Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần thứ 26

Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần thứ 26

Tiết 4 TẬP ĐỌC Tiết chương trình : 051

THẮNG BIỂN

I. MỤC TIÊU:

 Yêu cầu học sinh :

1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thânh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thânh niên xung kích

2. Hiểu nội dung,ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức

 2/ Kiểm tra bài cũ: 2- HS đọc TL bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trả lời các câu hỏi trong SGK

 

doc 16 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 4 - Tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai, ngày 01 tháng 03 năm 2011 
Tiết 4
TẬP ĐỌC 
Tiết chương trình : 051
THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU:
 Yêu cầu học sinh :
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thânh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thânh niên xung kích
2. Hiểu nội dung,ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ: 2- HS đọc TL bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trả lời các câu hỏi trong SGK
 3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài “Thắng biển”
Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
+ GV cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài( xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
Đoạn 1: Cơn bão biển đe dọa
Đoạn 2:Cơn bão biển tấn công.
 Đoạn 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biển
- Học sinh luyện đọc theo cặp
GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa mô tả cuộc chiến đấu với biển cả của TNXK; giúp HS hiểu các từ khó trong bài( mập, cây vẹt, xung kích, chão)
- 1-2HS đọc cả bài
+ GV đọc diễn cảm toàn bài 
Đoạn 1:đọc chậm rãi- sau nhanh dàn nhấn giọng từ nuốt tươi.
Đoạn 2:giọnggấp gáp, căng thẳng
Đoạn 3: Giọng hối hả , gấp gáp hơn..
- HS lắng nghe.
b) Tìm hiểu bài
GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi:
+ Cuộc chiến đấu giữa con người và cơn bão biển được miêu tả theo trình tự tả như thế nào?
- Biển đe dọa( đoạn 1)à Biển tấn công( đoạn 2) à Người thắng biển ( đoạn 3)
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
- Gió bắt đầu mạnh- nước biển càng dữ
+ Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
- Rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào;
- Rất dữ dội , ác liệt: Một bên là biển, là gió trong một cơn gianạ dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người . . . với thần quyết tâm chống giữ.
+ Trong đoạn 1, đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
- Biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa.
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
- Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động,gây ấn tượng mạnh mẽ.
+ Cho HS nêu ý chính của bài
- HS nêu
 + GV chốt ý chính:
Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn để các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng đoạn 
 GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 
- 3 HS đọc tiếp nối
-HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài? 
GV nhận xét tiết học
HS trả lời 
Thứ ba, ngày 2 tháng 03 năm 2011
Tiết 2
CHÍNH TA Û(Nghe- viết)
Tiết chương trình : 026
THẮNG BIỂN
I.MỤC TIÊU:
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển
 - tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( l/n, in/inh)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
3-4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay 2b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp những từ ngữ đã được luyện viết ở BT2.
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Giới thiệu bài viết chính tả “ Thắng biển” 
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết
- 1 HS đọc 2 đoạn văn cần viết chính tả trong bài Thắng biển
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết chính tả
- HS gấp sách GK. GV đọc từng câu HS viết
- GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài 
 Nhận xét chung
- HS theo dõi SGK
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh viết bài
- Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(trg .77,78- SGK)
- GV nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở hoặc VBT
- Cho HS các nhóm thi điền tiếp sức
- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng: 
- HS lắng nghe
- HS làm
- Các nhóm thi
a) 
Nhìn lại – khổng lồ – ngọn lửa – búp nõn – ánh nến – lóng lánh – lung linh – trong nắng – lũ lũ – lượn lên – lượn xuống.
b) 
lung linh
giữ gìn
bình tĩnh
nhường nhịn
rung rinh
thầm kín
lặng thinh
học sinh
gia đình
thông minh
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tìm và viết vào vở 5 từ bắt đầu bằng n, 5 từ bắt đầu từ l.
Tiết 3
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết chương trình : 051
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:
 - Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?: Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận CN vàVN trong các câu đó .
 - Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? 
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Một số tờ phiếu viết lời giải .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 	1 HS nói nghĩa của 3-4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm
1 HS làm lại bài tập 4 .
Bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Luyện tập về câu kể Ai là gì?”
Hoạt động 2:
Hướng dẫn luỵên tập ( trang 78-SGK)
Bài tập1: - 1 HS đọc nội dung bài tập 
- GV nhận xét và kết luận
- Cả lớp theo dõi SGK
- Cả lớp suy nghĩ làm bài
- HS phát biểu- lớp nhận xét
Câu kể Ai là gì?
Tác dụng
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Câu giới thiệu
Câu nêu nhận định
Câu giới thiệu
Câu nêu nhận định
Bài tập 2:
Học sinh đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài cá nhân
CN
VN
Nguyễn Tri Phương 
Cả hai ông 
Ông Năm 
Cần trục 
là người Thừa Thiên.
đều không phải là người Hà Nội.
là dân ngụ cư của làng này.
là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Bài tập 3: 
- GV gợi ý
- HS làm vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, chỉ ra các câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét, chấm bài và khen những HS có đoạn văn hay.
- HS nêu yêu cầu của bài
- 1 HS khá, giỏi làm mẫu
- HS theo dõi
- HS viết đoạn giới thiệu vào VBT
- HS đọc - cả lớp nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhâïn xét tiết học
- Yêu cần những HS viết đoạn văn giới thiệu chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở
Tiết 5
ĐỊA LÍ 
Tiết chương trình : 026
Bài 24
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
 (Chuẩn KTKN: 128; SGK: 135)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
	- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- (HSG): 
+ Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.
GDMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng: trồng phi lao để ngăn gió.
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới: 
v Giới thiệu bài:
- Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển
- Treo bản đồ, chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung, phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp đồng bằng Nam Bộ, phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; phía đông là Biển Đông.
- Yêu cầu HS đọc tên và chỉ vị trí các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam trên bản đồ.
- Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp? (HSG)
- Nhân dân ở đây trồng phi lao để làm gì? (HSY)
- Quan sát hình 2, đọc tên các đầm, phá ở Thừa Thiên Huế. (HSY)
- Nhận xét
2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam
- Yêu cầu HS chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng. (HSG) 
- Giải thích về vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã.
- Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Về xem lại bài, trả lời các câu hỏi ở SGK/137
- Chuẩn bị bài Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lên chỉ bản đồ
- Vì các dãy núi lan ra sát biển.
- Để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền ... ã đem lại kết quả gì?
- Cuộc khẩn hoang đã làm cho bờ cõi đất nước được phát triển, diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no hơn.
- Hs trao đổi và đi đến thống nhất: Nền văn hóa của các dân tộc hòa vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv tổ chức cho Hs báo cáo kết quả tìm hiểu được về công cuộc khẩn hoang ở địa phương mình.
- GV tổng kết ý kiến của Hs, sau đó nhận xét giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
- Hs trình bày theo nhóm hoặc cá nhân.
Thứ năm, ngày 5 tháng 03 năm 2011
Tiết 2
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết chương trình : 052
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I.MỤC TIÊU:
 - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm 
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Bảng lớp viết các từ ngữ BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS thực hành đóng vai- giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm bà bị ốm.
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Mở rộng vốn từ : Dũng cảm”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập( trg.83)
Bài tập1: 
- GV gợi ý
- GV phát phiếu cho HS làm theo nhóm, giao việc
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- HS đọc nội dung yêu cầu bài tập
- HS làm bài theo nhóm bàn.
- Các nhóm lên bảng dán kết quả
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét
Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm
Can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm,
Từ trái nghĩa với từ dũng cảm
Nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược,
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý và giao việc
- Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét
- Mỗi HS đăït ít nhấùt một câu với một từ vừa tìm được ở BT1
- HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền 3 từ cho sẵn sao cho hợp ra tập hợp từ có nội dung thích hợp.
- HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng:
+ dũng cảm bênh vực lẽ phải
+ khí thế dũng mãnh
+ hi sinh anh dũng
- HS sửa bài vào vở
Bài tập 4: 
- GV nhận xét - chốt lời giải đúng
- 2 thành ngữ: vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt – nói về lòng dũng cảm.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi,làm bài
- HS trình bày- HS nhẩm HTL , thi đọc thuộc các thành ngữ.
GV giải thích nghĩa các câu thành ngữ:
Ba chìm bảy nổi
Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều khổ sở vất vả.
Vào sinh ra tử
Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.
