Giáo án Địa lý Lớp 5 - Tuần 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta

Giáo án Địa lý Lớp 5 - Tuần 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta

I - Mục tiêu

Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam

- Trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á Việt Nam vừa có đất liền vừa có đảo, quần đảo.

- Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc , Lào, Cam pu chia.

Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam khoảng 330000km2

- Chỉ phần đất liền Việt Nan trên bản đồ, lược đồ (lược đồ)

Học sinh khá, giỏi:

+Biết được một số khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại

+Biết phần đất liền Viêtn Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam với đường bờ biển hình hình chữ S

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 5 - Tuần 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý (Tiết 1)
Địa lý Việt Nam
Việt Nam - đất nước chúng ta
I - Mục tiêu 
Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam 
- Trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á Việt Nam vừa có đất liền vừa có đảo, quần đảo.
- Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc , Lào, Cam pu chia.
Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam khoảng 330000km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nan trên bản đồ, lược đồ (lược đồ)
Học sinh khá, giỏi:
+Biết được một số khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại
+Biết phần đất liền Viêtn Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam với đường bờ biển hình hình chữ S
II- Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
- Quả Địa cầu
- 2 lược đồ trống tương tự như hình 1 trong SGK, 2 bộ bìa đỏ. Mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Vị trí địa lí giới hạn
* Hoạt động 1 (làm việc theo cặp)
Bước 1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK, rồi trả lời câu hỏi sau:
+ đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào ?
 + Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? 
+ Biển bao bọc phía nào phần địa lí của nước ta ? 
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
Bước 2:
- HS lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bước 3:
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lí của nước ta trên quả Địa cầu.
- GV đặt câu hỏi: vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?
2. Hình dạng diện tích
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) 
Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thuận lợi trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì ?
- Từ bắc vào nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
- Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?
- Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ?
- So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
Bước 2:
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_5_tuan_1_viet_nam_dat_nuoc_chung_ta.doc