Đạo đức
Bài 11: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn.
- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
- Biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. Đồ dùng:
Các tấm thẻ xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài 4 SGK).
Tuần 24 đạo đức Bài 11: giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. - Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn. - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - Biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. II. Đồ dùng: Các tấm thẻ xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài 4 SGK). HS: Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương. - GV gọi cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: + Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân. + Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp. + GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương. 3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - Cách tiến hành như sau: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống. - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. - GV kết luận về tình huống: + ý kiến a là đúng. + ý kiến b, c là sai. => Kết luận chung. HS: 1 – 2 em đọc to phần ghi nhớ. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tuần 25 đạo đức ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ II I.Mục tiêu: - Ôn tập hệ thống hóa các kiến thức đã học từ đầu học kỳ II đến nay. - Rèn kỹ năng thực hành các hành vi đạo đức đã học. II. Tài liệu và phương tiện: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: HS: Đọc ghi nhớ bài trước. GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: - GV chia lớp thành các nhóm và nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm. HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi. + Câu 1: Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động? + Câu 2: Lịch sự với mọi người thể hiện ở những việc làm gì? + Câu 3: Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng? + Câu 4: Em hãy kể lại 1 số việc làm thể hiện ý thức giữ gìn các công trình công cộng của trường, lớp hoặc thôn xóm nơi em ở? - Đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi. - Mỗi nhóm trả lời 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. => GV chốt lại những ý đúng cần ghi nhớ. * GV cho các em thi tìm những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện có nội dung ca ngợi những ý đúng, những việc làm tốt liên quan đến bài học. - Thi nhau kể, đọc thơ, hát những câu thơ, bài hát có nội dung như bài học. - GV nhận xét, đánh giá, khen những em hát, đọc thơ hay. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tuần 26 đạo đức Bài 12: tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo I.Mục tiêu: - HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo - Thông cảm với bạn bè và những ngưòi gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. II. Tài liệu và phương tiện: Tranh SGK, phiếu học tập, 3 tấm thẻ xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 37 SGK). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1, 2 SGK. - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, tranh luận. - GV kết luận: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. 3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (bài 1). HS: Các nhóm thảo luận bài tập 1 SGK. - Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Việc làm trong các tình huống a, c là đúng. + Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng thông cảm, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân. 4. Hoạt động 3: (Bày tỏ ý kiến). HS: Làm việc cá nhân. - Đọc từng ý kiến, nếu tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh. - Phân vân lưỡng lự giơ thẻ trắng và giải thích vì sao. - GV kết luận: ý kiến (a), (d) là đúng. ý kiến (b) (c) là sai. => Ghi nhớ. HS: 1 – 2 HS đọc ghi nhớ. * Liên hệ với lớp, trường. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. tuần 27 đạo đức Bài 12: tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo - Thông cảm với bạn bè và những ngưòi gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. II. Tài liệu và phương tiện: Bìa màu xanh, đỏ, vàng. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi (Bài 4 SGK). - GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: b, c, e là việc làm nhân đạo. a, d không phải là hoạt động nhân đạo. 3. Hoạt động 2: Xử lý tình huống (Bài 2 SGK). - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. HS: Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trả lời, các nhóm khác bổ sung tranh luận các ý kiến. - GV kết luận: + Tình huống (a): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn, quyên góp tiền giúp bạn mua xe. + Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp bà những công việc vặt 4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 5 SGK). - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận. - GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. *************************************** Tuần 28 đạo đức Bài 13: tôn trọng luật giao thông (tiết 1) I. Mục tiêu: - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới HS). - Phân biệt được hành vi tôn trong Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. II. Tài liệu và phương tiện: Một số biển báo giao thông, đồ dùng để hóa trang. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. HS: Các nhóm thảo luận. - Từng nhóm lên trình bày kết quả. - Các nhóm khác bổ sung và chất vấn. - GV kết luận: (SGV). 3. Hoạt động 2: Thải luận nhóm (Bài 1 SGK). - GV chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ của nhóm. HS: Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi: + Nội dung bức tranh nói về điều gì? + Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa? + Nêu làm thế nào thì đúng luật giao thông? HS: Một số nhóm lên trình bày kết quả. - Các nhóm khác chất vấn bổ sung. - GV kết luận: (SGV). 4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK). - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. HS: Dự đoán kết quả của từng tình huống. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung và chất vấn. - GV kết luận (SGV). => Ghi nhớ: HS: Đọc ghi nhớ. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài: Tôn trọng luật giao thông. Tuần 29 đạo đức Bài 13: tôn trọng luật giao thông (tiết 2) I. Mục tiêu: Củng cố, giúp HS: - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới HS). - Phân biệt được hành vi tôn trong Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. II. Tài liệu và phương tiện: Một số biển báo giao thông. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông. - GV chia lớp thành các nhóm và phổ biến cách chơi. HS: Các nhóm quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo. - Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. - Nếu 2 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. HS: 1 em điều khiển cuộc chơi. - GV cùng HS đánh giá kết quả. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài 3 SGK). - GV chia thành các nhóm. HS: Mỗi nhóm nhận một tình huống tìm cách giải quyết. - Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá kết hợp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận: a) Không tán thành ý kiến của bạn. b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài. c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu gây nguy hiểm và làm hỏng. d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn. đ) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở luật giao thông. e) Khuyên các bạn không nên đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm. 4. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài 4 SGK). - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. - Các nhóm khác bổ sung, chất vấn. - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. => Kết luận chung: SGK. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. đạo đức Bài 14: bảo vệ môi trường (tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Tài liệu và phương tiện: SGK, tấm bìa màu, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 43, 44 SGK). - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Đọc SGK và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: + Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ dẫn đến nghèo đói. + Dầu đổ vào đại dương: Gây ô nhiễm biển, các sinh vật bị chết, nhiễm bệnh. + Rừng bị thu hẹp: Lượng nước giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra => Rút ra ghi nhớ (SGK). HS: 3 – 4 em đọc nội dung ghi nhớ và giải thích nội dung. 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài 1 SGK). - GV giao nhiệm vụ cho HS. HS: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. - Bày tỏ ý kiến đánh giá. - 1 số HS giải thích. - GV kết luận: + Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, d, g. + Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a). + Giết mổ gia súc gần nguồn nước ô nhiễm nguồn nước e, d, h * Liên hệ thực tế. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tuần 31: đạo đức Bài 14: bảo vệ môi trường (tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Tài liêu, phương tiện: Các tấm bìa màu, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên đọc ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Tập làm “Nhà tiên tri” (Bài tập 2 SGK). - GV chia nhóm. HS: Các nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết. - Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. - GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án: a, b, c, d, đ, e (SGV). 3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài 3 SGK). HS: Làm việc theo cặp đôi. - 1 số HS lên trình bày ý kiến của mình. - GV kết luận về đáp án đúng: a) Không tán thành. b) Không tán thành. c, d, g) Tán thành. 4. Hoạt động 3: Xử lý tình huống: (Bài 4 SGK). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm. HS: Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - GV nhận xét cách xử lý của từng nhóm và đưa ra cách xử lý có thể như sau: a)Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than ra chỗ khác. b) Đề nghị giảm âm thanh. c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng. 5. Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”. - GV chia lớp thành ba nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Từng nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm mình. - Các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và kết luận. 6. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. đạo đức Tuần 32 dành cho địa phương (tiết 1) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết giữ gìn môi trường xung quanh ở địa phương nơi mình đang sống. - Rèn ý thức giữ môi trường thêm sạch đẹp. - Biết đồng tình, ủng hộ với những việc làm thể hiện sự giữ gìn môi trường xung quanh. - Phê phán những hành vi gây ô nhiễm môi trường xung quanh nơi mình ở. II.Tài liệu và phương tiện: III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS thực hành: * Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nêu những việc làm gây ô nhiễm môi trường xung quanh địa phương mình đang sống: - HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý đúng. - Vứt rác thải bừa bãi. - Vứt xác động vật chết ra đường làng ngõ xóm. - Nước thải ở các chuồng chăn nuôi chảy ra ngõ xóm đọng ứ lâu ngày không có chỗ thoát * Hoạt động 2: Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm ở địa phương nơi em đang sống? - HS : Thảo luạn theo nhóm. - Vứt, đổ rác đúng nơi quy định. - Không vứt xác động vật chết ra đường. - Cần phải có chuồng trại chăn nuôi hợp lý, có cống rãnh thoát nước thải ở các chuồng chăn nuôi cũng như nước sinh hoạt hàng ngày. - Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đường làng, xóm ngõ nơi mình đang sống. - Đề cao ý thức giữ môi trường sạch đẹp. 3 . Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Thực hiện tốt việc bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường. đạo đức dành cho địa phương (tiết 2) I. Mục tiêu: - Giúp HS có ý thức vệ sinh trường học, vứt rác đúng nơi quy định; chăm sóc cây, hoa trong vườn trường. - Biết vệ sinh trường học để giữ gìn môi trường luôn sạch sẽ. II. Tài liệu và phương tiện: Dụng cụ vệ sinh như chổi, xô, chậu, dầm xới, III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS thực hành: a. GV phân công các tổ làm nhiệm vụ: - Tổ 1: Vệ sinh văn phòng. - Tổ 2 + 3: Quét dọn sân trường. - Tổ 4: Chăm sóc cây cảnh. b. Phân công mang dụng cụ: - Tổ 1: Mang dẻ lau, chậu, chổi. - Tổ 2: Mang chổi cọ. - Tổ 3: Mang gầu hót rác. - Tổ 4: Mang cuốc, xô tưới nước. c. Tiến hành lao động: - Các tổ thực hành làm theo sự phân công của GV. - Làm nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động. - GV đi quan sát từng tổ và góp ý kiến, nhắc nhở những tổ làm chưa tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét buổi lao động. - Khen những cá nhân, những tổ làm tốt. - Nhắc nhở những tổ, cá nhân làm chưa tốt. đạo đức dành cho địa phương (tiết 3) I. Mục tiêu: - Giúp cho HS biết cách vệ sinh trường lớp. - Có ý thức vệ sinh trường lớp sạch sẽ. II. Tài liệu và phương tiện: Dụng cụ để vệ sinh. III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS thực hành: * Hoạt động 1: GV phân công học sinh cả lớp vệ sinh trường lớp: - Tổ 1: Lau bàn, ghế, bảng. - Tổ 2: Quét mạng nhện. - Tổ 3: Quét nền phòng. - Tổ 4: Quét hành lang. * Hoạt động 2: Phân công mang dụng cụ: - Tổ 1: Mang dẻ lau, chậu. - Tổ 2: Mang chổi cán dài. - Tổ 3: Mang chổi lúa, chổi chít. - Tổ 4: Mang chổi quét nền. * Hoạt động 3: Tiến hành lao động: - Các tổ thực hiện theo đúng nhiệm vụ của tổ mình được phân công. - GV đi quan sát các tổ làm và nhắc nhở những tổ nào làm chưa tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV đánh giá, nhận xét buổi lao động - Tuyên những cá nhân, những tổ làm tốt đạo đức thực hành kỹ năng cuối học kỳ II và cuối năm I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức về đạo đức cuối học kỳ II và cuối năm học. - Rèn luyện các kỹ năng đạo đức đã học. II. Tài liệu và phương tiện: III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: - GV chia nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm. HS: Các nhóm thảo luận và ghi vào giấy. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. + Các bài đạo đức đã học ở học kỳ II: - Lịch sự với mọi người. - Giữ gìn các công trình công cộng. - Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. - Tôn trọng Luật giao thông. - Bảo vệ môi trường. 3. Thực hành kỹ năng: - GV gọi từng HS nêu các kỹ năng đạo đức phù hợp với từng bài. HS: Nối tiếp nhau nói các hành vi đạo đức đã làm trong thực tế cuộc sống. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài.
Tài liệu đính kèm: