Giáo án dạy các môn Khối 4 - Tuần 8

Giáo án dạy các môn Khối 4 - Tuần 8

TOÁN

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:Giúp HS

 Tính được tổng của 3 số,vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất .

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT.

III. Hoạt động trên lớp:

A.KTBC:

 -Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài tập về nhà

 -nhận xét và cho điểm HS.

B.Bài mới :

 1.Giới thiệu : nêu mục đích yêu cầu giờ học

 b.Hướng dẫn luyện tập :

 Bài 1b:

 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 -Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạngchúng ta phải chú ý điều gì?

 -GV yêu cầu HS làm bài.

 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.

 -GV nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Khối 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010
TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:Giúp HS 
 	Tính được tổng của 3 số,vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
 	II. Đồ dùng dạy học:
 	 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT.
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC: 
 -Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài tập về nhà 
 -nhận xét và cho điểm HS.
B.Bài mới : 
 1..Giới thiệu : nêu mục đích yêu cầu giờ học
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1b:
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạngchúng ta phải chú ý điều gì?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -Hãy nêu yêu cầu của bài tập ?
 -GV hướng dẫn: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn với nhau.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 a:
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS thực hiện, lớp theo dõi nhận xét 
-HS lắng nghe
-Đặt tính rồi tính tổng các số.
-Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính.
-Tính bằng cách thuận tiện.
-HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 Bài giải
Số dân tăng thêm sau hai năm là:
 79 + 71 = 150 (người)
Đáp số: 150 người 
-Lắng nghe . 
TẬP ĐỌC 
 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LAï.
I. Mục tiêu
 	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên.
 	- Hiểu nội dung : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .
II.Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ nghi nội dung cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra.
-Gọi HS lên đọc bài Ở vương quốc tương lai 
-Nhận xét chung.
B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc. 
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn
Đoạn 1: khổ thơ 1
Đoạn 2: khổ thơ 2 
Đoạn 3: khổ thơ 3
Đoạn 4: khổ thơ 4,5
-Hướng dẫn đọc đúng
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt/ thành cây đầy quả
Tha hồ/ hái chén ngon lành
- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm
-Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài trả lời:
-Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
-Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
-Em hiểu câu thơ “Mãi mãi không còn mùa đông”ý nói gì?
-Câu thơ “Hoá trái bom thành trái ngon”có nghĩa là mong ước điều gì?
-Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
-Cho HS đọc thầm lại bài thơ.
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ?
-Nhận xét khen những ý kiến hay. 
- Em hãy nêu nội dung bài thơ?
GV chốt lại ý đúng 
c) Luyện đọc diễn cảm 
-Yêu cầu hs đọc toàn bài và tìm giọng đọc thích hợp của bài.
-Yêu cầu hs luyện đọc diễn càm khổ thơ 1,2
-Nhận xét tuyên dương.
C.Củng cố dặn dò:
-Nếu có phép lạ em sẽ ước muốn điếu gì? 
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau
-2HS đọc 2 phần vở kịch 
- lớp nhận xét.
-Nghe và nhắc lại tên bài học
- HS đọc một đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc lần 1+ đọc từ khó
- Lần 2 + luyện đọc đúng
- Lần 3 + giải nghĩa từ
-HS luyện đọc nhóm đôi 
-Lắng nghe
-Đọc thầm trả lời
-Câu nếu chúng ta có phép lạ.
-Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết
-K1:Ước cây mau lớn để hái quả.
K2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
K3: Ước trái đất không còn mùa đông.
K4: Ước trái đất không còn bom đạn.
-Nói lên ước muốn của các bạn không còn mùa đông giá lạnh,thời tiết lúc nào cũng dễ chịu.không còn thiên tai bảo lũ,không còn bất cứ tai họa nào đối với con người
-Ước không có chiến tranh,con người luôn sống trong hòa bình không có chiến tranh
.
-Đó là những ước mơ cao c¶ 
-Cả lớp đọc thầm lại bài-Tự do phát biểu.
-HS nêu 
-4 HS nối tiếp lại đọc.
-Nêu giọng đọc toàn bài giọng hồn nhiên,tươi vui,nhấn giọng những từ ngữ thể hiện ước mơ niềm vui thích của trẻ em 
- HS thi đọc thuộc lòng
-lớp nhận xét.
-HS nêu
KHOA HỌC
 Phòng bệnh béo phì
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
 	- Nêu cách phòng bệnh béo phì:ăn uống điều độ, hợp lí , ăn chậm nhai kĩ . 
 	Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT
B. Đồ dùng dạy học:- Hình trang 28, 29 sách giáo khoa; Phiếu học tập.
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khởi động
II. Kiểm tra: Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
III. Dạy bài mới:
+ HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì.
* Mục tiêu: Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em. Nêu được tác hại.
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm.
 - GV chia nhóm và phát phiếu học tập.
B2: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - GV nhận xét và kết luận.
+ HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì.
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh.
* Cách tiến hành:
 - GV nêu câu hỏi:
 - Nguyên nhân gây nên béo phì là gì ?
 - Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì ?
 - Em cần làm gì khi có nguy cơ béo phì?
 - Gọi các nhóm trả lời. Nhận xét và kết luận.
+ HĐ3: Đóng vai
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
B2: Làm việc theo nhóm:
 - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
 - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất.
B3: Trình diễn.
 - Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
IV. Hoạt động nối tiếp: 
1. Củng cố: Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh béo phì?
2. Dặndò: Vè nhà học bài và xẻm tước bài 14.
 - Hát.
 - Ba em trả lời.
 - Nhận xét và bổ xung.
 - Học sinh chia nhóm.
 - Nhận phiếu học tập và thảo luận.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Nhận xét và bổ xung.
 - Học sinh trả lời.
 - Ăn quá nhiều, hoạt động ít...
 - Ăn uống hợp lý, năng vận động.
 - Ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao.
 - Nhận xét và bổ xung.
 - Học sinh chia nhóm và phân vai.
 - Nhận nhiệm vụ.
 - Các nhóm thực hiện đóng vai.
HS lên trình diễn.
 - Nhận xét
CHÍNH TẢ(nghe viết)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
	 I- Mục đích, yêu cầu
	1. Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng sạch sẽ 1 đoạn trong bài: “Trung thu độc lập.”
	2. Làm đúng bài tập 2a,3a
	II- Đồ dùng dạy- học
	- Bảng phụ chép bài 2a
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
GV đọc cho hs viết: sương gió,thịnh vượng,trợ giúp
- GV nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC của bài
2. HD nghe viết
 - Gọi hs đọc đoạn chính tả cần viết
 - Anh chiến sĩ mơ ước đất nước ta trong tương lai tươi đẹp như thế nào?
-Tìm những từ khó dễ lẫn mà các em hay sai?
-Hướng dẫn hs viết: phấp phới,ở giữa,ống khói
 - GV đọc chính tả từng cụm từ
 - GV đọc soát lỗi
 - Chấm 10 bài, nhận xét
3. Hớng dẫn bài tập chính tả
Bài tập 2
 - Chọn cho học sinh làm bài 2a
 - Treo bảng phụ
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
a) Kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu, kiếm rơi, làm gì, kiếm rơi, đã đánh dấu.
 - Nêu ND chuyện
Bài tập 3
 - GV chọn bài 3a
 - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
 - Treo bảng cài
4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh ghi nhớ bài.
 - 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con .
- Nghe, mở SGK
 - Lớp theo dõi sách, 1 em đọc
- Dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện....
-HS nêu
 - HS luyện viết từ khó
 - HS viết bài vào vở
 - Đổi vở soát lỗi
 - Nghe, chữa lỗi
 - HS đọc yêu cầu
 - Quan sát ND bảng phụ
 - Đọc thầm, làm bài cá nhân
 - 1em đọc bài làm
 - Lớp nhận xét, bổ xung
 - 1 em đọc chuyện vui đã điền đúng
 - 2 em nêu ND chuyện
 - HS đọc yêu cầu
 - Làm bài vào nháp
 - HS chơi thi tìm từ nhanh
 - Mỗi tổ cử 5 em chơi
 - Ghi từ tìm đợc vào phiếu
 - Từng em lên cài từ tìm đợc vào bảng cài
 - Nhận xét.,biểu dơng tổ thắng cuộc.
 THỂ DỤC
BÀI 15
I-MUC TIÊU:
-Kiểm tra động tác: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: Trò chơi tự chọn. 
Ôn động tác quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
GV điều khiển lớp tập 1-2 phút. 
2. Phần cơ bản: 
a. Kiểm tra đội hình đội ngũ: 
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra động tác quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Tập hợp hàng ngang. Kiểm tra theo từng tổ. 
Cách đánh giá: Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của từng HS. (Hoàn thành, Hoàn thành tốt và chưa hoàn thành)
b. Trò chơi vận động
Trò chơi: Ném bóng trúng đích. GV cho HS tập hợp theo hình thoi, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: Đứng và hát vỗ tay theo nhịp. 
GV nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra.
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
 Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2010.
TOÁN: 
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.Mục tiêu:
 	 Giúp HS: 
 	 -Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 	 - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đếnà tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: 
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của đó :
 * Giới thiệu bài toán 
 -GV gọi HS đọc bài toán ví dụ trong SGK.
 -GV hỏi: Bài toán cho biết gì ?
 -Bài toán hỏi gì ?
 -GV nêu: Vì bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu c ... hau tạo ra 4 góc vuông có đỉnh chung.
 - Biết dùng ê-ke để vẽ & ktra 2 đường thẳng vuông góc.
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Thước thẳng, ê-ke (dùng cho GV & HS).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC: 
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: - Trg giờ học này ta sẽ làm quen với 2 đường thẳng vuông góc.
*Gthiệu hai đường thẳng vuông góc:
- GV: Vẽ hình chữ nhật ABCD & hỏi: + Đọc tên hình & cho biết đây là hình gì?
+ Các góc của hình chữ nhật ABCD là góc gì?
- GV: Th/h thao tác & nêu: Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta đc 2 đường thẳng DM & BN vuông góc với nhau tại điểm C.
- Hỏi: + Góc BCD, Góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì? + Các góc này có chung đỉnh nào?
- GV: Như vậy 2 đường thẳng BN & DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- GV: Y/c HS qsát các ĐDHT, lớp học để tìm 2 đường thẳng vuông góc có trg th/tê cuộc sống.
- GV: Hdẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu vừa th/h thao tác): Ta dùng ê-ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, ta làm như sau:
+ Vẽ đường thẳng AB.
+ Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta đc 2 đường thẳng AB & CD vuông góc với nhau.
- GV: Y/c HS th/hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O. 
*Hdẫn thực hành:
Bài 1: - GV: Vẽ 2 hình a, b như BT SGK.
- Hỏi: BT y/c cta làm gì?
- GV: Y/c HS cả lớp cùng ktra.
- GV: Y/c HS nêu ý kiến: Vì sao em nói 2 đường thẳng HI & KI vuông góc với nhau?
Bài 2: - GV: Y/c HS đọc đề.
- GV: Vẽ hình chữ nhật ABCD, sau đó y/c HS suy nghĩ & ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trg hình chữ nhật ABCD vào VBT.
- GV: Nxét & kluận về đáp án đúng.
Bài 3: - GV: Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm.
- GV: Y/c HS tr/b bài làm trc lớp.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 4: - GV: Y/c HS đọc đề bài & tự làm bài.
- GV: Y/c HS nxét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nxét & cho điểm HS.
Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn : r Làm BT & CBB sau.
nxét của GV. 
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- Hình chữ nhật ABCD.
- Các góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- HS: Theo dõi thao tác của HS.
 A B 
 D C M
- Là góc vuông. N
- Chung đỉnh C..
 C
- HS: Nêu vdụ.
- HS: Theo dõi
th/tác của GV A O B 
& làm theo: 
 D
- 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp.
- Dùng ê-ke đểktra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau khg.
- HS: Dùng ê-ke để ktra hvẽ SGK, 1HS lên bảng ktra hvẽ của GV.
- HS: Nêu ý kiến.
- HS: đọc.
- HS: Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào VBT.
- 1-2HS đọc, cả lớp theo dõi, nxét.
- HS: Dùng ê-ke ktra hình trg SGK & ghi tên các cặp cạnh vg góc với nhau vào vở.
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi, nxét.
- 2HS ngồi cạnh đổi chéo vở ktra nhau.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS: Nxét bài của bạn & ktra lạ bài của mình theo 
ĐỊA LÝ 
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu :
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên :
 + Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su , cà phê, hồ tiêu , chè ,..)trên đất ba zan.
 + Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ 
 - Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi , trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên .
 - Quan sát hình , nhận xét về vùng trồng nhiều cà phê ở Buôn Ma Thuột
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê,một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
 GV cho HS hát .
2.KTBC :
 -Kể tên các dân tộc đã sống từ lâu đời ở Tây Nguyên.
 -Nêu một số nét về trang phục và lễ hội ở Tây Nguyên .
 GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài :
 1/.Trồng cây công nghiệp trên đất ba zan :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
 +Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hoặc rau màu ?
 +Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu )
 +Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
 -GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
 -GV sửa chữa ,giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời .
 * GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động .Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy,từ lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham ) nguội dần ,đóng cứng lại thành đá ba dan .Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS quan sát tranh ,ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK ,nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (giúp cho HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê) .
 -GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN
 -GV nói: không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su ,chè , cà phê 
 -GV hỏi các em biết gì về cà phê B. Ma Thuột ?
 -GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt ,cà phê bột)