Cày sâu cuốc bẫm
Làm ăn cần cù, chăm chỉ (trong nghề nông).
Gan vàng dạ sắt
Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
Nhường cơm sẻ áo
Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn hoạn nạn.
Chân lấm tay bùn
Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc (ở nông thôn)
Bài tập 5:
HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gợi ý: Dựa vào nghĩa của từng thành ngữ, các em xem mỗi thành ngữ thường được sử dụngn trong hoàn cảnh nào, nói về phẩm chất gì, của ai
- GV nhận xét - chốt lời giải đúng
- HS đăït câu với 1 trong các thành ngữ vừa tìm đư ợc ở BT4
- HS suy nghĩ, đặt câu
- HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu mình vừa đặt 
- HS trình bày nối tiếp
VD
+ Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trừng Quảng Trị
+ Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
 Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở BT4, tiếp tục HTL các thành ngữ 
Tiết 3
TẬP LÀM VĂN
Tiết chương trình : 051
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
 - HS nắm được hai kiểu kết bài ( Mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối
 - Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Tranh, ảnh một vài cây: na, ổi, mít, si, tre, tràm đa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Bài cũ: 2 HS đọc mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (trang 75-SGK)
Bài tập 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải
- HS làm bài, trao đổi cùng bạn, trả lời câu hỏi.
- Phát biểu ý kiến
Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài. Kết bài ở đoạn a, nói đượïc tình cảm của người tả đối với cây. Kết bài ở đoạn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
- GV treo tranh?( một cái cây)
- HS trình bày
- GV nhận xét, góp ý.
- HS quan sát.
- HS đọc
- HS làm bài,suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong SGK
- HS tiếp nối nhau phát biểu. Cả lớp nhận xét.
Bài tập 3:
GV nêu yêu cầu của bài- nhắc nhở HS chú ý cách làm
- GV nhận xét,khen ngợi những HS viết kết bài hay
- HS viết đoạn văn
- HS tiếp nối nhau đọc kết bài của mình trước lớp.
Bài tập 4:
- HS nêu yêu cầu của bài
- GV gợi ý:
- GV nhận xét, khen ngợi và chấm điểm cho những đoạn kết hay
- HS trao đổi góp ý cho nhau làm 
- HS Viết đoạn văn
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn
Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh, viết lại đoạn kết bài theo yêu cầu BT4
- Dăn HS chuẩn bị trước nội dung tiết TLV luyện tập miêu tả cây cối. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Thứ sáu, ngày 06 tháng 03 năm 2011
Tiết 3
TẬP LÀM VĂN
Tiết chương trình : 052
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
 - HS luỵên tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn ( Mở bài, thân bài, kết bài)
 - Tiếp tục củng cố kỹ năng viết đoạn mở bài ( kiểu trực tiếp, gián tiếp); đọan thân bài; đoạn kết bài ( kiểu mở rộng và không mở rộng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Tranh, ảnh một vài cây
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh – BT4.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập miêu tả cây cối”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập (trang 83-SGK)
- 1 HS đọc yêu cầu của BT,
Đề bài: 
Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng để HS chú ý.
- GV nhận xét, kết luận
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3,4
- HS phát biểu về cây em sẽ chọn tả.
- HS tiếp nối nhau trình bày
Hoạt động 3: HS viết bài
- GV nhận xét,khen ngợi những bài viết tốt, chấm điểm
- HS lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài.
- HS làm, cùng bạn trao đổi góp ý cho nhau
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở
- Dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra viết 
Tiết 3
KỂ CHUYỆN
Tiết chương trình : 026
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kỹ năng nói: HS biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện(đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người
 - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 - Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 1 hs kể 1-2 đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết, nêu ý nghĩa câu chuyện
 2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Kể chuyện đã nghe, đã đọc”
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT
Đề bài:
 Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
 ( GV gạch dưới những chữ cần chú ý trong đề bài)
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa các truyện : Ở lại với chiến khu, Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca
- Một số HS giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện
- 1 HS đọc đề bài
- 2 HS đọc tiếp nối gợi ý 1,2,3,4
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS giới thiệu
Hoạt động 3: 
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- KC trong nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- GV nhận xét và ghi điểm
- HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa cấu chuyện
- Một vài HS kể
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người thân. Nhắc nhở những HS chưa kể đạt về nhà tiếp tục luyện tập
- Dặn HS đọc trước nội dung của bài KC tiết tớiSHSHS

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 chuan.doc