Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Tiết 1: LUYỆN TẬP.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu

- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng đọc, viết số đến lớp triệu

3. Phẩm chất

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo

4. Góp phần phát huy các năng lực

Góp phần hình thành và phát triển các NL: NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 37 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
TOÁN
Tiết 1: LUYỆN TẬP. 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc, viết số đến lớp triệu
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
4. Góp phần phát huy các năng lực
Góp phần hình thành và phát triển các NL: NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
Chơi trò chơi "Đố bạn":
- Em viết một số bất kì, chẳng hạn: 4046789.
- Em đố bạn đọc số em vừa viết.
- Em và bạn đổi vai cùng chơi.
- GV chuyển ý vào bài mới
HĐ cặp – cả lớp.
 Em viết một số bất kì rồi đố bạn em đọc số đó. Sau đó đổi vai, bạn em viết một số bất kì rồi em đọc số bạn em vừa viết.
- Để đọc các số, ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi đến lớp triệu, mỗi lớp có ba hàng. Sau đó dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải.
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: 
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số 
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Viết theo mẫu:
- GVHD mẫu:
- Gv nhận xét, chốt cách đọc số
Bài 3: Đọc các số:
47 320 103; 21 000 310; 6 500 332; 731 450 008; 430 108 240; 7 000 001
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện
- GV nhận xét, chốt lại cách đọc số
Bài 4: Viết các số sau:
a) Ba trăm bảy mươi lăm triệu;
b) Hai trăm ba mươi mốt triệu tám trăm chín mươi nghìn;
c) Chín trăm mười lăm triệu một trăm bốn mươi ba nghìn bốn trăm linh bảy;
d) Bốn trăm triệu không trăm năm mươi sáu nghìn một trăm hai mươi mốt.
- Cho HS làm cá nhân – Yêu cầu đổi chéo vở KT.
- Gv nhận xét, chốt cách viết số
Bài 5: Viết số, biết số đó gồm:
a) 4 triệu, 9 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 5 trăm 3 chục và 7 đơn vị.
b) 4 triệu, 9 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 chục và 7 đơn vị.
- Chữa bài, nhận xét.
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì?
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Lớp
- 1 hs đọc đề bài. Làm cá nhân vào SGK.
- HS chia sẻ kết quả:
Cá nhân – Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs tham gia trò chơi
* Đáp án:
• 47 320 103: Bốn mươi bảy triệu ba trăm hai mươi nghìn một trăm linh ba.
• 6 500 332: Sáu triệu năm trăm nghìn ba trăm ba mươi hai.
• 430 108 240: Bốn trăm ba mươi triệu một trăm linh tám nghìn hai trăm bốn mươi.
• 21 000 310: Hai mươi mốt triệu ba trăm mười.
• 731 450 008: Bảy trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm năm mươi nghìn không trăm linh tám.
• 7 000 001: Bảy triệu không trăm linh một.
Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết vảo vở - Đổi vở KT chéo
a) Số “Ba trăm bảy mươi lăm triệu” viết là 375000000.
b) Số “Hai trăm ba mươi mốt triệu tám trăm chín mươi nghìn” viết là 231890000.
c) Số “Chín trăm mười lăm triệu một trăm bốn mươi ba nghìn bốn trăm linh bảy” viết là 915143407.
d) Số “Bốn trăm triệu không trăm năm mươi sáu nghìn một trăm hai mươi mốt” viết là 400056121.
Cá nhân – Lớp
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp
a) Số gồm 4 triệu, 9 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 5 trăm 3 chục và 7 đơn vị được viết là: 4960537.
b) Số gồm 4 triệu, 9 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 chục và 7 đơn vị được viết là: 4906037.
+ Phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số đó
- VN tiếp tục thực hành đọc, viết số đến lớp triệu
- Vn tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
BÀI 3A: THÔNG CẢM VÀ SẺ CHIA. T1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
3. Phẩm chất
- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia mọi người xung quanh
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
 - Thể hiện sự thông cảm.
 - Xác định giá trị.
 - Tư duy sáng tạo
* GD BVMT: Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (Máy chiếu) 
 + Slide đoạn luyện đọc
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
a) Quan sát tranh ảnh tư liệu cứu trợ đồng bào lũ lụt trong thư viện hoặc tranh minh họa bài Thư thăm bạn. 
b) Nói về bức tranh theo gợi ý:
- Tranh vẽ cảnh mọi người đang làm gì?
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- GV nhận xét, dẫn vào bài
- HS làm việc cả lớp.
b) Quan sát bức tranh trong bài "Thư thăm bạn" em thấy:
- Tranh vẽ cảnh mọi người đang quyên góp tiền, của để ủng hộ cho đồng bào vùng lũ lụt
- Bạn nhỏ đang viết thư chia sẻ, động viên một người bạn vừa mất người thân trong trận lũ lụt. 
2. Luyện đọc: (10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, rành mạch bài đọc, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của nhân vật 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......chia buồn với bạn 
+ Đoạn 2: Tiếp theo.......như mình
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Quách Tuấn Lương, quyên góp, khắc phục, bỏ ống,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng.
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
1) Nhờ đâu bạn Lương biết bạn Hồng và hoàn cảnh của Hồng?
(Em đọc đoạn đầu bức thư.)
2) Dòng nào dưới dây nêu đúng mục đích Lương viết thư cho Hồng?
    a. Hỏi thăm tình hình của những người dân sau trận lũ lụt.
    b. Hỏi thăm tình hình học tập của Hồng sau trận lũ lụt.
    c. An ủi, chia sẻ nỗi đau với Hồng và động viên Hồng vượt qua khó khăn.
3) Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng.
(Em đọc đoạn: “Mình hiểu  những người bạn như mình.)
4) Bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng. Những câu văn nào thể hiện điều đó?
(Chọn những câu đúng để trả lời:
- Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu hoc Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình.
- Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người trước dòng nước lũ.
- Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
- Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.)
*GDMT: Qua đó GV kết hợp liên hệ về ý thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
+ Nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư?
+ Nội dung chính của lá thư thể hiên điều gì?
- GV chốt ý, giáo dục HS biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
- 1 HS đọc 4 câu hỏi
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
1) Bạn Lương biết bạn Hồng và hoàn cảnh của Hồng nhờ đọc thông tin trên báo Thiếu niên Tiền Phong.
2) Dòng nêu đúng mục đích Lương viết thư cho Hồng là:
c. An ủi, chia sẻ nỗi đau với Hồng và động viên Hồng vượt qua khó khăn.
3) Những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng là:
- Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
- Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
4) Những câu văn thể hiện Bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng là:
- Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người trước dòng nước lũ.
- Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
- Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
- HS lắng nghe
+ Phần đầu: Nói về địa điểm, thời gian viết thư và lời chào hỏi.
+ Phần cuối: Ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, ,kí tên.
* Nội dung: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống.
- HS ghi lại ý nghĩa của bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 2 của bài, thể hiện được sự xúc động và sự cảm thông với nỗi đau của bạn Lương với bạn Hồng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Nắm nội dung của bài
- VN tìm hiểu về cách trình bày, bố cục của một lá thư
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................... ... ừa viết
- VN tiếp tục hoàn thiện lá thư
- VN tìm hiểu về các đề bài viết thư khác và viết theo yêu cầu
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
TIẾNG VIỆT
BÀI 3C: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT . (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài. Biết sống nhân hậu, đoàn kết
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL phát hiện và giải quyết vấn đề
* GD BVMT: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh (biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, 
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3p)
- Dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Thi tìm nhanh các từ và viết vào bảng:
a) Chứa tiếng hiền.
b) Chứa tiếng ác.  
+ Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Gọi hs trình bày kết quả.
- Gv chữa bài, nhận xét.
+ Gọi hs giải nghĩa một số từ.
Bài 2: Sắp xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:
nhân ái, tàn ác, bất hòa, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết.
  Cột có dấu - để ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết.)
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Chữa bài, nhận xét, yêu cầu HS đặt câu với từ vừa xếp
Bài 3: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn (đất, cọp, Bụt, chị em gái) điền vào chỗ trống đế hoàn chỉnh các thành ngữ sau:
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi hs đọc các thành ngữ, tục ngữ vừa điền đầy đủ.
- Gv nhận xét.
Bài 4: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào?
a) Môi hở răng lạnh
b) Máu chảy ruột mềm
c) Nhường cơm sẻ áo
d) Lá lành đùm lá rách.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, nối tiếp nêu miệng kết quả
*GDMT : Giáo dục học sinh biết được lòng yêu thương người qua tinh thần đoàn kết.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 4 - Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 4 hs điền kết quả vào phiếu học tập – Chia sẻ lớp
Từ chứa tiếng: hiền
Từ chứa tiếng: ác
Hiền dịu, hiền đức, hiền hoà, hiền thảo, hiền khô, hiền thục..
ác nghiệt, tàn ác, ác hại, ác khẩu, ác nhân, ác đức, ác quỷ...
- Hs dựa vào từ điển giải nghĩa một số từ vừa tìm được.
Nhóm 5 – Lớp
- Hs làm bài theo nhóm 2, trình bày kết quả.
+
-
Nhân hậu
Nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu,đôn hậu, trung hậu...
Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo,...
Đoàn kết
Cưu mang, che chở, đùm bọc,.
Đè nén, áp bức, chia rẽ.
Cá nhân – Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs điền từ vào câu tục ngữ, thành ngữ trong vở.
- 3 - 4 hs đọc các câu đã điền hoàn chỉnh.
a. Hiền như bụt (đất) 
b. Lành như đất (bụt).
c. Dữ như cọp (beo).
d. Thương nhau như chị em ruột. (chị em gái)
Cá nhân – Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs dùng từ điển để giải nghĩa theo yêu cầu.
- Hs nối tiếp nêu miệng kết quả
- HS lấy VD minh hoạ
- Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong tiết học
- Nêu hoàn cảnh sử dụng một trong các câu thành ngữ, tục ngữ đó
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Kể tên những thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng xác định thức ăn theo nguồn gốc động vật và thực vật. 
3. Phẩm chất
- Có ý thức ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
 *BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: PHT; máy chiếu. 
- HS: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Khởi động (3p): Trò chơi: Hộp thư bí mật.
+ Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng?
+ Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng?
+ Chất béo có vai trò gì? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo?
+ Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều vitamin và chất khoáng và vai trò của chúng?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
+ Thức ăn có nhiều chất đạm: thịt, cua, trứng, cá, Có vai trò tạo ra những tế bào
+ Chất béo có vai trò giúp cơ thể hấp thu các vi- ta- min A, D, E, K đó là các thức ăn: dầu, mỡ, vừng, lạc...
2.Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: 
- Kể tên những thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp
HĐ1: Phân loại thức ăn theo nguồn gốc.
Làm việc với phiếu học tập. 
§ Bước 1:- Gv chia lớp thành theo nhóm 3, mỗi nhóm đều có phiếu học tập 
- Yêu cầu HS ngồi quan sát các hình minh hoạ ở trang 15 / SGK và nối thức ăn với nguồn gốc của thức ăn đó.
- GV nhận xét, khen. 
- GV giảng thêm: Thức ăn được phân theo nguồn gốc động vật và thực vật.
HĐ2: Suy nghĩ và nói với bạn.
a) Tên 3 loại thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ động vật.
b) Tên 3 loại thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ thực vật. 
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm dãy bàn - Lớp 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Hoàn thiện bảng sau – Chia sẻ lớp
- Báo cáo kết quả bằng trò chơi tiếp sức. 
Những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ động vật.
Những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ thực vật.
Thịt lợn rán
Dầu mè
Bún gạo
Sữa bò tươi
Đậu phụ luộc
Nước chanh
Canh cua nấu rau
Chuối
Xôi đậu đen
Mứt dừa
Mỡ lợn
Trứng gà rán
Sữa đậu nành
Pho mát
Nước tương.
- HS lắng nghe
Nhóm 2 – Lớp
- HS làm theo nhóm 2. Chia sẻ với lớp.
Đáp án:
a) Thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ động vật:
Thịt, cá, trứng, sữa ...
b) Thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ thực vật. 
Rau cải, rau ngót, thanh long, chuối...
- Ghi nhớ KT của bài
- VN lên thực đơn cho 1 tuần với các nhóm thức ăn cho hợp lí
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1: TUYỂN TẬP VỀ TÔI
I. Mục tiêu.
- Đánh giá việc thực hiện nội quy trường lớp.
- Khám phá và nhận biết sự phát triển về thể chất và năng lực.
- Nhận ra khả năng vượt qua khó khăn và những thành quả từ sự cố gắng của em.
- Nhận biết và thực hành cách làm việc nhóm hiệu quả.
- Nhận biết cảm xúc của bản thân và có hành vi cảm xúc phù hợp.
II. Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh về một số hoạt động của nhà trường.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định tổ chức (3’)
2. Sinh hoạt lớp 
 (13’)
3.Kế hoạch tuần 4 ( 7’)
HĐTN
A. Em lớn lên theo thời gian.
(7’)
B. Bộ sưu tập về tôi.(7’)
6. Tổng kết (2’)
-Nhận xét- đánh giá tuần 3
- Các nhóm làm việc.
- GVCN chốt, khen thưởng, kỉ luật những em đạt thành tích tốt, HS vi phạm.
-Đưa ra kế hoach tuần 4:
-Đi học đúng giờ, nghỉ học xin phép.
- Học bài và làm bài tập UD đầy đủ.
- Mặc đồng phục đúng quy định.
- Dép đi trong lớp để gọn gàng, không xả rác bừa bãi.
1. Em hãy nhớ lại, ghi nhận những thay đổi của bản thân mình sau một vài năm theo các tiêu chí dưới đây và viết thông tin, đánh dấu x vào các ô liên quan.
-Giao việc: Làm việc cá nhân.
- Trình bày, chia sẻ trước lớp.
2. Khám phá sự thay đổi của khả năng.
- Giao việc: Đọc kĩ YCBT, làm vào SGK.
- Trình bày, chia sẻ trước lớp.
3. Trở ngại và vượt qua.
- Cho HS đọc YC BT.
- Thảo luận nhóm.
- Chia sẻ kết quả.
- GV YC HS đọc các YCBT.
- Cho các em về nhà sưu tập, thiết kế một “Bộ sưu tập về tôi”
- GV tổng kết tiết học. Dặn dò.
-Dặn dò chung.
- HaCả L 
- Các nhóm tổng hợp, kiểm điểm theo nhóm.
- Nhóm trưởng đại diện báo cáo về các mặt của nhóm.
- HĐTQ nhận xét chung. Báo cáo GVCN.
- Triển khai góp ý.
-HS lấy biểu quyết thực hiện.
Các cá nhân làm việc – trình bày.
Tiêu chí
Trước đây
Hiện nay
Phát triển thể chất
cm
cm
cm
kg
kg
kg
Năng lực lao động
Hiểu biết thông tin
Năng lực giao tiếp.
Cá nhân – Cả lớp.
Cá nhân làm phiếu.
Chia sẻ kết quả.
Nhóm – Cả lớp.
- Chia sẻ trong nhóm các trở ngại đã gặp phải và cách vượt qua trở ngại đó.
HĐ cá nhân.
- Nghe GV hướng dẫn và về nhà làm bộ sưu tập.
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ BAN GIÁM HIỆU
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_3_nam_hoc_2021_2022.doc