Giáo án Đạo đức - Tuần 1 đến tuần 8

Giáo án Đạo đức - Tuần 1 đến tuần 8

ĐẠO ĐỨC

BÀI 10: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM

( Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU

(Như tiết 1)

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Bảng phụ ghi tình huống (HĐ2 - T2).

- Giấy, bút màu (HĐ3 - T2).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.KIỂM TRA BÀI CŨ

- Nêu một số hoạt động của UBND xã (phường)?

- Để tôn trọng UBND xã (phường) chúng ta cần làm gì và không nên làm gì? - Nêu ghi nhớ?

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp

2. Hướng dẫn HS thực hành

Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK)

* Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.

* Cách tiến hành:

Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS.

Bước 2: HS các nhóm thảo luận.

Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức - Tuần 1 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã (phường) Em 
( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
(Như tiết 1)
II. Tài liệu và phương tiện
- Bảng phụ ghi tình huống (HĐ2 - T2).
- Giấy, bút màu (HĐ3 - T2). 
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số hoạt động của UBND xã (phường)?
- Để tôn trọng UBND xã (phường) chúng ta cần làm gì và không nên làm gì? - Nêu ghi nhớ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS.
Bước 2: HS các nhóm thảo luận. 
Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
GV kết luận:
- Tình huống (a): Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ cac nạn nhân chất độc da cam.
- Tình huống (b): Nên tham gia đăng kí sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của xã.
- Tình huống (c): Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,... ủng hộ trẻ em vùng bị bão lụt.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài 4 , SGK).
* Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
* Cách tiến hành:
GV treo bảng phụ ghi các tình huống, 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã về các vấn đề có liên quan như nội dung bài tập.
Bước 2: GV phát giấy khổ to, bút dạ, các nhóm ghi nội dung thảo luận.
Bước 3: Các nhóm dán kết quả thảo luận trên bảng lớp. Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
GVkết luận.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt, tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi.
- Dặn về học bài, vận dụng kiến thức như yêu cầu của phần thực hành.
- Chuẩn bị bài 11.
Đạo đức
Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt nam 
(Tiết 1 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này HS biết:
- Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
2. Kĩ năng: Học tập tốt, lao động tích cực để đóng góp cho quê hương, nhắc nhở bạn bè cùng học tập và xây dựng đất nước.
3. Thái độ: HS tự hào về truyền thống dân tộc; có ý thức bảo vệ, giữ gìn nền văn hoá, lịch sử của dân tộc.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam và một số nước khác SGK.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- UBND xã (phường) có nhiệm vụ gì?
- Để công việc của UBND xã (phường) đạt kết quả tốt, mọi người phải làm gì?
- Lớp và GV nhận xét đánh giá, cho điểm. 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK).
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam. 
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK. 
- HS các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
GV kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt nam đang phát triển và thay đổi từng ngày. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam. 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia nhóm, từng nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
- Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
- Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
- Nước ta còn có những khó khăn gì?
- Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? 
Bước 2: HS thảo luận.
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày; các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV kết luận:
- Tổ quốc chúng ta là Tổ quốc Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
- Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
* Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam
* Cách tiến hành: (GV treo bảng phụ dán các tranh ảnh của bài tập 2).
Bước 1: GV nêu yêu cầu của bài tập 2
Bước 2: HS làm việc cá nhân.
Bước 3: HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh
Bước 4: Một số HS trình bày trước lớp những hình ảnh về Việt Nam (Quốc kì Việt Nam, Bác Hồ, Văn Miếu, áo dài Việt Nam); các em khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: GV kết luận khen một số HS đã xác định đúng - HS (GV)giới thiệu thêm một số tranh ảnh đã chuẩn bị. 
GV kết luận về ý nghĩa, nội dung các tranh ảnh trên.
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài; sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử,...có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam - tranh vẽ về đất nước, con người Việt Nam.
Đạo đức
Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam 
( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
(Như tiết 1)
II. Tài liệu và phương tiện
 Giấy, bút chì, màu (HĐ3 - T2). 
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số hiểu biết về văn hoá, kinh tế, truyền thống của con người Việt Nam?
- Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? Nêu ghi nhớ?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm cho từng nhóm: Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, một bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
Bước 2: HS các nhóm thảo luận. 
Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
GV kết luận:
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử...
- Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam...
- Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông - Nguyên...
Hoạt động 2: Đóng vai (bài 3 , SGK).
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong một vai hướng dẫn viên du lịch.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử,...
