Giáo án dạy học Tuần 10 - Khối 4

Giáo án dạy học Tuần 10 - Khối 4

Học hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em

 (Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu)

I/Mục tiêu:

-HS nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.

-Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát.

-GD các em vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lại của đất nước.

II/Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ.

III/Các hoạt động dạy học:

A.Phần mở đầu:

1.Ôn tập bài cũ

-GV cùng lớp nhận xét.

2.Giới thiệu bài:

-Hãy kể tên và hát một vài bài hát viết về khăn quàng đỏ.

-GV giới thiệu bài hát sẽ học.

B.Phần hoạt động:

1.Dạy bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em.

-GV hát mẫu.

-Dạy HS hát từng câu.hát nối 2,3 câu.

cả lời 1, lời 2.

-Cho HS luyện tập.

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 10 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007
Tiết 1: Chào cờ
 ___________________________ 
Tiết 2: tiếng việt
 Ôn tập ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
-HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK I của lớp 4 ( đọc tối thiểu 120 chữ / phút ) 
-Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
-Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đạon văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II . Đồ dùng dạy học: Phấn màu, SGK, bảng phụ.Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III . Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
 - 2 HS đọc bài Điều ước của vua Mi- đát 
 - 1 HS nêu ý nghĩa bài đọc.
2.Bài ôn tập:
a.GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b.Nội dung: 
 * Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- GV cho HS lên bốc thăm đọc một đoạn hoặc cả bài ( theo yêu cầu ) 
- GV nêu một câu hỏi về đoạn vừa đọc hoặc ý nghĩa bài đọc
- GV chấm điểm theo quy định.
 *Bài tập 2:
-Những bài đọc như thế nào là truyện kể?
-Hãy kể tên một số bài đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân?
- GV treo bảng phụ ghi nội dung 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
- Gọi HS báo cáo, GV nhận xét, chốt ý đúng, ghi vào bảng phụ.
*Bài tập 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả :
- GV nhận xét, chốt bài.
+GV cho HS thi đọc diễn cảm, thể hiện đúng giọng đọc.
+GV chú ý đến HS đọc còn chậm, giúp các em tìm đúng giọng đọc.
+GV cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. Động viên HS đọc có tiến bộ.
- HS lần lượt đọc cá nhân ( 1/ 3 số HS cả lớp đọc ).
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nào đọc chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
-HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
-...những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
+Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+Người ăn xin.
-HS thảo luận nhóm đôi nêu từng nội dung +Tác giả : Tô Hoài , Tuốc- ghê- nhép.
+Nội dung : Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bệnh vực
 Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé và ông lão ăn xin
+Nhận vật : Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện
 Tôi ( chú bé) và ông lão ăn xin
- HS thảo luận theo nhóm 4, tìm ra giọng đọc phù hợp cho từng bài.
+ Giọng đọc thảm thiết: Chị Nhà Trò kể về nỗi khổ của mình
+Giọng thiết tha, trìu mến: Đoạn cuối bài Người ăn xin.
+Giọng mạnh mẽ, răn đe: Dế Mèn doạ bọn nhện...
-HS luyện đọc diễn cảm theo từng bài(với HS khá giỏi); từng đoạn (với HS trung bình).
-Một số HS thi đọc diễn cảm.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống ND bài ôn tập.
-Dặn HS về đọc lại các bài tập đọc, chuẩn bị bài sau.
