Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 7

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 7

ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (T1).

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Nhận thức giá trị trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

II. Tài liệi - phương tiện: Sgk đạo đức.

III. Các hoạt động dạy học:

HĐ1: (10) Xử lí tình huống;

- HS xem tranh trong sgk và đọc nội dung tình huống.

- HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn long trong tình huống.

- GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.

+ Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.

+ Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.

+ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.

- GV hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?

- Các nhóm thảo luận; đại diện nhóm trình bày.

KL: - Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực

Yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ trong sgk.

 

doc 141 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
Đạo đức: Trung thực trong học tập (T1).
Mục tiêu:
Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
Nhận thức giá trị trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Tài liệi - phương tiện: SGK đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (10’) Xử lí tình huống;
HS xem tranh trong sgk và đọc nội dung tình huống.
HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn long trong tình huống.
GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.
+ Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
+ Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
+ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
GV hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
Các nhóm thảo luận; đại diện nhóm trình bày.
KL: - Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực
Yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ trong sgk.
HĐ2: (10’) Làm việc cá nhân (BT1).
GV nêu yêu cầu của BT.
HS làm việc cá nhân, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
KL: - Các việc (c) là trung thực trong học tập.
 - Các việc (a,b) là thiếu trung thực trong học tập.
HĐ3: (10’) Thảo luận nhóm (BT2).
GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn theo từng thái độ (tán thành; không tán thành, phân vân).
Cả lớp trao đổi, thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.
KL: ý kiến (b, c) là đúng, ý kiến (a) là sai.
HĐ4: (4’) Tiếp nối: GV dặn HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. Tự liên hệ bài.
Tập đọc: (T1) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu:
Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ và câu. đọc đúng các tiếng khó trong bài. Biết cách đọc bài phù hợp với tính cách của nhân vật; Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (5’) GV giới thiệu 5 chủ điểm học trong kì 1 và chủ điểm tuần 1.
HĐ2: (30’) HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc.
HS tiếp nối đọc từng đoạn. GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
1HS đọc chú giải sgk.
HS luyện đọc theo cặp. Hai em đọc lại cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài.
GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và đọc câu hỏi ứng với mỗi đoạn. trả lời các câu hỏi và rút ra ý chính từng đoạn và rút ra đại ý của bài.
HD đọc diễn cảm.
GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em giọng đọc phù hợp.
GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
+ GV đọc diễn cảm đoạn văn.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
+ Một số HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: (5’) Củng cố, dặn dò: 
 GV giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
Chính tả: (T1) (Nghe- viết) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
I: Mục tiêu.
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n.
II: Đồ dùng dạy học. Bảng phụ.
III: Các hoạt động dạy học.
HĐ1: (2’) Mở đầu.
GV giới thiệu nội dung môn chính tả lớp 4.
GV giới thiệu bài.
HĐ2:(25’) HD nghe - viết 
GV đọc đoạn văn viết chính tả một lần.HS theo dõi SGK.
HS đọc thầm đoạn văn, viết tên riêng và viết những chữ khó ra giấy nháp.
GV nhắc HS cách trình bày. Cách ngồi viết đúng tư thế.
Gv đọc từng câu cho HS viết
GV đọc lại cho cả lớp soát bài.
GV chấm điểm một số bài. HS trong lớp từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
GV nêu nhận xét chung.
HĐ3: (10’) HD làm bài tập.
BT2a: GV nêu yêu cầu của BT, một HS đọc lại yêu cầu.
HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài, đọc kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Lời giải: Lẫn, nở nang, béo lẵn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho.
BT3a: - Một HS đọc yêu cầu của BT, lớp đọc thầm sgk.
HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng- viết lời giải vào giấy nháp.
Một số em đọc kết quả câu đố và lời giải.
GV nhận xét, khen ngợi HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
HĐ4: (2’) Củng cố, dặn dò:
Nhắc HS viết sai chính tả luyện viết thêm.
GV nhận xét tiết học.
 Toán: (T1) Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100 000.
Phân tích cấu tạo số.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (7’) Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
GV viết 83251 yêu cầu HS đọc số, nêu rõ chữ số các hàng đơn vị, chục ,trăm, nghìn, chục nghìn là chữ số nào?
Tương tự HS đọc số 83001, 80201, 80001.
GV yêu cầu HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau.
Một số HS nêu các số tròn chục , trăm, nghìn, chục nghìn.
HĐ2: (30’) Thực hành.
BT1: a) - HS đọc yêu cầu của bài, GV cho HS nhận xét, tìm ra qui luật viết các số trong dãy số đã cho; cho biết số cần viết tiếp theo 10000 là số nào?HS trả lời - nxét
Tương tự HS làm các phần còn lại.
b) HS tự tìm ra qui luật viết các số và viết tiếp. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Một HS lên chữa bài, HS khác và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
BT2: - GV cho HS tự phân tích mẫu, sau đó tự làm bài.
GV kẻ bảng như SGK, mời hai em lên bảng chữa bài, đọc kết quả.
Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
BT3: - 1HS đọc yêu cầu BT3, cả lớp quan sát SGK và đọc mẫu như đã cho. HS tự làm bài vào vở GV quan sát hướng dẫn HS yếu và chấm chữa bài.
2HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét.
BT4: Tính chu vi các hình.
GV yêu cầu HS quan sát 3 hình trong SGK. Một em nêu cách tính chu vi của các hình. GV nhắc lại cách tính chu vi.
HS tự làm bài, 3 em lên chữa bài. GV theo dõi chấm chữa bài.
Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
HĐ3: () Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
Thứ 3 ngày 18 tháng 8 năm 2009
Luyện từ và câu: (T1) Cấu tạo của tiếng.
I. Mục tiêu:
Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.
Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (3’) Mở đầu: GV giới thiệu chương trình luyện từ và câu lớp 4.
HĐ2: (15’) Nhận xét.
HS đọc thầm phần nhận xét trong sgk, trả lời lần lượt các câu hỏi.
GV ghi lại các kết quả làm việc của HS lên bảng, dùng phấn màu tô các chữ: bờ (xanh), âu (đỏ), huyền (vàng).
HS phân tích cấu tạo các tiếng còn lại . rút ra nhận xét.
GV kết luận: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt...
HĐ3: (4’) Ghi nhớ.
HS đọc thầm ghi nhớ trong sgk.
GV chỉ trên bảng phụ sơ đồ cấu tạo của tiếng (Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: âm đầu- vần- thanh. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh).
4 HS đọc lại ghi nhớ trong sgk.
HĐ4: (15’) Luyện tập.
BT1: - HS đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài vào vở.
Một số HS phân tích tiếp nối nhau mỗi em một tiếng.
Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT2: - Một HS đọc yêu cầu của bài.
HS khá giỏi suy nghĩ, giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng.
GV giúp đỡ HS còn lại làm BT vào vở.
HĐ5: (3’) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong sgk.
Khoa học
Bài 1: Con người cần gì để sống?
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh:
 - Nêu được những yếu tố và con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống
 - Kể ra được một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống
 - Biết quý trọng những yếu tố cần cho sự sống
B. Đồ dùng học tập
 - Hình trang 4, 5 sách giáo khoa. Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy và học
I. Tổ chức ( ) : HS hát bài Quốc ca
II. Kiểm tra : 
III. Dạy bài mới: 
HĐ1: Động não ( )
* Mục tiêu: Học sinh liệt kê những gì em cần cho cuộc sống
* Cách tiến hành
B1: GV nêu yêu cầu
 - Kể những thứ các em cần hàng ngày để duy trì sự sống
 - Nhận xét và ghi các ý kiến đó lên bảng
B2: GV tóm tắt ý kiến và rút ra kết luận
HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK ()
* Mục tiêu: Phân biệt những yếu tố mà con người, sinh vật khác cần...Với yếu tố mà chỉ có con người mới cần
* Cách tiến hành
B1: Làm việc với phiếu theo nhóm
 - GV phát phiếu
B2: Chữa bài tập ở lớp 
B3: Thảo luận tại lớp
 - GV đặt câu hỏi
 - Nhận xét và rút ra kết luận SGV trang 24
HĐ3: Trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” ( )
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học và những điều kiện cần để duy trì sự sống
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức
 - Chia lớp thành các nhóm và phát phiếu
B2: Hướng dẫn cách chơi và thực hành chơi
B3: Thảo luận
 - Nhận xét và kết luận
Toán: (T2) Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp).
 I. Mục tiêu: 
Ôn tập về tính nhẩm, tính cộng, trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
So sánh các số đến 100 000.
Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê.
 II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (5’) Bài cũ: - 2 HS lên bảng phân tích các số thành tổng, lớp làm vào giấy nháp số: 91 907, 16 212.
HĐ2: (30’) Thực hành:
BT1: Tính nhẩm.
HS tự làm bài vào vở, một số em nêu kết quả. Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
BT2: Đặt tính rồi tính.
GV yêu cầu HS tự làm từng bài vào vở.
Gọi một số HS lên bảng làm bài. Cả lớp thống nhất kết quả, GV chốt kết quả đúng.
4637 + 8245 ; 7035 - 2316 ; 4162 4 ; 18418 : 4.
BT3: - GV cho 1 HS nêu cách so sánh 2 số 5870 và 5890.