Bước 2: Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Bước 3: Đại diện một số nhóm thực hiện. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (Bài tập 4, SGK)
* Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm vẽ một bức tranh về đất nước hoặc con người Việt Nam.
Bước 2: Các nhóm tiến hành vẽ - dán trên bảng lớp.
Bước 3: Đại diện các nhóm lên giới thiệu về bức tranh. 
Bước 5: Các nhóm xem tranh trao đổi, thảo luận và bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét về tranh vẽ tuyên dương nhóm làm tốt, nội dung phù hợp.
GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ, ...về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt, tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi.
- HS liên hệ: Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước? (HS đưa ra các ý kiến- cả lớp và GV nhận xét và bổ sung).
- Dặn về học bài; chuẩn bị bài 12.
Đạo đức
Thực hành giữa học kì II
(Tuần 25)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức phân môn Đạo đức đã học ở học kì II. Giúp HS nắm được nội dung đã học.
2. Kĩ năng: Nêu được một số nét về vai trò trách nhiệm của HS đối với quê hương đất nước; thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
3. Thái độ: Biết cách thực hiện các hành vi, đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, không đồng tình với những viêc làm sai trái.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 5
- Tranh ảnh sưu tầm liên quan đến bài học.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên các bài đạo đức đã học ở kì II? Nội dung từng bài?
- Lớp, GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành 
* Bài 9: Em yêu quê hương
- Nêu một số việc cần làm thể hiện tình yêu quê hương?
- Em hãy giới thiệu những danh nhân, những phong tục, tập quán tốt đẹp, những danh lam thắng cảnh của quê hương cho các bạn cùng biết?
- Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
* Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em
- Nêu một số việc cần đến UBND phường (xã) để giải quyết? 
- Khi đến UBND xã (phường) cần có những hành vi, thái độ như thế nào cho phù hợp?
- Em muốn bày tỏ ý kiến gì của mình đối với chính quyền?
* Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Em biết những gì về đất nước Việt Nam?
- Em nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
- Nước ta còn có những khó khăn gì?
- Chúng ta cần làm gì để xây dựng đất nước?
* HS thảo luận trả lời các câu hỏi kết hợp giới thiệu các tranh ảnh sưu tầm liên quan đến các câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Liên hệ giáo dục HS.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái xây dựng bài, có liên hệ phù hợp và có những hành vi ứng xử tốt.
- Dặn về học bài, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài 12.
Đạo đức
Bài 12: Em yêu hoà bình 
(Tiết 1 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết:
Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
2. Kĩ năng: HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Thái độ: HS biết yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân nơi có chiến tranh.
- Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt  ... m vụ cho nhóm thảo luận bài tập 3, SGK.
Bước 2: Từng nhóm thảo luận.
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của mình về một ý kiến.
Bước 4: các nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bước 5: GV kết luận và đưa ra đáp án đúng
	- ý kiến b, c là đúng.
	- ý kiến a là sai.
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài; tìm hiểu về một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
Đạo đức
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
(Tiết 2 )
I. Mục tiêu
(Như tiết 1)
II. Tài liệu và phương tiện
Chuẩn bị: Tranh, ảnh, bài báo nói về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây,...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho mọi người? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Nêu ghi nhớ?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
* Cách tiến hành:
- HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà em biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ).
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
(GV giới thiệu một số tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên của nước ta).
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập. 
Bước 2: Từng nhóm thảo luận.
Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng
- a, d, e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- b, c, d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV cho HS quan sát một số tranh và nhận biết những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, những việc làm phá hoại tài nguyên thiên nhiên (có ý kiến đánh giá, nhận xét).
GV kết luận: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK
* Mục tiêu: HS đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết,...) 
Bước 2: Từng nhóm thảo luận.
Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và kết luận, liên hệ giáo dục HS thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm có ý thức học tập tốt, tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi.
- Dặn về học bài; ôn các bài đạo đức đã học.
Đạo đức
Dành cho địa phương
Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu có 
công với cách mạng ở địa phương mà em biết 
I. Mục tiêu
- HS tìm hiểu được những tấm gương tiêu biểu có công với cách mạng ở địa phương.
- GD HS lòng kính trọng và biết ơn những tấm gương đó, HS có những việc làm thể hiện lòng biết ơn .
II. Tài liệu và phương tiện
Chuẩn bị: 
+ HS sưu tầm tranh, ảnh, các mẩu chuyện và gặp gỡ những nhân vật ở địa phương để tìm hiểu về nhân vật lịch sử.
+ GV: Sử dụng tập tài liệu - Đất và người Hải Dương.
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Giới thiệu những tấm gương tiêu biểu có công với cách mạng ở địa phương.
* Mục tiêu: HS có hiểu biết về những tấm gương tiêu biểu có công với cách mạng ở địa phương.
* Cách tiến hành:
Bước1:
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Các nhóm dựa vào sưu tầm của mỗi cá nhân để tập hợp và giới thiệu những tấm gương tiêu biểu có công với cách mạng ở địa phương.
- Thư kí ghi chép (có thể nêu cụ thể về công trạng của từng tấm gương đó)
Bước2:
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Giới thiệu tập tài liệu - Đất và người Hải Dương.
* Mục tiêu: HS biết được một số tấm gương tiêu biểu của Hải Dương có công trong quá trình đấu tranh cách mạng.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu các nhân vật lịch sử tham gia vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của tỉnh Hải Dương.
- Liên hệ giáo dục HS.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm có ý thức học tập tốt, tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi. Dặn về học bài; ôn các bài đạo đức đã học.
Đạo đức
Dành cho địa phương
Nêu những việc em đã làm để giúp đỡ những 
người có công với cách mạng ở địa phương
I. Mục tiêu
- HS nêu được những việc đã làm để giúp đỡ những người có công với cách mạng ở địa phương; lợi ích của việc làm đó.
- GD HS lòng kính trọng và biết ơn những người có công với cách mạng ở địa phương nói riêng và mọi người dân nói chung.
II. Tài liệu và phương tiện
Chuẩn bị:
 - HS ghi lại những việc đã làm để giúp đỡ những người có công với cách mạng ở địa phương.
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số tấm gương tiêu biểu có công với cách mạng ở địa phương mà em biết?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: HS giới thiệu những việc làm của cá nhân thể hiện tinh thần giúp đỡ người có công với cách mạng ở địa phương
* Mục tiêu: HS thể hiện lòng biết ơn những người đã có công với cách mạng.
* Cách tiến hành:
Bước1:
- HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập ghi lại những việc đã làm để giúp đỡ những người có công với cách mạng ở địa phương.
- HS làm bài
Bước2:
- Đại diện một số cá nhân trình bày bài, nêu rõ mục đích, lí do và ý nghĩa của những việc làm đó
- Cả lớp theo dõi và bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương những HS có những việc làm có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
Hoạt động 2: Thi tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao về chủ đề biết ơn những người có công với cách mạng
- Tổ chức hoạt động nhóm, các nhóm thi tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao về chủ đề biết ơn những người có công với cách mạng- ghi phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét và đánh giá thi đua.
3. Hoạt động tiếp nối
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm có ý thức học tập tốt, tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi. Dặn về học bài; ôn các bài đạo đức đã học.
Đạo đức
Dành cho địa phương
Nêu những việc em đã làm để giúp đỡ những 
người có công với cách mạng ở địa phương
I. Mục tiêu
- HS nêu được những việc đã làm để giúp đỡ những người có công với cách mạng ở địa phương; lợi ích của việc làm đó.
- GD HS lòng kính trọng và biết ơn những người có công với cách mạng ở địa phương nói riêng và mọi người dân nói chung.
II. Tài liệu và phương tiện
Chuẩn bị: Trang phục, tiểu phẩm về những việc đã làm để giúp đỡ những người có công với cách mạng ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu những việc làm của cá nhân em thể hiện tinh thần giúp đỡ người có công với cách mạng ở địa phương?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Trò chơi "Tập làm diễn viên"
* Mục tiêu: HS thể hiện lòng biết ơn những người đã có công với cách mạng.
* Cách tiến hành:
Bước1: Tổ chức theo nhóm
Các nhóm thảo luận phân công vai diễn để trình bày tiểu phẩm về chủ đề thể hiện lòng biết ơn những người đã có công với cách mạng.
Bước2:
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và đánh giá:
	+ Nội dung
	+ Trang phục
	+ Cách thể hiện của từng vai diễn
Hoạt động 2: Thi đọc thơ, hát, kể chuyện theo chủ đề
- HS trình bày những bài hát, bài thơ, kể chuyện theo chủ đề
- Lớp theo dõi và nhận xét. 
- Bình chọn cá nhân xuất sắc...
- Liên hệ giáo dục HS.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm có ý thức học tập tốt, tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi. 
- Dặn về học bài - vận dụng kiến thức vào thực tế, tham gia vào các phong trào của địa phương góp phần giúp đỡ những người có công với cách mạng.
- Ôn các bài đạo đức đã học.
Đạo đức
Thực hành cuối học kì II và cuối năm
I. Mục tiêu
- ôn tập củng cố nội dung, chương trình môn Đạo đức lớp 5.
- Thông qua môn học hình thành nhân cách con người HS mới, có kĩ năng ứng xử tốt trong mọi tình huống.
- Biết đồng tình ủng hộ và tham gia những việc làm đúng, phê phán ngăn chặn những hành vi sai trái.
II. Tài liệu và phương tiện: SGK Đạo đức lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số làng nghề truyền thống ở địa phương mà em biết?
- Kể tên các bài đạo đức đã học ở học kì II?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành: ôn tập nội dung các bài ở học kì II
* Bài 9: Em yêu quê hương
- Nêu những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hương?
- Em sẽ làm gì thể hiện tình yêu quê hương?
* Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em
- Nêu một số việc làm của Uỷ ban nhân dân xã (phường)?
- Nêu một số hành vi, việc làm phù hợp khi đến Uỷ ban nhân dân xã (phường)?
* Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Nêu một số mốc thời gian và địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta?
- Để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước mỗi chúng ta cần phải làm gì?
* Bài 12: Em yêu hoà bình
- Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
- Nêu một số hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới?
* Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
- Em có hiểu biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- Kể một số việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em?
* Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Nêu một số vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người?
- Nêu một số việc làm đúng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
* HS thảo luận trả lời các câu hỏi
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Liên hệ giáo dục HS.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0108 Dao duc.doc