Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY

TẬP ĐỌC (49 ) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I/ MỤC ĐÍCH TIÊU CẦU.Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn : gạch nung, lên cơn loạn óc ,rút soạt dao ra,.Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sỹ .Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật .

-Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bài ca man rợ , nín thít, gườm gườm, làu bàu, im như thóc ,.

-Hiểu nội dung bài :Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc sống đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .

* GDKNS: xác định giá trị cá nhân,ra quyết định,ứng phó, thương lượng.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY . 1/ Ổn định : TT

2/ Bài cũ : (5) đọc thuộc và trả lời câu hỏi bài Đoàn thuyền đánh cá.

H: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào?

H: Đoàn thuyền đánh cátrở về vào lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào?

H:Nêu đại ý?

-GV nhận xét ghi điểm.

3/ Bài mới :Gv giới thiệu bài ghi bảng

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 
Ngày soạn: 27/2/2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 28/2/2011
ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC (49 ) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I/ MỤC ĐÍCH TIÊU CẦU.Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn : gạch nung, lên cơn loạn óc ,rút soạt dao ra,...Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sỹ .Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật .
-Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bài ca man rợ , nín thít, gườm gườm, làu bàu, im như thóc ,...
-Hiểu nội dung bài :Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc sống đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
* GDKNS: xác định giá trị cá nhân,ra quyết định,ứng phĩ, thương lượng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY . 1/ Ổn định : TT
2/ Bài cũ : (5’) đọc thuộc và trả lời câu hỏi bài Đoàn thuyền đánh cá.
H: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? 
H: Đoàn thuyền đánh cátrở về vào lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào?
H:Nêu đại ý?
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới :Gv giới thiệu bài ghi bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :(10’)Luyện đọc
Mt: Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn : gạch nung, lên cơn loạn óc ,rút soạt dao ra
-Gọi 1 HS đọc.
-3 HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 3 lượt ) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
Chú ý các câu:
-Có câm mồm không?( giọng quát lớn)
-Anh bảo tôi phải không?( giọng điềm tĩnh)
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
-Gọi đại diện nhóm đọc.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : (15’)Tìm hiểu bài 
MT: -Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bài ca man rợ , nín thít, gườm gườm, làu bàu, im như thóc , xác định giá trị cá nhân,ra quyết định,ứng phĩ, thương lượng.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
 + Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn ?
-Gọi HS phát biểu ý kiến .
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? 
-GV ghi ý 1 lên bảng : Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
-Yêu câù HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ?
+Thấy tên cướp như vậy ,bác sỹ Ly đã làm gì?
+ Những lời nói và cử chỉ ấy của bác sỹ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
+ Đoạn thứ 2 kể với chúng ta chuyện gì?
-GV ghi ý 2 lên bảng : Cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển.
 -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 trao đổi và trả lờicâu hỏi:
+Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển?
+Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lởi trong 3 ý đã cho.
-Đoạn 3 kể lại tình tiết nào ?
-GV ghi ý chính đoạn 3 lên bảng : Tên cướp biển bị khuất phục. 
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ý chính của bài .
-Gọi HS nêu ý chính của bài.
-Kết luận và ghi ý chính lên bảng .
Đại ý : Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa thắng sự hung ác, bạo ngược.
Hoạt động 3 : (7’)Đọc diễn cảm 
MT; Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật .
-Gọi 3 em đọc bài theo hình thức phân vai: dẫn chuyện, tên cướp ,bác sĩ Ly.Yêu cầu cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc hay.
-Treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn luyện đọc 
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Bình chọn HS đọc hay nhất .
4/ Củng cố- dặn dò:(3’)
H: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
H: Em hãy nói một câu để ca ngợi bác sĩ Ly?
-GV nhận xét tiết học .
-Dặn về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
-1 em đọc , lớp đọc thầm.
-Đọc theo đoạn 
-Luyện đọc từ khó .
-Đọc theo cặp .
-Đại diện nhóm đọc –NX
-1 em đọc toàn bài .
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
-Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn: trên má có vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch, uống rượu nhiều , lên cơn loạn óc, hát những bài ca man rợ.
-Đoạn 1 cho ta thấy hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết :hắn đập tay xuống bàn bắt mọi người im , hắn quát bác sỹ Ly “ có câm mồm không” , hắn rút soạt dao ra lăm lăm chực đâm bác sỹ Ly.
-Đoạn thứ 2 kể lại cuộc đối đầu giữa bác sỹ Ly và tên cướp biển.
- Đọc và trả lời câu hỏi. 
-Câu văn: Một đằng thì đức độ , hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác , hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
-Bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
-Đoạn 3 kể lại tình tiết : Tên cướp biển bị khuất phục. 
- Đọc và trả lời câu hỏi. 
-3 –4 em đọc đại ý .
-3 em đọc phân vai. Cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc hay.
-Thi đọc .
-Bình chọn .
-Câu chuyện giúp em hiểu ra : Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu ,cái ác.Sức mạnh chính nghĩa thắng sức mạnh tàn bạo.Sức mạnh tinh thần của con người chính nghĩa quả cảm làm cho kẻ hung hãn phải khiếp sợ , khuất phục.Bác sỹ Ly là con người quả cảm .
-Bác sỹ Ly dũng cảm đấu tranh chống cái ác, cái tàn bạo.
TOÁN (121 ) PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật) .
Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
Giáo dục HS vận dụng tốt kiến thức vào bài làm chính xác, trình bày bài làm sạch đẹp
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Vẽ hình sau trên bảng phụ hoặc giấy khổ to (hoặc dùng hình vẽ SGK)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY: 1-Ổn định: TT
2-Kiểm tra: (5’) HS làm BT 2 . GV nhận xét
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1:(5’) Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
MT: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật) .
Gv bắt đầu cho HS tính diện tích hình chữ nhật mà các cạnh có độ dài là số tự nhiên, ví dụ: chiều dài 5m, chiều rộng 3m. Gv ghi bảng: S= 5 x 3 (m2)
Tiếp theo GV nêu ví dụ: tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m.
GV gợi ý để HS nêu được:
Để tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải thực hiện phép nhân: 
 x 
Hoạt động 2: (5’)Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số
MT: Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
a)Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ.
Cho HS quan sát hình vẽ đã chuẩn bị( như SGK) Gv hướng dẫn để HS nhận thấy được:
-Hình vuông có diện tích bằng 1m2
Hình vuông có 15 ô mỗi ô có diện tích bằng m2
 -Hình chữ nhật ( phần tô màu) chiếm 8 ô.
Vậy diện tích hình chữ nhật bằng m2
b) Phát hiện quy tắc nhân hai phân số.
-GV gợi ý để HS nêu : Từ phần trên, ta có diện tích hình chữ nhật là:
x=(m2) (Gv ghi bảng)
-Giúp hS quan sát hình vẽ và phép tính trên nhận xét:
8( số ô của hình chữ nhật) bằng 4 x2 
15( số ô của hình vuông) bằng 5 x3 .
Từ đó dẫn dắt đến cách nhân:
x == 
GV hướng dẫn HS dựa vào ví dụ trên để rút ra quy tắc : Muốn nhân hai phân số , ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.( lưu ý chỉ phát biểu bằng lời quy tắc , không dùng công thức: 
x =
Hoạt động 3: (20’) Thực hành
MT: HS vận dụng tốt kiến thức vào bài làm chính xác, trình bày bài làm sạch đẹp
*Bài 1:Tính
 HS vận dụng quy tắc vừa học để tính, không cần giải thích.
a)x = ; b) x = =; c) x = ; 
*Bài 2:Rút gọn rồi tính:
 Cho HS nêu yêu cầu của bài : rút gọn trước rồi tính.
 Có thể hướng dẫn HS làm chung một câu. Chẳng hạn:
a) x = x = = 
sau đó cho HS làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài.
*Bài 3: HS tự làm bài vào vở, không cần vẽ hình.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật là:
x= ( m2)
Đáp số: m2
-Gv chấm bài nhận xét
4-Củng cố-dặn dò:(3’)GV nhận tiết học. Về học bài chuẩn bị bài luyện tập
-HS tính diện tích hình chữ nhật
-HS quan sát hình vẽ(SGK)
-HS trả lời
HS rút quy tắc(nêu bằng lời)
HS vận dụng quy tắc làm bài tập
HS đọc yêu cầu nêu cách tính.
HS lên bảng
HS làm vở BT
_HS làm bài vào vở
Ngày soạn 28/2/2011 Ngày dạy thứ ba ngày 1/3/2011 
CHÍNH TẢ: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN.
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:- Nghe viết chính xác , trình bày đúng , đẹp đoạn từ :Cơn tức giận -> nhốt chuồng.
- Viết đúng các từ khó trong bài có âm đầu r /d/g vần ên / ênh
- GDHS cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/Ổn định:Hát
2/Bài cũ:(5’) Hăng hái, hoả tuyến, ngã xuống
3/Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
HĐ1: (20’)Hướng dẫn viết chính tả.
MT: Nghe viết chính xác , trình bày đúng , đẹp đoạn từ :Cơn tức giận -> nhốt chuồng.
a/.Củng cố nội dung bài viết.
-GV đọc đoạn từ (cơn tức giận->nhốt chuống )
H: Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ?
b. Hướng dẫn viết tiếng khó.
-Yêu cầu H/S tìm tiếng khó hay lẫn lộn khi viết chính tả theo nhóm bàn.
-Gọi các nhóm nêu- H/S kết hợp ghi nhanh lên bảng.
-Hướng dẫn phân tích so sánh từ khó.
-Đọc những từ khó cho HS luyện viết vào vở nháp.
c.Viết chính tả.
-Hướng dẫn cách trình bày bài.
-G/v đọc cho h/s viết bài vào vở
-G/v đọc đoạn viết yêu cầu H/s kiểm tra lại bài viết của mình.
d. Soát lỗi, chấm bài.
-G/v đưa bảng phụ và hướng dẫn cho h/s soát lỗi.
-G/v chấm một số bài- Nhận xét.
HĐ2:(10’) luyện tập.
MT: Viết đúng cá ... iêu biểu của thành phố này
II. Đồ dùng dạy học:
Lược đồ ĐBBB, ĐBNB, bản đồ Việt Nam 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định :
2. Bài cũ:(5’) Tuyết, Yêm
H: TP Cần Thơ nằm ở bên sông nào?
-Nêu bài học
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KĨ THUẬT (25 )
CHĂM SÓC RAU, HOA
I. Mục tiêu:
+ HS thực hành một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
+ HS luôn có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Vườn đã trồng rau, hoa.
+ Dầm xới, bình tưới nước, cuốc.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa ( 15 phút)
MT: + HS thực hành một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc rau, hoa. Mục đích và cách tiến hành chăm sóc rau, hoa.
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của HS.
+ Phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho HS.
+ Cho HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa. GV quan sát, uốn nắn những sai sót của HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
+ GV nhắc HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh dụng cụ, chân tay sau khi hoàn thành công việc.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
 ( 15 phút)
MT Tự đánh giá công việc của bạn, của mình.
+ GV gợi ý HS tự đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
- Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.
- Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
* Nhận xét, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập.
+ Dặn HS chuẩn bị bài Phân bón cho rau, hoa.
+ Lần lượt HS nhắc lại, lớp theo dõi và bổ sung.
+ Kiểm tra theo nhóm rồi báo cáo.
+ Các nhóm thực hiện theo phân công của GV.
+ Các nhóm thực hành.
+ HS thực hiện yêu cầu.
+ Các nhóm lắng nghe để đánh giá theo tiêu chuẩn.
+ Các nhóm lắng nghe GV đánh giá kết quả thực hành.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC (25 ) ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU. Củng cố lại kiến thức từ bài 9 đến bài 11.
-Yêu cầu HS nắm chắc kiến thức và thực hành tốt .
-Giáo dục đạo đức cho HS.
II/ CHUẨN BỊ Phiếu bài tập .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : 1/ Ổn định 
2/ Bài cũ: (5’) Kể một mẩu chuyện nói về việc giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng ?
H: Nêu ghi nhớ?GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới : Hôm nay chúng ta củng cố 3 bài đã học trong học kì II.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: (10’)Củng cố kiến thức .
MT: Củng cố lại kiến thức từ bài 9 đến bài 11
-Cho HS nhắc lại các bài đã học .
-GV ghi bảng:
+ Kính trọng , biết ơn người lao động.
+ Lịch sự với mọi người .
+Giữ gìn các công trình công cộng .
HĐ2:(15’) Thảo luận nhóm
MT: Yêu cầu HS nắm chắc kiến thức và thực hành tốt .
-GV phát phiếu yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau.
H: Tại sao phải kính trọng và biết ơn người lao động ?
H: Đọc các câu ca dao tục ngữ ,bài thơ nói về người lao động?
H: Thế nào là lịch sự với mọi người ?
H: Vì sao cần phải lịch sự với mọi người?
H:Kể một mẩu chuyện nói về việc giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng ?
-Cho HS trả lời , cả lớp và GV nhận xét .
-Cho HS liên hệ thực tế.
4/ Củng cố –dặn dò .(5’)GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học .Dặn về học bài và chuẩn bị bài 12.
-HS nhắc lại các bài đã học .
-Thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
-HS trả lời . Cả lớp nhận xét , bổ sung.
-HS liên hệ thực tế.
KHOA HỌC (49 ) ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể:Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối , về vật cho ánh sáng truyền qua một phần , vật cản sáng ,...để bảo vệ mắt .
-Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt .
-Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt ; về các cách đọc , viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn( hoặc nến).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 1/ Ổn định.
2/ Bài cũ: (5’) Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời?
H: Nêu mục Bạn cần biết ?
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới : Hôm nay chúng ta học bài Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: (10’)Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng 
MT: -Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt .
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm , dựa vào kinh nghiệm và hình trang 98,99 SGK để tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
-Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp .
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm , dựa vào kinh nghiệm và hình trong SGK để tìm hiểu các việc nên làm và những việc không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra .
-Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp .
Hoạt động 2:(15’) Tìm hiểu về một số việc nên / không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết .
*MT: -Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
Bước 1:
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm , quan sát các tranh trang 99 SGK .Yêu cầu HS nêu lí do cho lựa chọn của mình .
 Bước 2:Thảo luận chung.GV đưa ra thêm các câu hỏi :Tại sao khi viết bằng tay phải , không nên bật đèn chiếu sáng ở phía tay phải ?
Bước 3 : Cho HS hoạt động cá nhân theo phiếu :
1.Em có đọc , viết dưới ánh sáng yếu bao giờ không?
Thỉnh thoảng.
Thường xuyên.
Không bao giờ.
2.( Nếu chọn trường hợp a hoặc b ở câu 1) Em đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu khi:
3.( Nếu chọn trường hợp a hoặc b ở câu 1) Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu ?
GV giải thích : Khi đọc, viết, tư thế phải ngay ngắn , khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30 cm . Không được đọc sách , viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào .Không đọc sách khi đang nằm , đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư . Khi đọc sách và viết bằng tay phải , ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải .
4/ Củng cố –Dặn dò.(5’)GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học .
-Dặn về học và chuẩn bị bài sau: Nóng lạnh và nhiệt độ.
-HS thảo luận nhóm bàn .
-Các nhóm báo cáo.Cả lớp nhận xét .
-Thảo luận nhóm.
-Các nhóm báo cáo .Cả lớp nhận xét .
-Thảo luận nhóm, Trình bày.
-Thảo luận chung.
-Hoạt động cá nhân theo phiếu .
3 HS đọc mục Bạn cần biết .
KHOA HỌC (50 ) NÓNG ,LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I/ MỤC TIÊU:Sau bài học HS biết:Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp.
-Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ củanước đá đang tan.
-Biết sử dụng từ “nhiệt độ”trong diễn tả sự nóng, lạnh.
-Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Chuẩn bị chung: một số nhiệt kế,phích nước sôi,một số nước đá.
Chuẩn bị theo nhom: nhiệt kế, ba chiếc cốc
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định:TT
2-Kiểm tra: (5’) 3 HS trả lời bài “Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt”
H: em có đọc ,viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không? Nêu tác hại?
H:Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc ,viết dưới ánh sáng quá yếu?
H:em nêu mục bạn cần biết?
GV nhận xét ghi điểm
3- Bài mới:Giới thiệu bài ghi đề
Hđ giáo viên
Hđ học sinh
Hoạt động 1: (10’)Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
MT: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp.
+Bước 1:Gv yêu cầu HS kể tên một số vật nóng,lạnh thường gặp hàng ngày.HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp.
+Bước 2: HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100 SGK.Gv gọi một vài HS trình bày.
Lưu ý: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng có thể là vật lạnh so với vật khác.
+Bước 3:GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. HS nêu VD về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật
*GV có thể cho HS làm thí nghiệm SGK(nếu có thời gian) để HS nhận biết cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về nóng ,lạnh.
Hoạt động 2: (15’)Thực hành sử dụng nhiệt kế
MT: -Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ củanước đá đang tan.
+Bước 1:Gv giới thiệu cho HS 2 loại nhiệt kế( đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí).Gọi hS thực hành đọc nhiệt kế.khi đọc cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế.
+Bước 2: HS thực hành đo nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế ( dùng loại nhiệt kế thí nghiệm có thể đo nhiệt độ tới 100 0C) đo nhiệt độ ở các cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể.
*Gv chốt bài cho HS đọc mục bạn cần biết .
4-Củng cố-dặn dò:(3’)GV nhận xét. Về học bài và thực hành chuẩn bị bài TT
HS kể tên một số vật nóng,lạnh
HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi
HS nêu VD
HS làm thí nghiệm SGK
-HS thực hành đo nhiệt độ
-HS đọc mục bạn cần biết .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an TUAN 25 LOP 4CKTKN.doc