Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)

ĐẠO ĐỨC

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)

 I- Mục tiêu:

 - HS hiểu trung thực trong học tập sẽ giúp ta tiến bộ.

 - Biết trung thực là đức tính cần thiết của học sinh.

 - Giáo dục ý thức đồng tình với hành vi trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II-Tài liệu và phương tiện:

- GV: SGK + mẩu chuyện về tấm gương trung thực.

III-Hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 503Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Bài 1: Trung thực trong học tập (Tiết 1)
I-Mục tiêu:
 - HS nhận thức được: cần phải trung thực trong học tập, biết giá trị của trung thực nói chung và trong học tập nói riêng.
 - Biết trung thực là đức tính cần thiết của học sinh.
 - Giáo dục ý thức đồng tình với hành vi trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II-Tài liệu và phương tiện: GV: SGK + mẩu chuyện về tấm gương trung thực.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:2’
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:28’
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài. 1’
2-Bài giảng:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống. 8’
- GV cho HS quan sát tranh SGK và đọc.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4.
- GV nêu 3 cách giải quyết: 
a-Mượn tranh ảnh của bạn đưa cho cô giáo xem.
b- Nói dối cô đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c- Nhận lỗi và hứa với cô sễ sưu tầm và nộp sau.
GV kết luận.
- Gọi HS đọc SGK phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập. 7’
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
-Kết luận
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài 2 SGK.
 ( 10’) 
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
+ Hướng dẫn HS liên hệ bản thân.
 3- Củng cố- Dặn dò: 2’
- Hỏi: vì sao phải trung thực trong học tập?
- Dặn dò HS về nhà.
- HS để đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra.
- 2 HS đọc to tình huống SGK.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS lựa chọn tình huống sẽ giải quyết.
- HS suy nghĩ và trả lời miệng. Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Thảo luận và đưa ra nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu SGK.
- HS bày tỏ thái độ theo 3 xu hướng: tán thành, phân vân, không tán thành.
- Thảo luận nhóm 2. 
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu SGK.
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS trả lời.
Đạo đức
Trung thực trong học tập (Tiết 2)
 I- Mục tiêu:
 - HS hiểu trung thực trong học tập sẽ giúp ta tiến bộ.
 - Biết trung thực là đức tính cần thiết của học sinh.
 - Giáo dục ý thức đồng tình với hành vi trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II-Tài liệu và phương tiện:
GV: SGK + mẩu chuyện về tấm gương trung thực.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:3’
 - Gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là trung thực trong hoạ tập?
B-Bài mới:28’
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài. 1’
2-Bài giảng:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 7’
 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài 3 SGK.
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4.
-GV giao nhiệm vụ cho HS.
 - Gọi HS trả lời , các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận 
Hoạt động 2: Trình bày những tư liệu đã sưu tầm ở bài 4. 8’
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
Kết luận:
 Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm bài tập
 ( 9’) 
- Tổ chức lớp nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Nếu em vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Tại sao?
GV nhận xét, động viên những em có suy nghĩ tốt.
 3- Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà.
- HS Trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to tình huống SGK.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK. - Thảo luận và đưa ra nhận xét.
2-3 nhóm trình bày tiểu phẩm
- Thảo luận nhóm 2. 
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu SGK.
- HS tự liên hệ bản thân.
- 
Đạo đức
Bài 2: vượt khó trong học tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS nhận thức được: Trong cuộc sống và học tập ai cũng có khó khăn cần có quyết tâm để vượt qua.
 - Biết giúp đỡ người khác và bản thân khi gặp khó khăn.
 - Giáo dục ý thức vượt khó trong cuộc sống và học tập.
II -Tài liệu và phương tiện: - GV: SGK + mẩu chuyện về tấm gương vượt khó.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Trung thực trong học tập có kết quả gì?
 B- Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài. 1’
2-Bài giảng:
Hoạt động 1: GV kể chuyện: Một HS nghèo vượt khó. 5’
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2. 7’
Hỏi: Thảo gặp khó khăn gì trong học tập, cuộc sống?
Câu 2: Mặc dù khó khăn, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
GV kết luận: 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2. 8’
- Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Trong hoàn cảnh như Thảo, em sẽ làm gì?
GV kết luận:
 Hoạt động 4: HS làm việc cá nhân. 8’
Bài 1: HS đọc to yêu cầu.
Hỏi: Gặp bài toán khó em sẽ chọn cách nào? A, b, d
Hỏi: Cần phải làm gì để có kết quả trong cuộc sống, học tập?
*Ghi nhớ.
3- Củng cố- Dặn dò: 3’
- Hỏi lại nội dung bài.
- Nhắc nhở về nhà chuẩn bị bài 3, 4.
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi- lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS kể lại câu chuyện.
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo cặp.
- Các nhóm trình bày. HS nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời nối tiếp.
- HS liên hệ bản thân.
- HS đọc phần ghi nhớ.
đạo đức
Vượt khó trong học tập ( Tiếp)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
HS hiểu được mỗi người đều có khó khăn trong cuộc sống và học tập.
Biết xác định khó mhăn để vượt qua, quan tâm giúp đỡ người cùng cảnh.
Giáo dục ý thức kiên trì, vượt khó.
II-Tài liệu và phương tiện:
 GV: SGK + bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- GV đánh giá.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài. 1’
2-Bài giảng: 28’
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bài tập 2.
 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài 2 SGK.
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4.
GV kết luận: 
Hoạt động 2: 
- Thảo luận nhóm 2 bài 3. 
- Kể cho bạn nghe về việc vượt khó trong học tập và cuộc sống của mình.
- Gọi HS lên bảng trình bày.
Hoạt động 3:
 Làm việc cá nhân. 
- GV cho kể khó khăn và biện pháp khắc phục của bản thân.
- Tổ chức lớp nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, động viên những em có suy nghĩ tốt.
 3- Củng cố- Dặn dò: 3’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài 3. 
- 2 HS Trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to tình huống SGK.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 HS lên bảng trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK. - Thảo luận và đưa ra nhận xét.
- HS hoạt động nhóm 2 phần thực hành.
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
Thứ tư, ngày 24 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
 Tiết 5: biết bày tỏ ý kiến
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS hiểu được mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
 - Biết thực hiện tham gia quyền bày rỏ ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và ở nhà trường.
 - Giáo dục ý thức bày tỏ ý kiến và tôn trọng ý kiến của người khác.
II- Tài liệu và phương tiện: - GV: SGK + 3 thẻ màu khác nhau.
 Bảng phụ ghi các tình huống trong SGK/9.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS kể về gương vượt khó.
- GV đánh giá.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài. 1’
2- Bài giảng:
* Hoạt động 1: GV nêu tình huống. 10’
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
 - Gọi HS trả lời , các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến của mình.
* Ghi nhớ:
* Hoạt động 2: (Thảo luận nhóm). 8’
- Gọi HS lên bảng trình bày.
Kết luận: Việc làm của Dung là đúng.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.( bài 2/9)
( Hoạt động cả lớp.) 9’
- GV đưa ra các ý kiến như SGK, hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến của mình bằng các thẻ màu theo qui ước.
- GV nhận xét, kết luận.
 3- Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài 3,4.
- 2 HS Trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to tình huống SGK.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em sẽ làm gì với mỗi tình huống trên?
Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân mình?
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* HS thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 HS lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng các thẻ màu.
- Vài HS giải thích sự lựa chọn của mình.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
Đạo đức
Tiết 6: Biết bày tỏ ý kiến ( Tiếp )
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS hiểu được mình có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến mình.
 - Biết bày rỏ ý kiến của mình một cách lễ phép.
 - Giáo dục biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và bày tỏ ý kiến của mình một cách lễ độ. 
II- Tài liệu và phương tiện: - GV: SGK + tranh SGK, phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ của tiết trước.
- GV đánh giá.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài. 1’
2-Bài giảng:
Hoạt động 1: 8’
Tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- Gọi HS trả lời , các nhóm khác bổ sung.
*GV kết luận: Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 2: Trò chơi Phóng viên. 12’
- Thảo luận nhóm .
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 3: Trình bày bài viết, tranh ảnh, kể chuyện hoặc xây dựng tiểu phẩm ( 9’)
 - GV kết luận chung. nhận xét, động viên những nhóm thực hiện tốt.
3- Củng cố- Dặn dò: 2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài 4.
- 2 HS Trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to tình huống SGK.
- Thảo luận nhóm 4.
* Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về tình hình học tập của Hoa?
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào?
- Nếu là Hoa em sẽ làm gì? 
* HS thảo luận nhóm đôi. ( Nội dung phỏng vấn theo ý của HS. VD về học tập, sở thích,).
- 2-3 nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS Thảo luận theo nhóm sau đó trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
Đạo đức
Tiết 7: tiết kiệm tiền của
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS hiểu được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
 - Biết thực hiện tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng,...trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Giáo dục ý thức biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không ủng hộ nhữn ... ân đạo.
* Hoạt động 2 : Xử lí tình huống ( Bài tập 2, SGK ) 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- GV mời một số HS trình bày, lớp bổ sung, tranh luận ý kiến.
- GV khen ngợi những HS biết thể hiện lòng nhân đạo.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( Bài tập 5 )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS thảo luận và ghi kết quả ra bảng ép.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, trao đổi.
- GV : Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
- HS tự liên hệ bản thân.
3. Củng cố - dặn dò. 2’
- GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện tham gia các hoạt động nhân đạo.
Thứ tư, ngày 25 tháng 3 năm 2009
đạo đức
Bài 13 : Tôn trọng luật giao thông (Tiết 1)
I- Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
+ Hiểu : Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
+ HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
+ HS biết tham gia giao thông an toàn.
II- Đồ dùng dạỵ – học: SGK đạo đức 4, 1 số biển báo giao thông.
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: Em đã làm gì để tham gia các hoạt động nhân đạo ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( thông tin trang 40 ).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp trao đổi, thảo luận.
- GV kết luận .
* Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm ( Bài tập 1, SGK ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS xem xét tranh để tìm hiểu nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa ? Nên làm như thế nào thì đúng luật giao thông?
- GV mời một số HS trình bày.
- GV kết luận các hành vi việc làm đúng, sai.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung.
- GV : Qua bài học này em rút ra được điều gì ?
- HS tự liên hệ bản thân.
3. Củng cố - dặn dò. 2’
- GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại.
Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2009
đạo đức
Bài 13: Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2)
I- Mục tiêu
Học xong bài này HS có khả năng :
+ Hiểu : Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
+ HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
+ HS biết tham gia giao thông an toàn.
II- Đồ dùng dạỵ – học: 
 Một số biển báo giao thông.
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần tôn trọng luật giao thông ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Thực hành.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển báo giao thông.
- GV đưa các biển báo giao thông.
- HS quan sát các biển báo và nói ý nghĩa của biển báo đó.
- HS nhận xét , bổ sung.
- GV nhận xét, khen ngợi .
* Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm ( Bài tập 3, SGK ) 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận tìm cách giải quyết cho 1 tình huống.
- GV mời từng nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận từng ý kiến.
- GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
* Hoạt động 3 : Trình bày kết quả điều tra thực tiễn. (Bài tập 4 )
- HS trình bày kết quả điều tra.
- HS trong lớp bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- HS tự liên hệ bản thân về việc thực hiện an toàn giao thông.
- HS nhận xét về việc làm của bạn.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố - dặn dò. 2’
- GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Chấp hành tốt luật giao thông ở mọi nơi, mọi lúc.
Thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2009
đạo đức
Bài 14 : Bảo vệ môi trường ( Tiết 1 )
I- Mục tiêu
 Học xong bài này HS có khả năng :
+ Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường, biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
+ Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
+ HS biết đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạỵ – học: - SGK đạo đức 4, tranh về bảo vệ môi trường.
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: 4’
 - Tại sao phải tham gia các hoạt động nhân đạo? Em đã làm gì để tham gia các hoạt động nhân đạo?
B- Dạy bài mới: 29’
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung các hoạt động.
* Hoạt động 1: Trao đổi ý kiến. (Hoạt động cả lớp)
- GV: Em đã nhận được gì từ môi trường?
- HS trình bày ý kiến.
- GV: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (thông tin trang 43 ).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, đọc thông tin và thảo luận các sự kiện nêu trong SGK.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp trao đổi, thảo luận.
- GV kết luận, giúp HS liên hệ thực tế.
* Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (Bài tập 1, SGK) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập. Sau đó GV đọc các thông tin, HS bày tỏ ý kiến của mình bằng các thẻ màu theo quy ước.
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá. GV mời một số HS giải thích lí do sự lựa chọn của HS.
- GV kết luận, cho HS liên hệ thực tế bảo vệ môi trường.
+ Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.
+ Các việc làm ô nhiễm môi trường: a, d, e, h.
HS nêu những ô nhiễm từ các việc làm trên.
- HS tự liên hệ bản thân, GV cho HS quan sát tranh trồng cây và giải thích tại sao lại cần tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây.
3. Củng cố - dặn dò: 2’ 
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
- Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương.
Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2009
đạo đức
Bài 14: Bảo vệ môi trường (Tiết 2)
I- Mục tiêu:
 Học xong bài này HS có khả năng :
+ Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
+ Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
+ HS biết đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạỵ – học: HS: Thẻ xanh, đỏ, trắng.
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: 4’
 GV gọi HS đọc phần ghi nhớ của tiết trước và hỏi: Em đã làm gì để bảo vệ môi trường?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài. 1’
2. Thực hành. 28’
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm ( Bài 2).
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận bàn cách giải quyết.
- HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 3 ).
- GV nêu từng tình huống.
- HS bày tỏ ý kiến theo thẻ màu quy ước.
- HS trình bày lí do lựa chọn
- GV kết luận .
* Hoạt động 3 : Xử lí tình huống ( Bài tập 4, SGK ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- Đại diện hóm trình bày kết quả.
- GV mời một số HS giải thích.
- GV kết luận , khen ngợi những em có cách xử lí tốt.
* Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân.
- GV: Tình hình môi trường ở địa phương em như thế nào ?
- Em có ý tưởng gì để bảo vệ môi trường xanh, sạch .đẹp.
- Một số HS trình bày.
- GV khen ngợi những HS có ý tưởng hay, khả thi.
3. Củng cố - dặn dò. 2’
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét tiết học.
- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, ngày 24 tháng 4 năm 2009
đạo đức
Bài 15: Dành cho địa phương 
I- Mục tiêu:
 Học xong bài này HS có khả năng :
+ Kể tên một số công trình công cộng ở địa phương, nhận xét hiện trạng, nguyên nhân của các công trình đó.
+ Nêu ra 1 số cách giữ gìn, bảo vệ các công trình đó.
II- Đồ dùng dạỵ - học
 - Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ: 4’
 - Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường?
 - HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
B- Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài. 1’
 2. Thực hành. 28’
* Hoạt động 1: Kể tên các công trình công cộng ở địa phương.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ vho các nhóm.
- HS thảo luận trong nhóm và ghi tên các công trình công cộng ở địa phương vào bảng ép.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- GV: Em đã đến những nơi đó chưa? Khi đến đó em cần có thái độ như thế nào?
 + Em đã làm gì để bảo vệ các công trình công cộng?
- HS trả lời, cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa phương.
- GV nêu yêu cầu hoạt động.
- HS làm việc với phiếu học tập , trả lời các câu hỏi :
+ Xã em có bao nhiêu xóm, là những xóm nào ?
+ Em có nhận xét gì về địa phương em trong thời kì đổi mới ?
+ Nơi em ở có gì đổi mới?
+ Em đã làm gì để góp phần xây dựng quê hương ?
+ Dự định trong tương lai của em là gì? Tại sao ?
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét.
- GV kết luận chung.
3. Củng cố - dặn dò. 2’
- GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS thực hiện bảo vệ các công trình công cộng.
Thứ sáu, ngày 1 tháng 5 năm 2009
đạo đức
Bài 15: Dành cho địa phương 
I- Mục tiêu: 
 Học xong bài này HS có khả năng :
+ Nhận xét về môi trường ở địa phương: bị ô nhiễm hay không ô nhiễm. Lý do về sự ô nhiễm môi trường ở địa phương.
+ Nêu ra 1 số cách bảo vệ môi trường ở địa phương.
II- Đồ dùng dạỵ – học: Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ: 4’ 
 Em đã làm gì để tham gia bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài. 1’
2. Thực hành. 28’
* Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân.
+ Nêu hiện trạng về môi trường ở địa phương.
- GV yêu cầu HS nêu hiện trạng về môi trường ở địa phương mà em đã quan sát được.
- HS trình bày kết quả vào bảng phụ.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- GV nêu yêu cầu hoạt động.
- HS làm việc với phiếu học tập , trả lời các câu hỏi :
+ Môi trường ở địa phương em có bị ô nhiễm không?
+ ở địa phương em môi trường bị ô nhiễm vì lí do gì?
+ Em hãy nêu các biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
+ Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương?
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung.
3. Củng cố - dặn dò. 2’
- GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS thực hiện bảo vệ môi trường ở địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc lop 4.doc