Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 03

Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 03

Tiết 2: Tập đọc

 Thư thăm bạn(SGK/tr25).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm, nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

 - Đọc hiểu: +Từ : xả thân, khuyên góp, khắc phục./tr25.

 + Nội dung: Bạn nhỏ thương bạn, biết chia sẻ đau buồn cùng bạn.

 - Giáo dục tình cảm yêu thương, biết chia sẻ buồn vui cùng mọi người.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Mình là.với bạn?” /tr25.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình.

- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?

B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài từ thực tế, những trận bão lũ đã xảy ra và truyền thông tương thân tương ái của người Việt Nam.

b, Nội dung chính:

HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.

- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.

Đoạn1 : “ Hoà Bình.với bạn”

Đoạn2: “Hồng ơi!.như mình”.

Đoạn3: Phần còn lại.

( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)

GV đọc minh hoạ.

HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

Ý1: Lương viết thư chia buồn cùng Hồng

- Lương có biết Hồng không?

- Câu hỏi 1/tr 26.

Ý2: Những việc làm nhân ái.

- Câu hỏi 2/tr 26

- Câu hỏi 3/tr16.

- Nêu tác dụng của dòng mở đầu, kết thúc bức thư?(HSKG).

- Nêu ý nghĩa của bài học?

HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P)

Đọc bức thư với giọng chia buồn, tình cảm,an ủi, động viên, khích lệ.

Giọng văn trùng xuống khi nói về sự mất mát, cao giọng hơn khi động viên.

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
 Thư thăm bạn(SGK/tr25).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm, nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
 - Đọc hiểu: +Từ : xả thân, khuyên góp, khắc phục.../tr25.
 + Nội dung: Bạn nhỏ thương bạn, biết chia sẻ đau buồn cùng bạn.
 - Giáo dục tình cảm yêu thương, biết chia sẻ buồn vui cùng mọi người.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Mình là...với bạn?” /tr25.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình.
- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
HS đọc bài.
HSTB đọc đoạn.
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa.
B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài từ thực tế, những trận bão lũ đã xảy ra và truyền thông tương thân tương ái của người Việt Nam. 
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “ Hoà Bình...với bạn”
Đoạn2: “Hồng ơi!..như mình”.
Đoạn3: Phần còn lại.
( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: Lương viết thư chia buồn cùng Hồng
- Lương có biết Hồng không?
- Câu hỏi 1/tr 26.
ý2: Những việc làm nhân ái.
- Câu hỏi 2/tr 26
- Câu hỏi 3/tr16.
- Nêu tác dụng của dòng mở đầu, kết thúc bức thư?(HSKG).
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P)
Đọc bức thư với giọng chia buồn, tình cảm,an ủi, động viên, khích lệ.
Giọng văn trùng xuống khi nói về sự mất mát, cao giọng hơn khi động viên.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS có thể nêu ý nghĩa của các phong trào từ thiện.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.(Sửa lỗi phát âm : lũ lụt, nước lũ...)
Câu dài : Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/về tấm gương dũng cảm của ba/xả thân cứu người giữa dòng nước lũ//.
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr 26.
- Lương không biết Hồng mà chỉ biết tin qua báo TNTP.
- Lương viết thư để chia buồn với Hồng.
- “Hôm nay, đọc báo TNTP mình rất xúc động....ra đi mãi mãi”/tr 25.
- Lương khơi gợi lòng tự hào về người cha dũng cảm..., khuyến khích Hồng vượt qua nỗi đau..,làm cho Hồng yên tâm vì bên cạnh Hồng còn có má....
- Mở đầu : nêu rõ thời gian, địa điểm,lời chào hỏi.
- Kết thúc : ghi lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên..
(Mục 1)
Nhấn giọng các từ như xúc động, chia buồn, xả thân, vượt qua..
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng?
 - Liên hệ việc làm của mình để giúp đỡ bạn bè.
 - Chuẩn bị bài : Người ăn xin.
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Toán
 Triệu và lớp triệu (Tiếp - SGK tr.9)
1.Mục tiêu: - HS biết đọc, viết các số đến lớp triệu, củng cố thêm về hàng, lớp, củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
 - Rèn kĩ năng đọc,viết các số đến lớp triệu, xử lí thông tin trong bảng số liệu.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài 1.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc số : 326.000.000 ; 106.000.000 ; 444.167.213.
HS đọc, phân tích hàng, lớp.
VD : Ba trăm hai mươi sáu triệu.
B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài .
HĐ1 : GV hướng dẫn HS đọc, viết số: GV gắn số trên bảng cài, cho HS đọc, phân tích số: 342.157.413.
Với HS đọc còn lúng túng, GV hướng dẫn phân tích số theo hàng, lớp.
- Nêu cách đọc số?
HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hành: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của từng bài và thực hành.
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng:
GV cho HS thực hành viết số trên bảng con, 2HS viết trên bảng, HS đọc, phân tích số theo hàng, theo lớp.
Bài 2: Đọc các số sau: 
GV cho HS làm miệng.
Bài 3: Viết các số sau:
GV cho HS đọc đề bài, viết số tương ứng.
Bài 4: GV cho HS làm việc cá nhân với bảng số liệu sau đó hỏi đáp theo cặp báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Ta tách các số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu.
 342.157.413
Đọc: Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
- Ta tách thành từng lớp.
- Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành.
- Các số là : 32.000.000 ; 32.516.000 ; 32.516.497 ; 834.291.712 ; 308.250.705 ; 500.209.037.
VD : 7.312.836 : Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu.
VD : Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm mười bốn : 10.250.214.
a, Số trường trung học cơ sở là : 9873.
b, Số HS tiểu học là : 8.350.191.
c, Số GV trung học phổ thông là : 98.714.
 C. Củng cố,dặn dò:- Nêu cách đọc số, cho VD?
 - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Chiều: Tiết 1: Tiếng việt *
 Luyện tập : Dấu hai chấm.
1. Mục tiêu: - HS ôn lại tác dụng của dấu hai chấm, cách sử dụng dấu hai chấm.
- Rèn kĩ năng thực hành xác định tác dụng của dấu hai chấm, viết đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Đoạn bài có dấu hai chấm.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 a, GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành.
 b, HS thực hành theo yêu cầu của GV.
 Bài 1 : Tìm và đọc lại các bài tập đọc đã học trong chương trình có dấu hai chấm. Nêu tác dụng của dấu hại chấm.
