Giáo án chuẩn Tuần 1 - Lớp 4

Giáo án chuẩn Tuần 1 - Lớp 4

Tập đọc

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I/ Mục tiêu: HS biết:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu .

- Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GD HS yêu mến mọi người, mọi vật.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Tranh sgk, đoạn luyện đọc.

- HS: SGK

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Tuần 1 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 1
 (Từ 17 / 8 đến ngày 21/ 8/ 2009)
Thứ 
Môn 
Tên bài dạy
Tiết 
Thứ 2
17/8
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
Chào cờ
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Ôân tập các số đến 100000
Môn Lịch sử và Địa lí
Trung thực trong học tập
Tuần 1
1
1
1
1
1
Thứ 3
18/8
Chính tả 
Toán 
Thể dục
LTVC
Địa lí
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Ôân tập các số đến 100000 (TT)
GT-CT tổ chức lớp-T/c:”Bóng chuyền”
Cấu tạo tiếng
Làm quen với bản đồ
1
2
1
1
1
Thứ 4
19/8
Tập đọc 
Toán
Kể chuyện
Khoa học
Mĩ thuật
Mẹ ốm
Ôân tập các số đến 100000 (TT)
Sự tích Hồ Ba Bể
Con người cần gì để sống?
Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu
2
3
1
1
1
Thứ 5
20/8
Thể dục
TLV
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng ,điểm số
Thế nào là kể chuyện
Biểu thức có chứa một chữ
Trao đổi chất ở người
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
2
1
4
2
1
Thứ 6
21/8
LTVC
Toán
TLV
 Âm nhạc 
SHL
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Luyện tập
Nhân vật trong truyện
Ôân tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc ở lớp 3
Tuần 1
2
5
2
1
1
 Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Mục tiêu: HS biết:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn). 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu .
- Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD HS yêu mến mọi ngườiø, mọi vật.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh sgk, đoạn luyện đọc.
- HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
10’
11’
11’
 3’
1/Ôån định:
2/ Mở đầu:
 GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng việt 4, tập một
3/ Bài mới: 
a. GTB: Ghi tựa 
b. HD Luyện đọc
 - HD HS chia đoạn 
Rút từ luyện đọc, từ chú giải.
- Tổ chức đọc nhóm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
c. Tìm hiểu bài:
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? 
- Tìm chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Đoạn này ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Nêu hình ảnh nhân hoá mà em thích? Vì sao?
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Gọi HS nêu nội dung bài
d. Đọc diễn cảm:
- Đưa đoạn 3
- Nhận xét, ghi điểm
4/ Củng cố, dặn dò: 
-Sơ lược nội dung.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Lắng nghe 
Nhắc lại tựa
1 hs khá đọc 
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu 
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo ( hình dáng Nhà Trò )
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (Lời Nhà Trò)
+Đoạn 4: Phần còn lại ( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn )
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt)
- Đọc trong nhóm 3
- 1HS đọc cả bài
- Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu ngồi khóc bên tảng đá cuội
- Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở.
- Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt
- Lời của Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu
 Phản ứng mạnh mẽ: xoè cả hai càng ra
- Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- HS phát biểu
HS phát biểu
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu .
HS nối tiếp nhau đọc lại bài
Luyện đọc cặp đôi
Thi đọc trước lớp
HS nêu ý nghĩa của bài
Toán
 Ôân tập các số đến 100 000
I/ Mục tiêu: 
- Ôn tập về đọc, viết các số đến 100000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
- (HS khá giỏi tính được cả chu vi các hình.)
- Làm bài cẩn thận,khoa học.
II/ Chuẩn bị:
- GV: KHGD
- HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
10’
22’
 3’
1/ Ổn định:
2/ Mở đầu:
 GV giới thiệu về chương trình học môn Toán 4
3/ Bài mới: 
a. GTB: Ghi tựa 
b. Ôân tập:
- Viết bảng: 83 251
- Tương tự với các số: 83 001; 82020; 80 001 
- Gọi HS nêu các số:
+ Tròn chục
+ Tròn trăm
+ Tròn nghìn
+ Tròn chục nghìn
c. Thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số.
Bài 2:Viết theo mẫu.
Chốt lại kết quả
Bài 3:Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu).
HD HS làm bài mẫu
Cho lớp làm 2 số ý a; 2 dòng ý b (HS khá giỏi làm cả 3 số y ùa, 3 dòng y ùb)
Thu chấm
Nhận xét, chốt lại kết quả
Bài 4:Tính chu vi các hình 
 GV hướng dẫn (HS khá giỏi làm)
 Yêu cầu HS làm phiếu 
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Sơ lược nội dung
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Lắng nghe
Nhắc lại tựa
- Đọc: tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt
 HS nêu chữ số ở từng hàng
- HS đọc và nêu chữ số từng hàng
+ 10; 20; 30; 
+ 100; 200; 300;
+ 1000; 2000; 3000; 
+ 10 000; 20 000; 30 000;
- Đọc yêu cầu, làm trên bảng lớp
HS dưới lớp làm nháp
20 000; 40 000; 50 000; 60 000
38 000; 39 000; 40 000; 42 000
- Đọc yêu cầu, làm phiếu
(63 850; chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy; mười sáu nghìn hai trăm mưới hai; 8105; bảy mươi nghìn không trăm linh tám)
- Đọc yêu cầu
- Làm vở
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 (HS khá giỏi)
7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 + 30 = 6230
(Dòng 2HS khá khá giỏi)
- Đọc yêu cầu, làm phiếu.
 HS nêu quy tắc tính chu vi hình tứ giác, HCN, HV.
Lịch sử
Môn Lịch sử và Địa lí
I/ Mục tiêu: HS biết:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thơì Nguyễn. 
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
- Gd HS ham thích học lịch sử.
II/ Chuẩn bị:
- GV: phiếu học tập.
- HS: Sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
8’
10’
8’
6’
3’
1/ Ổn định:
2/ Mở đầu:
 GV giới thiệu chung về chương trình môn học Lịch sử và Địa lí 
3/ Bài mới: 
a. GTB: Ghi tựa 
b. HĐ1: Làm việc với bản đồ 
*MT: xác định được vị trí, hình dáng của nước ta
*CTH:
B1: Phát bản đồ cho các nhóm 
B2: Làm việc cả lớp
B3: nhận xét, chốt lại
- Phần đất liền của nước ta có hình dạng ntn?
- Phía Bắc giáp với nước nào?
- Phía Tây giáp với nước nào?
- Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
- GV giới thiệu bản đồ hành chính, gọi HS chỉ vị trí của tỉnh Bình Phước
c. HĐ2: Thảo luận nhóm
*MT: HS biết nét văn hoá riêng của mỗi dân tộc.
*CTH: 
- Phát tranh cho các nhóm
- Nhận xét, kết luận: mỗi dân tộc đều có nét văn hoá riêng
d. HĐ3: Làm việc cả lớp:
*MT: HS kể được một số sự kiện lịch sử và công lao của ông cha ta
*CTH: 
- GV: để TQ tươi đẹp như ngày nay, ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh
- Nhận xét, tuyên dương
- Gọi HS mô tả cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi em đang ở
e. HĐ4: Làm việc cả lớp:
*MT: HS biết cách học môn Lịch sử và Địa lí
*CTH:
- Nêu một số cách để học LS và ĐL được tốt
- Nhận xét, kết luận.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc nội dung bài học 
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Lắng nghe
Nhắc lại
- HS thảo luận, tìm vị trí và hình dáng của nước VN
- Đại diện các nhóm đọc chú giải và tên bản đồ
- Đại diện các nhóm chỉ trên bản đồ vị trí và hình dáng nước ta
- giống chữ S
- Trung Quốc
- Lào và Campuchia
- Có nhiều đảo và quần đảo
- Quan sát, chỉ trên bản đồ
- Thảo luận, nhận xét về hoạt động của các dân tộc
- Trình bày trước lớp
- Lắng nghe
- HS kể một vài sự kiện lịch sử tiêu biểu
- HS mô tả
Đọc SGK 
- Tập quan sát sự vật, hiện tượng; Thu thập, tìm kiếm tài liệu; mạnh dạn thắc mắc, đặt câu hỏi; trình bày kết quả bằng diễn đạt của mình
Đọc bài học 
Đạo đức
Trung thực trong học tập (T1)
I/ Mục tiêu: HS có khả năng:
 -Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 -Biết được :Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
 -Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
 - Có thái độ, hành vi trung thực trong học tập.
 II/ Chuẩn bị:
GV: SGK
HS: giấy màu xanh, đỏ
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
2’
1’
11’
9’
13’
 3’
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
3/ Bài mới: 
a. GTB: Ghi tựa 
b. HĐ1: Xử lí tình huống
* MT: biết cần phải trung thực trong học tập
*CTH: 
- Giới thiệu tranh và nêu tình huống
- Theo em, Long có cách giải quyết ntn?
- Trong các cách giải quyết trên thì cách nào là phù hợp nhất?
- Trong học tập chúng ta cần ntn?
- Nhận xét, kết luận
c. HĐ2:Làm việc cá nhân (BT1)
TTCC: 1. NX: 1
* MT: Biết chọn việc làm tốt thể hiện tính trung thực trong học tập
- Nêu từng việc làm trong BT
- Nhận xét, chốt lại
d. HĐ3: Thảo luận nhóm (BT2)
TTCC: 2. NX: 1
*MT: HS biết bày tỏ ý kiến của mình
- GV nêu từng ý kiến
- Nhận xét, bổ sung
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Nhắc  ... m tra.
-Lắng nghe.
- HS lắng nghe, quan sát
- HS đọc SGK và nêu nhận xét về đặc điểm của vải
- HS phát biểu: khăn, chăn, rèm cửa, quần áo, mũ 
- Lắng nghe
- HS đọc
a. Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn
b. Là chỉ khâu thường được đánh thành con chữ cho tiện sử dụng
ĐTTT: 5 HS
Quan sát
- Có 2 bộ phận chính: lưỡi kéo và tay cầm
- Kéo cắt vải và cắt chỉ có cấu tạo giống nhau nhưng kéo cắt chỉ nhỏ hơn.
-Lắng nghe. 
+ Quan sát
- HS phát biểu
- HS thực hành cầm kéo
ĐTTT: 4 HS
- HS quan sát
+Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. 
+Thước dây : dùng để đo các số đo trên cơ thể. 
+ Khung thêu cầm tay: có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.
+ Khuy cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. 
+Phấn may dùng để vạch dấu trên vải.
Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2009
Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
I/ Mục tiêu:
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần , thanh) theo bảng mẫu BT1.
- Nhận biết đuợc các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3
- HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4), giải được câu đố ở BT5.
- GD hs viết từ đúng, trình bày cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
GV: bảng phụ
HS: VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
32’
3’
1/ Ôån định:
2/ Bài cũ: 
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ của tiết trước.
- Phân tích tiếng: Ởû hiền gặp lành
- Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới: 
a. GTB: Ghi tựa 
b. HD HS làm bài tập
Bài 1: Phân tích cấu tạo từng tiếng
 Thu chấm
 Nhận xét, chốt lại
Bài 2: Tìm những tiếng bắt vần..
- Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?
- Tiếng nào có vần giống nhau?
 Chốt lại kết quả
Bài 3: Ghi lại từng cặp bắt vần..
Nhận xét, sửa sai cho HS
Bài 4: HD HS khá, giỏi trả lời
 Nhận xét, kết luận
Bài 5: Giải câu đố. 
Gọi HS khá, giỏi làm.
 Nhận xét, chốt lại.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài
- Xem lại các bài tập.
- Nhận xét tiết học.
HS trả lời
Nhắc lại
- Đọc yêu cầu, làm vở
+ Khôn: kh – ôn – ngang
+ Ngoan: ng – oan – ngang
+ Đối: đ – ôi – sắc
+ Đáp: đ – ap – sắc.
- Đọc yêu cầu
-  lục bát
ngoài - hoài
- Đọc đề bài, làm nhóm
+ Giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt
+ Giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh
- Đọc đề bài, làm miệng
( Là hai tiếng có phần vần giống nhau: giống nhau hoàn toàn hay không hoàn toàn)
- Đọc câu đố
( Giải đố: út – ú – bút )
Đọc ghi nhớ
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
(HS khá, giỏi tính giá trị biểu thức BT3, chu vi hình vuông 2 trường hợp BT4)
Luyện làm bài tập tốt.
II/ Chuẩn bị:
GV: SGK
HS: bảng con, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
33’
2’
1/ Ôån định:
2/ Bài cũ:
 - KT bài 3b của tiết trước
 - Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới: 
a. GTB: Ghi tựa 
b. Thực hành:
Bài 1:Tính giá trị của biểu thức.
 Nhận xét, chốt lại kết quả
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
Lớp làm ý a, b; HS khá, giỏi làm cả ý c, d
Nhận xét, chốt lại kết quả
Bài 3:Viết vào ô trống (theo mẫu)
HD HS khá, giỏi làm nháp
 Nhận xét, sửa bài
Bài 4:Cho lớp làm vở 1 số
HS khá, giỏi làm cả 3 sốù
 Thu chấm
 Nhận xét, chốt lại kết quả.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài
- Làm câu a, b BT 2 vào vở
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 HS làm bài
Nhắc lại
- Đọc yêu cầu, làm trên bảng lớp
a. 6 x 7 = 42 c. 50 + 56 = 106
 6 x 10 = 60 26 + 56 = 82
 100 + 56 = 156
b. 18 : 2 = 9 d. 97 – 18 = 79
 18 : 3 = 6 97 – 37 = 60
 18 : 6 = 3 97 – 90 = 7
- Đọc yêu cầu, làm phiếu
a. 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 
 = 35 + 21 = 56
b. 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5
 = 168 – 45 = 123
Đọc yêu cầu, làm nháp, nêu kết quả
( 28 ; 167 ; 32)
- Đọc yêu cầu, làm vở
+ Với a = 3cm thì P = 3 x 4 = 12cm
+ Với a = 5dm thì P = 5 x 4 = 20 dm
HS nhắc lại
Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
I/ Mục tiêu: HS biết:
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục 3)
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục 3).
- GD tính cẩn thận, chăm chỉ.
II/ Chuẩn bị:
GV: bảng phụ
HS: vở
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
12’
2’
29’
2’
1/ Ôån định:
2/ Bài cũ:
 - Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ của tiết trước
 - Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới: 
a. GTB: Ghi tựa 
b. Phần nhận xét:
Bài 1:Ghi tên các nhân vật
Nhận xét, chốt lại
Bài 2:Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật
 Nhận xét, chốt lại
c. Ghi nhớ:
 Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ
d. Luyện tập:
Bài 1: 
- Câu chuyện có nhân vật nào?
- Ba anh em có gì khác nhau?
- Bà nhận xét tính cách của từng cháu ntn?
- Nhận xét, chốt lại
Bài 2: hd HS làm nháp và kể trước lớp.
Theo dõi, chấm điểm
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
2 HS đọc bài
Nhắc lại
- Đọc yêu cầu và nội dung
Thảo luận, trình bày kết quả
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện
+ Sự tích hồ Ba Bể: hai mẹ con bà goá, bà cụ ăn xin, người đi dự lễ, con Giao Long
- Đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi
+ Dế Mèn: khảng khái, có lòng thương người, lời nói và hành động của DM là che chở, giúp đỡ Nhà Trò
+ Mẹ con bà goá: có lòng nhân hậu cho bà cụ ăn cơm, ngủ  
3-4 HS đọc ghi nhớ
- Đọc yêu cầu, nội dung bài
+ Ni – ki – ta, Gô- sa, Chi- ôm- ca và bà ngoại
+ HS phát biểu
+ Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, Gô-sa láu lỉnh, Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.
Đọc yêu cầu, làm bài, kể trước lớp.
Đọc nội dung bài
Ââm nhạc
Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I/. Mục tiêu : 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca VN, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.
- Biết hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát.
- HS tích cực học âm nhạc, tiết học vui tươi.
II/. Đồ dùng dạy học :
- Máy catsét, bảng phụ.
- Thanh phách, sách giáo khoa.
III/. Hoạt động dạy học : 
 TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
15’
 13’
3’
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số, nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
2. Khởi động giọng: hướng dẫn HS hát bài hát Bốn phương trời thay lời bằng âm A.
3. Nội dung: Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
 a) HĐ1 : Ôn tập 3 bài hát lớp 3.
* Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát Bài ca đi học, nhạc và lời Phan Trần Bảng.
- Gọi nhóm, tổ hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Gọi 1 vài cá nhân thực hiện.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét. Động viên.
* Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động bài hát Bài ca đi học.
- Gọi một vài nhóm thực hiện.
- Gọi một vài cá nhân thực hiện.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét. Động viên.
* Hướng dẫn HS ôn lại bài hát Quốc ca, nhạc và lời Văn Cao.
- GV hướng dẫn HS hát Quốc ca với thái độ nghiêm trang.
- Nhắc lại : tính chất quan trong khi hát Quốc ca.
- Gọi HS nhắc lại thái độ khi hát Quốc ca.
- Nhận xét. 
b) HĐ2: Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc ở lớp 3.
- Hướng dẫn HS tập nói tên 7 nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
- Gọi một vài cá nhân thực hiện.
- Nhận xét. Động viên.
- Hướng dẫn HS ôn lại nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép
- Gọi HS lên bảng viết các hình nốt, cho HS dưới lớp thực hiện vào bảng con.
Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét. Động viên. 
4. Củng cố-Dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại những nội dung của tiết học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết 2.
- Kết thúc tiết học.
-Báo cáo sĩ số, ngồi ngay ngắn.
- Hát đồng thanh bài Bốn phương trời thay lời hát bằng âm A .
- Hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát Bài ca đi học.
- Nhóm thực hiện.
Cá nhân hát kết hợp gõ phách.
- Cá nhân thực hiện.
- Lắng nghe. Tuyên dương
bạn.
- Hát đồng thanh kết hợp vận động phụ họa ( tự do) bài hát. 
-Nhóm thực hiện.
- Cá nhân xung phong thực hiện.
- Cá nhân nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Hát đồng thanh bài hát Quốc ca, đứng nghiêm trang.
- Lắng nghe.
- Cá nhân phát biểu.
- Lắng nghe.
- Đồng thanh tập nói tên nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
- Cá nhân xung phong thực hiện.
- Lắng nghe.
- Cá nhân xung phong lên bảng tập viết tên nốt, hình nốt Cả lớp viết vào bảng con.
- Cá nhân nhận xét bạn
- Lắng nghe. Tuyên dương bạn.
- Cá nhân phát biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
Sinh hoạt tuần 1
I/ Mục tiêu : 
Đánh giá kết quả học tập và thi đua tuần 1
Đề ra phương hướng và các hoạt động trong tuần 2
II/ Tiến trình :
GV nêu yêu cầu tiết sinh hoạt
Các tổ họp kiểm điểm thi đua trong tuần
Tổ trưởng các tổ báo cáo kết quả
Lớp trưởng, lớp phó nhận xét bổ sung
Gv nhận xét chung:
+ Ưu điểm :... 
+ Tồn tại : 
Kế hoạch tuần 2 : 
Tiếp tục học tập theo lịch báo giảng.
Thực hiện tốt công tác lao động vệ sinh trường lớp
Phát động làm lồng đèn tham gia hội thi cấp trường.
	..	
	Kí duyệt	Đã soạn xong tuần 1
	Người soạn
	Đặng Thị Thanh Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL4 T1 CHUAN.doc