 ______________________________
Tiết 3: Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về:
-Nhận biết góc tù, góc bẹt, góc nhọn; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
-Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
-GD cho HS lòng yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Gọi 1 HS làm bài 3 (SGK Tr- 55).
2. Bài mới:
*Bài 1: GV treo bảng phụ:
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS lúng túng.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV củng cố: so sánh độ lớn của góc nhọn, góc tù, góc bẹt với góc vuông.
*Bài 2:
-GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
 A
 B H C
- Củng cố về cách vẽ và nhận biết đường cao của hình tam giác.
*Bài 3: Yêu cầu HS tự thực hành.
- GV theo dõi, giúp HS.
-Nhận xét, cho điểm.
+Chốt: Các bước vẽ hình vuông có cạnh cho trước?
*Bài 4:
- GV theo dõi, hướng dẫn.
a. Vẽ hình chữ nhật...
b. Gọi HS lên bảng vừa chỉ, vừa nêu tên các hình chữ nhật trong hình vẽ.
 (Hình chữ nhật: ABCD; ABNM; MNCD)
+ Cạnh AB song song với những cạnh nào?
 ( AB// MN ; AB// DC )
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+Chốt: Các bước vẽ hình chữ nhật?
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Dặn chuẩn bị bài sau.
-HS nêu yêu cầu; Lớp làm vào vở.
-2 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vẽ vừa nêu các góc vuông, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
+Góc nhọn bé hơn góc vuông.
+Góc tù lớn hơn góc vuông.
+Góc bẹt bằng 2 góc vuông.
-HS nêu yêu cầu, quan sát hình vẽ, ghi Đ, S vào ô trống.
-HS điền trên bảng lớp và giải thích được: AB là đường cao của tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh BC.
-HS nêu yêu cầu; lớp tự vẽ vào vở.
-1 HS vẽ trên bảng lớp.
-HS khác nhận xét.
-Vài HS nhắc lại cách vẽ hình vuông.
-HS nêu yêu cầu.
-Lớp tự làm vào vở.
-1 HS vẽ trên bảng lớp, lớp làm VBT.
 D C
N
M
 A B
-Vài HS nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật đã học.
 _______________________________
Tiết 1: Đạo đức
 Tiết kiệm thời giờ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
-HS hiểu thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
-Biết cách tiết kiệm thời giờ.
-Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
-Tại sao cần phải tiết kiệm thời giờ?
2.Bài mới:
* Bài tập 1( SGK)
- GV nêu yêu cầu của bài.
-Gho HS trình bày, trao đổi trước lớp.
+Các việc làm tiết kiệm thời giờ?
+Các việc làm không phải là tiết kiệm thời giờ?
-GV kết luận, chốt ý trả lời đúng.
* Bài tập 4 (SGK)
-Cho HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
- GV mời một số HS trình bày với lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
* Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
-Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu đã sưu tầm về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
-GV khen ngợi HS trình bày tốt và giới thiệu hay.
-HS đọc yêu cầu; làm bài cá nhân.
+Các việc làm: a, c, d.
+Các việc làm: b, đ, e.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-Thực hành thảo luận theo nhóm đôi.
-Lớp theo dõi, trao đổi, chất vấn.
-HS trình bày...
-HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao tụcngữ, truyện, tấm gương...vừa trình bày.
 Kết luận chung: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
-Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
3.Hoạt động tiếp nối:
-Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. 
 Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007
 Tiết 1: 	 Thể dục 
 Động tác phối hợp của bài thể dục phát triển chung
 Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời
 A- Mục tiêu 