GV cho HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm đã học.
Bài 2 : Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất hai dấu hai chấm: một lần dấu hai chấm báo hiệu sau đó là lời của nhân vật, một lần dấu hai chấm báo hiệu sau đó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành. GV cho HSKG làm mẫu trước một lần.
Với HS yếu có thể chỉ yêu cầu viết đoạn văn trong đó có sử dụng một dấu hai chấm hoạc một tác dụng của dấu hai chấm.
HS đọc , xác định yêu cầu của bài, đọc các đoạn văn, bài đọc trong chương trình trong đó có sử dụng dấu hai chấm.
VD : Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 Bài Người ăn xin......
HS đọc, xác định yêu cầu bài, tập viết đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm.
VD : Sớm mai thức dậy, bé giật mình vì mùa đông đã đến : chiếc lá vàng rớt xuống bên hiên, con chim nhỏ thôi không lích rích, và nàng gió se lạnh khẽ khàng đậu trên đôi môi của bé hanh hanh. Bé cất tiếng thì thầm : “ Chào nàng tiên mùa đông khó tính. Chào nhé!Mùa đông”.
+ Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu sau đó là lời giải thích “mùa đông đã đến”.
+ Dấu hai chấm thứ hai ... lời của cô bé.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Ngoại ngữ
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: L ịch sử
 Nước Văn Lang (SGK tr11)
1. Mục tiêu: - HS biết Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. – HS mô tả được sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương, những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt, một số tục lệ còn lưu giữ. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực,trân trọng giá trị lịch sử dân tộc
2. Chuẩn bị: Lược đồ, tranh, thẻ chữ lịch sử.
 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: - Nêu các bước sử dụng bản đồ?
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
-...đọc tên bản đồ, đọc các kí hiệu trên bản đồ, tìm các đối tượng lịch sử, địa lí trên bản đồ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Tìm hiểu sự ra đời của nước Văn Lang.( GV cho HS đọc thông tin SGK, TLCH).
- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào?
GV cho HS xác định trên lược đồ khu vực người Lạc Việt đã từng sinh sống.
HĐ2: Tìm hiểu các tầng lớp xã hội dưới thời Văn Lang.
- Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào?
GV phát thẻ chữ cho các nhóm xây dựng sơ đồ thể hiện các tầng lớp xã hội thời Văn Lang.
HSKG trình bày lại.
HĐ3 : Tìm hiểu đời sống người Lạc Việt.
GV cho HS đọc SGK, thảo luận, TLCH
- Mô tả một số nét về cuộc sống và phong tục của người Lạc Việt?
* GV chốt kiền thức cần nhớ /tr 14.
HS thực hành theo yêu cầu của GV, đọc thông tin SGK /tr 12, TLCH.
- ..khoảng 700 năm trước Công nguyên
..khu vực sông Hồng../tr 12.
HS thực hành trên lược đồ SGK, trình bày lại trên lược đồ chung. 
HSđọc, tìm hiểu thông tin
- ..Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì.
	Hùng Vương
 Lạc hầu	 Lạc tướng
	Lạc dân
	Nô tì
- Nghề chính của người Lạc Việt là làm ruộng....trồng lùa, khoai. đỗ, cây ăn quả.../tr 13.
HS đọc, nhắc lại kiến thức cần nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: - Em biết tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay? 
 - Chuẩn bị bài sau : Nước Âu Lạc.
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chính tả.
Bài viết: Cháu nghe câu chuyện của bà.(SGK tr 27)
1-Mục tiêu:- HS nghe -viết đúng, trình bày đẹp bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà.
 - Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr . 
 - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 27.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: GV cho HS viết bảng con từ : lát sau, phải chăng, xem xét..
HS viết, chữa bài.
2.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu giờ học.
b,Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn chính tả:
GV đọc bài viết, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai (dựa vào nghĩa hoặc phương thức ghép).
( HS viết vào vở, hai học sinh viết trên bảng, GV kiểm tra).
GV hướng dẫn HS cách trình bày thể thơ sáu – tám.
GV đọc cho HS viết.
GV đọc cho HS soát lỗi.
 HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV cho HS đọc thầm và làm bài vào vở, chữa bài trên bảng (B.P). 
GV cho HS đọc lại toàn bài, chú ý đọc đúng chính âm.
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HS nghe, định hướng nội dung cần viết, cách trình bày.
HS đọc thầm một lần.
- Tình thương của hai bà cháu dành cho một bà cụ già lẫn không biết đường về.
Từ : làm, lưng, lối, trước..
 VD : lối ( đi, về )
nối liền, nối vào...
HS nghe hướng dẫn.
HS viết bài.
HS soát lỗi, báo cáo.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành.
* Kết quả : ..tre mọc..không chịu..trúc...cháy...tre...tre...đồng chí...chiến đấu..tre.
 HS đọc bài.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết sai trong bài.
 - Chuẩn bị bài nhớ viết : Truyện cổ nước mình.
Tiết 2: Toán
 Luyện tập.( SGK/tr 16).
1.Mục tiêu: - Ôn tập cách đọc viết các số đến lớp triệu.
 - Rèn kĩ năng thực hành đọc, viết số, nhậ ... i.
