I-MỤC TIÊU:
Giúp HS có khả năng:
-Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
-Biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng đồ chơi,.trong sinh hoạt hàng ngày.
-Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
--GV: Phiếu thảo luận
-HS: VBT Đạo đức
Tuần 8 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 Đạo đức Tiết kiệm tiền của ( tiết 2 ) I-Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: -Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của. -Biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng đồ chơi,...trong sinh hoạt hàng ngày. -Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. II. đồ dùng dạy học --GV: Phiếu thảo luận -HS: VBT Đạo đức III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Kiểm tra bài cũ -1 HS trả lời câu hỏi: Thế nào là tiết kiệm tiền của? 2. Dạy bài mới. *Giới thiệu bài HĐ1.Bài tập 4 (SGK): Những viẹc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của? -- 1học sinh đọc toàn bộ nội dung bài tập 4 - HS làm bài tập -Gọi một số học sinh trả lời -Cả lớp trao đổi và nhận xét -Giáo viên kết luận :Các việc làm ở ý: a,b, g, h, k là tiết kiệm tiền của, các ý: c,d, đ, e, i là lãng phí tiền của. -Cho học sinh liên hệ bản thân. -Giáo viên nhận xét khen ngợi những học sinh biết tiết kiệm tiền của.Nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của. HĐ2.Thảo luận nhóm và đóng vai.( BT 5 SGK) -Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong bài tập 5. Nhóm 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết như thế nào? Nhóm 2:Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em? Nhóm 3: Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà? -Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. -Các nhóm trình bày kết quả . -Học sinh nhóm khác thảo luận xem cách ứng xử như vậy có phù hợp không?Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? -Giáo viên kết luận và đưa ra cách ứng xử phù hợp. -Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ . 3-Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS thực hànhtiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi,điện , nước,trong cuộc sống hàng ngày.
Tài liệu đính kèm: