Khoa học
Tiết 49. ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT (T98)
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, .để bảo vệ đôi mắt.
- Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Sưu tầm tranh, ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được chiếu thẳng vào mắt; đọc, viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người, động vật.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
Lịch sử Tiết 25. TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH (T53) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống hàng ngày khổ cực, không bình yên. - Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt. II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC : - GV+HS : Lược đồ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Kể lại một sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động1 : Sự suy sụp của triều Hậu Lê. - Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến "...loạn lạc" và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI. - Kết luận : Vua ăn chơi xa xỉ, quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực, đời sông nhân dân khổ cực. - Lớp đọc thầm, trao đổi, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. * Hoạt động2 : Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam - Bắc Triều. - Tổ chức cho HS đọc SGK và TLCH : + Mạc Đăng Dung là ai ? + Nhà Mạc ra đời như thế nào ? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ? + Nam triều là triều đình của bọn phong kiến nào ? Ra đời như thế nào ? - Đọc thầm, thảo luận theo nhóm 4. + Tại sao có chiến tranh Nam- Bắc triều? + Chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào? - Kết luận : Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nên nhà mạc (Bắc triều). Năm 1553, lập ra Nam triều. Chiến tranh Nam- Bắc triều kéo dài hơn 50 năm. - Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nhận xét, trao đôỉ, bổ sung. * Hoạt động 3 : Chiến tranh Trịnh - Nguyễn. - Yêu cầu HS đọc SGK và nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn . - Cho HS quan sát lược đồ trong SGK và chỉ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Kết luận : Do tranh chấp về quyền lực, trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh- Nguyễn đánh nhau 7 lần, cuối cùng lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước. - Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. - Quan sát và chỉ trên lược đồ. - Lắng nghe. * Hoạt động 4 : Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI. - Cho HS đọc đoạn cuối và TLCH : Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI như thế nào? - Kết luận : Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI vô cùng cực khổ. * Củng cố, dặn dò : - Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. - Hỏi : Vì sao nói chiến tranh Nam - Bắc triều là chiến tranh phi nghĩa ? - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Dặn HS đọc và trả lời 2 câu hỏi cuối bài Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong. =========================================== Khoa học Tiết 49. ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT (T98) I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, ...để bảo vệ đôi mắt. - Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. - Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Sưu tầm tranh, ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được chiếu thẳng vào mắt; đọc, viết ở nới ánh sáng không hợp lí. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người, động vật. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm : - Thảo luận nhóm đôi. Dựa vào các hình trong sgk, kết hợp hiểu biết, nêu những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. - Lần lượt nêu, lớp trao đổi, bổ sung. - Nhận xét chung và giải thích : mắt có 1 bộ phân tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt. - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : Một số việc nên hoặc không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết. - Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm : - Quan sát và thảo luận theo nhóm 3. Quan sát tranh, ảnh, hình trong SGK và nêu trường hợp cần tránh để không gây hại cho mắt. - Hỏi : + Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay phải? - Lần lượt phá biểu ý kiến. - 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung. + Em có đọc viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không ? + Em đọc viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào ? + Em làm gì để tránh việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu ? - Kết luận : (Mục Bạn cần biết). * Củng cố, dặn dò : - Dặn HS học bài, chuẩn bị theo nhóm cho bài 50 : 1 phích nước sôi, nước đá, nhiệt kế, 3 chiếc cốc. ========================================== Đạo đức Tiết 25. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II I. MỤC TIÊU : Củng cố cho học sinh : - Vai trò quan trọng của người lao động. Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Biết giữ gìn và có trách nhiệm với các công trình công cộng. - Biết bày tỏ và biết ơn đối với người lao động. Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. Biết tôn trọng và giữ gìn những công trình công cộng. - Thực hiện các điều học vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Ôn tập kiến thức bài 9, 10, 11. - Cho HS đọc lại nội dung phần Ghi nhớ của bài 9, 10, 11. - Từng cặp trao đổi, thảo luận, học thuộc ghi nhớ của 3 bài. - Nhận xét, đánh giá. - Lần lượt nhiều học sinh nối tiếp nhau nêu nội dung từng bài. - Lớp nhận xét, trao đổi. * Hoạt động 2 : Thực hành kĩ năng của 3 bài 9, 10, 11. - Phát phiếu học tập cho HS. - Thu phiếu đánh giá, nhận xét chung. - Cả lớp làm phiếu. Phiếu học tập. Bài 1. Đánh dấu x vào trước những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động : a. Chào hỏi lễ phép đối với những người lao động. b. Nói trống không với người lao động. c. Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi. d. Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động. đ. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng. e. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay. Bài 2. Hãy tỏ thái độ của mình bằng cách đánh dấu + vào ý kiến tương ứng : a. Lịch sự là thể hiện tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Tán thành Phân vân Không tán thành b. Chỉ cần lịch sự với khách lạ. Tán thành Phân vân Không tán thành c. Người lớn cũng cần phải cư xử lịch sự với trẻ em. Tán thành Phân vân Không tán thành Bài 3. Điền các từ ngữ trách nhiệm, tài sản, lợi ích vào chỗ trống trong các câu sau : Công trình công cộng là............................chung của xã hội. Các công trình đó phục vụ cho................................của mọi người. Mọi người đều phải có.............................bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. ============================================== ========================================== Kĩ thuật Tiết 25. CHĂM SÓC RAU, HOA (Tiếp -T62) I. MỤC TIÊU : - Củng cố cho HS mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa : tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS : Dầm xới, ô doa, rổ đựng cỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Thực hành chăm sóc rau hoa. - Yêu cầu HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc rau, hoa. - 2 em nhắc lại, lớp bổ sung. - Yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình trước khi thực hành. - Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo kết quả chuẩn bị thực hành. - Phân công thực hành : Mỗi tổ chăm sóc 1 bồn hoa. - Các nhóm nhận nhiệm vụ. - Quan sát, hướng dẫn nhóm HS cßn lóng tóng. - C¸c nhãm thùc hµnh. * Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả. - Cùng HS nhận xét, đánh giá kết quả. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. * Nhận xét, dặn dò : - Nhắc HS áp dụng các biện pháp chăm sóc rau, hoa ở gia đình. - Dặn HS chuẩn bị cho bài Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. ============================================ Khoa học Tiết 50. NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (T100) I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể : - Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. - Nêu đựơc nhiệt độ bình thường của cơ thể người ; nhiệt độ của hơi nước đang sôi ; nhiệt độ của nước đá đang tan. - Biết sử dụng từ "nhiệt độ" trong diễn tả sự nóng, lạnh. - Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : 1phích nước sôi, nước đá. - HS : Chuẩn bị theo nhóm , mỗi nhóm 3 chiếc cốc và nhiệt kế. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc lửa hàn ? - Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. - Yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hàng ngày. - Cho HS quan sát hình 1 và TLCH : Cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất ? - Nêu : Người ta dùng nhiệt kế để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. - Yêu cầu HS nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, cao hơn, thấp hơn. - 1 vài em kể trước lớp. - Quan sát và nêu ý kiến. - Lắng nghe. - 1 vài em nêu. * Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế. - Giới thiệu 2 nhiệt kế : nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể và nhiệt kế đo nhiệt độ không khí. Mô tả sơ lược và HD cách đọc. - Quan sát và lắng nghe. - Gọi HS thực hành đọc nhiệt kế. - Một số em lên đọc. - HD HS cách đo nhiết độ và tổ chức cho HS thực hành đo nhiệt độ. - Cùng HS nhận xét, bổ sung. - Kết luận : (Mục Bạn cần biết). - Thực hành theo nhóm : + Sử dụng nhiệt kế thí nghiệm để đo nhiệt độ của nước. + Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. - Nghe và nhắc lại. * Củng cố, dặn dò : - Dặn HS chuẩn bị cho bài 51 theo nhóm, mỗi nhóm : 2 chậu ; 1 cốc ; lọ có cắm ống thuỷ tinh. ========================================= Địa lí Tiết 25. ÔN TẬP (T134) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Chỉ hoặc điền đúng vị trí ĐBBB, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam. - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 ĐBBB và ĐBNB. - Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố HCM, Cần Thơ, nêu một số đặc điểm của các thành phố này. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Bản đồ Địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam, lược đồ trống Việt Nam. - HS : VBT (thay phiếu). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu những dẫn chứng cho thấy TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long. B. Ôn tập : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Vị trí các đồng bằng và các dòng sông lớn. - Nêu yêu cầu 1. - Làm việc theo cặp : Quan sát và chỉ vị trí các dòng sông lớn trên lược đồ trang 98 và 117. - Treo bản đồ Địa lý tự nhiên, yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vị trí các dòng sông lớn. - Một vài em lên chỉ, lớp quan sát, nhận xét. - Nói thêm : Sông Tiền và sông Hậu là 2 nhánh lớn của sông Cửu Long, phù sa của dòng sông này tạo nên vùng ĐBNB. - Yêu cầu HS lên chỉ 9 cửa đổ ra biển của sông Cửu Long. - Lắng nghe. - 1 vài em lên bảng chỉ, lớp quan sát. * Hoạt động 2 : Đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Trao đổi theo cặp, ghi kết quả vào VBT-T46. - Nhận xét, chốt lại ý đúng : - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét, bổ sung. ĐBBB ĐBNB - Địa hình Tương đối cao Có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. - Sông ngòi Có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ sông Không có hệ thống ven sông ngăn lũ - Đất đai Đất không được bồi đắp thêm phù sa nên kém màu mỡ dần. Đất được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ sau mỗi mùa lũ, có đất phèn mặn và chua. - Khí hậu Có 4 mùa trong năm, có mùa đông lạnh và mùa hè nhiệt độ cũng lên cao. Chỉ có 2 mùa mưa và khô, thời tiết thường nóng ẩm, nhiệt độ cao. * Hoạt động 3 : Con người và hoạt động sản xuất ở các đồng bằng. - Nêu câu hỏi 3 và lần lượt nêu từng ý. - 1 vài em nêu ý kiến, lớp trao đổi thống nhất ý kiến. - Nhận xét, chốt ý đúng. Kết quả : + Đúng : Câu b và d. + Sai : Câu a và c. - Theo dõi. * Củng cố, dặn dò : - Dặn HS đọc và chuẩn bị các câu hỏi của bài Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. ========================================== Mĩ thuật Tiết 25. VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM (T59) I. MỤC TIÊU : - HS biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh. - HS biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình, vẽ màu theo ý thích. - HS thêm yêu mến trường của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Tranh ảnh về trường học, hình gợi ý cách vẽ. - HS : Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, sưu tầm tranh ảnh về trường học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - Giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường. - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK để nhận biết thêm về đề tài nhà trường. - Quan sát và lắng nghe. - Quan sát. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. - Yêu cầu HS chọn nội dung để vẽ tranh. - Gợi ý cách vẽ tranh : + Vẽ hình ảnh chính. + Vẽ thêm các hình ảnh khác. + Vẽ màu theo ý thích. - Tự chọn và nêu ý kiến. - Theo dõi. * Hoạt động 3 : Thực hành. - Theo dõi, gợi ý, giúp đỡ thêm. - Tự vẽ tranh theo ND đã chọn. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Tổ chức cho HS trưng bày bài vẽ. - Cùng HS nhận xét, đánh giá một số bài vẽ. - Trưng bày theo tổ. - Nhận xét, xếp loại. * Dặn dò : - Sưu tầm tranh của thiếu nhi chuẩn bị cho bài 26. =========================================
Tài liệu đính kèm: