Giáo án dạy học Lớp ghép 3 + 4 - Tuần 12

Giáo án dạy học Lớp ghép 3 + 4 - Tuần 12

Trình độ 4

Đạo đức:

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

- Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

- Kính yêu ông bà, cha mẹ.

- Bài hát : Cho con- nhạc và lời Phạm Trọng Cầu.

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp ghép 3 + 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12:
 Ngày soạn : 15/11/08
Ngày giảng : T2/17/11/08
Tiết 1 :
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Tập đọc - Kể chuyện:
Nắng phương Nam
I. Tập đọc :
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai: uyên, ríu rít, sững lại, xoắn xuýt
- Đọc đúng các câu hỏi, câu kể . Bước đầu diễn tả được giọng nhân vật trong bài ; phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật .
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó và từ địa phương được chú giải trong bài. Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện .
- Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam , gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc .
II. Kể chuyện :
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào các gợi ý trong Sgk, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật ; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .
2. Rèn kỹ năng nghe.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong Sgk .
Đạo đức:
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
- Bài hát : Cho con- nhạc và lời Phạm Trọng Cầu.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
6phút
1
- GV: Đọc mẫu HS luyện đọc
- HS: Thảo luận tiểu phẩm : Phần thưởng, nhận xét về cách ứng xử
6phút
2
- HS: Đọc nối tiếp từng câu
- GV: Yêu cầu đại diện trả lời câu hỏi
7phút
3
- GV: Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp, GV kết hợp giải nghĩa từ, HD đọc đúng các câu khó
- HS: Thảo luận nhóm làm bài tập 1 SGK
6phút
4
- HS : Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV: Yêu cầu đại diện trình bày, GV nhận xét kết luận
6phút
5
- GV: Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HS: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK, trình bày ý kiến.
6phút
6
- HS: 1 HS đọc cả bài
- GV: Kết luận về ND các bức tranh, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 2 :
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Tập đọc - Kể chuyện 
Nắng phương Nam
(Đã soạn tiết 1)
Toán :
Mét vuông
Giúp HS :
- Hình thành biểu tượng về dơn vị đo diện tích mét vuông.
- Biết đọc viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
- Hình vuông cạnh 1m chia thành 100 ô vuông.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
7phút
1
- HS: Đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- GV: Giới thiệu mét vuông, cách đọc và viết
8phút
2
- GV: HD học sinh trả lời câu hỏi GV nhận xét, nêu ý nghĩa bài.
- HS: Đọc viết mét vuông, nhận biết mối quan hệ : 1m2 = 100dm2 và ngược lại
7phút
3
- HS: Luyện đọc lại bài theo cách phân vai
- GV: HD học sinh làm các bài tập thực hành
8phút
4
- GV: Nêu nhiệm vụ, HD học sinh kể từng đoạn của câu chuyện
- HS: Làm bài tập trong SGK
7phút
5
- HS: Từng cặp HS tập kể, 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện
- GV: Yêu cầu HS chữa bài, GV nhận xét.
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 3 :
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Toán :
Luyện tập
- Giúp HS : Rèn luyện kỹ năng thực hiện cách tính nhân, giải toán và thực hiện " gấp ", "giảm" một số lần .
-Phiếu bài tập
Kỹ thuật:
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (Tiếp theo)
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
- Mẫu đường gấp mép vải khâu viền bằng mũi khâu đột.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
9phút
1
- GV: Giới thiệu bài, nêu yâu cầu, tổ chức HD cho học sinh thực hành làm lần lượt các bài tập SGK
- HS: Nhắc lại phần ghi nhớ và tiếp tục thực hành hoàn thiện sản phẩm
9phút
2
- HS: Thực hành làm các bài tập
- GV: Quan sát uốn nắn cho HS
9phút
3
- GV: Quan sát gợi ý HS làm bài
- HS: Trưng bày sản phẩm thực hành, đọc tiêu chuẩn đánh giá
9phút
4
- HS: Đại diện chữa bài trên bảng
- GV: Nhận xét đánh giá sản phẩm thực hành
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 4 :
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Đạo đức :
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
1. HS hiểu :
- Thế nào là tham gia việc lớp, việc trường và vì sao phải tích cực tham gia việc lớp việc trường .
- Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em 
2. HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường .
3. HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp việc trường .
- Các bài hát về chủ đề nhà trường 
- Các tấm bìa màu đỏ, xanh và trắng
Tập đọc: 
" Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
-Tranh minh hoạ trong SGK 
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
7phút
1
- GV: Treo tranh yêu cầu HS quan sát và cho biết ND tranh, giới thiệu tình huống
- HS: Tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
8phút
2
- HS: Thảo luận nêu cách giải quyết, chuẩn bị đóng vai một tình huống.
- GV: Giải nghĩa một số từ, HD học sinh luyện đọc theo cặp, yêu cầu 1HS đọc cả bài, GV đọc diễn cảm cả bài.
7phút
3
- GV: Yêu cầu đại diện trình bày, GV kết luận, HD học sinh đánh giá hành vi, HS bày tỏ thái độ
- HS: Luyện đọc kết hợp trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
8phút
4
- HS: Làm việc cá nhân theo phiếu bài tập, chữa bài
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét rút ra ý nghĩa của bài
7phút
5
- GV: Lần lượt đọc từng ý kiến HS bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành, GV kết luận
- HS : Luyện đọc diễn cảm bài và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
 Ngày soạn : 16/11/08
Ngày giảng : T3/18/11/08
Tiết 1 :
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Toán :
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- Giúp HS : Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé .
- Tranh vẽ minh hoạ ở bài học 
Luyện từ và câu :
Mở rộng vốn từ : ý chí -Nghị lực
- Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.
- Phiếu chuẩn bị nội dung bài tập 
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
7phút
1
- GV: Giới thiệu bài toán, phân tích, vẽ sơ đồ HD học sinh nhận xét, trình bày bài giải
- HS: Đọc yêu cầu bài tập 1 làm bài vào vở, đọc bài làm 
6phút
2
- HS: Thực hiện phép tính đọc kết luận
- GV: Nhận xét bài tập 1, HD làm bài tập 2, làm miệng trước lớp 
6phút
3
- GV: HD học sinh làm bài tập thực hành
- HS: Làm bài tập 3
6phút
4
- HS: Làm bài tập vào vở
- GV: Yêu cầu đại diện chữa bài tập 3, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng, HS sửa sai
6phút
5
- GV: Quan sát HS làm bài
- HS : Làm bài tập 4
6phút
6
- HS: Chữa bài, nhận xét
- GV: Yêu cầu HS phát biểu, GV nhận xét
3phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 2: 
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Tự nhiên xã hội:
Phòng cháy khi ở nhà
Sau bài học, HS biết .
- Xác định được một số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa .
- Nói được những thiệt hại do cháy gây ra .
- Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà .
- Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của trẻ nhỏ .
- Các hình trang 44, 45 
Toán :
Nhân một số với một tổng
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
 - Kẻ bảng phụ BT 1 SGK.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
6phút
1
- HS: Quan sát hình 1,2 SGK để trả lời câu hỏi của GV
- GV: HD và yêu cầu HS tìm và so sánh giá trị của hai biểu thức : 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5.
6phút
2
- GV: Yêu cầu đại diện trình bày kết quả, GV giúp HS rút ra kết luận
- HS: Thực hiện tính kết quả, so sánh giá trị của hai biểu thức.
7phút
3
- HS: Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính các em đã chứng kiến,
- GV: HD học sinh nhân một số với một tổng, rút ra kết luận.
6phút
4
- GV: HD học sinh tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân gây cháy
- HS: Thực hành làm bài tập
6phút
5
- HS: Thảo luận và đóng vai theo tình huống GV đưa ra 
- GV: Quan sát HD học sinh làm bài
6phút
6
- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét
- HS: Chữa bài, nhận xét
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 3:
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Chuẩn bị :
C. HĐDH :
Thể dục:
Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Chơi trò chơi : " Kết bạn ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động 
- Sân trường, vệ sinh nơi tập .
- Còi, kẻ vạch cho trò chơi .
Thể dục:
Động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời.
- Học động tác thăng bằng. HS nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng.
- Trò chơi : " Con cóc là cậu ông trời " . Yêu cầu hs nắm được luật chơi, chơi tự giác tích cực chủ động.
- Sân trường, vệ sinh nơi tập. 
 - Chuẩn bị 1,2 còi.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
6phút
1
- GV: Nhận lớp phổ biến ND, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.
- Trò chơi tự chọn.
12phút
2
- GV: Yêu cầu HS ôn 6 động tác đã học
- HS: Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục
8phút
3
- HS: Tiếp tục ôn tập các động tác của bài thể dục
- GV: HD học sinh học động tác thăng bằng
6phút
4
- GV: Hướng dẫn HS chơi trò chơi "Kết bạn"
- HS ...  học sinh học động tác nhảy
7phút
5
- GV: Cho HS chơi trò chơi ném trúng đích
- HS: Ôn luyện 7 động tác
6Phút
6
- HS: Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập.
- Tập các dộng tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giờ học, giao bài tập về nhà
Tiết 4:
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Thủ công
Cắt dán chữ : I, T
 (Tiếp theo)
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T 
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kỹ thuật .
- HS thích cắt, dán chữ .
- Mẫu chữ I, T; tranh quy trình 
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán 
Luyện từ và câu
Tính từ (Tiếp theo)
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Bảng phụ
- Từ điển 
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
7phút
1
- HS: Nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ : I, T
- GV: HD học sinh làm bài tập 1,2 phần nhận xét.
6phút
2
- GV: Nhận xét và hệ thống các bước kẻ, cắt, dán chữ : I, T theo quy trình
- HS: Thảo luận làm bài tập
6phút
3
- HS:Thực hành kẻ, cắt dán chữ: I,T
- GV: HD học sinh chữa bài, nêu ghi nhớ 
6phút
4
- GV: Quan sát HD học sinh thực hành
- HS: Thực hành làm bài tập phần luyện tập
6phút
5
- HS: Trưng bày sản phẩm, nhận xét sản phẩm
- GV: Quan sát HD học sinh làm bài.
6phút
6
- GV: Nhận xét đánh giá sản phẩm thực hành của HS
-HS: Chữa bài nhận xét
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 5:
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Chính tả : (Nghe viết )
Cảnh đẹp non sông
Rèn luyện kỹ năng viết chính tả:
- Nghe - viết chính tả 4 câu ca dao cuối trong bài: "Cảnh đẹp non sông" (Từ chỗ: Đường vô sứ nghệ quanh quanh  đến hết). Trình bày đúng các câu thơ lục bát, thể song nhất.
- Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch, at/ac
- Bảng lớp viết ND bài tập 2.
Địa lý : 
Đồng bằng Bắc Bộ
Sau bài học, HS biết: 
- Chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ địa lí TNVN.
- Trình bày một số đặc điểm của ĐBBB ( hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
- Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.	
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
- Bản đồ địa lý TNVN 
- Tranh ảnh về ĐBBB. 
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
7phút
1
- HS: Đọc bài viết trả lời câu hỏi nắm ND bài, viết từ khó
- GV: Giới thiệu vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ, HS lần lượt lên chỉ trên bản đồ.
8phút
2
- GV: Đọc bài cho HS viết bài vào vở
- HS: dựa vào hình ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK trả lời các câu hỏi của GV.
7phút
3
- HS: Tiếp tục viết bài
- GV: Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét.
8phút
4
- GV: HD học sinh làm bài tập chính tả
- HS: Quan sát hình 1 của mục II chỉ và đọc tên một số sông của dồng bằng Bắc Bộ , trả lời một số câu hỏi
7phút
5
- HS: Chữa bài tập chính tả, nhận xét 
- GV: Nhận xét HD học sinh thảo luận trả lời câu hỏi, GV kết luận. 
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
 Ngày soạn : 19/11/08
Ngày giảng : T6/21/11/08 
Tiết 1:
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Tập làm văn :
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp của nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong SGK). Lời kể rõ ý có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên...
- Rèn luyện kỹ năng viết: HS viết được những câu vừa nói thành một đoạn văn, (từ 5 - 7 câu). Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh.
- ảnh biển Phan Thiết trong SGK.
Toán 
Nhân với số có hai chữ số
 Giúp hs:
- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
- Bảng phụ.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
6phút
1
- HS: Đọc yêu cầu bài tập 1 và câu hỏi gợi ý trong SGK, thảo luận luyện nói theo cặp
- GV: HD học sinh đặt tính và tính: 36 x 23.
6phút
2
- GV: Gợi ý HD học sinh luyện nói
- HS: Cùng thực hiện phép nhân ra nháp.
6phút
3
- HS: Đại diện các cặp trình bày
- GV: Giải thích cách tính, HD học sinh làm bài tập thực hành
7phút
4
- GV: Nêu yêu cầu bài tập 2, HD học sinh viết bài vào vở
- HS : Thực hành làm bài tập
6phút
5
- HS: Viết bài vào vở
- GV: Quan sát HS làm bài 
6phút
6
- GV: Yêu cầu HS đọc bài viết, lớp và GV nhận xét
- HS: Chữa bài, nhận xét
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 2:
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Toán
Luyện tập
- Giúp HS đọc thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán.
-Phiếu bài tập.
Khoa học
Nước cần cho sự sống
Sau bài học hs có khả năng:
- Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
- Yêu thiên nhiên và giữ gìn nguồn nước sạch.
- Các hình trong sgk.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
7phút
1
- GV: Tổ chức HD cho HS thực hành làm bài tập
- HS: Thảo luận theo câu hỏi trong SGK, tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống con người, động vật và thực vật.
8phút
2
- HS: Thực hành làm bài tập vào vở
- GV: Quan sát HD, yêu cầu các nhóm trình bày GV nhận xét KL.
7phút
3
- GV: Quann sát HD học sinh làm bài
- HS: Thảo luận trả lời câu hỏi về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí
8phút
4
- HS: Đại diện chữa bài trên bảng
- GV: Yêu cầu đại diện đưa ra những ví dụ và những dẫn chứng cụ thể, GV nhận xét.
7phút
5
- GV: Nhận xét chữa bài tập
- HS: Tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động của địa phương.
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 3:
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Mỹ thuật
Vẽ tranh : Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam
- HS biết tìm, chọn ND đề tài ngày nhà giáo Việt Nam .
- Vẽ được tranh về ngày nhà giáo Việt Nam .
- Yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo .
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày 20 tháng 11 .
Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
- HS thực hành viết một bài văn KC sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên chân thật.
- Đề bài, dàn ý vắn tắt của bài văn kc.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
9phút
1
- HS: Quan sát tranh nhận xét để tìm chọn ND 
- GV: Ghi đề bài HD học sinh nắm rõ yêu cầu của đề gợi ý HS làm bài
9phút
2
- GV: Nêu cách chọn HD học sinh cách vẽ tranh.
- HS: Thực hành viết bài
9phút
3
- HS: Thực hành vẽ tranh
- GV: Quan sát HS viết bài
9phút
4
- GV: Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá bài vẽ
- HS: Soát lại bài, thu bài.
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 4:
Trình độ 3
Trình độ 4
Môn 
Tên bài
A. Mục tiêu :
B. Đồ dùng :
C. HĐDH :
Tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường
Sau bài học HS có khả năng :
- Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường
- Các hình trong SGK
Mỹ thuật
Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt
- HS biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em ( đi học, làm việc nhà giúp gia đình,...)
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
- HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
- Một số tranh ảnh của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt.
TGian
H.Động
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động của GV - HS
7phút
1
- GV: HD học sinh quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý của GV
- HS: Quan sát tranh, nhận xét tìm chọn ND đề tài
8phút
2
- HS: Thảo luận theo cặp, đại diện một số cặp lên trình bày
- GV: HD học sinh cách vẽ tranh
7phút
3
- GV: Cùng HS thảo luận 1 số câu hỏi liên hệ thực tế bản thân
- HS : Thực hành vẽ tranh
8phút
4
- HS: Thảo luận theo gợi ý của GV về kể tên các môn học, kết quả,
- GV: Quan sát gợi ý HS vẽ tranh
7phút
5
- GV: Yêu cầu đại diện trình bày kết quả, GV nhận xét
- HS: Trưng bày sản phẩm, nhận xét xếp loại bài vẽ.
3Phút
Dặn dò
 - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
Tiết 5 :
Sinh hoạt tuần 12
I-Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần:
1.Đạo đức:
 Đa số các em ngoan ngoãn, có ý thức đạo đức tốt, không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2.Học tập:
 - Các em đã có ý thức học tập, đi học đều, đúng giờ trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý nghe giảng trong lớp còn nói chuyện riêng, làm việc riêng.
 3.Các hoạt động khác:
 - Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 - Vệ sinh cá nhân gọn gàng,sạch sẽ.
 - Thể dục : Tham gia tập thể dục đầy đủ song chất lượng tập chưa cao.
II- Phương hướng tuần tới :
 - Duy trì tốt tỉ lệ chuyên cần.
 - Thực hiện tốt các nề nếp học tập
 - Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
 - Giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Tiết 5 : Hát nhạc : Soạn chung
Học hát : Bài cò lả
A. Mục tiêu:
 - HS cảm nhận được tính chất âm nhạc tươi vui, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả, dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát.
 - Giáo dục hs yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
B. Chuẩn bị:
Nhạc cụ quen dùng, thanh phách.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
 HS hát lại bài giờ trước
III. Bài mới :
1. Phần mở đầu.
* Giới thiệu bài mới: 
2. Phần hoạt động.
a. Nội dung 1: Dạy hát bài Cò lả.
* HĐ1: Dạy hát:
- GV hát 1 lần:
- Lớp nghe.
- Yêu cầu hs đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hs đọc lời ca.
- GV dạy hát từng câu :
- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv
* HĐ2: Luyện tập.
- Hs hát theo nhóm, cá nhân.
b. Nội dung 2: Nghe nhạc bài trống cơm.
- Gv mở băng đĩa
- Hs nghe.
3. Phần kết thúc.
- Hát bài Cò lả.
- Lớp hát, cá nhân hát.
- Kể tên 1 số bài dân ca.
- Hs kể

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop ghep 34 tuan 12.doc