I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp năng lượng.
- Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
- Biết cách liên hệ của thế giới đến Việt Nam.
1. Về kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ, sản xuất chủ yếu trên thế giới.
- Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu năng lượng trên thế giới.
2. Về thái độ, hành vi:
Nhận xét được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta, những thuận lợi và hạn chế của các ngành này so với thế giới.
Bài 32: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp năng lượng. - Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm. - Biết cách liên hệ của thế giới đến Việt Nam. 1. Về kỹ năng: - Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ, sản xuất chủ yếu trên thế giới. - Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu năng lượng trên thế giới. 2. Về thái độ, hành vi: Nhận xét được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta, những thuận lợi và hạn chế của các ngành này so với thế giới. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC - Các hình ảnh minh họa về ngành công nghiệp khai thác than dầu, điện lực, luyện kim đen và màu trên thế giới và Việt Nam. - Hình 32.3, 32.4 và 32.5, 32.9 SGK. - Bản Đồ giáo khoa treo tường: Địa lý khoáng sản thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Mở bài: Giới thiệu cho học sinh một số hình ảnh về ngành công nghiệp năng lượng và luyện kim Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp. Để hiểu hơn về vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cả lớp - Ngành công nghiệp năng lượng xuất hiện trong thời gian nào? + Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người đã không ngừng tiêu thụ năng lượng. - Công nghiệp năng lượng có vai trò và cơ cấu như thế nào trong nền kinh tế? HĐ2: Nhóm/Cá nhân. Bước 1: Dựa vào nội dung SGK, sử dụng bản đồ khai thác và phân bố ngành công nghiệp khai thác than - Nêu vai trò trữ lượng, phân bố của ngành công nghiệp khai thác than, khai thac dầu, công nghiệp điện lực. - Nhận xét về sự phân bố vùng than, các nước khai thác than lớn nhất thế giới. - GV cho HS biết thêm về các loại than khai thác khác nhau với khả năng sinh nhiệt, hàm lượng Cácbon, độ tro không như nhau. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, không thể thay thế. + Than đá. + Than nâu. + Than Antraxit. + Than bùn. - GV nhấn mạnh thêm khai thác than xuất hiện rất sớm, qui mô khai thác than tron mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau. VD minh hoa. - Liên hệ với Việt Nam. I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG: 1.Vai trò: Là ngành kinh tế quan trọng và cơ là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật. => Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được vơi sự tồn tại của cơ sở năng lượng. 2. Cơ cấu, tình hình sản xuất. Cơ cấu gồm: + Công nghiệp điện lực + Công nghiệp khai thác than + Công nghiệp khai thác dầu. a. Khai thác than: - Vai trò: + Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản. + Nhiên liệu cho công nghiệp điện, luyện kim. + Nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất. - Trữ lượng: + Khoảng 13000 tỉ tấn (3/4 là than đá). + Khai thác 5 tỉ tấn/năm. - Phân bố: là những nước có trữ lượng lớn như Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc. -Vì sao dầu mỏ được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia? - Nêu được khu vực tập trung nhiều dầu? + Trung Đông 65%(TG), Bắc Mỹ 4.4%, Mỹ La Tinh 7.2%, Châu Phi (9.3%). - Liên hệ Việt Nam: + Từ chỗ Việt Nam phải nhập từng lít dầu hỏa để thắp đèn đến năm 2002 Việt Nam đã được xếp hạng thứ 31 trong danh sách 85 nuớc sản xuất dầu khí. b. Khai thác dầu: - Vai trò: + Nhiên liệu trong “vàng đen” + Nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất. - Trữ lượng: 400-500 tỉ tấn/năm - Phân bố: Các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La Tinh, Đông Nam Á. - Công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp như thế nào? Phát triển ra sao trong những năm gần đây? - Dựa vào hình 32.4 HS hãy nhận xét để làm rõ bức tranh phân bố điện năng trên toàn thế giới? - Liên hệ thực tiễn Việt Nam? + Sản lượng điện năng của nước ta tăng nhanh với sự xuất hiện của nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện. + Năm 2004 sản lượng điện đạt 46 tỉ KWh gấp 19 lần năm 1975. c. Công nghiệp điện lực: - Vai trò: + Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. + Nâng cao đời sống văn minh. - Cơ cấu: Nhiệt điện, Thủy điện. điện nguyên tử, năng lượng gió, mặt trời. - Sản lượng: Khoảng 15 tỉ KWh. - Phân bố: Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa. HĐ3: Nhóm/Cả lớp - Dựa vào hình 32.5 hãy cho biết các nước khai thác quặng sắt và sản xuất thép chủ yếu trên thế giới. Nêu nhận xét? - Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam. + HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. - Nhóm 1: Tìm hiểu ngành luyện kim đen. - Nhóm 2: Tìm hiểu luyện kim màu II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM - Dùng sơ đồ hóa. - Chia công nghiệp luyện kim thành 2 ngành: + Công nghiệp luyện kim đen + Công nghiệp luyện kim màu. Công nghiệp luyện kim đen Công nghiệp luyện kim màu Vai trò - Là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tao máy, sản xuất công cụ lao động. - Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng. - Cung cấp vật liệu cho ngành công nghiệp xây dựng. - Hầu hết các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo máy, ôtô, máy bay, kỹ thuật điện. - Phục vụ cho công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế quốc dân khác (thương mại, bưu chính viễn thông) - Kim loại màu quý hiếm phuc vụ cho công nghiệp điện tử. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật - Sử dụng khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các chất trợ dụng. - Đòi hỏi quy trình côn nghệ phức tạp. - Hàm lượng các kim loại trong quặng kim loai màu rất thấp. - Các quặng kim loại màu thường ở dạng đa kim. - Sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm rút tối đa các nguyên tố quý có trong quặng. Phân bố - Ở các nước phát triển:Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, CHLB Đức. - Các nước có quặng hạn chế việc sản xuất chủ yếu dựa vào quặng nhập khẩu từ các nuớc đang phát triển. - Chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển. - Các nước đang phát triển tuy có trữ lượng lớn về kim loại màu nhưng chỉ là nơi cung cấp quặng (Ghi - nê, Braxin, Gia-Mai-ca). HĐ 4: Cặp/Nhóm Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý: - Nêu vai trò của ngành CNCK? - CNCK chia làm mấy ngành? Sự khác nhau giữa các ngành? - Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành CNCK. Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức. Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết: - Nêu vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành điện tử - tin học (Chú ý đặc điểm sản xuất, cơ cấu sản phẩm). Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức. Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý: - CN hóa chất ra đời khi nào? - CN hóa chất có vai trò gì? - CN hóa chất cóm mấy loại? - Tập trung ở những nước nào? Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức. (Đặc điểm của CN hóa chất: Sử dụng nhiều nguyên liệu, kể cả phế liệu của ngành khác. Đòi hỏi qui trình công nghệ phức tạp, kĩ thuật hiện đại, vốn đầu tư lớn. Bước 1: HS đọc kênh chữ trong SGK trả lời: - Vai trò của CN sản xuất HTD. - Trong CN sản xuất HTD, ngành nào là chủ đạo? - Phân bố ở những nước nào? Bước 2: HS trình bày. GV chuẩn kiến thức. Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết: - Nêu vai trò của CN thực phẩm. - Nêu đặc điểm và các ngành kinh tế của CN thực phẩm. Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức. (Đặc điểm: Xây dựng tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh, tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. III. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ 1. Vai trò Đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống cho con người. 2. Đặc điểm - Chia làm 4 phân ngành: + Cơ khí thiết bị toàn bộ. + Cơ khí máy công cụ. + Cơ khí hàng tiêu dùng. + Cơ khí chính xác. - Các nước phát triển đi đầu về trình độ công nghệ. - Các nước đang phát triển: sửa chữa lắp ráp. IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC 1. Vai trò Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia. 2. Tình hình sản xuất và phân bố. - Không cần diện tích rộng, không cần tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, nhưng yêu cầu lao động có trình độ kĩ thuật cao. - Có 4 nhóm sản phẩm; + Máy tính + Thiết bị điện tử + Điện tử tiêu dùng + Thiết bị viễn thông - Phân bố: đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU. V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT 1. Vai trò - Là ngành mũi nhọn của nhiều nước. - Sản xuất nhiều sản phẩm, giúp; + Bổ sung nguồn nguyên liệu + Tận dụng phế liệu, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên 2. Tình hình sản xuất và phân bố - Chia làm 3 nhóm: + Hóa chất cơ bản: H2SO4, HNO3, HCL, muối kiềm, phân bón + Hóa tổng hợp hữu cơ: Sợi hóa học, cao su tổng hợp, chất dẻo, chất thơm. + Hóa dầu: Xăng, dầu hỏa, dược phẩm, chất thơm. - Tập trung ở các nước phát triển: đầy đủ phân ngành. - Các nước đang phát triển: sản xuất hóa chất cơ bản, chất dẻo. VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG - Đa dạng, phong phú, phục vụ cho nhu cầu nhân dân. - Các ngành chính: Dệt may, da giầy, nhựa, sành, sứ, thủy tinh - Đặc điểm: + Sử dụng nhiên liệu, chi phí vận tải ít. + Cần nhiều lao động. + Vốn đầu tư ít, hoàn lại vốn nhanh. - Ngành dệt may là chủ đạo: phục vụ cho may mặc của hơn 6 tỉ người trên Trái Đất. Sử dụng nhiều lao động, ít gây ô nhiễm, vốn đầu tư không lớn - Các nước có ngành dệt may phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản VII. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM - Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn uống. - Chia làm 3 ngành chính: + CN chế biến các sản phẩm từ trồng trọt. + CN chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi. + CN chế biến thủy hải sản. IV. ĐÁNH GIÁ 1. Nêu vai trò của ngành công nghiệp điện lực? 2. Sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn nhất trên thế giới thuộc về: a. Nhật Bản c. Hoa Kỳ b. Liên Bang Nga d. Trung Quốc 3. Nước có sản lượng than đá lớn nhất thế giới năm 2000 là: a. Hoa Kỳ c.Trung Quốc b. Liên Bang Nga d. Ấn Độ 4. Luyện kim đen phân bố ở: a. Các nước phát triển b.Các nước đang phát triển c. Các nước Châu Phi d. a, b đúng (Đáp án: Câu 2-c, câu 3-c, câu 4- a) 5. Tại sao công nghiệp hóa chất lại được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn? 6. Tại sao công nghiệp dệt và thực phẩm lại được phân bố ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Làm bài tập 1 trang 125 và câu hỏi 3 trang 130 trong SGK.
Tài liệu đính kèm: