Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

TOÁN

TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG. (T1)

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Bước đầu hiểu thế nào là trung bình cộng của nhiều số .

2. Kĩ năng

- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.

- Vận dụng giải được các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài.

4. Góp phần phát huy các năng lực

Góp phần hình thành và phát triển các NL: NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.

 -HS: VBT, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, trò chơi học tập

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 30 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ Hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
TOÁN
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG. (T1)
I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu thế nào là trung bình cộng của nhiều số .
2. Kĩ năng
- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
- Vận dụng giải được các bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài.
4. Góp phần phát huy các năng lực
Góp phần hình thành và phát triển các NL: NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
 -HS: VBT, bảng con. 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, trò chơi học tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- Tổ chức trò chơi củng cố cách chuyển đổi các số đo thời gian
- TK trò chơi- Dẫn vào bài
- Chơi trò chơi Chuyền điện 
2. Hình thành kiến thức mới:(15p)
* Mục tiêu:HS bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số.
* Cách tiến hành:
a.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: 
 a. Bài toán 1: Giới thiệu số TBC
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
+ Có tất cả bao nhiêu lít dầu ?
+ Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ?
 - GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.
+ Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu ?
+ Số TBC của 6 và 4 là mấy?
+ Dựa vào cách giải thích của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ?
- Câu hỏi gợi ý của GV:
+Bước thứ nhất trong bài toán trên, chúng ta tính gì ?
+Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, chúng ta làm gì ?
+Như vậy, để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can.
+Tổng 6 + 4 có mấy số hạng ?
+Để tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6.
 * Quy tắc;
 b. Bài toán 2: Vận dụng
Bài toán 2:  Ba bạn Hiền, Hoa và Thanh vào rừng hái nấm. Hiền hái được 11 cây nấm, Hoa hái được 15 cây nấm và Thanh chỉ hái được 10 cây nấm. Để ai cũng có số nấm như nhau, các bạn gộp tất cả số nấm hái được rồi chia đều cho 3 người. Hỏi mỗi bạn được chia bao nhiêu cây nấm ?
-GV nhận xét bài làm của HS và hỏi:
+ Ba số 11; 15;10 có trung bình cộng là bao nhiêu ?
+Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 11; 15;10 ta làm thế nào ?
+ Hãy tính trung bình cộng của các số 11; 15;10 
 Câu 2. Đọc kĩ và giải thích cho bạn nội dung dưới đây:
a) Đọc kĩ và giải thích cho bạn nghe nội dung dưới đây :
   Có ba số 11 ; 15 và 10.
   Lấy tổng của cả ba số chia cho 3, ta được 12.
   Khi đó 12 được gọi là số trung bình cộng của ba số 11 ; 15 và 10.
b) Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm :
   Số trung bình cộng của ba số 24 ; 26 và 10 bằng ( +  + ) : 3 = 
c) Đọc kĩ và giải thích cho bạn nghe nội dung sau :
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số này, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- GV yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của một vài trường hợp khác với những HS M3,4
- HS đọc - Trả lời cá nhân
+ Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu.
+ Mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
-HS nghe giảng.
 +Trung bình mỗi can có 5 lít dầu.
+ Số trung bình cộng của 4 và 6 là 5.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 2 với nhau để tìm theo yêu cầu.
+Tính tổng số dầu trong cả hai can dầu.
+Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.
+ Có 2 số hạng.
- HS rút ra quy tắc:
* Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng.
 -HS đọc đề bài- Hỏi đáp nhóm đôi về bài toán
+ Bài toán cho ta biết những gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
+Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào ?
- HS lên bảng, lớp làm bài cá nhân vào nháp- Chi sẻ nhóm 2
 Giải: 
Cách giải bài toán 2:
Tổng số nấm 3 bạn hái được là :
11 + 15 + 10 = 36 (cây nấm)
Số nấm mỗi bạn được chia là:
36 : 3 = 12 (cây nấm)
Đáp số: 12 cây nấm.
+Là 12.
+Ta tính tổng của ba số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3.
+Trung bình cộng là (11 + 15 + 10) : 3 = 12.
HĐ cá nhân - cặp
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số này, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
Lời giải chi tiết:
b) Số trung bình cộng của ba số 24 ; 26 và 10 bằng (24 + 26 + 10) : 3 = 20.
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: HS biết cách tính trung bình cộng của nhiều số và vận dụng giải các BT liên quan
* Cách tiến hành
Bài 1:(a,b,c)Tìm số TBC. 
- HSNK hoàn thành cả bài
- GV chữa bài. Lưu ý HS chỉ cần viết biểu thức tính số trung bình cộng là được, không bắt buộc viết câu trả lời.
Bài 2
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?
- GV thu nhận xét, đánh giá bài làm của HS
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân-Lớp
- HS làm bài cá nhân vào nháp và chia sẻ trước lớp
a. (42+52):2= 46
b. (36+42+57) : 3 = 45
c. (34+ 43+ 52+ 39): 4 = 42
- HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số
Cá nhân- Nhóm- Lớp
- Học sinh đọc yêu cầu đề
+Số cân nặng của 4 bạn Mai, Hoa, Hưng, Thinh.
+Số cân nặng trung bình của mỗi bạn.
- HS lớp làm vào VBT- Chia sẻ nhóm 2
- 1 HS lên bảng
Bài giải :
Cả bốn em cân nặng là :
36+38+40+34=148(kg)
TB mỗi em cân nặng là
148 : 4 = 37 (kg)
	 Đáp số : 37 kg
- HS làm bài vào vở Tự học. TBHT chữa bài theo từng nhóm
 Bài giải
 Tổng của các số tự nhiên là: 
 1+2+3+......+9 = 45
 Trung bình cộng của các số đó là:
 45 : 9 = 5 
 Đáp số: 5
 - Ghi nhớ các bước tìm số TBC
- Trình bày ngắn gọn bài toán tìm số TBC
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
BÀI 5A: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM. T1
I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh,...
- Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật 
2. Kĩ năng
 - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm trong học tập và cuộc sống
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Máy chiếu: Tranh minh họa SGK, slide đoạn cần luyện đọc.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - Yêu cầu HS đọc bài thơ Tre Việt Nam
- GV dẫn vào bài
- 2 HS đọc
- HS nêu những hình ảnh mình thích trong bài.
- HS lắng nghe
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (gieo trồng, nảy mầm, luộc kĩ , dõng dạc, lo lắng, sững sờ)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
1) Nhà vua làm gì để chọn người nối ngôi? 
2) Hành động nào của chú bé Chôm khác với mọi người?
3) Nhà vua đã giải thích như thế nào về sự thật thóc giống không nảy mầm? (Đọc đoạn 3.)
4) Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé Chôm vì cậu là người như thế nào?
a. Thông minh, nhanh trí
b. Trung thực, dũng cảm
c. Khôn ngoan, chín chắn
H: Qua câu chuyện này em học được điều gì ở cậu bé Chôm?
- Nhận xét, chốt nội dung bài.
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
- 1 HS 4 câu hỏi cuối bài:
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- 1 HS 4 câu hỏi 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi - Chia sẻ trước lớp
1)Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi.
2) Khác mọi người, chú bé Chôm đã thú nhận với vua rằng mình không thể làm thóc nảymầmđược.
3) Nhà vua giải thích rằng thóc vua đưa đã cho luộc kĩ, làm sao nảy mầm được.
4) Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé Chôm vì cậu là người: Trung thực, dũng cảm
Đáp án: b
* Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của vua dõng dạc, dứt khoát; lời của cậu bé lo lắng,...
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từ "Chôm lo lắng....đến hết"
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân va ... vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
2. Kĩ năng
- Xác định các mốn ăn phối hợp đạm ĐV và TV, chất béo ĐV và TV.
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện bữa ăn hợp lý.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
 - GV: Máy chiếu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Khởi động (5p)
- Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn?
-GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
2.Bài mới: 30)
* Mục tiêu: - Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
 - Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn 
 - Xác định được một số biện pháp thực hiện VSATTP
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp
1. Liên hệ thực tế và trả lời
a. Nói với bạn tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày
b. Những thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật hay thực vật?
2. Quan sát, đọc và trả lời:
a. Quan sát và đọc thông tin trong hình (sgk trang 24)
b. Trả lời câu hỏi:
Tại sao không nên chỉ ăn đạm có nguồn gốc động vật hoặc chỉ ăn đạm có nguồn gốc thực vật?
- GV nhận xét, chốt, khen/ động viên.
3. Quan sát, đọc và trả lời:
a. Quan sát và đọc thông tin trong hình: (sgk trang 24, 25)
b. Trả lời câu hỏi:
Cần ăn những loại chất béo như thế nào để tốt cho sức khỏe?
4. Đọc và trả lời:
a. Đọc nội dung sau  (sgk trang 25)
b. Trả lời câu hỏi:
- Em thường ăn loại chất đạm, chất béo nào?
- Em cần thay đổi món ăn như thế nào để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ chất đạm và chất béo?
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
2. Quan sát, lựa chọn và trao đổi
a. Quan sát các hình dưới đây: (trang 26, 27 sgk)
b. Lựa chọn 3 loại thức ăn theo ý thích của em.
c. Trao đổi với bạn:
Ba loại thức ăn bạn chọn đã có đủ chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật chưa?
. Làm việc với phiếu học tập
a. Lấy phiếu bài tập ở góc học tập
Đọc tên các loại thức ăn, đồ uống và nối vào ô chữ ở cột A hoặc cột B cho phù hợp
3. Viết vào vở
Sau khi biết vì sao nên ăn phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật, trong mỗi trường hợp sau, em hãy viết tên ba loại thức ăn phù hợp với em
Chứa chất đạm: ........................
Chứa chất béo: ........................
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Cả lớp.
a. Những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày
+ Chứa đạm: đậu phụ, trứng, thịt, cá, tôm, cua,...
+ Chứa béo: bánh ngọt, dầu, mỡ, lạc, vừng đen, bánh kem, khoai tây chiên, bánh rán...
b. Những thức ăn đó có nguồn gốc cả  từ động vật lẫn thực vật.
Cặp – Cả lớp.
Đạm có nguồn gốc động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Ngược lại, đạm có nguồn gốc thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm có nguồn gốc động vật và đạm có nguồn gốc thực vật.
Cá nhân – Cả lớp.
Chúng ta cần phải ăn những chất béo có nguồn gốc từ thực vật (dầu của vừng, lạc, đậu nành...) để cơ thể dễ hấp thụ và tốt cho hệ tim mạch.
-HS cả lớp.
Nhóm – Cả lớp.
- Em thường ăn kết hợp chất đạm có nguồn gốc động vật và thực vật (thịt gà, thịt lợn, đậu, đỗ, cá, tôm...). Chất béo em chủ yếu ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (bơ thực vật, cá, dầu từ các loại hạt...)
- Em nhận thấy mình đang có chế độ ăn đảm bảo để cung cấp cho cơ thể đủ chất đạm và chất béo.
Bài làm:
2. Quan sát, lựa chọn và trao đổi
a. Quan sát các hình dưới đây: (trang 26, 27 sgk)
b. Lựa chọn 3 loại thức ăn theo ý thích của em.
c. Trao đổi với bạn:
Ba loại thức ăn bạn chọn đã có đủ chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật chưa?
Bài làm:
Ba loại thức ăn theo ý thích của anh là: Cá, mứt dừa và phô mai.
Ba loại thức ăn này đều có đủ chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
Bài làm:
Ba loại thức ăn phù hợp với em là:
Chứa chất đạm: đậu phụ, đậu, cá
Chứa chất béo: đậu phộng, bơ thực vật, phô mai.
Vận dụng ở nhà.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
ANGT: CHỦ ĐỀ 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP AN TOÀN (2 TIẾT)
I. Yêu cầu cần đạt:
Hình thành và phát triển cho HS các năng lực – phẩm chất sau:
+ HS biết và thực hiện được các bước đi xe đạp an toàn.
+ HS nhận biết được các hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.
+ HS biết được những việc nên và không nên làm khi đi xe đạp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
+ HS thực hành các biện pháp an toàn khi đi xe đạp, xử lý được các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông.
+ Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: - Tranh vẽ thể hiện các tình huống trong bài. (Máy chiếu).
	- Xe đạp.
	- Mũ bảo hiểm.
 - Đạo cụ cho HĐ3 gồm: mô hình ô tô trẻ em; 
- HS: - Giấy vẽ, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: “Trò chơi xì điện”
- MT: Tạo hứng thú hấp dẫn cho học sinh vào tiết học.
- Rèn phản xạ nhanh, NL GQVĐ, 
- Phương pháp: Trò chơi
- Kể tên các phương tiện giao thông mà em biết?
- Tuyên dương các bạn nhanh và nêu đúng.
- Hàng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
- Những bạn nào đến trường bằng xe đạp?
- Em đã làm gì để đi xe đến trường an toàn?
=> Để giúp các em đi xe đạp an toàn đến trường cô trò mình cùng tìm hiểu chủ đề 1: Đi xe đạp an toàn.
- Bạn đầu tiên nói một phương tiện giao thông, nếu nói đúng được quyền mời bạn khác nêu.
- Trò chơi chấm dứt khi hết hiệu lệnh của GV.
- HS nêu: xe máy, xe đạp
- HS giơ tay.
- HS nêu: Đi đúng phần đường
HĐ Khám phá.
HĐ1: Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp an toàn.
MT: HS biết và thực hiện được các bước đi xe đạp an toàn.
Hình thành và phát triển NL tư duy, NL giải quyết vấn đề.
Phương pháp: Giảng giải, thực hành, HĐ cả lớp.
Chuẩn bị.
- Trước khi đi xe đạp các em có làm một việc là kiểm tra xe không?
- Em thường kiểm tra những bộ phận nào của xe?
=> Chiếu tranh, chốt các bộ phận cần kiểm tra.
=> Cho HS lên tực hành các bước chuẩn bị.
b. Điều khiển xe đạp.
- Chiếu tranh, cho HS quan sát tranh. Và nêu:
- Cách điều khiển xe đạp của các bạn trong tranh?
- So sánh cách điều khiển xe đạp của em và các bạn.?
c. Dừng, đỗ xe.
- Chiếu tranh, cho HS quan sát tranh.
- Các bạn đã thực hiện việc dừng đỗ xe như thế nào?
Chốt các bước đi xe an toàn.
- HS nêu.
- HS nêu: phanh xe, yên xe, lốp xe
- HS thực hành.
- Quan sát tranh.
- Tranh 1: Bạn đi xe đúng phần đường quy đinh, ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thẳng
- Tranh 2: Đường ở thành phố: Bạn đi sát lề đường bên phải.
- Tranh 1: Bạn đã dừng và đỗ xe đúng quy định. Sát lề đường.
Tranh 2: Bạn dừng và đỗ xe không đúng quy định. Đỗ xe giữa đường gây ách tắc giao thông và có thể xảy ra tai nạn.
HĐ 2: Nhận biết một số hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.
MT: HS nhận biết được các hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.
Giáo dục ý thức chấp hành đúng luật giao thông.
Hình thành và phát triển NL tư duy, NL giải quyết vấn đề.
Phương pháp: HĐ nhóm, cả lớp.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh.
- GV nêu yêu cầu thảo luận: 
+ Quan sát tranh và chỉ ra những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn? 
+ Kể thêm một số hành vi đi xe đạp không an toàn khác?
- Thảo luận nhóm. Chỉ ra các hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.
- Các nhóm trình bày:
+ Tranh 1: Đi qua đường ray khi xe lửa đang tới.
+ Tranh 2: Vượt đèn đỏ.
Tranh 3: Đi dàn hang ngang.
Tranh 4: Đi thả tay, bốc đầu xe.
Tranh 5: Đeo tai nghe, mang dù khi đi xe đạp.
Tranh 6: Đi vào làn đường dành cho xe ô tô.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS nêu: Đua xe, chạy vượt quá tốc độ; sử dụng điện thoại; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh; ngồi lên tay lái, điều khiển xe lạc lách, đánh võng trên đường.
HĐ Thực hành:
HĐ 1: Quan sát tranh và chỉ ra những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp.
MT: + HS biết được những việc nên và không nên làm khi đi xe đạp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Phương pháp: HĐ cặp
- Chiếu tranh.
- YC: Thảo luận cặp: Chỉ ra những việc nên và không nên làm khi điều khiển xe đạp.
- Thảo luận cặp.
- Trình bày:
- Nên đi đúng phần đường quy định.
- Không nên: Đua xe trên đường, đi dàn hang ngang, đi bỏ hai tay
- Nói lời khuyên: Các bạn ơi, các bạn đừng đua xe, đi dàn hang ngang, đi bỏ hai tay nhé! Rất dễ xảy ra tai nạn đấy.
HĐ 2: Sắm vai xử lý tình huống.
MT: + HS thực hành các biện pháp an toàn khi đi xe đạp, xử lý được các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông.
+ Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông đường bộ.
Phương pháp: Sắm vai
- Chiếu tình huống: 
Tình huống 1: Bi và Bốp đang đi xe đạp cùng nhau. Bỗng Bi quay sang rủ Bốp: “Tớ với cậu thử đua xem ai đi nhanh hơn nhé!”. Nếu là Bốp, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Bông và Bống đi học bằng xe đạp. Đến đoạn giao nhau 2 bạn phải sang đường để đến trường, từ xa có một chiếc ô tô chuẩn bị đi tới, Bông nói với Bống: “Hay là chúng mình cứ chạy sang đường đi, ô tô còn lâu mới tới. Nếu là Bống, em sẽ làm gì?
- HS đọc tình huống.
- Thảo luận nhóm sắm vai xử lý tình huống.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ Vận dụng: MT: HS vận dụng vào thực tiễn để đi xe đạp an toàn.
- Phương pháp: HĐ nhóm.
- Nêu yêu cầu vận dụng: Em hãy nêu những mong ước của em để mọi người tham gia giao thông an toàn khi đi xe đạp?
(Hình thức thể hiện: Viết, vẽ, thuyết trình, hát )
- HS làm việc nhóm.
- Trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
Đánh giá tiết học.
- Giơ thẻ bày tỏ ý kiến.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_5_nam_hoc_2021_2022.doc