Luyện từ và câu (tiết 31)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Biết một số số trò chơi rèn luyện sức mạnh , sự khéo léo , trí tuệ của con người . Hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể .
- Biết sử dụng những thành ngữ , tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể .
- Giáo dục HS biết chơi những trò chơi có lợi , bổ ích .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1 ; một số tờ để HS làm BT2 .
- Tranh , ảnh về trò chơi ô quan ăn , nhảy lò cò .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (5) Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi .
- 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- 1 em làm lại BT.III.1a và BTIII.2 .
3. Bài mới : (27) Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi (tt) .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
Luyện từ và câu (tiết 31) MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI (tt) I. MỤC TIÊU : - Biết một số số trò chơi rèn luyện sức mạnh , sự khéo léo , trí tuệ của con người . Hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể . - Biết sử dụng những thành ngữ , tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể . - Giáo dục HS biết chơi những trò chơi có lợi , bổ ích . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1 ; một số tờ để HS làm BT2 . - Tranh , ảnh về trò chơi ô quan ăn , nhảy lò cò . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi . - 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước . - 1 em làm lại BT.III.1a và BTIII.2 . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi (tt) . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Giúp HS hoàn thiện phần trình bày . + Phát phiếu cho các nhóm . - Bài 2 : + Dán 3 , 4 tờ phiếu ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT . - Cả lớp nói cách chơi một số trò chơi có thể chưa biết : Ô quan ăn , Lò cò , Xếp hình - Từng cặp trao đổi , làm bài . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân loại từ . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT . - Làm bài cá nhân . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - 1 em đọc lại các thành ngữ , tục ngữ . - Cả lớp nhẩm học thuộc lòng , thi HTL các thành ngữ , tục ngữ đó . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Nhắc HS : @ Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ . @ Có tình huống có thể dùng 1 , 2 thành ngữ , tục ngữ để khuyên bạn . Hoạt động lớp . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , chọn thành ngữ , tục ngữ thích hợp để khuyên bạn . - Tiếp nối nhau nói lời khuyên bạn . - Cả lớp nhận xét . - Viết câu trả lời đầy đủ vào vở . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua nêu tên các trò chơi vừa học . - Giáo dục HS biết chơi những trò chơi có lợi , bổ ích . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng 4 thành ngữ , tục ngữ trong bài . Kể chuyện (tiết 16) KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU : - Hiểu câu chuyện , đoạn truyện mình và các bạn kể . - Chọn được một truyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh . Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện . Lời kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ . Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng lớp viết đề bài , 3 cách xây dựng cốt truyện . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc . - Kiểm tra 1 em kể câu chuyện đã được nghe , được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia . a) Giới thiệu bài : - Trong tiết KC hôm nay , các em sẽ kể những truyện về đồ chơi của chính các em hoặc của bạn bè chung quanh . Chúng ta sẽ biết trong tiết học hôm nay , bạn nào có câu chuyện về đồ chơi hay nhất . - Kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà như thế nào ? b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề . MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Viết đề bài , gạch dưới từ ngữ quan trọng trong đề , giúp HS xác định đúng yêu cầu đề : đồ chơi của em – của các bạn . - Nhắc HS : Truyện của mỗi em phải là truyện có thực , nhân vật trong truyện là em hoặc bạn bè , lời kể cần giản dị , tự nhiên . Hoạt động lớp . - 1 em đọc đề bài . Hoạt động 2 : Gợi ý kể chuyện . MT : Giúp HS nắm được nội dung truyện mình phải kể . PP : Đàm thoại , giảng giải , trực quan . - Nhắc HS chú ý : + SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện , em có thể kể theo một trong ba hướng đó + Khi kể , nên dùng từ xưng hô là tôi . - Khen những em đã chuẩn bị dàn ý cho truyện kể ở nhà trước . Hoạt động lớp . - 3 em tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý SGK . Cả lớp theo dõi . - Một số em tiếp nối nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình . Hoạt động 3 : Thực hành kể chuyện . MT : Giúp HS kể được chuyện , trao đổi được với các bạn về ý nghĩa truyện . PP : Đàm thoại , thực hành , trực quan . - Đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Từng cặp kể cho nhau nghe . - Vài em tiếp nối nhau thi kể trước lớp . - Kể xong , nêu ý nghĩa truyện hoặc trả lời câu hỏi của thầy , của các bạn về truyện của mình . - Cả lớp nhận xét nhanh về : nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu , ngữ điệu - Cả lớp bình chọn bạn có truyện kể hay nhất , bạn kể chuyện hay nhất . 4. Củng cố : (3’) - Khen những em chăm chú nghe bạn kể , nhận xét chính xác , đặt câu hỏi hay - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại truyện cho người thân nghe hoặc viết vào vở truyện đã kể ở lớp . Xem trước bài kể chuyện tiết sau . Tập đọc (tiết 32) TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG” I. MỤC TIÊU : - Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa truyện : Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú . - Đọc trôi chảy , rõ ràng . Đọc lưu loát , không vấp váp các tên riêng tiếng nước ngoài . Biết đọc diễn cảm truyện – giọng đọc gây tình huống bất ngờ , hấp dẫn , đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . - Giáo dục HS biết lên án những kẻ độc ác . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa truyện trong SGK + Truyện Chiếc chìa khóa vàng hay Chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Kéo co . - Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài Kéo co , trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc . 3. Bài mới : (27’) Trong quán ăn “Ba cá bống” . a) Giới thiệu bài : Giới thiệu truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô : Đây là một truyện rất nổi tiếng kể về một chú bé bằng gỗ có chiếc mũi rất nhọn và dài mà trẻ em thế giới yêu thích . Hôm nay , các em sẽ học một trích đoạn vui của truyện đó để thấy phần nào tính cách thông minh của chú bé bằng gỗ Bu-ra-ti-nô . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Có thể chia bài thành 3 đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu cái lò sưởi này . + Đoạn 2 : Tiếp theo Các-lô ạ . + Đoạn 3 : Phần còn lại . - Đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 1 em đọc phần giới thiệu truyện . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 , 3 lượt . - Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ? - Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? - Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ? - Tìm những hình ảnh , chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc đoạn 1 . - Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu . - Đọc đoạn 2 . - Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn , ngồi im , đợi Ba-ra-ba uống rượu say , từ trong bình hét lên : Kho báu ở đâu , nói ngay khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt , tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật . - Đọc đoạn 3 . - Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất , đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền . Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan . Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình . Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên , chú lao ra ngoài . - Đọc toàn bài . - Phát biểu tự do . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . PP : Làm mẫu , đàm thoại , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Cáo lễ phép nhanh như mũi tên . - Đọc mẫu đoạn văn . - Nhận xét , sửa chữa . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em đọc truyện theo cách phân vai . - Luyện đọc diễn cảm theo cặp . - Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ý chính của bài . - Giáo dục HS biết lên án những kẻ độc ác . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Khuyến khích HS tìm đọc truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô . Tập làm văn (tiết 31) LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU : - Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn dựa vào bài đọc Kéo co . - Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – giới thiệu rõ ràng , ai cũng hiểu được . - Giáo dục HS yêu quê hương . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa một ... ớc hòa tan chất dinh dưỡng ở trong đất để rễ cây hút được dễ dàng , đồng thời còn tham gia vận chuyển các chất và điều hòa nhiệt độ trong cây . - Thiếu nước làm cây chậm lớn , khô héo . Thừa nước làm cây bị úng , bộ rễ không hoạt động được , dễ bị sâu , bệnh phá hại - Mặt Trời . - Giúp cho cây quang hợp , tạo thức ăn nuôi cây . - Thân cây yếu ớt , vươn dài , dễ đổ , lá xanh nhợt nhạt . - Trồng rau , hoa ở nơi nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách để cây không bị che lấp lẫn nhau . - Thiếu chất dinh dưỡng làm cây chậm lớn , còi cọc , dễ bị sâu , bệnh phá hại . Thừa chất khoáng , cây mọc nhiều thân , lá , chậm ra hoa , kết quả , năng suất thấp . - Cây lấy không khí từ bầu khí quyển và có trong đất . - Cây cần không khí để hô hấp , quang hợp . Thiếu không khí làm cây hô hấp , quang hợp kém dẫn đến sinh trưởng , phát triển chậm , năng suất thấp . Thiếu không khí nhiều , lâu ngày thì cây sẽ chết . - Trồng cây ở nơi thoáng và phải thường xuyên xới , xáo làm cho đất tơi , xốp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức chăm sóc cây rau , hoa đúng kĩ thuật . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS . - Dặn HS về nhà đọc trước bài học sau . Mĩ thuật (tiết 16) Tập nặn tạo dáng : TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP I. MỤC TIÊU : - Biết cách tạo dáng một số con vật , đồ vật bằng vỏ đồ hộp . - Tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích . - Ham thích tư duy sáng tạo . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp đã hoàn thiện . - Các vật liệu , dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy . - Hình gợi ý cách vẽ . 2. Học sinh : - SGK . - Một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh : Vẽ chân dung . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ đồ hộp . a) Giới thiệu bài : Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nắm đặc điểm của các sản phẩm được tạo ra từ vỏ hộp . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp giấy và gợi ý để HS biết : + Tên của hình tạo dáng . + Các bộ phận của chúng . + Nguyên liệu để làm . - Nêu tóm tắt : + Các loại vỏ hôp , nút chai , bìa cứng với nhiều hình dáng , kích cỡ , màu sắc khác nhau , có thể sử dụng để tạo thành nhiều đò chơi đẹp theo ý thích . + Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật , cần phải nắm được hình dáng , các bộ phận của chúng để tìm vỏ đồ hộp cho phù hợp . Hoạt động lớp . Hoạt động 2 : Cách tạo dáng . MT : Giúp HS nắm cách tạo dáng con vật , đồ vật từ vỏ hộp . PP : Trực quan , giảng giải . - Yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng . - Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động . - Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp . Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính . - Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn . - Dính các bộ phận bằng keo , hồ , băng dính để hoàn chỉnh hình . Hoạt động cá nhân . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS tạo được một con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Gợi ý cho các nhóm : + Chọn con vật , đồ vật để tạo dáng . + Thảo luận , tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm . + Chọn vật liệu . + Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận . + Ghép dính các bộ phận . Hoạt động nhóm . - Các nhóm thực hành . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Gợi ý HS nhận xét : + Hình dáng chung . + Các bộ phận , chi tiết . + Màu sắc . - Tóm tắt , khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp . Hoạt động lớp . - Các nhóm trưng bày sản phẩm . - Xếp loại bài theo cảm nhận riêng . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS ham thích tư duy sáng tạo . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông . Aâm nhạc (tiết 16) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : - Củng cố 5 bài hát và các bài TĐN đã học từ đầu năm . - Hát đúng giai điệu , lời ca và tập hát diễn cảm . - Hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ . - Băng nhạc . 2. Học sinh : - SGK . - Nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học bài hát tự chọn . - Vài em hát lại bài hát . 3. Bài mới : (27’) Oân tập . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Oân tập các bài hát . MT : Giúp HS hát đúng giai điệu các bài hát kèm động tác phụ họa . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Gọi những em chưa được kiểm tra ở tiết trước tự chọn 1 trong 5 bài hát để thể hiện cho các bạn trong lớp nhận xét . - Đánh giá , kết luận . Hoạt động lớp . - Cho HS hát lại 5 bài hát , mỗi bài hai lượt , có thể vận động phụ họa : Em yêu hòa bình , Bạn ơi lắng nghe , Trên ngựa ta phi nhanh , Khăn quàng thắm mãi vai em , Cò lả . Hoạt động 2 : Oân tập TĐN số 1 , 2 , 3 , 4 MT : Giúp HS đọc đúng , ghép đúng lời ca các bài TĐN đã học . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Cho HS ôn tập các hình tiết tấu của từng bài TĐN . Hoạt động lớp . - Đọc từng bài TĐN theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách hoặc nhịp . - Đọc từng bài TĐN không có đệm đàn , sau đó ghép lời ca . 4. Củng cố : (3’) - Đánh giá cả lớp . - Giáo dục HS hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS ôn lại 5 bài hát ở nhà . Thể dục (tiết 32) THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CÂN BẰNG TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỢT SÓNG” I. MỤC TIÊU : - Oân đi theo vạch kẻ thẳng , hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng , hai tay dang ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng . - Chơi trò chơi Nhảy lướt sóng . Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ , kẻ sân . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 1 phút . - Khởi động các khớp cổ tay , cổ chân , đầu gối , vai , hông : 1 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 12 – 14 phút . - Oân đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông : 5 – 6 phút . + Đến từng tổ nhắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS . - Oân đi theo vạch kẻ thẳng , hai tay dang ngang : 5 – 6 phút . + Đội hình và cách tập như trên . b) Chơi trò chơi Nhảy lướt sóng : 5 – 6 phút . - Phổ biến cách chơi . Hoạt động lớp , nhóm . - Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của lớp trưởng . Mỗi nội dung tập 2 – 3 lần . Tập luyện theo đội hình 2 – 4 hàng dọc . - Tập luyện theo tổ tại các khu vực đã phân công . - Biểu diễn thi đua giữa các tổ : 1 lần . - Khởi động kĩ các khớp , bật nhảy . - Chơi thử rồi chơi chính thức theo đội hình 2 – 3 hàng dọc , thay đổi người cầm dây để tất cả đều được chơi . - Em nào bị vướng chân 3 lần trở lên sẽ phải chạy xung quanh sân 1 lần . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống hóa bài : 1 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 2 – 3 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ , vỗ tay , hát : 1 phút . Sinh hoạt TUẦN 16 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 17 . - Báo cáo tuần 16 . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội . - Tham dự Đại hội Liên Đội . - Tich cực đọc và làm theo báo Đội . - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội . 4. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta . - Chơi trò chơi : Tìm bạn thân . 5. Tổng kết : (1’) - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 17 . - Nhận xét tiết . 6. Rút kinh nghiệm : - Ưu điểm : . . - Khuyết điểm : .. .
Tài liệu đính kèm: