Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 31

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 31

Khoa học

Tiết 61. TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT (T122)

I. Mục tiêu :

 Sau bài học, HS có thể :

 - Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.

 - Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

II. Đồ dùng dạy học :

 - HS : Giấy khổ to và bút dạ.

III. Các hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ :

 - Nêu vai trò của không khí đối với thực vật, nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.

B. Bài mới :

* Giới thiệu bài :

* Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.

- Tổ chức cho HS quan sát hình 1, TLCH : - Cả lớp quan sát, trao đổi, phát biểu ý

 + Những gì được vẽ trong hình ? kiến.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Tiết 31. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiếp - T43)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
	- Hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
2. Kĩ năng :
	- Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Thái độ :
	- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường ; có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Thẻ màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu những việc làm có tác dụng bảo vệ môi trường.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Trao đổi về điều sẽ xảy ra với môi trường (Bài tập 2). 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Làm việc theo nhóm 3 : Mỗi nhóm trao đổi 1 tình huống, đưa ra dự đoán và giải thích dự đoán.
- Tổ chức cho HS trình bày. 
- Từng nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.
- Nhận xét chung, nhắc nhở HS : BVMT là giữ cho môi trường trong sạch, sống thân thiện với môi trường, duy trì và tiết kiệm hiệu quả năng lượng.
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 3).
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm.
- Trao đổi theo cặp và đưa ra ý kiến của mình.
- Nêu từng ý kiến.
- Cả lớp bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ, thống nhất ý kiến : 
 + Không tán thành a, b.
 + Tán thành : c, d, g.
- Nhận xét, chốt ý đúng. 
* Hoạt động 3 : Xử lí tình huống ( Bài tập 4).
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm.
- 3 nhóm : Mỗi nhóm 1 tình huống để đưa ra cách xử lí.
- Cho HS trình bày trước lớp.
- Lần lượt từng nhóm nêu, lớp nhận xét, bổ sung, đưa ra cỏch giải quyết đỳng :
a. Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b. Đề nghị giảm âm thanh.
c. Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Nhận xét, bổ sung : Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng chính là góp phần BVMT. 
- Theo dâi.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại Ghi nhớ của bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS về ý thức BVMT, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi ở.
=========================================
Khoa học
Tiết 61. TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT (T122)
I. Mục tiêu :
	Sau bài học, HS có thể :
	- Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
	- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
II. Đồ dùng dạy học :
	- HS : Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu vai trò của không khí đối với thực vật, nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
- Tổ chức cho HS quan sát hình 1, TLCH :
- Cả lớp quan sát, trao đổi, phát biểu ý 
 + Những gì được vẽ trong hình ?
kiến.
 + Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh ?
 + Những yếu tố nào còn thiếu ?
 + Trong quá trình sống, cây lấy từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
- Quan sát hình 2 và trả lời.
 + Quá trình trên được gọi là gì ?
 + Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật ?
- Kết luận : Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bon-nic, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bon-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : 
- Làm việc theo nhóm 4 : Vẽ vào giấy khổ
 Vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
 to và nêu trong nhóm.
- Cho HS trình bày. 
- Cử đại diện lên trình bày trên sơ đồ của nhóm mình vẽ.
- Cùng HS nhận xét, khen nhóm vẽ và nêu tốt.
- Lớp nhận xét, bổ sung, trao đổi.
4. Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
	- Dặn HS học bài và đọc trước bài Động vật cần gì để sống ?.
=========================================
Lịch sử
Tiết 31. NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP (T65)
I. Mục tiêu :
	- Học xong bài này, học sinh biết :
	- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
	- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Hãy kể lại chính sách về kinh tế văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến "Tự Đức.", TLCH :
 + Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Đọc thầm, phát biểu ý kiến.
 + Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Ánh đã làm gì ?
 + Nhà Nguyễn trải qua mấy đời vua, là những vua nào ?
- Kết luận : Tóm tắt các ý chính, giải thích thêm về vua Gia Long (Nguyễn Ánh).
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Sự thống trị của nhà Nguyễn.
- Cho HS đọc đoạn còn lại kết hợp quan sát tranh trong SGK, TLCH cuối mỗi đoạn và câu hỏi : 
 + Bộ luật Gia Long hà khắc như thế nào ?
 + Nhà Nguyễn đặt ra Bộ luật Gia Long nhằm mục đích gì ?
 + Cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn như thế nào ?
- Đọc thầm, quan sát tranh, trao đổi, phát biểu.
- Kết luận : Các vua nhà Nguyễn dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền lợi vào tay mình và bảo vệ ngai vàng.
- Nói thêm : Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
- Lắng nghe.
* Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc nội dung Ghi nhớ.
	- Dặn HS học bài, đọc và trả lời các câu hỏi cuối của bài Kinh thành Huế.
============================================
Kĩ thuật
Tiết 31. LẮP Ô TÔ TẢI (T91)
I. Mục tiêu :
	- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
	- Lắp được từng bộ phận của ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. Đồ dùng dạy học :
	- GV : Mẫu ô tô tải dẫ lắp.
	- HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- HD HS quan sát kĩ từng bộ phận, TLCH :
Để lắp được ô tô tải cần phải có bao nhiêu bộ phận ?
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế.
- Cả lớp cùng quan sát.
- Quan sát và nêu ý kiến.
- Liên hệ thực tế và phát biểu ý kiến.
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Chọn chi tiết : 
- Yêu cầu HS gọi tên, nêu số lượng, chọn các chi tiết theo bảng trong SGK.
b. Lắp từng bộ phận :
. Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin :
- Cho HS nêu các phần cần phải lắp.
- Lắp từng phần, gọi HS lên cùng lắp.
. Lắp ca bin :
- Cho HS quan sát hình 3 và nêu các bước lắp ca bin.
- Gọi HS lên bảng cùng lắp.
. Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe.
- Gọi HS lên bảng lắp.
- Cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Lắp ráp xe ô tô tải :
- Lắp theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
d. HD tháo các chi tiết :
- Tháo theo quy trình ngược lại.
- 1 vài em thực hiện, lớp quan sát.
- 1, 2 em nêu.
- 2 em lên lắp, lớp theo dõi.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- 1 em lên bảng lắp, lớp theo dõi.
- 4 em lên bảng lắp, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- 1 em nêu các bước lắp ráp ô tô tải.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
* Củng cố, dặn dò : 
	- Cho HS nhắc lại các bước lắp ô tô tải.
	- Dặn HS chuẩn bị bộ lắp ghép để giờ sau thực hành.
======================================
==============================================
Khoa học
Tiết 62. ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? (T124)
I. Mục tiêu :
	Sau bài học, HS biết :
	- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
	- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học :
	- HS : VBT (thay phiếu).
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm và 
- Làm việc theo nhóm 4, nhóm trưởng điều 
HD HS hoạt động :
 + Đọc mục quan sát và xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
 + Nêu nguyên tắc thí nghiệm. 
 + Đánh dấu vào VBT và thảo luận dự đoán kết quả.
khiển theo sự HD của GV, ghi kết quả vào VBT-T72.
- Cho HS trình bày.
- Chốt ý đúng :
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
ánh sáng, nước, không khí.
Thức ăn
2
Ánh s¸ng, kh«ng khÝ, thøc ¨n.
N­íc
3
¸nh s¸ng, n­íc, kh«ng khÝ, thøc ¨n
4
ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
ánh sáng.
* Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm.
- Dựa vào câu hỏi mục Liên hệ thực tế và trả lời để thảo luận theo cặp.
- Chốt ý đúng và ghi kết quả dự đoán lên bảng :
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
 + Con 1 : Chết sau con ở hình 2 và 4.
 + Con 2 : Chết sau con hình 4.
 + Con 3 : Sống bình thường.
 + Con 4 : Chết trước tiên.
 + Con 5 : Sống không khoẻ mạnh.
- Kết luận : (Mục Bạn cần biết).
4. Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
	- Dặn HS học bài và sưu tầm tranh ảnh các con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
=======================================
Địa lí
Tiết 31. BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO (T149)
I/ Mục tiêu : 
	Học xong bài này, HS biết :
	- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bỗu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
	- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
	- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
	GD cho HS tình yêu đất nước.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vùng biển Việt Nam.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và đọc mục 1, thực hiện yêu cầu cuối mục 1 và TLCH :
 + Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì ?
 + Biển có vai trò gì đối với nước ta ?
- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS chỉ các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- Mô tả, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
- Quan sát và thực hiện yêu cầu, trình bày kết quả trước lớp.
- Quan sát, 2 em lên bảng chỉ.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đảo và quần đảo.
- Chỉ các đảo và quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS đọc nội dung mục 2, TLCH:
 + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ?
 + Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất ?
 + Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía nam.
 + Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì ?
- Yêu cầu HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền trên bản đồ, nêu đặc điểm, ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo, quần đảo.
- Cho HS quan sát hình 2 và hình 3, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo.
- Cho HS đọc Ghi nhớ.
- Quan sát, theo dõi, thảo luận theo cặp.
- Trình bày kết quả trước lớp.
- 1 vài em lên bảng chỉ, lớp theo dõi.
- Quan sát và lắng nghe.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS học bài ; đọc và trả lời các câu hỏi của bài Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
===========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_ki_thuat_lop_4_tuan.doc