Tập đọc (tiết 25)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU :
-1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao .
-2. Kĩ năng: Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki . Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi , khâm phục .
-3. Thái độ: Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Tranh , ảnh về khinh khí cầu , tên lửa , con tàu vũ trụ .
Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
-HS: Đọc trước bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Vẽ trứng .
- Kiểm tra 2 em đọc bài Vẽ trứng , trả lời câu hỏi về nội dung bài .
3. Bài mới : (27) “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi .
Thứ .hai . ngày 28. tháng 11 năm 2005 Tập đọc (tiết 25) NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU : -1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao . -2. Kĩ năng: Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki . Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi , khâm phục . -3. Thái độ: Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Tranh , ảnh về khinh khí cầu , tên lửa , con tàu vũ trụ . Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . -HS: Đọc trước bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ trứng . - Kiểm tra 2 em đọc bài Vẽ trứng , trả lời câu hỏi về nội dung bài . 3. Bài mới : (27’) “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi . a) Giới thiệu bài : - Cho quan sát tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki SGK . - Giới thiệu : Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki , người Nga ( 1857 – 1935 ) . Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ , vất vả như thế nào để tìm được đường lên các vì sao ? Bài đọc hôm nay giúp các em hiểu điều đó . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Có thể chia bài thành 4 đoạn : + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu . + Đoạn 2 : Bảy dòng tiếp theo . + Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp theo . + Đoạn 4 : Ba dòng còn lại . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? - Oâng kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ? - Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ? - Giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki . - Em hãy đặt tên khác cho truyện . Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Từ nhỏ , Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời . - Oâng sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm . Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí . Oâng đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng , trở thành phương tiện bay tới các vì sao . - Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao , có nghị lực , quyết tâm thực hiện mơ ước . - Người chinh phục các vì sao / Quyết tâm chinh phục các vì sao / Từ mơ ước bay lên bầu trời / Từ mơ ước biết bay như chim / Oâng tổ của ngành du hành vũ trụ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Từ nhỏ hàng trăm lần . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? ( Từ nhỏ , Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời / Suốt cuộc đời , Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì , nhẫn nại nghiên cứu để thực hiện ước mơ của mình / Xi-ôn-cốp-xki là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại , thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng là một phương tiện bay tới các vì sao / - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà đọc lại bài . v Rút kinh nghiệm: Chính tả (tiết 13) NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao . 2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài viết trên . Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l / n , các âm chính i / iê . 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Bút dạ + Phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc b . 1 tờ giấy trắng khổ A4 để HS làm BT3a hoặc b . -HS: viết từ khó III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Người chiến sĩ giàu nghị lực . - Mời 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng ch/tr hoặc có vần ươn/ương . 3. Bài mới : (27’) Người tìm đường lên các vì sao . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Đọc đoạn cần viết . - Đọc từng câu cho HS viết . - Đọc lại toàn bài . - Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - Theo dõi . - Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý cách viết tên riêng , những từ ngữ dễ viết sai , cách viết câu hỏi nảy sinh trong đầu óc non nớt của Xi-ôn-cốp-xki thuở nhỏ . - Viết bài vào vở . - Soát lại . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Phát bút dạ và phiếu cho các nhóm trao đổi , thảo luận , tìm các tính từ theo yêu cầu . - Bài 3 : ( lựa chọn ) + Phát riêng giấy cho 9 – 10 em làm bài . + Chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ . - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc : tìm được đúng , nhiều từ . - Làm bài vào vở , mỗi em viết khoảng 10 từ . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài cá nhân vào vở . - Những em làm bài trên giấy dán kết quả lên bảng lớp , lần lượt từng em đọc kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà viết vào sổ tay từ ngữ các tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n ( hoặc i / iê ) . v Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2005 Luyện từ và câu (tiết 25) MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC (tt) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hệ thống hóa và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên . 2. Kĩ năng: Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên , hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm . 3. Thái độ: Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ tiếng Việt khi diễn đạt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV : Một số tờ phiếu kẻ sẵn các cột a , b BT1 ; thành các cột DT , ĐT , TT BT2 . - HS: Đọc trước các câu hỏi trong vở . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Tính từ (tt) . - 1 em đọc lại ghi nhớ SGK . - 1 em tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực (tt) . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát phiếu cho một vài nhóm . - Bài 2 : + Ghi bảng các câu hay . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 1 em đọc yêu cầu BT . - Cả lớp đọc thầm lại , trao đổi theo cặp . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp . - Cả lớp nhận xét , bổ sung , chốt lại lời giải đúng . - 2 em đọc lại bài . - Đọc yêu cầu BT , làm việc độc lập , mỗi em đặt 2 câu : 1 câu với từ ở nhóm a , 1 câu với từ ở nhóm b . - Lần lượt báo cáo 2 câu mình đặt được . - Cả lớp nhận xét , góp ý . Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Nhắc HS : @ Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài : nói về một người có ý chí , có nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách , đạt được thành công . @ Có thể kể về một người em biết nhờ đọc sách , báo , nghe qua ai đó kể lại hoặc kể người thân trong gia đình em , người hàng xóm nhà em . @ Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ . Sử dụng đúng những từ tìm được ở BT1 để viết bài . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em đọc yêu cầu BT . - Vài em nhắc lại các thành ngữ , tục ngữ đã học hoặc đã biết . - Suy nghĩ , viết đoạn văn vào vở . - Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết trước lớp . - Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn viết văn hay nhất . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại nghĩa một số từ . - Giáo dục HS biết dùng đúng từ tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học , biểu dương những em làm việc tốt . - Yêu cầu HS ghi lại vào Sổ tay từ ngữ những từ ở BT2 . v Rút kinh nghiệm: Kể chuyện (tiết 13) KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS kể những truyện bản thân mình được chứng kiến hoặc tham gia . 2. Kĩ năng: Chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó . Biết sắp xếp ... u cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm : sắp xếp nhắc lại , xen kẽ , đối xứng , xoay chiều + Các họa tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu . + Vẽ màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp . Hoạt động lớp . Hoạt động 2 : Cách trang trí đường diềm MT : Giúp HS nắm cách trang trí đường diềm . PP : Trực quan , giảng giải . - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK để nhận ra cách làm bài : + Tìm chiều dài , chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều , sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục . + Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối , hài hòa . + Tìm và vẽ họa tiết . Có thể vẽ một họa tiết theo cách nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau . + Vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt . Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu . - Vẽ lên bảng một hoặc hai cách sắp xếp họa tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý HS . Hoạt động cá nhân . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS chọn và vẽ được đường diềm . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Cắt sẵn một số họa tiết để các nhóm lựa chọn và dán thành đường diềm theo khung kẻ sẵn rồi phát cho từng nhóm . - Đối với những em còn lúng túng , nên cắt hình một số đồ vật và một số họa tiết để các em tự sắp xếp rồi dán thành đường diềm . Hoạt động cá nhân , nhóm . - Từng cá nhân làm bài , một số em làm bài theo nhóm trên giấy khổ lớn . - Tự vẽ đường diềm . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Lựa chọn một số bài trang trí đường diềm của các nhóm và một số bài trang trí đồ vật đẹp treo ở bảng để HS nhận xét , xếp loại . - Động viên những em hoàn thành bài vẽ , khen những em có bài vẽ đẹp . Hoạt động lớp . - Xếp loại bài vẽ của mình và các bạn . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem và chuẩn bị trước cho bài học sau . v Rút kinh nghiệm: Âm nhạc (tiết 13) Ôn tập bài hát : CÒ LẢ Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4 I. MỤC TIÊU : - Củng cố bài hát Cò lả và học bài Tập đọc nhạc số 4 . - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Cò lả . Thể hiện tính chất mềm mại của bài dân ca . Đọc đúng cao độ , trường độ bài TĐN số 4 Con chim ri và ghép lời . - Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng người lao động . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc . - Dạy HS biết thể hiện cách hát theo phân xướng và phần xô trong bài Cò lả . - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 4 . 2. Học sinh : - SGK . - Một số nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Cò lả . - Vài em hát lại bài hát Cò lả . 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Cò lả – Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 4 . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Cò lả . MT : Giúp HS hát đúng giai điệu bài hát . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Cho HS nghe lại bài hát từ băng nhạc . - Hướng dẫn hát theo hình thức xướng và xô : + Xướng : 1 em hát Con cò cánh đồng . + Xô : Cả lớp hát Tình tính tang hay chăng . - Nhận xét , đánh giá . Hoạt động lớp , nhóm . - Cả lớp hát lại bài hát 1 lần . - Một số em trình bày bài hát có động tác phụ họa kèm theo . - Mỗi nhóm trình bày bài hát theo cách xướng – xô 1 lần . Hoạt động 2 : Học bài Tập đọc nhạc số 4 MT : Giúp HS đọc đúng và ghép được lời ca bài TĐN số 4 . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Đưa bảng phụ vào và hướng dẫn HS luyện tập cao độ . - Hướng dẫn luyện tập tiết tấu : + Bước 1 : Cho HS tập đọc chậm , rõ ràng từng nốt ở câu 1 . Đọc xong chuyển sang câu 2 . + Bước 2 : Ghép cao độ với trường độ . + Bước 3 : Đọc cả hai câu vài lần rồi ghép lời ca . Hoạt động lớp . 4. Củng cố : (3’) - Cho HS đọc lại 2 lần bài TĐN số 4 kết hợp gõ đệm . - Cho hai dãy cùng tập , 1 dãy đọc nhạc , 1 dãy ghép lời ca . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS thực hiện bài tập ở nhà . Thể dục (tiết 25) HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ” I. MỤC TIÊU : - Oân 7 động tác đã học của bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện động tác đúng thứ tự , chính xác , tương đối đẹp . - Học động tác điều hòa . Yêu cầu thực hiện tương đối đúng , nhịp độ chậm và thả lỏng . - Chơi trò chơi Chim về tổ . Yêu cầu nắm luật chơi , chơi tự giác , tích cực và chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập : 1 phút . - Đi thường theo 1 vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút . - Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng động tác điều hòa và chơi được trò chơi thực hành PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài thể dục phát triển chung : 13 – 15 phút . - Oân 7 động tác đã học : 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . Hô nhịp cho cả lớp tập ; quan sát , nhắc nhở , sửa sai cho HS . - Học động tác điều hòa : 4 – 5 lần . + Nêu tên , ý nghĩa của động tác , sau đó phân tích và tập chậm từng nhịp cho HS tập theo . - Hô nhịp cho cả lớp tập 8 động tác : 1 lần . b) Trò chơi “Chim về tổ” : 4 – 5 phút - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , luật chơi . - Điều khiển HS chơi . Hoạt động lớp, nhóm . + Các nhóm tự tập luyện . + Thi đua tập giữa các nhóm . - Chơi thử 1 lần . - Cả lớp chơi chính thức . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ làm động tác gập chân thả lỏng : 6 – 8 lần . - Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân : 6 – 8 lần . Thể dục (tiết 26) ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ” I. MỤC TIÊU : - Oân từ 4 – 8 động tác của bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng thứ tự và biết phát hiện ra chỗ sai để tự sửa hoặc sửa cho bạn . - Trò chơi Chim về tổ . Yêu cầu chơi nhiệt tình , thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường : 1 phút . - Về đội hình vòng tròn hoặc 4 hàng ngang , đứng tại chỗ hát , vỗ tay để khởi động các khớp . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hiện được động tác nhảy và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài Tthể dục phát triển chung : 13 – 15 phút . - Oân 4 – 8 động tác của bài Thể dục : 2 – 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . + Sau mỗi lần tập , nhận xét ưu , nhược điểm của lần tập đó . + Trong quá trình tập , có thể dừng lại ở từng nhịp để sửa sai . + Chia tổ để HS tập theo nhóm ở các vị trí đã được phân công , sau đó tập thi đua giữa các nhóm . b) Trò chơi “Chim về tổ” : 4 – 5 phút - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi và luật chơi . Hoạt động lớp , nhóm . - Oân toàn bài do lớp trưởng điều khiển : 2 lần . - Cả lớp chơi thử . - Chơi chính thức . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Thực hành , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Tập một số động tác thả lỏng : 1 – 2 phút . Sinh hoạt TUẦN 13 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 14 . - Báo cáo tuần 13 . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội . - Tham dự Đại hội Liên Đội . - Tich cực đọc và làm theo báo Đội . - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội . 4. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta . - Chơi trò chơi : Tìm bạn thân . 5. Tổng kết : (1’) - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 14 . - Nhận xét tiết . 6. Rút kinh nghiệm : - Ưu điểm : . . - Khuyết điểm : .. .
Tài liệu đính kèm: