Giáo án dạy học Tuần 14 - Khối 4

Giáo án dạy học Tuần 14 - Khối 4

TẬP ĐỌC

CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả

- Hiểu từ ngữ trong truyện.

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ bài trong SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

HS: 2 em nối nhau đọc bài trước.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 14 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14:	
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Tập đọc
Chú đất nung
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả
- Hiểu từ ngữ trong truyện.
- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em nối nhau đọc bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: Chia làm 3 đoạn.
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nhịp.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Đồ chơi là 1 chàng kị sỹ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất.
+ Chàng kị sỹ và nàng công chúa là món quà được tặng nhân dịp Tết Trung thu.
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sỹ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách con người mới cứng rắn, hữu ích
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 4 em đọc phân vai 1 lượt.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Luyện đọc theo nhóm 4 phân vai.
- Thi đọc phân vai 1 đoạn.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài.
Toán
Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số, tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số thông qua bài tập.	
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số:
- GV ghi bảng:
(35 + 21) : 7 = ?
HS: 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
(35 + 21) : 7 = 56 : 7
= 8
35 : 7 + 21 : 7
- 1 em lên thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
? Hãy so sánh kết quả 2 biểu thức.
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
? Vậy 2 biểu thức đó như thế nào với nhau?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
(viết phấn màu)
=> Rút ra tính chất (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc lại.
3. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 HS lên bảng giải.
a) Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
Cách 2: (15 + 35) : 5 = 15 :5 + 35 : 5 
= 3 + 7
= 10
b) Cách 1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4
= 32 : 4
= 8.
+ Bài 2: 
HS: Làm tương tự.
+ Bài 3: 
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm, tóm tắt và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Bài giải:
Số nhóm HS của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 (nhóm)
Số nhóm HS của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
Số nhóm HS của 2 lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = 15 (nhóm)
Đáp số: 15 nhóm.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
- Có thể giải bằng cách khác cũng được.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
luyện Toán
Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu:
- HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số, tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số thông qua bài tập.	
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 HS lên bảng giải.
a) Cách 1: (15 + 35) : 5 = ?
 Cách 2: (15 + 35) : 5 = ?
b) Cách 1: 12 : 4 + 20 : 4 = ?
 Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = ?
+ Bài 2: 
HS: Làm tương tự.
+ Bài 3: 
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm, tóm tắt và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Bài giải:
Số cây của lớp 4A là:
32 : 4 = ? (cây)
Số cây của lớp 4B là:
28 : 4 = ? (cây)
Số cây của 2 lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = ? (cây)
Đáp số: ? cây.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
- Có thể giải bằng cách khác cũng được.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.đạo đức
biết ơn thầy cô giáo (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. Phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng:
Sách, kéo, giấy, bút màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
HS: Đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống.
HS: Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
HS: Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lý do lựa chọn.
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài 1 SGK).
- GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên bảng chữa bài tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
đ Tranh 1, 2, 4 là Đ; tranh 3 là S.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm: 7 nhóm.
HS: Thảo luận, ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán theo 2 cột biết ơn hay không biết ơn.
- GV kết luận: Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
=> Ghi nhớ (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ.
* Liên hệ:
HS: Tự liên hệ.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Kể chuyện
Búp bê của ai
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Nghe cô giáo kể câu chuyện “Búp bê của ai”, nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ truyện. Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê.
- Hiểu truyện, biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ, giấy.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em kể câu chuyện giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV kể chuyện: (2 – 3 lần).
- Kể lần 1 sau đó chỉ tranh minh họa giới thiệu lật đật (búp bê = nhựa hình người, bụng tròn hễ đặt nằm là bật dậy).
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài tập chú ý tìm những lời thuyết minh cho mỗi tranh.
- Xem tranh và trao đổi theo cặp.
- GV phát 6 băng giấy cho mỗi tranh, yêu cầu 6 HS viết lời thuyết minh cho 1 tranh.
- GV gắn 6 tranh lên bảng.
HS: 6 em lên dán 6 tờ phiếu ghi lời thuyết minh ứng với 6 tranh.
- Đọc lời thuyết minh, nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc các em cách xưng “Tôi, tớ, mình, em”.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- 1 em kể mẫu đoạn đầu.
- Từng cặp HS thực hành kể.
- Thi kể trước lớp.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
HS: Thi kể phần kết của câu chuyện.
4. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Toán
Chia cho số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số.
II. Đồ dùng: 
SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Trường hợp chia hết:
- GV ghi bảng: 	128472 : 6 = ?
	128472 6
 	 0 2
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia hết đều tính theo 3 bước: Chia, nhân, trừ nhẩm.
+ Lần 1: 12 chia 6 được 2, viết 2; 
2 nhân 6 bằng 12
12 trừ 12 bằng 0, viết 0.
+ Lần 2: Hạ 8; 8 chia 6 được 1, viết 1.
1 nhân 6 bằng 6
8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
128472 6
 0 8 21
 2
+ Lần 3: Hạ 4, được 24; 
24 chia 6 được 4, viết 4.
4 nhân 6 bằng 24.
24 trừ 24 bằng 0 viết 0.
+ Lần 4: 
+ Lần 5: Tương tự: 
128472 6
 0 8 21412
 24
 07
 12
 0 
Vậy:	128472 : 6 = 21412.
3. Trường hợp có dư:
- GV viết bảng: 	230859 : 5 = ?
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải:
HS: Tiến hành tương tự như trên.
HS: Ghi 230859 : 5 = 46174 (dư 4)
* Lưu ý: Số dư bé hơn số chia.
4. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Đọc bài và tự làm.
+ Bài 2:
HS: Đọc đề toán, chọn phép tính thích hợp và trình bày bài giải.
Bài giải:
Số lít xăng ở mỗi bể là:
128610 : 6 = 21435 (lít)
Đáp số: 21435 lít xăng.
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc đề toán và làm vào vở.
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có:
187250 : 8 = 23406 (dư 2)
Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
Đáp số: 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
- GV gọi HS nhận xét, chấm bài cho HS.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài..
chính tả (Nghe viết)
chiếc áo búp bê 
I. Mục tiêu:
	- HS nghe cô giáo đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Chiếc áo búp bê”.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, 3 – 4 tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Tìm và đọc 5 – 6 tiếng có âm đầu l/n.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả.
HS: Cả lớp theo dõi SGK.
? Đoạn văn nói gì
- Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với bao tình cảm yêu thương.
HS: Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày bài.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
HS: Soát lỗi, ghi số lỗi ra lề.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự làm vào vở bài tập.
- Một số HS làm vào phiếu dán bảng.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2a) Xinh xinh, xóm, xít, xanh, sao, sú ... đổi suy nghĩ và trả lời các câu hỏi d, a, b, c.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Bài văn tả cái gì?
- Cái cối xay gạo bằng tre.
b) Mỗi phần nói lên điều gì?
+ Mở bài: Giới thiệu cái cối.
+ Kết bài: Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c) Các phần đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
- Giống mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- Tả hình dáng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ.
- Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
+ Bài 2: 
HS: Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng  phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
Câu d: 
HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn.
VD: 
- Mở bài trực tiếp: “Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất đó là chiếc trống trường.”
- Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.”
- Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.”
- Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.”
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
Chia một tích cho một tích
I. Mục tiêu:
- Nhận biết cách chia 1 số cho 1 tích.
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lý.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
a. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức (trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
(9 x 15) : 3
9 x (15 : 3)
(9 : 3) x 15
- GV ghi 3 biểu thức đó lên bảng.
HS: Ba em lên tính giá trị của ba biểu thức 
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- So sánh giá trị của 3 biểu thức đó?
HS: 3 giá trị đó bằng nhau.
- GV hướng dẫn HS ghi.
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- GV: Vì 15 3; 9 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: (trường hợp có 1 thừa số không chia hết)
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- GV ghi 2 biểu thức đó lên bảng.
HS: 2 em lên tính rồi so sánh giá trị.
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Hai giá trị đó như thế nào?
- Hai giá trị đó bằng nhau.
=> Vì 15 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7
=> Kết luận: (SGK)
HS: Đọc lại ghi nhớ.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm 2 cách.
1a) Cách 1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46.
Cách 2: (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 46.
1b) Cách 1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6)