- Kết thúc: Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn; Chữ kí và tên hoặc họ tên.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS đọc , xác định yêu cầu của đề, thực hành.
- Viết một bức thư.
- Cho bạn em ở trường khác.
- Thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.
HS nhắc lại nội dung của một bức thư.
HS thực hành nói miệng theo từng phần.
HS viết bài vào vở.
HS nghe, học tập.
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau:Cốt truyện.
Tiết 2: Thể dục.
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.(SGK tr7)
1. Mục tiêu :- Giúp HS hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về :
 + Đặc điểm của hệ thập phân.
 + Sử dụng mười kí hiệu (chữ số) để viết các số trong hệ thập phân.
 + Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong mỗi số cụ thể.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng cài, bộ số.
3.Hoạt động day học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Đọc và phân tích các số sau : 653.720 ; 987.006.
B. Nội dung chính:
VD : 653.720 : Sáu trăm năm mươi ba nghìn bảy trăm hai mươi.
653 thuộc lớp nghìn ; 720 thuộc lớp đơn vị.
HĐ1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
GV cho HS lần lượt lên bảng viết các số : 10 ; 100 ; 1000.
GV cho HS phân tích các hàng để nhận biết Mỗi hàng chỉ có thể được viết bởi một chữ số.
- Hai hàng đơn vị liền nhau có mối quan hệ như thế nào?
- Người ta dùng những chữ số nào để viết số?
GV cho HSKG nêu các VD.
- Xác định giá trị chữ số 3 có trong mỗi sốvừa nêu?
- Nhận xét gì về giá trị của chữ số và vị trí của nó?
2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1 : Viết theo mẫu:
GV cho HS phân tích lại mẫu, thực hành, chữa bài.
GV cài số trên bảng, cho HS chữa bài.
Bài 2:Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu. GV cho HS KG phân tích lại mẫu, thực hành, chữa bài trên bảng.
Bài 3 : Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng theo mẫu.
GV kẻ lại bài trên bảng, cho HS chữa bài, nêu cách xác định giá trị của chữ số.
HS nghe, thực hành viết số theo hướng dẫn của GV.
10 : Mười. Chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 0 ở hàng đơn vị.
 ( tương tự với các số còn lại).
- Hai hàng đơn vị liền nhau gấp (kém) nhau mười lần.
- Người ta dùng mười chữ số dể viết lên tất cả các số tự nhiên: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. 
VD : 345 ; 21.435 ; 453.765.....
Số 345: Ba trăm bốn mươi năm. Chữ số 3 ở hàng trăm, có giá trị là 300.
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
VD : Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư : 5.864. Gồm 5 nghìn, 8 trăm, 6 chục, 4 đơn vị.
VD : 873 = 800 + 70 + 3.
Có thể phân tích số sau đó mới viết số thành tổng.
Số 45 57 561 5.824 5.842.769
Giá 5 50 500 5.000 5.000.000
trị 
củachữ 
số 5
C. Củng cố, dò: - Nêu đặc điểm của hệ thập phân? 
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị giờ sau: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.( Tiếp). 
Tiết 4: Sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần3, đề ra phương hướng hoạt động tuần4.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu diểm: 
- HS thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Ban cán sự lớp có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành lớp.
- Tham gia hoật động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Cá nhân HS đã mua sách vở bổ sung đủ.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến.
*Tồn tại:
- Còn một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Thị Lan Hương, Nguyễn Văn Tiến, Tạ Văn Sơn, Mai Ngọc Hiếu.
- Còn một số HS chưa có đầy đủ đồ dùng học tập, còn để mất sách như Phạm Văn Tiến.
b, Phương hướng: 
 - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
 - Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
 - Tham gia giao thông an toàn.
 - Tích cực học tập, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
 - Thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Chiều: Tiết 1: Khoa học
Vai trò của chất khoáng, chất xơ và vi ta min(SGK/tr14).
1. Mục tiêu: - HS nhận biết vai trò của các thức ăn có nhiều chất khoáng, chất xơ và vi ta min.
- Kể tên các loại thức ăn có nhiều chất khoáng, chất xơ và vi ta min, xác định nguồn gốc của các loại thức ăn đó.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, biết sử dụng hợp lí các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
2.Chuẩn bị: Phiếu ghi tên thức ăn.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: - Kể tên các loại thức ăn có nhiều chất đạm, chất béo?
- Nêu vai trò của chất đạm, chất béo?
B. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính:
HĐ1 :Tìm hiểu các thức ăn có nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
 GV cho HS quan sát tranh SGK/tr 14, nói về thức ăn hàng ngày các em thường dùng và thi kể tên một số vi ta min và chất khoáng có trong thức ăn hàng ngày.
- Các loại vi-ta-min, chất xơ, khoáng chất có nguồn gốc từ đâu?
- Phân loại các thức ăn trên thành hai nhóm : Nhóm có nguồn gốc từ động vật, nhóm có nguồn gốc từ thực vật.
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng, vi- ta- min, chất xơ.
GV cho HS làm việc theo cặp, thảo luận,TLCH.
- Nêu vai trò của chất khoáng, vi ta min và chất xơ?
GV kết luận : Thông tin cần biết /tr14.
GV cho HS liên hệ chế độ dinh dưỡng hợp lí các loại thức ăn và dưỡng chất.
- Chất đạm : Cá, đậu phụ, thịt lợn, trứng...
- Chất béo : mỡ lợn, dầu ăn...
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS liên hệ thực tế, kết hợp quan sát tranh tư liệu SGK/tr 14, thảo luận, TLCH.
VD : Sữa : có nhiều vi-ta-min : A, D, PP,...có khoáng chất như can xi, kẽm, ma giê.....
-...từ động vật, từ thực vật.
Nhóm 1 : Sữa, trứng, cá, cua, tôm,..
Nhóm 2 : cải bắp, chuối, gạo, thanh long, cam...
HS thảo luận, ghi ý kiến vào VBT, TLCH.
Vi-ta- min là những chất khôngtham gia trực tiếp vao việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng. Tuy nhiên chúng lại rất quân trọng cho hoạt động sống của cơ thể..../tr 15.
HS đọc, nhắc lại thông tin cần biết.
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu vai trò của chất khoáng, vi-ta-min, chất xơ?
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau: Vai trò của chất đạm và chất béo.(tiếp). 
Tiết 2: Tiếng việt*
Tìm hiểu và viết văn kể chuyện.
1. Mục tiêu:- HS khắc sâu kiến thức về văn kể chuyện, nhân vật trong chuyện, biết nhận xét nhân vật qua hành động, lời nói... của nhân vật, biết viết văn kể chuyện.
- Kể một câu chuyện đơn giản đã học hoặc theo trí tưởng tượng, phân tích nét đặc trưng tiêu biểu về tính cách của nhân vật.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Câu chuyện minh hoạ.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành ôn lại kiến thức đã học về văn kể chuyện và nhân vật trong văn kể chuyện.
- Kể chuyện là gì?
- Nhân vật trong truyện là những ai?
- Miêu tả ngoại hình nhân vật có vai trò như thế nào trong bài văn kể chuyện?
GV tổ chức cho HS viết một bài văn kể chuyện thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.
HSTB yếu có thể chỉ kể một đoạn truyện trong các câu chuyện đã học trong chương trình và nhận biết nhân vật có trong truyện.
HSKG kể câu chuyện theo sự tưởng tượng của mình.GV gợi ý tên một số câu chuyện để định hướng nội dung.
VD : Người hàng xóm tốt bụng.
 Những tấm lòng cao cả.
HS thực hành theo định hướng của GV, thảo luận, nhớ lại kiến thức đã học, TLCH.
-..kể một chuỗi các sự kiện có liên quan đến nhau, có đầu có cuối...
- ..người, vật, con vật..được nhân hoá..
- ..ngoại hình của nhân vật góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật..
HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
 HS thực hành tập kể trong nhóm, kể từng đoạn truyện trước lớp,kể theo theo ý tưởng của mình.
HS nhận xét, bổ sung, giúp đỡ bạn kể đoạn truyện, câu chuyện , gợi ý hướng phát triển của câu chuyện.
HS thi kể chuyện.
HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, cách xây dựng nội dung câu chuyện (HSKG).
HS bình chọn câu chuyện có nội dung hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe. 
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
 Tìm hiểu truyền thống của nhà trường.
1. Mục tiêu:- Giúp HS có thêm hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
 - Giáo dục ý thức tự hào, tình yêu trường lớp, gắn bó với nhà trường, xây dựng phong trào chung của nhà trường.
2. Chuẩn bị: Tranh ảnh, các tư liệu về quá trình phát triển của nhà trường.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
* Văn nghệ theo chủ đề : Hát về mái trường thân yêu.
GV cho HS hát cá nhân, tập thể các bài hát ca ngợi thầy cô, trường lớp.
GV cho HS lựa chọn BGK, bình chọn tiết mục văn nghệ đắc sắc nhất.
** Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
- Trường được thành lập từ bao giờ?
- Ai là hiệu trưởng đầu tiên của trường?
- Trường đã bao nhiêu lần được công nhận là trường tiên tiến?
- Phong trào Đoàn Đội của nhà trường như thế nào?
- Có bao nhiêu HSG đạt cấp quốc gia?
- Năm học 2006 – 2007 có bao nhiêu HS đạt giải HSG cấp tỉnh?
Không bắt buộc HS phải trả lời tất cả các câu hỏi.GV giới thiệu thêm về truyền thống dạy và học của nhà trường.
HĐ2: GV tổng kết hoạt động, biểu dương HS có đóng góp tích cực trong phong trào học tập , HĐ đoàn đội và phong trào văn nghệ.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia.
HS hát những bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó.
VD : Em yêu trường em.
 ở trường cô dạy em thế.
 Ngày đầu tiên đi học....
HS thảo luận, tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
VD : Trường Tiểu học Lê Hồng được thành lập ............ ......... .............Nhiều năm liền trường được công nhận là trường tiên tiến. Phong trào Đoàn Đội của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BLĐ nhà trường. Nhiều năm liền trường được tỉnh, huyện đoàn trao tặng bằng khen. Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người....Năm học 2006 – 2007 , trường có một HS đạt danh hiệu HSG cấp tỉnh,.....HS đạt danh hiệu HSG cấp huyện.....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 3(16).doc