Lớp theo dõi nhận xét cách so sánh của bạn.
GV nhắc lại cách so sánh, HS tự làm các bài còn lại.
BT4: HS tự làm bài, 2 em lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
92678; 82697 ; 79862 ; 62978.
BT5: GV cho HS đọc và HD cách làm, yêu cầu HS tính rồi viết các câu trả lời. ( Dành HS khá giỏi làm thêm tại lớp).
Tính tiền mua từng loại hàng
Bác Lan mua tất cả hết bao nhiêu tiền?
Nếu có 100000 đồng thì sau khi mua số hàng trên bác Lan còn bao nhiêu tiền?
HĐ3: (4’) Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại bài.
Keồ chuyeọn: Sệẽ TÍCH HOÀ BA BEÅ 
I. MUẽC ẹÍCH YEÂU CAÀU:
	1. Reứn kú naờng noựi:
- Dửùa vaứo lụứi keồ cuỷa GV vaứ tranh minh hoùa, HS keồ laùi ủửụùc caõu chuyeọn ủaừ nghe, coự theồ phoỏi hụùp lụứi keồ vụựi ủieọu boọ., neựt maởt moọt caựch tửù nhieõn.
- Hieồu truyeọn,bieỏt trao ủoồi vụựi caực baùn veà yự nghúa cuỷa caõu chuyeọn: Ngoaứi vieọc giaỷi thớch sửù hỡnh thaứnh hoà Ba Beồ, caõu chuyeọn coứn ca ngụùi nhửừng con ngửụứi giaứu loứng nhaõn aựi.
2. Reứn kú naờng nghe: - Coự khaứ naờng taọp trung nghe coõ, thaày keồ chuyeọn, nhụự chuyeọn.
- Chaờm chuự theo doừi baùn keồ chuyeọn. Nhaọn xeựt, ủaựnh  ... à tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, Bản đồ địa lí Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (5’) Bài cũ: Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết 13 (LTVC). 
HĐ2: (30’) HD học sinh làm bài tập. 
BT1: - GV nêu yêu cầu của bài: Bài ca dao sau có một số tên riêng viết không đúng quy tắc chính tả. Các em đọc bài, viết lại cho đúnga các tên riêng đó.
- Một HS đọc lại nội dung BT1, đọc giải nghĩa từ Long Thành cuối bài.
Cả lớp đọc thầm bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng sửa lại trong vở.
Gv treo bảng phụ mời 3 HS lên bảng chữa bài, sau đó đọc to kết quả trước lớp.
Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: Hàng Bồ, hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng giày, hàng cót,...
BT2: - HS đọc yêu cầu của bài.
GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp. giải thích yêu cầu của bài.
HS thi làm bài, sau đó trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp cùng GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
HS viết bài vào vở.
VD: Tỉnh: - Vùng Tây Bắc: Sơn La, lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình.
Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.
Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
Vùng Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai.
Vùng Đông Nam Bộ: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Vùng Tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. 
HĐ3: (3’) Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai quy tắc chính tả tên người, tên địa lí Việt Nam.. xem trước BT3. 
Khoa học
Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể
 - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh 
 - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện
B. Đồ dùng dạy học
 - Hình trang 30, 31 sách giáo khoa
C. Hoạt động dạy và học
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Nêu cách phòng bệnh béo phì ? 
- Hai học sinh trả lời - Nhận xét và bổ sung
III. Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
* Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và mối nguy hiểm của các bệnh này
* Cách tiến hành
 - GV đặt câu hỏi
 - Em nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
 - Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo nhóm
 - Cho học sinh quan sát các hình 30, 31
 - Chỉ và nói về nội dung của từng hình
 - Việc làm nào có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá ? Tại sao ?
 - Việc làm nào có thể đề phòng được?Tại sao? 
 - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh?
B2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ3: Vẽ tranh cổ động
* Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người thực hiện
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
B2: Thực hành
B3: Trình bày và đánh giá
 - Các nhóm treo sản phẩm
 - GV nhận xét và đánh giá
 D. Hoạt động nối tiếp: 
1. Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
2. Thực hiện tốt nội dung bài học 
 Toán: (T34) biểu thức có chứa ba chữ
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về:
Nhận biết một biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
Biết tính giá trị của một biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (5’) Bài cũ: 1 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm.
HĐ2: (5’) Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.
- GV nêu ví dụ (trên bảng phụ) và giải thích cho HS biết, mỗi chỗ chấm chỉ số con cá của An, của Bình, của Cường hoặc cả ba câu được. Vấn đề nêu trong VD là hãy viết số (hoặc chữ) thích hợp vào mỗi chỗ chấm đó.
GV gọi một vài HS nêu lại VD và nhiệm vụ cần giải quyết.
GV nêu mẫu, vừa nói vừa viết vào từng cột của bảng phụ kẻ sẵn.
Số cá của An
Số cá của Bình Số cá của Cường
 Số cá của cả ba người
 2
 3 4
 2 + 3 + 4
Theo mẫu trên. GV hướnga dẫn HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo cảu bảng để dòng cuối cùng sẽ có:
+ An câu được a con cá.
+ Bình câu được b con cá.
+ Cường câu được c con cá
+ Cả ba người câu được a + b + c con cá.
- GV giới thiệu: a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.
HĐ3: (6’) Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
GV nêu biểu thức có chứa hai chữ, chẳng hạn a + b, rồi tập cho HS nêu như sgk.
“Nếu a = 3 ; b = 2 và c = 4 thì a + b + c = 3 + 2 + 4 = 9 ; 9 là giá trị của biểu thức a + b + c”.....
GV hướng dẫn để HS nêu nhận xét: “Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+ b + c”
HĐ4:(20’) Thực hành.
BT1: Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
Lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
VD: Nếu a = 15cm; b = 45cm; c = 30cm thì a + b + c = 15cm + 45cm + 30cm = 90cm
BT2: Tương tự.
BT3: GV kẻ bảng như sgk, cho HS làm bài cá nhân theo mẫu rồi chữa bài.
- GV đi đến từng bàn, hướng dẫn bổ sung và chấm điểm một số bài làm của HS.
HĐ5: (4’) Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà ôn lại bài.
Thứ 6 ngày 2 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn: (T14)
 Luyện tập phát triển câu chuyện. 
Mục tiêu: 
Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian
II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: (5’) Bài cũ. GV kiểm tra hai HS, mỗi em đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện vào nghề.. 
HĐ2: (30’) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Một HS đọc đề bài và các gợi ý. Cả lớp theo dõi trong sgk.
GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, HD học sinh nắm chắc yêu cầu của đề.
+ Gv gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. 
+ GV yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ, trả lời.
HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi.
Cả lớp và GV nhận xét.
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước?
+ Em thực hiện những điều ước như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc?
HS viết bài vào vở.
Một số HS đọc bài viết, GV nhận xét, chấm điểm.
HĐ3: (5’) Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
Yêu cầu mỗi HS về nhà sửa lại câu hcuyện đã viết, kể lại cho người thân nghe. 
Địa lí: (T7) một số dân tộc ở Tây nguyên
I. Mục tiêu: HS biết
Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
 Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về cư dân, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức. Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học: Hình sgk
III. Các hoạt động dạy học:
Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc sinh sống.
HĐ1: (12’) Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong sgk rồi trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt?)
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? 
Một số em trả lời câu hỏi trước lớp.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
2. Nhà rông ở Tây Nguyên.
HĐ2: (10’) Làm việc theo nhóm.
HS dựa vào mục 2 và tranh ảnh, trả lời các câu hỏi gợi ý sgk.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Trang phục, lễ hội.
HĐ3: (10’) Làm việc theo nhóm.
Các nhóm dựa vào mục 3 và các hình, thảo luận theo gợi ý sgk.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
Lớp và GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày.
HĐ tiếp nối: (5’) 
GV hệ thống nội dung bài. Hai HS đọc Bài học sgk.
Dặn HS về nhà ôn lại bài và làm BT. 
Kĩ thuật: (T7)
 khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Có ý thức rèn luyện k/n khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu, hai mảnh vải hoa, kim chỉ, thước, phấn vải.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (7’) Quan sát nhận xét mẫu:
GV giới thiệu mẫu và HD học sinh quan sát để nêu nhận xét.
GV giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải, yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép hai mép vải.
GV kết luận về đặc điểm đường khâu hai mép vải và ứng dụng của nó.
HĐ2: (10’) HD thao tác kĩ thuật.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3,sgk để nêu các bước khâu ghép hai mép vải.
Yêu cầu HS dựa vào hình 1 sgk để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép hai mép vải.
HS quan sát hình 2,3 sgk nêu cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
GV lưu ý HS một số điểm:
+ Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
+ úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
+ Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu tiếp.
GV gọi 2 HS lên bảng thao tác lại. HS khác nhận xét.
Gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
HĐ3: (20’) Thực hành.
GV gọi HS nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải.
GV nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nêu yêu cầu TH.
HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn những thao tác chứa đúng cho những HS còn lúng túng.
HĐ4: (3’) Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày sản phẩm thực hành.
GVnêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn.
GV đánh giá kết quả học tập của HS.
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
HD học sinh về nhà đọc trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 CKTKN GDBVMT.doc