I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh biết:
- Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên và lược đồ
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn
- Mô tả đỉnh núi Phan- xi - păng
- Tự hào về cảnh đẹp của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Địa lí dãy hoàng liên sơn I. Mục TIÊU: Học xong bài này học sinh biết: - Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên và lược đồ - Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn - Mô tả đỉnh núi Phan- xi - păng - Tự hào về cảnh đẹp của đất nước. II. Đồ dùng dạy học GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn. III. các hoạt động dạy học A. Bài cũ : B. Bài mới: 1.Dãy Hoàng Liên Sơn- Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam HĐ1: Đặc điểm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn - GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam lên bảng - Giới thiệu về vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1và đọc phần kênh chữ SGK.Thảo luận theo cặp các câu hỏi sau: + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta?(HS khá giỏi) + Dãy núi HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? + Dãy núi HLS dài bao nhiêu km? + Đỉnh núi, sườn của thung lũng HLS như thế nào? + Đại diện học sinh các nhóm nêu ý kiến của mình - Các nhóm khác nhận xét .Giáo viên chốt lại giúp học sinh hoàn chỉnh câu trả lời. - Một số HS lên bảng chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. HĐ 2: Vị trí, độ cao của đỉnh Phan- xi- păng - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - Các nhóm quan sát (hình 2) và chỉ vị trí của đỉnh Phan – xi – păng và cho biết độ cao của nó? + Tại sao đỉnh Phan – xi – păng được gọi là nóc nhà của “tổ quốc” + Đại diện học sinh nêu ý kiến của mình + Giáo viên chốt lại và giới thiệu thêm về đỉnh Phan – xi – păng. 2. Khí hậu lạnh quanh năm Hoạt động3: Khí hậu ở dãy Hoàng Liên Sơn -Yêu cầu học sinh đọc phần mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào? - Học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi ở mục 2.(HS khá giỏi) - Một học sinh lên bảng chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ tự nhiên + Vài học sinh trả lời các câu hỏi ở mục 2. Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung, chốt lại: KL: Sa – pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi tham quan nghỉ mát của nhiều du khách trong và ngoài nước. iv. Củng cố dặn dò: - GV hệ thống toàn bài, 1 hs đọc bài học SGK. Nhận xét chung tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
Tài liệu đính kèm: