Giáo án dạy Lớp 4 - Học kì I

Giáo án dạy Lớp 4 - Học kì I

Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 1. HS hiểu:

_Trẻ em có quyền có quốc tịch

_Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh

_Quốc kì tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn

2. HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam

3. HS có kĩ năng nhận biết được Tổ quốc; phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

_Vở bài tập Đạo đức 1

_Một lá cờ Việt Nam (đúng quy cách, bằng vải hoặc giấy)

_Bài hát “ Lá cờ Việt Nam” (Nhạc và lời: Đỗ Mạnh Thường và Lý Trọng)

_Bút màu, giấy vẽ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 221 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. HS hiểu:
_Trẻ em có quyền có quốc tịch
_Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
_Quốc kì tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn
2. HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam
3. HS có kĩ năng nhận biết được Tổ quốc; phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1
_Một lá cờ Việt Nam (đúng quy cách, bằng vải hoặc giấy)
_Bài hát “ Lá cờ Việt Nam” (Nhạc và lời: Đỗ Mạnh Thường và Lý Trọng)
_Bút màu, giấy vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
5’
5’
18’
1’
1.Khởi động:
Hoạt động 1: Tập chào cờ
_GV làm mẫu.
+Cá nhân
+Cả lớp
Hoạt động 2: Thi “ Chào cờ giữa các tổ.
_GV phổ biến yêu cầu cuộc thi.
_Cho HS thực hành theo từng tổ
_Đánh giá: Tổ nào điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
Hoạt động 3: Vẽ và tô màu Quốc kì (bài tập 4).
_GV nêu yêu cầu vẽ và tô màu Quốc kì: Vẽ và tô màu đúng đẹp, không quá thời gian quy định.
 _Nhận xét
Kết luận chung:
_Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
_Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 7 “Đi học đều và đúng giờ”
_Cả lớp hát tập thể bài “ Lá cờ Việt Nam”.
_HS tập chào cờ.
+3 HS (mỗi tổ một em) lên tập chào cờ trên bảng. 
 Cả lớp theo dõi và nhận xét.
+Cả lớp tập đứng chào cờ theo hiệu lệnh của GV hoặc lớp trưởng.
_Theo dõi
_Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng.
_Cả lớp theo dõi, nhận xét và cùng GV cho điểm từng tổ. 
_HS vẽ và tô màu Quốc kì.
_HS giới thiệu tranh vẽ của mình.
_Cả lớp cùng GV nhận xét và khen các bạn vẽ Quốc kì đẹp nhất.
_HS đọc đồng thanh câu thơ cuối bài theo sự hướng dẫn của GV.
“Nghiêm trang chào lá Quốc kì,
Tình yêu đất nước em ghi vào lòng”.
-Bài tập 4
(bút màu)
 ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
– HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
_HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1
_Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to (nếu có thể)
_Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
_Bài hát “ Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hồng Vân)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
9’
10’
10’
1’
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập và thảo luận nhóm.
_GV giới thiệu tranh bài tập 1: Thỏ và Rùa là hai bạn học cùng lớp. Thỏ thì nhanh nhẹn còn Rùa vốn tính chậm chạp. Chúng ta hãy đón xem chuyện gì xảy ra với hai bạn?
_Cho HS trình bày nội dung tranh
_GV hỏi:
+Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
+Qua câu chuyện, em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
Kết luận:
_Thỏ đang la cà nên đi học muộn. 
_Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. 
_Bạn Rùa đáng khen 
Hoạt động 2: HS đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học”. 
_GV phân vai
_Thực hành:
Hoạt động 3: HS liên hệ.
_GV nêu câu hỏi gợi ý:
+Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
+Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
GV kết luận:
_Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
_Để đi học đúng giờ cần phải:
+ Chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối hôm trước.
+ Không thức khuya.
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ.
*Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2
_HS làm việc theo nhóm 2 người.
_HS trình bày (kết hợp chỉ tranh).
 “Đến giờ vào học, bác Gấu đánh trống vào lớp. Rùa đã ngồi vào bàn học. Thỏ đang la cà, nhở nhơ ngồi đường hái hoa, bắt bướm chưa vào lớp học”
+Thỏ đang la cà nên đi học muộn. Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. 
+Bạn Rùa đáng khen 
_Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống.
_Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
+HS đóng vai trước lớp.
_HS nhận xét và thảo luận: “Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?”
_HS trả lời
-Bài tập 1
-Bài tập 2
Bài 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
–HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
_HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1
_Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to (nếu có thể)
_Điều 28: Công ước quốc tế về quyền trẻ em
_Bài hát “ Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hồng Vân)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
9’
9’
10’
1’
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Sắm vai tình huống trong bài tập 4.
_GV chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong bài tập 4. (GV đọc cho HS nghe lời nói trong hai bức tranh).
_GV hỏi: Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
GV kết luận:
 Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 5.
_GV nêu yêu cầu thảo luận.
GV kết luận:
 Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn đi học
Hoạt động 3: Thảo luận lớp.
_Đi học đều có lợi gì?
_Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
_Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ học cần phải làm gì?
_Cho HS đọc hai câu thơ cuối bài
_Cho HS hát 1 bài
Kết luận chung:
 Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 8: “Trật tự trong giờ học”
_Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
_HS đóng vai trước lớp.
_Cả lớp trao đổi, nhận xét và trả lời câu hỏi: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
_Giúp em được nghe giảng đầy đủ.
_HS thảo luận nhóm.
_Đại diện các nhóm HS trình bày trước lớp.
_Cả lớp trao đổi, nhận xét.
_Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
_Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ.
_Khi bị ốm nặng và phải xin phép cô giáo.
_HS đọc hai câu thơ cuối bài 
“Trò ngoan đến lớp đúng giờ,
Đều đặn đi học, nắng mưa ngại gì”.
_Cả lớp cùng hát bài “ Tới lớp, tới trường”.
-Bài tập 4
-Bài tập 5
 BÀI 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. HS hiểu:
_Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp
_Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an tồn của trẻ em
2. HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức
_Tranh bài tập 3, bài tập phóng to (nếu có thể)
_Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp
_Điều 28 Công ước quốc tế quyền trẻ em
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
14’
14’
1’
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận.
_Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sách tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh
_Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2?
_Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
GV kết luận:
 Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã
Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ.
_Thành lập ban giám khảo gồm giáo viên và các bạn cán bộ lớp.
_GV nêu yêu cầu cuộc thi:
+ Tổ trưởng biết điều khiển các bạn. (1 điểm)
+ Ra, vào lớp không chen lấn, xô đẩy. (1 điểm)
+ Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng. (1 điểm)
+ Không kéo lê giầy dép gây bụi, gây ồn. (1 điểm)
_Tiến hành cuộc thi.
_Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ cao nhất.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2
_Các nhóm thảo luận.
_Đại diện các nhóm trình bày
_Cả lớp trao đổi, tranh luận.
_Bạn làm không đúng 
_Khuyên bạn không nên làm.
_Nghe phổ biến cách thức tiến hành
-Bài tập 1
 Bài 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. HS hiểu:
_Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp
_Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an tồn của trẻ em
2. HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức
_Tranh bài tập 3, bài tập phóng to (nếu có thể)
_Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp
_Điều 28: Công ước quốc tế quyền trẻ em
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
9’
9’
9’
1’
1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận.
_Cho HS thảo luận theo câu hỏi sau:
+Các bạn trong tranh ngồi như thế nào?
GV kết luận:
 Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói truyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
Hoạt động 2: Tô màu tranh bài tập 4
_Cho HS thảo luận: 
+Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó?
+Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
GV kết luận:
 Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.
Hoạt động 3: HS làm bài tập 5
_Cho HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
+Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì?
GV kết luận:
_Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học.
_Tác hại của mất trật tự trong giờ học
+Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài.
+Làm mất thời gian của cô giáo. làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
_Cho HS đọc 2 câu thơ cuối bài
Kết luận chung:
_Khi ra, vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch.
_Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
_Giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. Giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 9: “lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
_Học sinh quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận:
_Đại diện các nhóm HS trình bày.
_Cả lớp trao đổi thảo luận.
_HS tô màu vào quần áo, các bạn giữ trật tự trong giờ học.
+Vì các bạn đó biết giữ trật tự trong giờ học.
+Nên. Vì các bạn đó biết giữ trật  ... n Tiếng Việt
Ôn LTVC-Tập làm văn 
I Mục tiêu:
Học sinh biết đặt câu theo mẫu “Ai làm gì?” viết thành đoạn văn.
Hs viết được một bài văn miêu tả đồ vật 
II Các hoạt động dạy và học 
Tuần 18
Tập đọc
ÔN TẬP ( tiết 1 )
I- Mục đích, yêu cầu
 Đọc rành mạch trôi chảycác bài tập đọc đã học (tốc đọ khoảng 80 tiếng /phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn ,đoạn thơ phù hợp với nội dung .Thuộc được 3 đoạn thơ ,đoạn văn đã học ở HKI
 Hiểu ND chính của từng đoạn ,Nd của cả bài ; nhận biết được nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên,Tiếng sáo diều .
II- Đồ dùng dạy- học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
III- Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Bài tập 2
 - GV nêu yêu cầu bài tập 2
 - GV nắc HS lưu ý chỉ ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể .
 - GV treo bảng phụ
 - GV nhận xét
 - Ví dụ: Tên bài Ông trạng thả diều tác giả Trinh Đường, nội dung chính Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. Nhân vật: Nguyễn Hiền.
4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh tiếp tục luyện đọc
 - Hát
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
 - Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời
( 5 em lần lượt kiểm tra )
 - Học sinh đọc yêu cầu
 - Lớp đọc thầm
 - 1-2 em trả lời
 - Học sinh nêu tên các truyện 
 - 1 em chữa trên bảng phụ
 - Lớp nhận xét
 - Lớp hoàn chỉnh nội dung vào bảng tổng kết theo yêu cầu
 - Nghe nhận xét.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP (TIẾT 2)
I- Mục đích, yêu cầu
 Mức độ yêu cầu đọc như ở tiết 1
 Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học ;bước đầu biết dùng thành ngữ ,tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước .
II- Đồ dùng dạy- học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng
- Bảng phụ chép nội dung bài tập 3
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Bài tập 2
 - GV đọc yêu cầu
 - Kể tên các nhân vật mà em biết qua các bài tập đọc trên ?
 - Gọi HS đặt câu với từng tên nhân vật
 - GV nhận xét
Ví dụ: Nguyễn Hiền rất thông minh.
Bài tập 3
 - Gọi HS đọc yêu cầu
 - GV nhắc HS xem lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết 
 - GV treo bảng phụ
 - Nhận xét chốt lời giải đúng
a) Có chí thì nên
b) Thua keo này bày keo khác
4. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét, dặn HS tiếp tục ôn bài. 
 - Hát
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
 - Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
 - Chuẩn bị
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời
( 5 em lần lượt kiểm tra )
 - HS đọc yêu cầu
 - Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi
 - Xi-ôn-cốp-xki, Lê-ô-nac-đô đaVin-xi
 - HS thực hiện
 - Đọc yêu cầu bài 3
 - HS đọc lại bài tập đọc, đọc các câu thành ngữ, tục ngữ.
 - Làm bảng phụ
 - Đọc bài giải đúng
Kể chuyện
ÔN TẬP (TIẾT 3)
I- Mục đích, yêu cầu
.
II- Đồ dùng dạy- học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ 2 cách mở bài, 2 cách kết bài
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Bài tập
Bài 2: 
 - GV yêu cầu lớp đọc thầm chuyện Ông trạng thả diều.
 - GV treo bảng phụ
 - GV nhận xét
 - Gợi ý mẫu
a) Mở bài gián tiếp 
b) Kết bài mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam làm em thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên. Có công mài sát, có ngày nên kim.
4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS hoàn chỉnh mở bài, kết bài, viết lại vào vở. 
 - Hát
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
 - Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
 - Chuẩn bị
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời
( 5 em lần lượt kiểm tra )
 - HS đọc yêu cầu
 - HS đọc chuyện 1 lần
 - Đọc ghi nhớ
 - Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc.
 - Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể 
 - Kết bài mở rộng: Có lời bình luận thêm
 - Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của chuyện.
 - HS làm việc cá nhân
 - Nối tiếp nhau đọc mở bài
 - Lớp nhận xét
 - Nối tiếp nhau đọc kết bài
 - Lớp nhận xét
 - Nghe nhận xét
Tập đọc
ÔN TẬP (TIẾT 5)
I- Mục đích, yêu cầu
Mức độ yêu cầu đọc như ở T1
Nhận biết được về danh từ, động từ, tính từ trong bài văn. Biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học : Làm gì ? Thế nào ? Ai ?
II- Đồ dùng dạy- học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 2
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định
1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ- YC tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 - Gọi HS đọc đoạn văn SGK 176
 - Treo bảng phụ
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
a) Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn: + Danh từ: Buổi, chiều, xe, thị trấn, phố, nắng, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng
hổ, quần áo, sân, Hmông, TuDí, Phù Lá.
 + Động từ: Dừng lại, chơi đùa.
 + Tính từ: Nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ
b) Đặt câu hỏi
+Buổi chiều, xe làm gì ?
+Nắng phố huyện thế nào ?
+Ai đang chơi đùa trước sân
4. Củng cố, dặn dò
 - Thế nào là danh từ ?
 - Thế nào là động từ ?
 - Thế nào là tính từ ?
 - GV nhận xét tiết học
 - Hát
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
 - Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
 - Chuẩn bị
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời
( 5 em lần lượt kiểm tra )
 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - HS đọc đoạn văn
 - 1 em điền bảng phụ
 - Lần lượt phát biểu ý kiến
 - Làm bài đúng vào vở
 - HS lần lượt nêu câu hỏi
Tập làm văn
KIỂM TRA( đọc )
I- Mục đích, yêu cầu
Kiểm tra đọc theo mức đọ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Biệt lớp 4 HKI 
II- Đề bài và tổ chức kiểm tra
1. Đề bài do phòng GD ra
2. Tổ chức kiểm tra: Nhà trường tổ chức theo lịch của phòng.
Chính tả: ÔN TẬP (TIẾT 4)
I- Mục đích, yêu cầu
Mức độ yêu cầu đọc như ở T1
Nghe viết đúng bài CT ,không mắc quá 5 lỗi ,trình bày đúng bài thơ 4 chữ..
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng 
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định
1. Giới thiệu bài:nêu mục đích, yêu cầu .
2. Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
 - Nghe viết: Đôi que đan
 - GV đọc cả bài thơ
 - Gọi học sinh nêu nội dung bài thơ?
 - Luyện viết chữ khó
 - GV đọcchính tả
 - GV đọc soát lỗi
 - GV chấm 10 bài, nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
 - Gọi học sinh đọc bài thơ, nêu nội dung chính của bài.
 - Dặn học sinh học thuộc bài
 - Hát
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và 
HTL
 - Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
 - Chuẩn bị
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời
( 5 em lần lượt kiểm tra )
 - HS mở sách
 - Nghe GV đọc
 - Hai chị em bạn nhỏ tập đan lên rất khéo
 - HS luyện viết
 - HS viết bài vào vở
 - Đổi vở soát lỗi
 - Nghe nhận xét
 - 2 em đọc và nêu ND bài
Luyện từ và câu
ÔN TẬP (TIẾT 6)
I- Mục đích, yêu cầu
Mức độ về yêu cầu đọc như ở T1
Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát ; viết được MB gián tiếp ,KB mở rộng 
II- Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Bảng phụ viết ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật
- Bảng lớp chép dàn ý cho bài tập 2a.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định
1. Giới thiệu bài:nêu mục đích, yêu cầu .
2. Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
- Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2
a) Quan sát 1 đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý
 - Hướng dẫn xác định yêu cầu đề bài
 - Treo bảng phụ
 - Gọi HS đọc ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
 - Em chọn quan sát đồ dùng nào? Đồ dùng ấy có đặc điểm gì ?
 - GV nhận xét
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng
 - GV nhận xét, nêu ví dụ:
 - Mở bài gián tiếp
 - Kết bài mở rộng
4. Củng cố dặn dò
 - Gọi HS đọc lại ghi nhớ
 - Dặn HS viết lại bài vào vở.
 - Hát
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
 - Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
 - Chuẩn bị
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời
( 5 em lần lượt kiểm tra )
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - Đây là bài dạng miêu tả đồ vật rất cụ thể của em.
 - HS đọc ghi nhớ chép sẵn trên bảng phụ
 - HS nêu
 - HS đọc bài làm dàn ý bài văn miêu tả đồ vật
 - Học sinh viết bài
 - Nối tiếp đọc bài
 - 1 em đọc
 - 2 em đọc ghi nhớ.
Tập làm văn
KIỂM TRA (VIẾT)
I- Mục đích, yêu cầu
Kiểm tra vieetstheo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề Ktmoon TV lớp 4 .
II- Đồ dùng học tập:
- Bút, vở
- Giấy nháp
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tổ chức:
Kiểm tra:
Dạy bài học:
 - Giáo viên phát đề cho học sinh
 ( Đề do Phòng Giáo dục ra )
 - Giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh tự giác làm bài
 - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
 - Hát
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 - Học sinh nhận đề
 - Học sinh làm bài
 - Thu bài

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong(1).doc