 -Hiện nay ,khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì ?
 -Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ?
 -GV nhận xét , kết luận .
 2/.Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ :
 *Hoạt động cá nhân :
 -Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu ,mục 2 trong SGK ,trả lời các câu hỏi sau :
 +Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên .
 +Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
 +Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ?
 +Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
 -GV gọi HS trả lời câu hỏi 
 -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiên câu trả lời 4.Củng cố :
 -GV trình bày tóm lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên .
 -Gọi vài HS đọc bài học trong khung .
 -Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi gia súc ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài này phần tiếp theo.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận nhóm.
 +Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè Chúng thuộc loại cây công nghiệp .
 +Cây cà phê được trồng nhiều nhất.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS quan sát tranh ,ảnh và hình 2 trong SGK .
-HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ .
-HS trả lời câu hỏi.
-HS xem sản phẩm .
+Tình trạng thiếu nước vào mùa khô .
 +Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây .
-HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
-HS trả lời .
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài học và trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét ,bổ sung . 
-HS cả lớp .
KỸ THUẬT :
KHÂU ĐỘT THƯA (T1)
I/ Mục tiêu : 
-Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
-Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau . Đường khâu có thể bị dúm .
-Hình thành thói quen làm việt kiên trì cẩn thận .
II/ Chuẩn bị : Đồ dùng dạy học .
-Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa , vải khác màu (mũi khâu ở mặt phải dài khoảng 2,5 cm).
-Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu , có kích thước 20 *30 cm 
 +len (sợi ) khác màu vải. +Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước , phấn gạch.
III/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn Định : 
2.KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà. 
3. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : 
b/Dạy bài mới : 
+Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu :
-GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa và hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt phải , mặt trái , kết hợp với quan sát hình 1 SGK trả lời các câu hỏi về đặc điểm của mũi khâu đột thưa và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
-GV nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về đặc điểm của mũi khâu đột thưa.
-GV gợi ý để HS rút ra khài niệm về khâu đột thưa (phần ghi nhớ) sau đó kết luận hoạt động 1 .
+Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật :GV treo tranh quy trình khâu đột thưa .
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 , 3 , 4 (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
-Cách vạch dấu đường khâu đột thưa giống như vạch dấu đường khâu thường , vì vậy GV chỉ yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK) và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường để trả lời câu hỏi ? Về cách vạch dấu và thực hiện thao tác vạch dấu đường khâu .
-Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 với quan sát hình 3a , 3b, 3c , 3d (SGK) để trả lời câu hỏi ?Về cách khâu các mũi khâu đột thưa .
-GV hướng dẫn HS từng mũi khâu bằng kim khâu len 
-Gọi HS thực hiện thao tác khâu mũi khâu tiếp . GV quan sát nhận xét .
-GV đặc câu hỏi yêu cẩu HS nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa và gọi HS thực hiện thao tác khâu lại mũi , nút chỉ cuối cùng đường khâu .
-GV nhận xét , thực hiện lại .
-Lưu ý HS những điểm sau : 
+Khâu đột thưa theo chiều từ trái sang phải .
+Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1 , tiến 3 ” , có nghĩa là : mỗi mũi khâu được bắc đầu bằng cách lùi lại đường dấu 1 để xuống kim , ngay sau đó lên kim cách điểm xuống kim khoảng cách gấp 3 lần chiều dài 1 mũi khâu và rút chỉ .
+Không rút chỉ chặc quá hay lỏng quá .
+Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như kết thúc đường khâu thường .
-Gọi HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ . GV kết luận hoạt động 2 
-GV cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li 
 GV theo dõi , nhận xét , uốn nắn .
4/ Nhận xét _ dặn dò : 
-Về nhà học bài và tập khâu ở nhà . Chuẩn bị cho tiết sau học tiếp bài này.
-Nhận xét tiết học . 
-Trình bày 
-Quan sát , nhận xét
-Lắng nghe.
-Quan sát , nêu 
-Nhớ lại và trả lời
-Nhận xét , bổ sung 
-HS thực hiện 
-Trả lời , thực hiện 
-HS khác nhận xét 
-Lắng nghe, theo dõi 
-Lắng nghe.
-2-3.HS đọc 
-Thực hiện 
-Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 Loan.doc