Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán. MT 5

* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, mô hình hóa Toán học.

- Củng cố kiến thức về tính chất của phép cộng, nhân, chia

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số (tích không quá sáu chữ số).

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.

- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính, so sánh số TN.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

* Điều chỉnh giá xăng ở BT 5 cho phù hợp: 17 650 đồng/ 1 lít)

 

doc 31 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Thứ Hai ngày 2 tháng 5 năm 2022
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán. MT 5
* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, mô hình hóa Toán học.
- Củng cố kiến thức về tính chất của phép cộng, nhân, chia
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số (tích không quá sáu chữ số). 
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính, so sánh số TN. 
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
* Điều chỉnh giá xăng ở BT 5 cho phù hợp: 17 650 đồng/ 1 lít) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
Chơi trò chơi “Số hay chữ?”:
a) Các nhóm 4 bạn nhận bút dạ và các hình có nội dung sau:
Thảo luận để điền số hoặc chữ vào chỗ chấm cho đúng rồi dán lên bảng. Trong 3 phút, nhóm nào xong trước và đúng thì được khen thưởng.
b) Nhóm được khen nói cho cả lớp biết các tính chất nào của phép nhân và phép chia đã được dùng để điền nhanh và đúng.
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
YC6: Lời giải chi tiết:
a)
b) • Tính chất của phép nhân:
+) Tính chất giao hoán:  a × b = b × a
+) Tính chất kết hợp:
             (a × b) × c = a × (b × c)
+) Nhân một tổng với một số:
             (a + b) × c = a × c + b × c
+) Phép nhân có thừa số bằng 1:    
             1 × a = a × 1 = a
+) Phép nhân có thừa số bằng 0:    
             0 × a = a × 0 = 0.
• Tính chất của phép chia:
+) a : 1 = a +) 0 : b = 0.
Chú ý : Không có phép chia cho số 0.
2. Hoạt động thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
YC7: 
Đặt tính rồi tính :
a) 1023 × 13             
 b) 1810 × 25            
c) 1212 : 12               
d) 20050 : 25
Câu 8. MT 4
Điền dấu thích hợp () vào chỗ chấm :
Câu 9. MT4
Tìm x, biết : 
a) x × 15 = 2850        
b) x : 52 = 113          
c) 2436 : x = 14
Áp dụng các quy tắc nào?
*Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2 củng cố các tính chất của phép nhân
Bài 3 + Bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố các tính chất của phép nhân, phép chia, yêu cầu HS phát biểu thành lời các tính chất đã học
* Điều chỉnh giá xăng cho phù hợp thực tế 17 650 đồng
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
YC 7: Làm bảng con:
YC 8: Làm cá nhân, SGK:
YC 9: Làm cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ:
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
* Bài 3: 
 a x b = b x a => t/c giao hoán
(a x b) x c = a x (b x c) => t/c kết hợp
a x 1 = 1 x a = a => t/c nhân một số với 1
a x (b +c) = a x b + b + a x c => t/c nhân một số với 1 tổng
a : 1 = a => chia một số cho 1
a : a = 1 (a khác 0) => chia một số cho chính nó
0 : a = 0 (a khác 0) => số 0 chia cho một số
* Bài 5: 
 Bài giải
 Số lít xăng cần tiêu hao để đi hết quãng đường dài 180 km là: 180 : 12 = 15 (l)
 Số tiền phải mua xăng để ô tô đi hết quãng đường dài 180 km là: 
17 650 x 15 = 264 750 (đồng)
 Đáp số: 264 750 đồng
- Chữa lại các phần bài tập làm sai 
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 32A. Cuộc sống mến yêu (T.1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả. MT1
- Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. 
- PC: Giáo dục HS yêu cuộc sống, lạc quan, yêu đời. 
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Máy tính, ti vi.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
Quan sát các bức ảnh sau và trả lời câu hỏi:
a. Nét mặt của những người trong ảnh như thế nào?
