Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Bản 3 cột)

Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Bản 3 cột)

I - MỤC TIÊU:

- Thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm , chơi trò chơi để củng cố kiến thức đã học

- HS biết thực hiện hành vi trung thực - phê phán hành vi giả dối .

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK đạo đức 4

- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

- Giấy , bút cho các nhóm

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 69 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Đạo đức
Tuần : 1 
Tiết : 1
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Trung thực trong học tập
(Tiết 1)
I - Mục tiêu:
- Học sinh nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung, trung thực trong học tập nói riêng.
- Học sinh có thái độ và hành vi trung thực trong học tâp
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực.
II- Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4 
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập (HS sưu tầm) .
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
Nội dung dạy học
Phương pháp-Hình thức
4’
34’
2’
A. Kiểm tra: Đồ dùng học tập, sách vở...
- Các tổ trưởng đi kiểm tra từng bàn và báo cáo tình hình chuẩn bị của các bạn.
B. Bài mới:
*Hoạt động 1: Thảo luận tình huống
- Hôm qua, Long mải chơi, quên chơi làm bài tập toán. Sáng nay, đến lớp Long mới nhớ ra và rất lo lắng.
- Cách giải quyết chính:
a) Mượn vở BT của bạn để chép.
b) Nói dối cô là đã làm bài tập nhưng để quên vở ở nhà.
c) Nhận lỗi với cô và tối về nhà làm bài tập.
- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào ?
+Nhóm 1: Long có thể mượn vở của bạn để chép.
- Bạn có thể cho mượn và như vậy Long không bị phê bình
- Bạn có thể không cho mượn và thưa cô, như vậy lỗi của Long sẽ nặng thêm.
- Chép bài của bạn, Long sẽ không hiểu, khi cô gọi lên chữa bài, Long sẽ lúng túng, sẽ bị phát hiện.
+Nhóm 2: Nói dối cô là đã làm bài tập nhưng quên vở ở nhà.
- Nếu là lần đầu, cô có thể tin nhưng những lần sau thì cô không tin.
- Cô sẽ yêu cầu lên làm bài, Long sẽ không làm được bài. Cô sẽ biết.
- Long sẽ áy náy vì sự không trung thực của mình.
+ Nhóm 3: Nhận lỗi với cô và tối về nhà làm lại bài:
- Làm như vậy cô giáo sẽ tha lỗi, các bạn sẽ cảm phục vì lòng trung thực.
- Long sẽ tiến bộ
- Qua phần thảo luận của các nhóm, hãy cho biết cách giải quyết nào là phù hợp nhất.
-GV kết luận:
 Cách giải quyết(c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
- Hỏi:
+Thế nào là trung thực trong học tập? 
+Trong học tập chúng ta có cần phải trung thực không?
- Kết luận: Trong học tập chúng ta cần phải luôn trung thực, khi mắc lỗi gì trng học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Ghi nhớ: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được thầy, cô, bạn bè yêu quý, tôn trọng.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân BT1 (SGK)
- Ghi vào ô trống dấu “+” trước những việc làm biểu hiện tính trung thực trong học tập, dấu “-” trước những việc làm thiếu trung thực trong học tập.
- GV kết luận:
+ Các việc (b), (d), (e) là trung thực trong học tập.
+ Các việc (a), (c), (đ) là thiếu trung thực trong học tập.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm BT 2 (SGK)
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt thòi
b) Thiếu trung thực trong học tập là không tự trọng, là tự lừa dối mình.
c) Chỉ cần bản thân mình trung thực trong học tập là đủ, còn bạn bè thì không quan tâm.
- Kết Luận:
+ ý kiến (b) là đúng
+ ý kiến (a) và (c )là sai
C - Củng cố, dặn dò:
- HS sưu tầm các truyện, tấm gương về trung thực trong học tập. Tự liên hệ (BT 6 SGK)
*Phương pháp kiểm tra-đánh giá
- Giáo viên nhận xét
* Phương pháp thực hành, luyện tập (thảo luận nhóm )
- HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống
- HS phát biểu các cách có thể có của bạn Long trong tình huống.
- GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.
-HS chia mỗi tổ thành 3 nhóm theo 3 cách giải quyết để thảo luận.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- HS phát biểu
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc cá nhân.
- HS cùng bàn trình bày ý kiến trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- Chữa bài.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS tự lựa chọn đứng vào các vị trí quy ước theo 3 thái độ:
+ Tán thành
+ Phân vân
+ Không tán thành
- GV yêu cầu các nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lý do sự lựa chọn của mình.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- GV kết luận.
*Rút kinh nghiệm:
Môn Đạo đức 
Tiết 2 - Tuần 2 
 Thứ ngày tháng năm 
Trung thực trong học tập
(Tiết 2)
I - mục tiêu:
- Thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm , chơi trò chơi để củng cố kiến thức đã học 
- HS biết thực hiện hành vi trung thực - phê phán hành vi giả dối . 
II- đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4 
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
- Giấy , bút cho các nhóm 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Tg
Nội dung 
Phương pháp
4’
34’
2’
A- Kiểm tra:
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
Em hãy nêu một số biểu hiện của sự trung thực trong học tập đáng khen trong lớp ta.
2. Tại sao phải trung thực trong học tập?
Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa, sau đó em cảm thấy thế nào? Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống tương tự như vậy?
B. Bài mới
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm BT3 (SGK)
- Cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống
a- Chịu nhận điểm kém và về quyết tâm học để gỡ lại 
b- Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng
c- Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực.
* Hoạt động 2 : Tiểu phẩm
- Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
- Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành đông như vậy không?
* Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
- Em có nghĩ gì về các mẩu chuyện và tấm gương đó?
* GV kết luận:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương sáng về tính trung thực trong học tập. Chúng ta cần học hỏi, noi theo các tấm gương đó.
C. Củng cố - dặn dò :
- HS sưu tầm các truyện , tấm gương về trung thực trong học tập.
- HS tự liên hệ ( BT 6- SGK )
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GVđánh giá, cho điểm
* Phương pháp thực hành luyện tập (thảo luận nhóm )
- GV giao nhiệm vụ
- HS nêu yêu cầu 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV kết luận : Trong học tập , chúng ta cần phải trung thực , thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quí .
- 1 hoặc 2 nhóm HS trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị về chủ đề bài học.
- Cả lớp thảo luận
- Một số HS kể những mẩu chuyện, tấm gương về tính trung thực trong học tập
- HS nêu ý kiến của mình.
- GV kết luận
* Rút kinh nghiệm :
Môn Đạo đức
Tuần : 3 
Tiết : 3
 Thứ.............. ngày.......... tháng.......... năm 
Vượt khó trong học tập
( Tiết1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được:
+ Mỗi người đều có thể khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Điều quan trọng là phải biết quyết tâm và có biện pháp phù hợp để khắc phục, vượt qua.
- HS có thái độ:
+ Yêu mến, cảm phục và theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
+ Cách sống tích cực của Thảo rất đáng học tập (vươn lên khó khăn, biết nhận sự giúp đỡ của người khác để vượ lên số phận và sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ cùng các bạn nghèo khác...)
- HS có kỹ năng thực hành:
+ Nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua.
+ Biết quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách, báo viết về những tấm gương vượt khó để học tốt.(HS sưu tầm)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Nội dung 
Phương pháp
4’
34’
2’
Kiểm tra bài cũ.
Bài “ Trung thực trong học tập”
- HS đọc thuộc ghi nhớ + trả lời câu hỏi : Em hãy kể một câu chuyện về tính trung thực ?
B.Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện
.
* Hoạt động2: Thảo luận nhóm.
- Câu1:Thảo đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
Nhà Thảo nghèo, bố mẹ bị tai nạn, bố phải chống nạng, mẹ bị tật thần kinh. Thảo vừa học vừa làm việc nhà.
- Câu2: Vì sao khó khăn như vậy mà Thảo vẫn học tốt?
Hoàn cảnh khó khăn nhưng Thảo vẫn học tốt vì trên lớp Thảo học bài, làm bài ngay, chỗ nào không hiểu thì hỏi cô, hỏi bạn. Buổi tối Thảo học một ít, buổi sáng sớm xem lại.
- Kết luận: Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, song Thảo biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên trong học giỏi. Chúng ta cần học tập tấm gương của bạn.
* Hoạt động3: Luyện tập.
- Bài 1:
Nên chọn cách (a) hoặc (b), (đ)
- Bài 2: Tình huống trong SGK trang 7
* Hoạt động 4: Làm việc chung cả lớp.
- GV: Qua bài học hôm nay, chúng ta học dược gì ở bạn Thảo?
C.Củng cố - dặn dò.
Chuẩn bị BT3,4 SGK.
*PP kiểm tra đánh giá
- HS thực hiện các yêu cầu của GV
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV giới thiệu.
- GV đọc truyện.
- HS kể tóm tắt câu chuyện
- HS chia thành 8 nhóm.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV ghi ý chính lên bảng.
- HS bổ sung, nhận xét.
- GV kết luận.
- HS trao đổi (2 em một nhóm) bài tập 1,2.
- GV hỏi từng ý (a,b,c...) của từng câu hỏi và cả lớp giơ tay xem có bao nhiêu em chọn ý (a,b,c...)
- HS tự do phát biểu.
- HS thuộc ghi nhớ, cho cả lớp nghe.
- HS tìm và nêu những gương HS vượt khó ở lớp (trường) nếu có.
* Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................
Môn Đạo đức
Tuần : 4 
Tiết : 4
Thứ hai ngày.......... tháng.......... năm
Vượt khó trong học tập
( Tiết2)
I. Mục tiêu:
- HS có kỹ năng thực hành.
- Nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua.
- Biết quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách, báo có viết những tấm gương vượt khó để học tốt (HS sưu tầm).
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Nội dung 
Phương pháp
4’
34’
2’
A.Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là vượt khó trong học tập?
? Vượt khó trong học tập sẽ mang lại kết quả gì?
B.Bài mới:
* Hoạt động 1: Làm việc nhóm.
- Bài tập 3: Bạn đã bao giờ gặp khó khăn trong hoc tập, trong công việc chưa? Nếu có, bạn đã khắc phục vượt qua như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn về những điều đó?
- Nội dung 3(SGK):
Hãy viết những khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và những biện pháp để vượt qua những khó khăn đó.
* Hoạt động2: Hoạt động nhóm.
- Lập kế hoạch giúp đỡ những bạn HS có hoàn cảnh khó khăn ở lớp, trường (địa phương).
* Hoạt động tiếp nối.
- HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn bản thân, vươn lên trong học tập.
- Các nhóm thực hiện kế hoạch giúp đỡ các bạn HS gặp khó khăn đã được xây dựng.
C. Củng cố - dặn dò :
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ SGK 
- GV kết thúc bài và nhận xét giờ học .
* PP kiểm tra- đánh giá
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- GV nhận xét, cho điểm
* Các nhóm trao đổi về bài tập 3,4 SGK.
- 1 vài HS lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét, trao đổi.
* Các nhóm thảo luận theo nội dung 3 mục: “Thực h ... Đại diện từng nhóm trình bày 
- Cả lớp trao đổi, tranh luận, bổ sung ý kiến trước lớp.
- GV kết luận
* Phương pháp thảo luận nhóm
- GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm nội dung bài tập 5
- Nhóm độc lập thảo luận
- Lưu ý các nhóm ghi lại kết quả thảo luận vào bảng trong sách; nên bổ sung mục địa chỉ.
- Đại diện từng nhóm trình bày 
- Cả lớp trao đổi, tranh luận, bổ sung ý kiến trước lớp.
*Rút kinh nghiệm: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn Đạo đức
Tuần : 28 
Tiết : 28
Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008
Tôn trọng luật giao thông
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu: Cần phải tôn trọng luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
- Hình thành cho HS thái độ: Tôn trọng luật Giao thông, ủng hộ những người chấp hành luật Giao thông.
- HS chấp hành luật Gia thông .
II. Đồ dùng dạy học :
- Một số biển hiệu ATGT.
- Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
 4'
34’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao cần tích cực tham gia những hoạt động nhân đạo?
- Các em có thể và cần tham gia những hoạt động nhân đạo nào?
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu.
2. Bài học: 
* Hoạt động 1: Nghe sự kiện:
- Kết luận: 
+ Tai nạn GT để lại nhiều hậu quả: 
tổn thất về người và của.
+ Tai nạn GT xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai, do con người.
+ Do đó, tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành luật GT. 
- Ghi nhớ ( SGK trang 40) 
* Hoạt động 2: Bài tập 1:
- Kết luận:
Các tranh 1, 2, 3 thể hiện các việc làm không chấp hành hoặc cản trở GT. Còn các tranh 4, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng luật GT.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2.
- Phương án đúng:
+ Dừng ngay các việc làm sai ( không đá bóng dưới lòng đường, không ngồi trên đường tàu; dừng lại trước đèn đỏ,...) luật GT cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
* Hoạt động tiếp nối:
- Tìm hiểu các biển báo GT nơi gần em ở và trường học, tác dụng của các bển báo.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau thực hành.
* Phương pháp kiểm tra-đánh giá
- GV gọi 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình
- GV ghi bảng - HS ghi vào vở.
* Phương pháp thảo luận:
- GV chia lớp làm 4 nhóm.
- HS đọc các sự kiện trong SGK và thảo luận nhóm các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn GT. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GV kết luận.- HS nêu ghi nhớ.
- GV chia nhóm.
- Từng nhóm HS xem xét bức tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng luật lệ an toàn GT chưa?. Nên làm thế nào thì đúng luật GT? 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn
- GV kết luận. 
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống và cách xử lí. 
- Đại diện các nhóm trình bày dưới dạng trò chơi đóng vai. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GV nhận xét , kết luận.
- HS tự liên hệ thực tế.
- 3 HS nêu lại ghi nhớ của bài.
*Rút kinh nghiệm: 
Môn Đạo đức
Tuần : 29
Tiết : 29
Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008
Tôn trọng luật giao thông
(Tiết 2)
I. Mục tiêu 
1.HS hiểu: Cần phải tôn trọng luật lệ ATGT. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
2. Hình thành cho HS thái độ: 
- Tôn trọng luật lệ ATGT, ủng hộ những người chấp hành luật lệ ATGT.
3. HS chấp hành luật lệ ATGT .
II. Đồ dùng dạy học
- Một số biển hiệu ATGT.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
4'
34’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số VD về các việc làm sai ảnh hưởng đến ATGT.
B.Bài mới:
*Hoạt động 1:
Tìm hiểu luật lệ ATGT
* Hoạt động 2:
Thảo luận bài tập 3:
- Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách xử lí và chuẩn bị đóng vai.
* Hoạt động 3:
Giải quyết tình huống.
- Nhóm 1: Tìm các biện pháp giải quyết tình trạng ách tắc giao thông.
- Nhóm 2: Tìm các biện pháp giải quyết tình trạng xe thồ hàng cồng kềnh trên đường.
- Nhóm 3: Tìm các biện pháp giải quyết tình trạng nhiều xe máy đi lại trên đường.
- Nhóm 4: Tìm các biện pháp giải quyết tình trạng hay tụ tập dưới lòng đường.
* Hoạt động tiếp nối:
- Tổ chức diễn đàn “ HS với luật lệ ATGT”.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS chấp hành tốt luật lệ ATGT và nhắc mọi người cùng thực hiện.
* Phương pháp kiểm tra-đánh giá
- GV gọi 2 HS lần lượt nêu VD.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thảo luận:
- GV chia lớp làm 4 nhóm.
- Khi GV giơ biển báo lên, nếu HS biết ý nghĩa của biển báo thì giơ tay. Mỗi nhận xét đúng thì được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất thì thắng cuộc.
- GV đánh giá cuộc chơi.
- GV chia HS làm 5 nhóm.
- Từng nhóm lên đóng vai. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- GV chia HS làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày cách giải quyết, các nhóm khác bổ sung .
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
*Rút kinh nghiệm :
Môn Đạo đức
Tuần : 30 
Tiết : 30
Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2008
Bảo vệ môi trường
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường như với một người bạn, môi trường liên quan chặt chẽ đến cuộc sống con người hôm nay và mai sau. Do đó, con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
- HS có thái độ bảo vệ môi trường, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
- HS biết bảo vệ, gìn giữ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu thảo luận.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
TG
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
5’
33’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em cần làm gì để tham gia ATGT?
- Tại sao mỗi người dân chúng ta phải thực hiện Luật GT?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
* Hoạt động 1:
- Em đã được nhận gì từ môi trường? 
(chú ý: không được lặp lại ý kiến của nhau ).
- Kết luận : Giữa môi trường và cuộc sống con người có mối quan hệ chặt chẽ, con người nhận tất cả những thứ cần thiết cho cuộc sống từ môi trường.
* Hoạt động 2:
+ Đất biến thành sa mạc: lượng đất trồng trọt sẽ giảm, lượng lương thực giảm, người dân không có đất canh tác, sẽ nghèo đói; lượng nước giảm.
+ Dầu đổ vào đại dương: nước bị nhiễm bẩn, đất bị ô nhiễm, các sinh vật biển bị chết hoặc bị nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú; gây xói mòn, đất bị bạc màu.
*Hoạt động 3: Bài tập 1 - SGK
+ Các việc làm bảo vệ môi trường: b, d, h, i, l.
+ Dùng than đá để tạo ra năng lượng ảnh hưởng xấu đến tầng ô zôn, làm ô nhiễm không khí.
+ Túi ni lông lâu không phân huỷ làm ô nhiễm đất, gây bệnh cho người và các loại động vật.
+ Các loài thú bị tuyệt chủng làm nguồn gốc gen bị suy giảm.
+ Phân hoá học gây ô nhiễm và làm cho đất bạc màu.
- GV kết luận:
C. Củng cố - Dặn dò :
- Giáo viên giao nhiệm vụ, nhóm tự phân công công việc cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm mình về việc tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
* Phương pháp kiểm tra - đánh giá
- Học sinh và giáo viên nhận xét, cho điểm
*Phương pháp thảo luận nhóm
-Trao đổi ý kiến: Giáo viên cho học sinh ngồi thành hình vòng tròn. Mỗi học sinh trả lời 1 câu:
- Giáo viên kết luận
*Phương pháp thảo luận nhóm: 
- GV chia nhóm, yêu cầu học sinh đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu ở trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và giải thích câu ghi nhớ.
- GV giao nhiệm vụ và giải thích yêu cầu của bài tập 1: dấu x vào ô trống chỉ việc làm bảo vệ môi trường và giải thích ảnh hưởng của các việc làm trên đến môi trường.
- Mời một số HS lên trả lời câu hỏi.
*Rút kinh nghiệm :
Môn Đạo đức
Tuần : 31
Tiết : 31
Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008
Bảo vệ môi trường
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường như với một người bạn. Môi trường liên quan chặt chẽ đến cuộc sống con người hôm nay và mai sau. Do đó, con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
- HS có thái độ bảo vệ môi trường, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
- HS biết bảo vệ, gìn giữ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu thảo luận
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
TG
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
5’
33’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường?
- Em hãy kể một số việc đã làm để bảo vệ môi trường.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1:
Thảo luận nhóm bài tập 2.
* Hoạt động 2:
Bài tập 3 trong SGK.
A: không đồng ý.
B: không đồng ý.
C: đồng ý.
D: đồng ý.
E: đồng ý. 
* Hoạt động 3:
Thảo luận nhóm BT 4 - SGK.
* Hoạt động 4: Liên hệ thực tế tình hình môi trường và BVMT ở địa phương em đang ở.
Làm việc theo nhóm.
- Thảo luận về tình hình bảo vệ môi trường của địa bàn mình, những điều tốt và xấu (cách xử lý rác, nước, cây, xanh...) và cách giải quyết vấn đề đó; học sinh đã tham gia như thế nào vào phong trào bảo vệ môi trường tại trường, lớp và địa phương. 
- Kết luận chung:
+ Nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
+ Đọc ghi nhớ - SGK
C. Củng cố - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nên tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
* Phương pháp kiểm tra - đánh giá
- 2 HS
- HS và GV nhận xét, cho điểm.
*Phương pháp hoạt động nhóm:
- GV chia HS làm 6 nhóm.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống để thảo luận và tìm các cách giải quyết.
- Từng nhóm trinh bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
*Phương pháp nhóm đôi:
- HS làm việc từng đôi một.
- GV gọi một số học sinh lên trình bày ý kiến của mình.
- GV đưa ra đáp án đúng
*Phương pháp hoạt động nhóm
- GV chia thành 4 nhóm.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống thảo luận và tìm cách xử lý.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét cách xử lý của từng nhóm.
*Phương pháp hoạt động nhóm:
- GV chia lớp thành 3 nhóm: trường, lớp, xóm ( phố) 
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_ban_3_cot.doc