= 15 x 4 
= 60
+ Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 3: Các bước giải.
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
Giải:
Cửa hàng có số mét vải là:
30 x 5 = 150 (m)
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 mét vải.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Thứ năm ngày 26 tháng 11năm 2009
Luyện từ và câu
Dùng câu hỏi vào mục đích khác 
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ, ghi nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
HS: Đọc đoạn đối thoại, cả lớp đọc thầm tìm câu hỏi trong đoạn văn.(Chú mày nhát thế? Nung ấy ạ? Chứ sao?).
+ Bài 2:
- GV giúp các em phân tích từng câu hỏi
(SGV).
HS: Đọc yêu cầu của bài, phân tích 2 câu hỏi.
+ Bài 3: 
- GV nhận xét chốt lại lời giải.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV dán 4 băng giấy gọi 4 em lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng( SGV).
- 4 em đọc yêu cầu a, b, c, d của bài tập.
- Đọc thầm từng câu hỏi suy nghĩ làm bài.
+ Bài 2:
HS: 4 em nối nhau đọc yêu cầu. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm.
- GV gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV gọi 1 số em phát biểu .
- GV và cả lớp nhận xét.
	+ Tỏ thái độ khen, chê.
- Em gái  thế nhỉ?
- Tối qua   Anh không chơi với em nữa. 
	+ Khẳng định, phủ định:
- Một bạn chỉ thích ăn táo. Em nói với bạn: “Ăn mận cũng hay chứ ?” 
- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: 
“Ăn mận cho hỏng răng à?”
	+ Thể hiện yêu cầu mong muốn?
- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”. 
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Luyện luyện từ và câu
Dùng câu hỏi vào mục đích khác 
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ, Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HD làm bài tập :
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV dán 4 băng giấy gọi 4 em lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng( SGV).
- 4 em đọc yêu cầu a, b, c, d của bài tập.
- Đọc thầm từng câu hỏi suy nghĩ làm bài.
+ Bài 2:
HS: 4 em nối nhau đọc yêu cầu. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm.
- GV gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV gọi 1 số em phát biểu .
- GV và cả lớp nhận xét.
	+ Tỏ thái độ khen, chê.
- Em gái  thế nhỉ?
- Tối qua   Anh không chơi với em nữa. 
	+ Khẳng định, phủ định:
- Một bạn chỉ thích ăn táo. Em nói với bạn: “Ăn mận cũng hay chứ ?” 
- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: 
“Ăn mận cho hỏng răng à?”
	+ Thể hiện yêu cầu mong muốn?
- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”. 
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Mĩ thuật 
BAỉI 14: VEế THEO MAÃU : MAÃU COÙ HAI ẹOÀ VAÄT
I/ Muùc tieõu : 
- HS naộm ủửụùc hỡnh daựng ,tổ leọ cuỷa hai maóu vaọt 
- HS bieỏt caựch veừ hỡnh tửứ bao quaựt ủeỏn chi tieỏt vaứ veừ ủửụùc hai ủoà vaọt gaàn gioỏng maóu .
- HS yeõu thớch veỷ ủeùp cuỷa caực ủoà vaọt 
II/ Chuaồn bũ :
 	GV : - SGK ,SGV 
 HS : - SGK 
III/ Caực hoaùt ủoọng daùy hoùc chuỷ yeỏu :
1/ Oồn ủũnh :
2/ KTBC :
3/ Baứi mụựi :
a) Giụựi thieọu baứi :
HOAẽT ẹOÄNG1
QUAN SAÙT ,NHAÄN XEÙT
 GV gụùi yự HS nhaọn xeựt hỡnh 1 trang 34 SGK :
HOAẽT ẹOÄNG 2
CAÙCH VEế
 GV yeõu caàu HS quan saựt maóu ,ủoàng thụứi gụùi yự cho HS caựch veừ 
HOAẽT ẹOÄNG 4
NHAÄN XEÙT, ẹAÙNH GIAÙ
GV cuứng HS treo moọt soỏ baứi veừ leõn baỷng 
Caực nhoựm nhaọn xeựt vaứ xeỏp loaùi baứi veừ 
GV keỏt luaọn vaứ khen ngụùi nhửừng HS coự baứi veừ ủeùp 
Daởn doứ :
 Quan saựt chaõn dung cuỷa baùn cuứng lụựp vaứ nhửừng ngửụứi thaõn 
- Haựt 
- HS laộng nghe 
- HS nhaọn xeựt 
- HS nhaọn xeựt theo yeõu caàu
- HS veừ 
- HS laộng nghe 
- HS quan saựt
- HS tieỏn haứnh vụựi GV 
- Nhaọn xeựt ,xeỏp loaùi baứi cuỷa baùn 
Kỹ thuật
Vật liệu dụng cụ trồng rau hoa
I. Mục tiêu:
- HS biết đặc điểm, tác dụng của vật liệu dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng 1 số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hạt giống, rau cuốc, cáo phân
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
HS: Đọc nội dung 1 SGK.
- GV đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và kết luận nội dung 1 theo các ý trong SGK.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
HS: Đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dáng, cấu tạo, cách sử dụng 1 số dụng cụ trồng rau, hoa.
- GV nghe và nhận xét.
VD: + Tên dụng cụ: Cái cuốc
+ Cấu tạo: Có 2 bộ phận là lưỡi và cán cuốc.
+ Cách sử dụng: 1 tay cầm giữa cán, tay kia gần phía đuôi cán.
- GV nhắc nhở HS phải thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn như: không cầm dụng cụ để đùa nghịch, phải rửa sạch dụng cụ và cất vào nơi quy định.
- Ngoài ra còn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp những dụng cụ khác như: cày, bừa, máy cày, máy bừa
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để sửa chữa.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung những ưu và nhược điểm của lớp:
	a. Ưu điểm:
- Đi học đúng giờ.
- Đồ dùng sách vở tương đối đầy đủ.
- Một số em có ý thức học tập tốt 
- Một số em chữ viết tương đối đẹp
b. Nhược điểm:
- Một số em hay nghỉ học
- ý thức học tập chưa tốt, hay nói chuyện riêng trong giờ
- Một số em viết chữ quá xấu và sai nhiều lỗi chính tả nh
2. Phương hướng:
	- Phát huy những ưu điểm đã có.
	- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, duy trì nề nếp học tập tốt. Chấm dứt tình trạng không làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4tuan 14(1).doc