- Ôn 4 động tác :Vươn thở, tay,chân và lưng – bụng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS nhắc lại được tên, thứ tự động tác và thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Học động tác phối hợp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, biết nhận ra chỗ sai của động tác khi tập luyện.
 - Tham gia trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động, nhiệt tình .
B- Địa điểm phương tiện :
 - Sân tập ,còi. Dụng cụ phục vụ trò chơi.
C- Hoạt động dạy học 
 Nội dung 
KLVĐ
 Phương pháp tổ chức 
1- Phần mở đầu 
 - GVphổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
 - Hướng dẫn HS khởi động 
 2, Phần cơ bản 
 * Bài thể dục phát triển chung : 
 Ôn động tác vươn thở, tay, chân và lưng – bụng:
- GV hô cho HS tập 4 động tác 
- GV quan sát uốn nắn, sửa sai cho HS .
- GV cho HS tập luyện theo tổ và thi các tổ. Nhận xét , tuyên dương tổ tập tốt.
 Học động tác phối hợp
- GV nêu tên động tác, tập mẫu và phân tích giảng giải từng nhịp 
( lần 2 GV đứng cùng chiều với HS )
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh 
- GV cho tập cả 5 động tác đã học.
 * Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời
 - GV nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi , luật chơi 
 - GV tuyên dương đội thắng cuộc
 3 - Phần kết thúc 
 - Hướng dẫn học sinh thả lỏng 
 - GVhệ thống bài, nhận xét giờ học. 
6-10phút
18- 22ph
3 lần
2 x 8nhịp
3,4 lần
2 x 8nhịp
4,5 lần
4-6 phút 
- HS tập hợp lớp , chấn chỉnh đội ngũ , báo cáo sĩ số ...
 - HS xoay các khớp tay , chân. Chạy một vòng xung quanh sân trường. Đi 1 vòng tròn, hít thửo sâu. 
- HS tập cả lớp theo đội hình hàng ngang.
- Cán sự hô- lớp tập luyện 4 động tác
- Các tổ tập luyện theo chỉ huy của tổ trưởng
- Thi đua giữa các tổ.
- HS quan sát 
- HS tập theo nhịp hô của GV
- Cán sự hô- lớp tập luyện 
- 1 tổ chơi thử 
- Cả lớp chơi thử
- HS vui chơi thi đua giữa các tổ
 - Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng.
- Vệ sinh vào lớp 
Tiết 3: Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
-Củng cố cho HS một số kiến thức tổng hợp về phép cộng, phép trừ, các tính chất của phép cộng, phép trừ, vẽ hình vuông , tính chu vi hình chữ nhật...
- Giải toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ôn tập: Làm các bài tập.
*Bài tập 1: 
- GV theo dõi, giúp HS yếu làm bài.
- GV cùng HS chốt kết quả đúng.
- Củng cố cách cộng, trừ hai số tự nhiên
*Bài tập 2:
- Cho HS nêu yêu cầu
- GV cùng HS chữa bài
- GV hỏi HS đã vận dụng tính chất nào của phép cộng để tính thuận tiện 
( Giao hoán, kết hợp)
- GV mở rộng trường hợp:
5798 + 322 + 4678 + 202 
*Bài tập 3: 
-Cho một số HS nêu miệng kết quả ý a
- 2 HS lên chữa bài trên bảng ý b,c
- Củng cố cách vẽ hình tìm các cặp cạnh vuông góc ,tính chu vi hình chữ nhật.
*Bài tập 4: 
- HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán và giải vào vở
- GV chấm một số bài , nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi lời giải đúng
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bảng con theo 2 nhóm, 2 HS lên bảng làm
-
+
 386 259 726 485
 260 836 452 936
 647 095 273 549
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
a. 6257 + 989 + 743 = 6257+743+989
 = 7000 + 898
 = 7898
-HS khá giỏi nêu hướng làm
(5798+202 ) +( 322 + 4678 ) =......
-HS đọc bài toán, vẽ tiếp hình vuông BIHC để có hình chữ nhật AIHD vào vở. 
Hình vuông BIHC có cạnh bằng 3cm
+ Cạnh DH AD, BC, IH
+ Chu vi hình chữ nhật AIHD
 ( 6+3 ) 2 = 18 cm
-Lớp đối chiếu với lời giải đúng.
Đáp số : 60 cm2
- Cho HS nêu dạng toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
3.Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết kiến thức ôn tập.
 -Nhận xét giờ học.
