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng khát vọng của bọn trẻ.
2. Hiểu các từ ngữ: Mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
+ Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên bầu trời.
3. Giáo dục HS nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thơ.
II. Chuẩn bị:: - Tranh minh hoạ sgk
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:(5’) Chú Đất Nung.
-H: Kể lại tai nạn của hai người bột?
-H: Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
-H: Nêu nội dung của bài?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy học bài mới:(25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: (7’)
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài
- GV chia 2 đoạn: 
- YC HS đọc nối đoạn (2 lượt)
+Lượt 1: GV kết hợp sửa sai cho HS khi đọc.
+Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu cả bài 
b) Tìm hiểu bài: (8’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:
- H: Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
-H: Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
-H: Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
-YC HS đọc đoạn 1, 2 và TLCH: 
-H: Trò chơi thảdiều mang lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
H: Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ những mơ ước đẹp như thế nào?
-H: Ý đoạn 2 nói lên điều gì? 
- YC HS đọc câu hỏi 3 và chọn ý em cho là đúng nhất?
- GV nhận xét chốt lại ý đúng nhất: là Ýc.
c) Đọc diễn cảm: 
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
-GV HD đọc diễn cảm: Đọc giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nâng lên, hò hét, mềm maih, phát dại, vi vu trầm bỗng.
- GV treo đoạn văn cần đọc diễn cảm: “Tuổi thơ ... sao sớm”.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm.
- GV theo dõi nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, diễn cảm nhất.
C. Củng cố-Dặn dò:(5’)
-H: Bài văn này nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Tuổi Ngựa”.
-3 HS lên bảng đọc bài và TLCH:
-1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
- 2 HS luyện đọc nối tiếp đoạn
- HS phát âm sai đọc lại.
- HS đọc từ khó SGK.
- Lớp đọc thầm theo.
-HS lắng nghe
+ cánh diều mềm mại như cánh bướm.Tiếng sáo vi vu trầm bổng.Sáo đơn rồi sáo kép, s ... - Chiếc ô tô của em chạy bằng cốt không phải tốn tiền mua pin..
+ Phải quan sát một trình tự nhất định, hợp lí, từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay....
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.
+ 3 em đọc nối tiếp.
+ 3 em đọc to, cả lớp đọc thầm
+ Các em tự làm cá nhân
+ 3 em trình bày, lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
KHOA HỌC: (Tiết 30)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
I.Mục tiêu: Giúp HS:
1. Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
2. Hiểu được khí quyển là gì
3. Giáo dục HS có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học. 
II. Chuẩn bị: + Các hình minh hoạ trong SGK 
+ HS chuẩn bị theo nhóm: 2túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, 1 miếng mút.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
-H: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
-H: Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
+ GV nhận xét cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nê MT bài học.
2. Hoạt động chính:(23’)
* Hoạt động 1:(8’) Hoạt động cả lớp.
Không khí có ở xung quanh ta.
+ GV cho từ 3 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở rộng miệng túi rồi sau đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi lại.
+ Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời theo câu hỏi sau:
-H: Em có nhận xét gì về những chiếc túi này?
-H: Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
-H: Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
+ GV nhận xét KL: Qua thí nghiệm vừa làm, chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
* Hoạt động 2:(7’) Hoạt động nhóm.
Không khí có ở quanh mọi vật
+ Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm làm chung 1 thí nghiệm SGK.
+ Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
+ Gọi 3 HS đọc 3 nội dung thí nghiệm.
+ Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm
+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm theo mẫu.
Hiện tượng 	Kết luận
+ GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
-H. Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
- GV kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
-Treo hình minh hoạ 5 trang 63,SGK và giải thích: Không khí có khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
+ Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển
* Hoạt động 3: (8’)
Cuộc thi: em làm thí nghiệm
+ GV tổ chức cho HS thi theo nhóm theo định hướng sau:
+ Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí trong chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
+ Nhận xét từng thí nghiệm của các nhóm.
C. Củng cố dặn dò:(5’)
-H: Không khí có ở những nơi nào? 
-H: Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
+ Nhận xét giờ học. Về học thuộc bài học. Chuẩn bị bài: “Không khí có những T/C gì?”.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
- 3 HS thực hiện theo YC của GV>
+ HS quan sát và trả lời.
- Những chiếc túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
- Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại thì nó phồng lên.
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-3HS đọc
- Nhóm 1và 3 TN1, nhóm 2và 4 TN2, 
nhóm 5và 6 TN3
+ Lớp theo dõi.
- Các nhóm để dụng cụ lên bàn.
- 3 HS lần lượt đọc 3 thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
+ Đại diện các nhóm trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả, các nhóm khác có cùng nội dung nhận xét, bổ sung.
-Ba thí nghiệm trên cho em biết không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển.
- Quan sát, lắng nghe
- 3 HS nhắc lại.
- HS thảo luận và trình bày trong nhóm
+ Cử đại diện trình bày
Ví dụ:
Khi ta rót nước vào chai, ta thấy ở miệng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có trong chai rỗng.
Khi ta thổi hơi vào quả bóng. Quả bóng căng phồng lên. Điều đó không khí có ở trong quả bóng.
Khi ta dùng sách quạt ta thấy hơi mát ở mặt. Điều đó chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta.
- Có ở mọi nơi.
- Gọi là khí quyển.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
KĨ THUẬT: (Tiết 15) CẮT , KHÂU , THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 1)
I. Mục tiêu : Giúp HS: 
1. Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
2. Biết chọn mẫu và làm theo ý thích.
3. Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Chuẩn bị: + Mẫu khâu , thêu đã học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 Hoạt đông dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV kiểm tra dụng cụ 
B. Dạy học bài mới : (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
* Hoạt động 1: 
Ôn tập các bài đã học.
- YC HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
- Gọi HS nhắc lại cách cắt vải theo đường vạch dấu.... 
- GV nhận xét chốt lại các cách cắt, khâu, thêu đã học.
* Hoạt động 2 : 
HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
+ GV nêu : Trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu , thêu đã học ,
+ Sau đây mỗi em tự chọn một và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm các em thích.
+ YC HS tự nêu chọn sản phẩm. 
+ GV nêu 3 loại sản phẩm trong SGK đã nêu: Túi đựng bút, khăn tay, váy ...
- YC HS làm bài:
+ GV theo dõi HS làm.
+ YC HS trình bày SP.
+ GV nhận xét đánh giá
+ Đánh giá: đánh giá kết quả kiểm tra theo 2 mức : Hoàn thành và chưa hoàn thành qua SP thực hành. Những SP tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ khiếu khâu, thêu được đánh giá hoàn thành tốt.
Củng cố – Dặn dò:
+ Về nhà tập làm thêm các sản phẩm mà các em thích. Về nhà chọn 1 SP mà em thích tiết sau thực hành tiếp.
- Các tổ kiểm tra báo cáo.
+ Nhắc lại đề
- HS nêu: Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu móc xích.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
+ Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe.
+ Trao đổi để tự chọn
- Phát biểu ý tự chọn.
+ HS thực hành làm SP tự chọn.
+ Trình bày sản phẩm.
+ Lắng nghe
- Ghi nhớ, thực hiện.
THỂ DỤC: (Tiết 30) 
KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI : “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Ôn bài thể dục tay không, phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác và tập tương đối tốt .
2.Trò chơi : “ Lò cò tiếp sức” .Yêu cầu HS chơi đúng luật.
3. Giáo dục HS yêu môn học.
II. Chuẩn bị: - Tại sân trường, 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
ĐLVĐ
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến ND yêu cầu và hình thức kiểm tra.
- Giậm chân tại chỗ và hát.
- Khởi động các khớp.
- Trò chơi: Chim bay cò bay.
2. Phần cơ bản:
a) Ôn bài thể dục phát triển chung:
- YC HS tập bài thể dục phát triển chung
* Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.
+ Nội dung kiểm tra: HS thực hiện 8 động tác của bài TD phát triển chung.
+ Phương pháp kiểm tra: Mỗi lần từ 5 -> 7 em.
* Cách đánh giá: 
+ Hoàn thành tốt: Thực hiện đúng từng động tác và thứ tự các động tác trong bài.
+ Hoàn thành: Thực hiện đúng các động tác trong bài, có thể quên 1,2 động tác.
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện sai từ 4 động tác trở lên.
b) Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”.
- GV nhắc lại cách chơi và cho HS chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân thả lỏng.
- Bật nhảy nhè nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân.
- GV nhận xét và công bố kết quả KT
- Về nhà ôn các động tác RLTTCB.
6’
1’
2’
1’
2’
22’
4’
2 lần
12’
6’
6’
2’
2’
1’
1’
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- HS thực hiện.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Tập hợp 4 hàng dọc.
====
====
====
====
 5GV
- Lớp trưởng điều khiển.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
I. Mục tiêu: 
1. Đánh giá các hoạt động tuần 15 , đề ra kế hoạch tuần 16.
2. Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
3. GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II. Nội dung sinh hoạt. 
1. Học sinh nhận xét đánh giá:
+ YC các tổ trưởng nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần về nề nếp học tập, hoạt động giáo dục ngoài giờ, lao động vệ sinh..... 
+ Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
2. Giáo viên nhận xét đánh giá:
 * Ưu điểm: 
+ Đa số HS ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo.
+ Đi học đầy đủ đúng giờ.
+ Thực hiện nghiêm túc 15 phút đầu giờ.
+ Nhiều em có ý thức tự giác học bài và làm bài ở nhà. 
* Tồn tại: 
+ Một số em chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt như: Đức, Thoa, Trang, Thương. 
+ Một số em hay quên sách, vở: Thanh, Hiền, Vinh. 
+ Nhiều em chữ viết còn xấu, trình bày cẩu thả. Giữ gìn sách vở chưa sạch.
+ Về sinh cá nhân 1 số em chưa sạch.
+ Tham gia đóng góp còn chậm trễ.
III. Kế hoạch tuần 16:
+ Tiếp tục duy trì tốt nề nếp lớp. 
+ Thường xuyên nhắc nhở các em hoc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Tự giác ôn bài để chuẩn bị thi kiểm tra định kì học kì I.
+ Tiếp tục nộp các loại quỹ theo quy định.
-----------------------------------------------	*** -----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 CKTKN DUNG.doc