b. Theo em, cuộc sống sẽ ra sao nếu không có nụ cười?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ tranh rồi trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét chung, giới thiệu chủ điểm Tình yêu cuộc sống và giới thiệu bài.
HĐ 1: Lời giải chi tiết:
a) Nét mặt của những người trong ảnh là họ đang cười rất vui vẻ và rạng rỡ.
b) Nếu như cuộc sống không có tiếng cười thì con người sẽ thiếu đi những niềm vui, những nguồn năng lượng trong cuộc sống. Cuộc sống cũng vì thế mà trở nên thật ảm đạm, tẻ nhạt.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV chốt vị trí các đoạn:
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng chậm rãi ở Đ1 + 2. Đọc nhanh hơn ở Đ3 háo hức hi vọng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau: buồn chán, kinh khủng, không muốn hót, chưa nở đã tàn, ngựa hí, sỏi đá lạo xạo 
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  môn cười.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  học không vào.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cư dân, rầu rĩ, lạo xạo, thân hành, sườn sượt ,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc trong bài rất buồn?
Mặt trời ......../chim ....... / hoa ........... /Ra đường, ........ / Ngay kinh đô, ............
2) Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. Vì hoa ở vương quốc đó chưa nở đã tàn.
b. Vì mọi người sống trong vương quốc không ai biết cười.
c. Vì chưa có ai ở vương quốc đi du học vế môn cười.
3) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? (Đọc đoạn 1)
4) Kết quả việc nhà vua làm thế nào? (Đọc đoạn 2)
5) Điều gì bất ngờ xảy ra ở cuối đoạn này (Đọc đoạn 3).
- Nêu nội dung bài?
YC 5: Làm việc cả lớp, nhóm.
Lời giải chi tiết:
1) Các chi tiết sau cho thấy cuộc sống vương quốc nọ rất buồn:
-   Mặt trời không muốn dậy
-  Chim không muốn hát
-  Hoa trong vườn chưa nở đã tàn.
-   Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon.
-   Ngay kinh đô nhộn nhịp cũng chỉ nghe tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
2) Vì ở đó không có ai biết cười (trừ các em nhỏ).
3) Nhà vua họp triều đình rồi cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười cợt.
4) Kết quả là nhà vua và mọi vị quan đều thất vọng: vị đại thần đã trở về nhưng vẫn chưa học được môn cười.
5) Viên thị vệ tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
Ý nghĩa: Cuộc sống thiếu vắng tiếng cười sẽ vô cùng buồn chán và trở nên vô nghĩa.
4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài với giọng chậm rãi, trầm buồn, phù hợp nội dung miêu tả.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn cá nhân đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Tìm hiểu về tác dụng của tiếng cười
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TIẾNG VIỆT
Bài 32A. Cuộc sống mến yêu (T.2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu trả lời CH Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? 
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b. 
- PC: Giáo dục HS yêu cuộc sống, lạc quan, yêu đời. 
- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. C ... 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
+ Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian và đặt câu hỏi cho trạng ngữ đó
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ VD: Sáng hôm nay, trời đột nhiên trở lạnh 
=> Khi nào, trời đột nhiên trở lạnh?
2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu:
 - Tìm hoặc thêm trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì - BT1, BT2 mục III).
* HS năng khiếu biết đặt 2, 3 câu có trạng ngữ bắt đầu bằng: Nhờ...../Vì..../ Tại... . * Cách tiến hành: 
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau và ghi vào bảng nhóm:
a. Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
b. Nhờ chăm chỉ học tập, cậu ấy đã vượt lên dẫn đầu lớp.
c. Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
Phương pháp giải:
Trạng ngữ là thành phần phụ cho câu, bổ sung ý nghĩa cho câu về mặt thời gian, địa điểm, nguyên nhân,...
Câu 2: Điền các từ nhờ hay vì, tại vì vào chỗ trống?
a. ...... học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b. ....... bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c. ........ mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Phương pháp giải:
Tại vì: Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của việc không hay được nói tới.
Nhờ: Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của việc tốt đẹp được nói tới.
Vì: Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn tới một sự việc nào đó (dùng chung)
Câu 3
Đặt một câu có trạng ngữ bắt đầu bằng từ vì (hoặc tại vì, do, nhờ) và viết vào vở.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu sao cho phù hợp.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
HĐ1: Tìm trạng ngữ trong mỗi câu - > Tìm và gạch chân dưới trạng ngữ trong mỗi câu văn. 
BS : Các trạng ngữ tìm được trong mỗi câu trả lời cho câu hỏi nào?
- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “vì sao?” là trạng ngữ chỉ gì?
- Đặt 1 câu có TN chỉ nguyên nhân.
HĐ 2 : HĐ cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Trạng ngữ trong mỗi câu là phần được gạch chân in đậm:
a. Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
b. Nhờ chăm chỉ học tập, cậu ấy đã vượt lên dẫn đầu lớp.
c. Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
HĐ 3: Làm việc cá nhân.
Lời giải chi tiết: 
a) Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen. 
b) Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.  
HĐ cả lớp: 
Vì trời mưa quá to, chúng em phải hoãn cuộc thi đấu bóng lại.
- Hoàn thành bài tập ứng dụng
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
THI ĐUA HỌC TỐT CHÀO MỪNG SINH NHẬT BÁC
I. Yêu cầu cần đạt:
 -Phát động thi đua học tốt giành nhiều thành tích chào mừng sinh nhật Bác.
- Tìm hiểu về cuộc đời và cuộc đời của Bác.
- Biết noi gương học tập tốt của các bạn đã đạt thành tích.
- Hình thành và phát triển NL tự học và GQVĐ, GT và hợp tác,
II. Chuẩn bị : Bảng phụ. Kế hoạch tuần 33
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Sinh hoạt lớp 
(16-17’)
HĐ2: Phát động phong trào Thi đua học tốt mừng sinh nhật Bác (16-17’)
HĐ3: Sinh hoạt theo chủ điểm.
(5-6’)
+ Nhận xét tuần 32
- Giao nhiệm vụ: Kiểm điểm theo bàn về việc: đi học đúng giờ xếp hàng, hát đầu giờ.
- Nề nếp học trong lớp, học ở nhà, điểm, ...
Nhận xét chung 
+ Kế hoạch tuần 33: 
-Xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp. 
- Duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
-Trong lớp ngồi học nghiêm túc, tích cực trao đổi, thảo luận và chia sẻ.
-Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
-Vệ sinh cá nhân, lớp sạch.
- Chăm sóc tốt công trình Măng Non.
- Tích cực ôn tập chuẩn bị thi CHKII.
-Tất cả các tổ phải thi đua học tốt. Tổ trưởng theo dõi những thành tích của các bạn cuối tuần tổng hợp lại 
-Đưa ra một số biện pháp để các em cố gắng và đạt được kết quả tốt: 
+ Gọi HS phát biểu để nắm chắc kiến thức bài.
+Yêu cầu HS làm đầy đủ BT ứng dụng.
+Thành lập đôi bạn giúp nhau học tập.
-Nhắc nhở những HS còn lười học 
-Ngoài ra còn cho HS thi đua giữ vở sạch –viết chữ đẹp.
- Phát động phong trào thi đua giành nhiều thành tích kỉ niệm ngày sinh của Bác.
- GT về Bác Hồ, tìm hiểu về Bác:
- Em biết gì về Bác?
- Ngày sinh nhật Bác?
-Còn thời gian sinh hoạt văn nghệ .
-Nhận xét chung 
Dặn dò
-Các tổ họp xếp loại thi đua rồi báo cáo cho GV 
-Nối tiếp nêu
-Cố gắng chăm học 
-Thực hiện 
-Nghe và thực hiện
-Thực hiện 
-Nghe
-Thực hiện -Chủ đề về Bác 
-Nghe
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Biết các loài vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau
2. Kĩ năng
- Phân loại và kể tên các động vật ăn thực vật, các động vật thịt, sâu bọ,...và các động vật ăn tạp
3. Phẩm chất
- HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL làm việc nhóm, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác
* GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Hình minh hoạ trang 126, 127 - SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: Một số tờ giấy A3, tranh ảnh một số con vật 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
 TBHT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Động vật cần gì để sống?
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của TBHT
+ Động vật cần thức ăn, nước uống, ánh sáng và không khí để sống và phát triển bình thường.
2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: 
- Biết các loài vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau
- Phân loại và kể tên các động vật ăn thực vật, các động vật thịt, sâu bọ,...và các động vật ăn tạp
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Hoạt động 1: Thức ăn của động vật:
+ Mỗi thành viên trong nhóm hãy nói nhanh tên con vật mà mình sưu tầm và loại thức ăn của nó.
+ Sau đó cả nhóm cùng trao đổi, thảo luận để chia các con vật đã sưu tầm được thành các nhóm theo thức ăn của chúng theo các nhóm
 + Nhóm ăn cỏ, lá cây.
 + Nhóm ăn thịt.
 + Nhóm ăn hạt.
 + Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ.
 + Nhóm ăn tạp.
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh về động vật, phân loại động vật theo nhóm thức ăn đúng, trình bày đẹp mắt, nói rõ ràng, dễ hiểu.
- GV chốt + GDBVMT: Thức ăn của động vật rất đa dạng và mỗi loài động vật có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật nhưng lại là thức ăn của loài động vật khác. Mối quan hệ giữa các loài giúp hình thành nên hệ sinh thái cân bằng
- Yêu cầu: Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa trong SGK.
+ Mỗi con vật có một nhu cầu về thức ăn khác nhau. Theo em, tại sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp?
+ Em biết những loài động vật nào ăn tạp?
- Giảng: Phần lớn thời gian sống của động vật giành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loài ăn tạp.
3.Thực hành:
Hoạt động 2: Trò chơi: Đố bạn con gì? 
- GV phổ biến cách chơi:
+ GV dán vào lưng HS 1 con vật mà không cho HS đó biết, sau đó yêu cầu HS quay lưng lại cho các bạn xem con vật của mình.
+ HS chơi có nhiệm vụ đoán xem con vật mình đang mang là con gì.
+ HS chơi được hỏi các bạn dưới lớp 5 câu về đặc điểm của con vật.
+ HS dưới lớp chỉ trả lời đúng / sai.
+ Tìm được con vật sẽ nhận một tràng pháo tay.
- Nhận xét, khen ngợi các em đã nhớ những đặc điểm của con vật, thức ăn của chúng.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
- Tổ trưởng điều khiển hoạt động của nhóm dưới sự chỉ đạo của GV.
- HS thực hành dán vào tờ giấy khổ A3 và thuyết trình trước lớp
- Lắng nghe
+ Hình 1: Con hươu, thức ăn của nó là lá cây.
+ Hình 2: Con bò, thức ăn của nó là cỏ, lá mía, thân cây chuối thái nhỏ, lá ngô, cám, 
+ Hình 3: Con hổ, thức ăn của nó là thịt của các loài động vật khác.
+ Hình 4: Gà, thức ăn của nó là rau, lá cỏ, thóc, gạo, ngô, cào cào, nhái con, côn trùng, sâu bọ, 
+ Hình 5: Chim gõ kiến, thức ăn của nó là sâu, côn trùng, 
+ Hình 6: Sóc, thức ăn của nó là hạt dẻ, 
+ Hình 7: Rắn, thức ăn của nó là côn trùng, các con vật khác.
+ Hình 8: Cá mập, thức ăn của nó là thịt các loài vật khác, các loài cá, ...
+ Hình 9: Nai, thức ăn của nó là cỏ.
+ Người ta gọi một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật lẫn thực vật.
+ Gà, mèo, lợn, cá, chuột, 
- Lắng nghe.
+ Cho HS chơi thử:
Ví dụ: HS đeo con vật là con hổ, hỏi:
+ Con vật này có 4 chân phải không? 
=>Đúng.
+ Con vật này có sừng phải không? 
=> Sai.
+ Con vật này ăn thịt tất cả các loài động vật khác có phải không?
=> Đúng.
+ Con vật này sống ở trong rừng đúng không? => Đúng
+ Đấy là con hổ => Đúng. (Cả lớp vỗ tay khen bạn).
- Ghi nhớ kiến thức của bài.
- Tìm hiểu về thức ăn và quá trình tiêu hoá thức ăn của trâu, bò có gì đặc biệt?
(Trâu, bò thường nhai lại thức ăn vào những lúc nghỉ ngơi)
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_32_nam_hoc_2021_202.doc