Tiết 3: tiếng việt
 Ôn tập ( tiết 2)
I-Mục tiêu
-HS nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài Lời hứa.
-Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng. 
- GD học sinh ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
 -Vở BTTV 4.
III. Các hoạt độn ... anh từ riêng Việt Nam và nước ngoài.
- Tìm được từ láy và từ ghép viết thành một đoạn văn theo chủ đề Học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học: 
Ôn tập : Làm các bài tập( GV treo bảng phụ)
* Bài 1: Gạch 1 gạch dưới danh từ, 2 gạch dưới động từ trong các câu sau:
Mùa xuân đến.Linh thường lắng nghe hoạ mi hót . Mọi người đều cho rằng tiếng hót kì diệu của nó làm mọi vật bừng tỉnh.
- HS nêu yêu cầu , 1 HS lên bảng gạch theo yêu cầu .Lớp viết vào vở danh từ và động từ có trong đoạn văn
- GV cùng HS chữa bài , chốt kiến thức đúng và cách nhận biết danh từ, động từ.
+ Danh từ: Mùa, xuân, Linh, hoạ mi, người, tiếng hót, vật.
+ Động từ: đến, lắng nghe, hót, cho, làm, bừng tỉnh
* Bài 2: Các câu sau viết sai lỗi chính tả . Hãy chữa và chép lại cho đúng :
a. Trần hưng đạo đã chỉ huy quân phá tan giặc nguyên.
b. Mát xcơ va. pa ri, bec lin, niu ooc là những thành phố lớn.
- HS thực hành viết vào vở
- GV chấm bài, nhận xét.
- HS nêu lại quy tắc viết hoa tên riêng Tiếng Việt bvà nưúơc ngoài
Đáp án đúng: a. Trần Hưng Đạo, Nguyên
 b . Mát- xcơ- va ; Pa- ri, Bec- lin, Niu- ooc
* Bài 3 : 
a. Khoanh tròn từ không thuộc nhóm cấu tạo trong mỗi dãy từ sau và đánh dấu vào ô thích hợp 
+ ước mong, ước ao, ước muốn, ước tính, ước lượng
+ mặt mũi, đi đứng, bồng bé, đung đưa, đu đưa.
 b.Các từ còn lại trong nhóm là 
 từ láy từ ghép tổng hợp từ ghép phân loại
- 2 HS lên bảng làm, lớp ghi từ không thuộc nhóm ra bảng con.( ý a)
 + ước ao + đung đưa
- 1 HS lên bảng đánh dấu vào loại từ của các từ còn lại.( từ ghép tổng hợp)
- Vài HS đặt câu với một từ trong bài( HS khá giỏ đặt nhiều câu )
VD : Em ước mong mình học thật giỏi.
* Bài 4 : viết một đoạn văn ( 4-5 ) câu có sử dụng 3 từ láy và 2 từ ghép nói về chủ đề học tập.
- HS xác định yêu cầu của bài , viết đoạn văn vào vở. 2 HS viết vào bảng nhóm.
- Cho nhiều HS đọc bài viết , chữa bài viết trên bảng nhóm( Nội dung, cách trình bày)
- Đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo.
3.Củng cố, dặn dò:
-Cho HS hệ thống lại các kiến thứuc đã ôn tập.
-Dặn chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007
Tiết 1: Toán
 Luyện tập Nhân với số có một chữ số 
I. Mục tiêu:
- Củng cố, nâng cao cho HS: nắm được ý nghĩa của động từ, danh từ nhận biết được động từ, danh từ trong câu.
- Nắm chắc cách viết hoa danh từ riêng Việt Nam và nước ngoài.
- Tìm được từ láy và từ ghép viết thành một đoạn văn theo chủ đề Học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học: 
Tiết 2: Tiếng Việt
 Luyện tập Tập làm văn 
I. Mục tiêu:
-Giúp HS yếu nắm được cách phát triển câu chuyện có nội dung về ước mơ đẹp.
-Bồi dưỡng HS năng khiếu phát triển được câu chuyện có nội dung về ước mơ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Bài luyện tập:
*Bài 1: Đọc lại truyện: Điều ước của vua Mi- đát, ghi lại vắn tắt cốt truyện theo trình tự thời gian.
-GV gợi ý, giúp HS yếu làm bài.
-Ước muốn của vua Mi- đát được đánh giá thế nào?
*Bài 2:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em(khoảng 8 đến 10 câu).
+Em có ước mơ gì?
+Để thực hiện ước mơ đó em đã làm gì?
+Em sẽ làm gì khi ước mơ được thực hiện?
-Gọi HS trình bày bài của mình; GV cùng lớp nhận xét.
*Bài 3:
-Em hãy kể lại câu chuyện về ước mơ của em theo trình tự không gian.
- GV gợi ý giúp HS yếu
- Gọi vài HS trình bày trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, cho điểm HS làm tốt.
- Cho HS hoàn thiện ghi vở câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-HS đọc đề bài, nhắc lại yêu cầu rồi làm bài vào vở.
Vua Mi- đát xin Thần Đi- ô- ni- đốt làm cho mọi vật mình chạm đến đều biến thành vàng.Vua Mi- đát đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước...Vua Mi- đát đã rút ra bài học cho mình:Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
-...đánh giá thấp.
-HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
-HS khá giỏi viết cả đoạn văn; HS khác chỉ cần viết câu văn dựa theo câu hỏi.
-Một số HS trình bày bài của mình.
-HS kể trong nhóm , trước lớp theo hướng phát triển: 
Ví dụ :Ước mơ của em đã thành hiện thực.Em nhớ lại quá trình đã phấn đấu, vượt khó khăn gian khổ để thực hiện ước mơ của mình.
Tiết 3: Tự học
 Hoàn thành kiến thức bài học
 I. Mục tiêu:
-Giúp HS hoàn thành kiến thức,bài tập của một số môn học.
-Rèn kĩ năng thực hành cho HS.
-Giáo dục cho HS ý thức tự giác học tập.
II. Chuẩn bị :VBT ( Toán, tiếng Việt, Địa lý )
. III. Các hoạt động dạy học:
1.Định hướng nội dung bài học
-Cho HS kể tên các môn học cần hoàn thiện
2.Tổ chức, hướng dẫn HS tự hoàn thành bài tập 
*Toán: Nhân với số có một chữ số
- Tính chất giao hoán của phép cộng.
 GV theo dõi,giúp HS yếu.
*Địa lý : Thành phố Đà Lạt
3.Chữa bài:
*Toán:
- GV cùng lớp nhận xét,chốt kiến thức về cách 
Nhân với số có một chữ số
+ Em đã vận dụng tính chất nào để tính nhanh được kết quả? ( Tính chất giao hoán của phép nhân)
* Địa lý : GV đọc kết quả từng bài tập
- GV cho HS liên hệ với những sản phẩm của thành phố Đà Lạt mà địa phương mình sử dụng ( rau, hoa..)
Toán, Địa lý
-HS làm bài 1,4 VBTT.
- Cho HS làm bài 1, 2 VBT
- Các bài tập trắc nghiệm 
- Bài 4 : HS nêu miệng kết quả. Lớp đổi vở chữa bài.
- 1 HS lên chữa bài 1 
- HS nêu miệng bài 1 
Đáp án : 4 ; 7; 9; 5
- 3HS lên bảng làm bài 2.
Lớp đổi vở kiểm tra kết quả
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2 006
Tiết 1: Âm nhạc
 Học hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em
 (Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu)
I/Mục tiêu:
-HS nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
-Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát.
-GD các em vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lại của đất nước.
II/Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Phần mở đầu:
1.Ôn tập bài cũ
-GV cùng lớp nhận xét.
2.Giới thiệu bài:
-Hãy kể tên và hát một vài bài hát viết về khăn quàng đỏ.
-GV giới thiệu bài hát sẽ học.
B.Phần hoạt động:
1.Dạy bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em.
-GV hát mẫu.
-Dạy HS hát từng câu...hát nối 2,3 câu..
cả lời 1, lời 2.
-Cho HS luyện tập.
2.Hát kết hợp hoạt động:
a)Hát kết hợp gõ đệm:
+Gõ đệm theo phách
+Gõ đệm theo nhịp
b)Tập biểu diễn bài hát:
-GV HD cho HS một số động tác biểu diễn.
-Nhận xét, tuyên dương HS có sáng tạo.
C.Phần kết thúc:
-Lớp hát lại bài hát.
-Dặn HS ôn bài hát, tập hát đúng và thuộc lời ca.
-2 HS đọc bài TĐN số 2: Nắng vàng.
-1 nhóm hát bài Trên ngựa ta phi nhanh.
-HS kể tên bài hát.
-HS nhìn bảng phụ đọc lời ca.
-HS lắng nghe giai điệu...
-HS hát theo HD của GV.
-Hát theo dãy, nhóm, cá nhân.
-HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.
-HS hát nhún theo nhịp 2.
-Vài nhóm lên bảng hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
Tiết 1: tiếng việt
 Ôn tập ( tiết 5)
I/Mục tiêu:
-Hệ thống hoá và hiểu thêm các thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ.
-Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
-Nắm được động từ, danh từ.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; phiếu khổ to.
III/Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài.
2.HD ôn tập:
-GV hướng dẫn cho HS thực hành làm một số bài tập để ôn lại kiến thức.
-Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
-Chốt kiến thức sau mỗi bài.
*Bài tập 1:
-GV phát phiếu cho 3 nhóm HS làm trong 10 phút.
-Đại diện các nhóm dán bài trên bảng lớp.
-GV cùng cả lớp rà soát lại, sửa sai và tính điểm thi đua.
+Thương người như thể thương thân:
-Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ,...
-Từ trái nghĩa: độc ác, hung ác, hành hạ, nanh ác, cay độc,...
+Trên đôi cánh ước mơ:
-Từ cùng nghĩa: ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước vọng,...
*Bài tập 2:
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài của mình.(Có thể cho HS khá giỏi đặt nhiều câu hoặc viết thành đoạn văn).
-GV nhận xét nhanh, đánh giá nhanh.
*Bài tập 3:
-GV theo dõi, HD cho HS làm bài.
-Hệ thống kiến thức đúng.
*Bài 3(Tr- 99): Tìm trong bài...
3 từ đơn, 3 từ ghép, 3 từ láy...
-GV chốt: Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy?.
*Bài tập 4:GV HD tương tự bài 3:
-3 danh từ?
-3 động từ?
+GV chốt: Thế nào là động từ, danh từ?
3.Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống ND bài học.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-HS đọc yêu cầu của bài tập 1, 2.
-Lớp đọc thầm, thảo luận và làm bài.
-Lớp làm bài theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
-Mỗi nhóm cử 1 HS lên chấm chéo bài của nhóm bạn (gạch chéo từ không thuộc chủ đề)
+Măng mọc thẳng:
-Từ cùng nghĩa: trung thực, trung thành thẳng thắn, thật thà, trung nghĩa,...
-Từ trái nghĩa: dối trá, gian dối, gian lận, gian ngoan, gian trá,...
-HS đọc thầm bài tập rồi tự làm bài.
VD: Chú em tính tình “thẳng như ruột ngựa”, rất cương trực nên ai cũng quý.
--HS nêu yêu cầu của bài, xem lại bài học rồi làm bài vào vởBT về tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
-HS hoàn chỉnh bài.
-HS đọc yêu cầu; lớp tự làm.
-Vài hs nhắc lại khái niệm...
-HS nêu yêu cầu, làm bài rồi chữa bài:
+trâu, sông, đàn
+bay, gặm, bơi
-HS nhắc lại...
Tiết 3: Tập làm văn
 Ôn tập và luyện tập phát triển đoạn văn kể chuyện
I/Mục tiêu:
-Nêu tên được các nhân vật, tính cách của các nhân vật trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
-Luyện tập phát triển đoạn văn kể chuyện về các nhân vật thuộc chủ điểm.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III/Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài.
2.HD cho HS làm bài tập:
*Bài tập 3- tr 98
-GV hướng dẫn mẫu:
+Tên bài: Đôi giày ba ta màu xanh.
+Nhân vật: chị phụ trách( tôi); Lái.
+Tính cách: Chị phụ trách : nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang, quan tâm, thông cảm...
Lái: hồn nhiên, tình cảm.
-GV yêu cầu HS làm các phần còn lại theo nhóm.
-GV kết luận, tuyên dương HS .
*Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện:
-GV nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn kể chuyện nêu rõ tính cách của nhân vật dựa vào các nhân vật trong bài tập đọc kể chuyện.
-GV theo dõi, giúp HS yếu làm bài.
-Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống ND bài học.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-HS nêu yêu cầu của bài.
-HS theo dõi, nêu tên các truyện kể thuộc chủ điểm.
-HS thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm báo cáo kết quả...
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS nhắc lại yêu cầu của bài.
+HS yếu đặt câu.
+HS khá giỏi viết thành đoạn văn ngắn.
-Một số HS nêu bài làm của mình.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
hiện theo những điều đã được học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4(52).doc