Đạo đức
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 1)
I. Yêu cầu: -HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
-Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
*Ghi chú: HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II.Hoạt động trên lớp:
1.Không kiểm tra:
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
-GV đọc truyện “Buổi học đầu tiên”
-GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)
+Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghè nghiệp bố mẹ mình?
+Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
-GV: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
TUẦN 19 Ngày soạn: 15/01/2010 Ngày giảng: Thứ 2, 18/01/2010 Đạo đức KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 1) I. Yêu cầu: -HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. -Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. *Ghi chú: HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động. II.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Không kiểm tra: 2.Bài mới: Giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28) -GV đọc truyện “Buổi học đầu tiên” -GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28) +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghè nghiệp bố mẹ mình? +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? -GV: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi. -GV nêu yêu cầu bài tập 1(SGK tr.29): Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao? -GV kết luận: +Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay). +Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm . -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh: Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào? -GV ghi lại trên bảng theo 3 cột STT Người lao động Ích lợi mang lại cho xã hội -GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 3.Củng cố - Dặn dò: -Cho HS đọc ghi nhớ. -Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị BT5,6.SGK/30. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe -1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên” -HS thảo luận. -Đại diện HS trình bày kết quả. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. -Cả lớp trao đổi và tranh luận. -HS lắng nghe. -Các nhóm làm việc. -Đại diện từng nhóm trình bày. -Cả lớp trao đổi, nhận xét -Cả lớp thực hiện. Toán KI – LÔ – MÉT VUÔNG I. Yêu cầu: -HS biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. -Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. -Biết 1km2 = 1 000 000 m2 -Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. *BT cần làm BT1, BT2, BT4 (b). II. Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Không kiểm tra bài cu: 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: b. Giới thiệu ki - lô - mét vuông : -Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ? -Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông . -Đọc là : ki - lô - mét vuông . - Viết là : km2 *Tổng hợp ý kiến gợi ý rút nội dung bài c.Luyện tập : *Bài 1 : -Y/c HS nêu đề bài + GV kẻ sẵn bảng như SGK . -Gọi học sinh lên bảng điền kết quả -Nhận xét bài làm học sinh . -Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ? *Bài 2 : -Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài -Yêu cầu lớp làm vào vở. -Gọi hai em lên bảng sửa bài -Gọi em khác nhận xét bài bạn -Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh . *Bài 3 : -Gọi học sinh nêu đề bài -Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập . -Gọi 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở . -Giáo viên nhận xét bài học sinh . Bài 4 -Gọi 1 HS đọc đề bài. + Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài . GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh . +Y/c HS đọc kĩ về từng số đo rồi ước lượng với diện tích thực tế để chọn lời giải đúng. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - Dặn dò -Nhận xét tiết học -Dặn về nhà học bài và làm bài. -Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình -Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2. + Đọc là : Ki - lô - mét vuông -Lấy bảng con để tập viết một số đơn vị đo có đơn vị đo là km2 . -Ba em đọc lại số vừa viết -Hai em nêu lại nội dung ki - lô - mét vuông - 2 HS nêu. Viết số hoặc chữ vào ô trống . -Một HS lên bảng viết và đọc các số đo có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông : -Học sinh khác nhận xét bài bạn -Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông . Hai em đọc đề bài . -Hai em sửa bài trên bảng . 1km2 = 1000 000 m2 ; 1000 000 m2 = 1km2 1m2 = 100 dm2 5km2 = 5000 000 m2 32m249dm2= 3249 dm2 ; 2 000 000 m2 = 2 km2 -Hai học sinh đọc thành tiếng . -Lớp thực hiện vào vở . Giải : Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là : 3 x 2 = 6 ( km2 ) Đáp số : 6 km2 - 1 HS đọc thành tiếng . + Lớp làm vào vở, 1HS làm trên bảng . a/ Diện tích phòng học : 40 m 2 b/ Diện tích nước Việt Nam : 330 991 km 2 -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại Tập đọc BỐN ANH TÀI I. Yêu cầu: -HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. -Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc . Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Không kiểm tra. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Cho HS quan sát tranh minh hoạ . - Tranh vẽ gì ? GV kết hợp giới thiệu chủ điểm “Người ta là hoa đất” và bài: “Bốn anh tài” b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Hướng dẫn đọc: - 2HS đọc toàn bài. -Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. -Chú ý các câu hỏi: +Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khẩy? -Gọi HS đọc phần chú giải. -HS luyện đọc theo cặp. -GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: -Y/c HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Cẩu Khây có sức khỏe, tài năng như thế nào? -Y/c HS đọc thầm và trao đổi và trả lời CH: +Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? -GV giảng từ “tan hoang”: tan vỡ, nhà cửa của cải đều vỡ tan tành. -HS nêu nghĩa từ “yêu tinh” -Y/c 1HS đọc các đoạn 3,4,5 và TLCH: +Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? *Đọc diễn cảm: -Y/c 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay. -Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. -Yêu cầu HS luyện đọc. -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. Ngày xưa , / ở bản kia , / có có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi Vì vậy / người ta đặt tên cho chú là Cẩu Khây Cẩu Khây lên mười tuổi , sức đã bằng trai mười tám , mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ. -Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS . -Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. -Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. -Quan sát và lắng nghe. - Tranh vẽ các bạn nhỏ tượng trưng cho hoa của đất đang nhảy múa , ca hát ." -5HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự. +Đoạn 1: Ngày xưa đến thông võ nghệ. + Đoạn 2:Hồi ấy đến yêu tinh. +Đoạn 3: Tiếp theo đến diệt trừ yêu tinh +Đoạn 4: Tiếp theo đến hai bạn lên đường . +Đoạn 5: Phần còn lại. -1 HS đọc thành tiếng. -HS luyện đọc. -HS lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. + Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . + 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn quyết trừ diệt cái ác . -Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cap đôi và TLCH:+Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến cho làng bản tan hoang , có nhiều nơi không còn một ai sống sót . + Cẩu Khây cùng ba người bạn Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , và Móng Tay Đục Máng lên đường đi diệt rừ yêu tinh -HS nêu. -5 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn). -1 HS đọc thành tiềng. -HS luyện đọc theo cặp. -3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. -3 HS thi đọc toàn bài. + Nội dung câu truyện ca ngợi sự tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé -HS cả lớp. Khoa học TẠI SAO CÓ GIÓ? I. Yêu cầu: - Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió -Giải thích được nguyên nhân gây ra gió . -Giáo dục HS ham học hỏi và khám phá tự nhiên. II. Đồ dùng dạy- học: -HS chuẩn bị chong chóng . - Đồ dùng thí nghiệm : Hộp đối lưu , nến , diêm , vài nén hương III.Hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng TLCH: +Ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người , động vật , thực vật ? + Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Trò chơi chong chóng -GV tổ chức cho HS báo cáo về việc chuẩn bị. -Yêu cầu HS dùg tay quay chong chóng xem chúng có quay được lâu không . - Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng . + Gợi ý HS trong khi chơi tìm hiểu xem : - Khi nào chong chóng quay ? - Khi nào chong chóng không quay ? - Khi nào chong chóng quay nhanh ? Khi nào chong chóng quay chậm ? + Làm thế nào để chong chóng quay ? * Kết luận: Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy không khí quanh ta sẽ chuyển động tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm cho chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm Không có gió tác động thì chong chóng không quay . Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió + Y/c HS đọc thí nghiệm và làm theo hướng dẫn sách giáo khoa . -GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau: +Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao ? +Phần nào của hộp có không khí lạnh ? + Khói bay qua ống nào ? -Gọi các nhóm HS lên trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung . -GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng , sáng tạo. - GV hỏi lại : + Vì sao lại có sự chuyển động của không khí? +Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? + Sự chuyện động của không khí tạo ra gì ? * Hoạt động 3: Sự chuyển động không khí trong tự nhên. + GV Treo tranh minh hoạ 6 và 7 trong SGK yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : + Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày ? + Mô tả hướng gió được minh hoạ trong các hình? + Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 người để trả lời các câu hỏi : + Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra b ... / Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài . - Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu . + Nhắc HS : - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón . + Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) . - Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt . Bài 2 : - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài . - Yêu cầu trao đổi , lựa chọn đề bài miêu tả ( là cái thước kẻ , hay cái bàn học , cái trống trường ,..) . + Nhắc HS : - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn . + Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm , dán bài làm lên bảng . - Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt . 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn : Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em -Dặn HS chuẩn bị bài sau -2 HS thực hiện . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng . - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu . - Tiếp nối trình bày , nhận xét . a/ Đoạn kết là đoạn : Má bảo : " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền " Vì vậy mỗi khi đi đâu về , tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường . Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành . + Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ . -1 HS đọc thành tiếng . - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả . + Lắng nghe . - 4 HS làm vào giấy và dán lên bảng , đọc bài làm và nhận xét . - Tiếp nối trình bày , nhận xét . - Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động tuần 18 phổ biến các hoạt động tuần 19. -Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy . II. Chuẩn bị : -Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 19 . -Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua . III.Sinh hoạt: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Kiểm tra : -Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh . * Đánh giá hoạt động tuần qua. -Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt . -Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành . -Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải: +Một số chưa chịu khó học bài và làm BT ở nhà: Hồng, Phượng, Hoàn +Nói chuyện riêng trong giờ học: Vân, Tưởng, Phố +Tham gia sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ chưa tích cực: Tiến, Tý *Phổ biến kế hoạch tuần 20. -Giáo viên phổ biến kế hoach hoạt động cho tuần tới -Về học tập: Đi học chuyên cần, đúng giờ +Học bài và làm bài đầy đủ. - Về lao động: Tham gia vệ sinh trường lớp. * Củng cố - Dặn do: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. -Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới . -Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt -Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt. -Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình . -Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua . -Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua. -Các tổ trưởng và các bộ phân trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch. -Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau. Luyện từ và câu CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I. Yêu cầu: -HS hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi chú). -Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to và bút dạ, một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét , đoạn văn ở bài tập1 ( phần luyện tập ) III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả trong đó có vị ngữ trong câu Ai là gì ? + Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : -Trong câu kể Ai làm gì ? vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? -Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: -Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1. - Yêu cầu HS tự làm bài . -Gọi HS Nhận xét , chữa bài cho bạn + Nhận xét , kết luận lời giải đúng . -Các câu này là câu kể nhưng thuộc kiểu câu Ai thế nào ? các em sẽ cùng tìm hiểu . Bài 2 : - Yêu cầu HS tự làm bài . -Gọi HS phát biểu. Nhận xét , chữa bài cho bạn + Nhận xét , kết luận lời giải đúng . Bài 3 : + Chủ ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì ? +Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? chỉ tên của người , con vật ( đồ vật , cây cối được nhắc đến trong câu ) Bài 4 : -Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu đề . - Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi . - Gọi HS phát biểu và bổ sung + Nhận xét , kết luận câu trả lời đúng . + Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? là danh từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm danh từ . +Hỏi : Chủ ngữ trong câu có ý nghĩa gì ? c. Ghi nhớ: -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. -Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì ? -Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay. d. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung . -Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Kết luận về lời giải đúng . -3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ , tục ngữ . 2 HS đứng tại chỗ đọc . -Lắng nghe. -Một HS đọc thành tiếng , trao đổi , thảo luận cặp đôi . +Một HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu , HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK. - Nhận xét , bổ sung bài bạn làm trên bảng . + Đọc lại các câu kể : 1. Một đàn ngỗng vươn cổ dài cổ , chúi mỏ về phía trước , định đớp bọn trẻ . 2. Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần , chạy biến . 3. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến . 4. Em liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa . 5. Đàn ngỗng kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết . -1 HS làm bảng lớp , cả lớp gạch bằng chì vào SGK . - Nhận xét , chữa bài bạn làm trên bảng . 1. Một đàn ngỗng / vươn cổ dài cổ , chúi mỏ về phía trước , định đớp bọn trẻ . 2. Hùng / đút vội khẩu súng vào túi quần chạy biến . 3. Thắng / mếu máo nấp vào sau lưng Tiến 4. Em / liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa . 5. Đàn ngỗng / kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết . + Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người , của vật trong câu . + Lắng nghe . - Một HS đọc thành tiếng . - Vị ngữ trong câu trên do danh từ và các từ kèm theo nó ( cụm danh từ ) tạo thành . - Lắng nghe . + Phát biểu theo ý hiểu . -2 HS đọc thành tiếng. -Tiếp nối đọc câu mình đặt. * Hoa đang viết thư . * Con mèo nhà em rất đẹp. * Cây bông hồng trước sân đang nở hoa đỏ thắm . -1 HS đọc thành tiếng. -Hoạt động trong nhóm theo cặp . -Nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu . -Chữa bài (nếu sai) - Trong rừng , chim chóc hót vớ von . CN -Phụ nữ / giặt giũ bên giếng nước . CN -Thanh niên / lên rẫy . CN -Em nhỏ / đùa vui trước sàn nhà . CN -Các cụ già / chụm đầu bên những chén rượu CN Cần. - Các bà , các chị / sửa soạn khung cửi . CN Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung . -Yêu cầu HS tự làm bài . -Gọi HS nhận xét , kết luận lời giải đúng . + Gọi HS đọc lại các câu kể Ai làm gì ? Bài 3 : -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung . - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi . +Trong tranh những ai đang làm gì ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . GV khuyến khích HS viết thành đoạn văn vì trong tranh chỉ hoạt động của mọi người . - Gọi HS đọc bài làm . GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm HS viết tốt . 3. Củng cố – dặn dò: -Trong câu kể Ai làm gì ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? -Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) -1 HS đọc thành tiếng. -1HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm vào SGK - Nhận xét chữ bài trên bảng . + Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu . + Mẹ em luôn dậy sớm để lo bữa sáng cho cả nhà . + Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm . - 1 HS đọc thành tiếng . + Quan sát và trả lời câu hỏi . + Trong tranh bà con nông dân đang ra đồng gặt lúa , mấy bạn học sinh đang cắp sách đến trường , các bác nông dân đang đánh trâu ra cày ruộng , trên cành cây những chú chim đang chuyền cành hót líu lo . - Tự làm bài . - 3 - 5 HS trình bày . - Thực hiện theo lời dặn của giáo viên . SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động tuần 18 phổ biến các hoạt động tuần 19. -Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy . II. Chuẩn bị : -Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 19 . -Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua . III.Sinh hoạt: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Kiểm tra : -Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh . * Đánh giá hoạt động tuần qua. -Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt . -Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành . -Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải: +Một số chưa chịu khó học bài và làm BT ở nhà: Hồng, Phượng, Hoàn +Nói chuyện riêng trong giờ học: Vân, Tưởng, Phố +Tham gia sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ chưa tích cực: Tiến, Tý *Phổ biến kế hoạch tuần 20. -Giáo viên phổ biến kế hoach hoạt động cho tuần tới -Về học tập: Đi học chuyên cần, đúng giờ +Học bài và làm bài đầy đủ. - Về lao động: Tham gia vệ sinh trường lớp. * Củng cố - Dặn do: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. -Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới . -Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt -Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt. -Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình . -Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua . -Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua. -Các tổ trưởng và các bộ phân trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch. -Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
Tài liệu đính kèm: