Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2018-2019

Tiết 2: TẬP ĐỌC:

§1: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

A. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 (ý 1)trong SGK).

 * Quyền và Giới: Bình đẳng giữa kẻ mạnh và người yếu.(liên hệ)

B. Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh hoạ (SGK); bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

C. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 24 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 57Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1:
 Ngày soạn : 02 / 9/ 2018
 Ngày giảng: Thứ tư 05 / 9/ 2018
 ( Dạy bài thứ hai )
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ: ( Lễ khai giảng)
 .......................................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
§1: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
A. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 (ý 1)trong SGK).
 * Quyền và Giới: Bình đẳng giữa kẻ mạnh và người yếu.(liên hệ)
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ (SGK); bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra SGK, đồ dùng học tập của học sinh. Nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc: 
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách...
- Giới thiệu chủ điểm “Thương người như thể thương thân” -> cho QS tranh, giới thiệu bài
- Lớp lắng nghe.
2. HD luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc mẫu
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK.
- Bài chia mấy đoạn?
- 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu.
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: “ Năm trướcăn thịt em”.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
 - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời các nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc trong nhóm 4.
- Đại diện các nhóm đọc bài.
- Lớp lắng nghe.
3. HD tìm hiểu bài:
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 1
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
- Lớp đọc thầm Đ1 
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò 
-> Rút ý 1?
Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 2
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.
-> Rút ý 2?
- Ý 2: Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 3
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết
-> Rút ý 3?
- Ý 3: Chị Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe dọa thật đáng thương.
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 4
- HS đọc thầm đoạn 4.
+ Những lời nói & cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
+ Lời của Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây
+ Cử chỉ, hành động của Dế Mèn: Phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra 
-> Rút ý 4?
- Ý 4: Tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn.
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích.
- HS phát biểu, giải thích.
 VD: Nhà Trò ngồi gục bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn
Nêu ND bài?
- Gọi HS nhắc lại ND
* Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
- 1,2 HS
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 HS đọc tiếp nối bài.
- Chọn đọc diễn cảm đoạn: “Năm trước, gặp khi trời làm đói kémăn hiếp kẻ yếu.”
- GV đọc mẫu.
- Y/c luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn - HS theo dõi, nhận xét giọng đọc.
- HS theo dõi.
- HS đọc trong nhóm đôi.
- 2 - 3 HS thi đọc diễn cảm - HS theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? 
-> Quyền Bình đẳng giữa kẻ mạnh và người yếu
- Trong bài, em thấy Dế Mèn đối xử với Nhà Trò như thế nào? 
- Theo em Dế Mèn là người như thế nào?
- Em có thể làm gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ vói những người yếu đuối?
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: “Mẹ ốm”.
- Dế Mèn là kẻ mạnh đối xử bình đẳng với Nhà Trò là kẻ yếu. 
- Dế Mèn có tấm lòng nhân hậu, nghĩa hiệp thương yêu những người yếu đuối.
- HS tiếp nối nêu.
- HS chú ý nghe .
 .......................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
(Đ/c Nguyệt dạy)
 .......................................................................................................
Tiết 4: TOÁN
§1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
A. Mục tiêu: 
 - Đọc, viết được các số đến 100 000.
 - Biết phân tích cấu tạo số. 
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Kẻ sẵn bảng bài tập 1, 2. 
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- KT đồ dùng, sách vở của HS.
- HS báo cáo việc chuẩn bị SGK; vở ghi, ĐDHT.
- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của môn Toán trong năm học.
- Học sinh lắng nghe.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng:
- Giáo viên yêu cầu viết số: 83 251
- Học sinh viết số: 83 251
- Yêu cầu học sinh đọc số vừa viết và nêu rõ chữ số các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm)
- Học sinh đọc số vừa viết và nêu rõ chữ số các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm)
- Muốn đọc số ta phải đọc như thế nào?
- Đọc từ trái sang phải.
- Tương tự như trên với các số: 83001; 80201; 80001.
+ Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau?
- Quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau là:
+ 10 đơn vị = 1 chục
+ 10 chục = 1 trăm
- Yêu cầu HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (GV viết bảng các số mà HS nêu)
- Học sinh nêu ví dụ...
Tròn chục có mấy chữ số 0 tận cùng?
Tròn trăm có mấy chữ số 0 tận cùng?
Tròn nghìn có mấy chữ số 0 tận cùng?
+ Có 1 chữ số 0 ở tận cùng
+ Có 2 chữ số 0 ở tận cùng
+ Có 3 chữ số 0 ở tận cùng
3. Thực hành: 
*Bài 1(Trang 3): - Nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu.
a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số.
+ Y/c HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số đó.
+ Y/c HS tự làm vào nháp.
+ GV kết luận.
- Đây là dãy các số tròn chục nghìn: số cần viết tiếp theo số 10 000 là số 
20 000
- HS làm nháp. 1 HS lên bảng điền: 
40 000; 50 000; 60 000.
b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Y/c HS tự làm vào bảng con.
- KL cách đọc, viết số.
- HS làm bảng con:
36 000; 37 000; 38 000; 
39 000; 40 000; 41 000; 42 000
*Bài 2(Trang 3):
- 1HS nêu yêu cầu.
+ Mời 1 HS phân tích mẫu.
 + Y/c HS thực hiện
+ Cho HS đọc lại các số.
- Số 42 571 đọc là bốn mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi mốt; gồm có 4 chục nghìn, 2 nghìn...
- 1 số HS thực hiện nối tiếp trên bảng.
- HS đọc tiếp nối các số.
*Bài 3(Trang 3):
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
+ Phần a: Y/c HS làm mẫu số 8723.
+ Y/c HS làm nháp - HSHTT làm thêm: a) 1 số
- HS làm mẫu số 8723.
a) 9 171 = 9 000 + 100 + 70 + 1
 3 082 = 3 000 + 80 + 2 
 7006 = 7000 + 6 
+ Phần b: GVHD mẫu.
- HS quan sát.
+ Y/c HS tự làm bài vào vở (phần b dòng 1) - HSHTT làm cả bài (thêm: b) dòng 2).
- HS làm vào vở. 2 HS làm bảng phụ. 
b) 7 000 + 300 + 50 + 1 = 7 351
 6 000 + 200 + 30 = 6 230
 Dòng 2: 6 000 + 200 + 3 = 6 203
 5 000 + 2 = 5 002
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- C2 bài. Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo).
 .......................................................................................................
Tiết 5: TIẾNG ANH
(Đ/c Hồng dạy)
 .......................................................................................................
Tiết 6: ĐỊA LÍ
(Đ/c Oanh dạy)
******************************************************************
 Ngày soạn: 03/9/2018 
 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 06 /9/2018
 ( Buổi sáng - Dạy bài thứ ba )
Tiết 1: TOÁN: 
§2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp)
A. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số 
có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
 - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100000
B. Đồ dùng dạy - học: - Chép sẵn bài 1,3. 
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh đọc các số sau và nêu g/trị của từng hàng: 45566; 5656; 57686.
- HS thực hiện.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh ôn tập:
* Bài 1(Trang 4): - Gọi HS đọc y/c BT
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS nêu cách nhẩm.
+ GV cho HS chơi trò chơi truyền điện.
- GV và HS nhận xét.
+ HS nêu...
+ HS chơi truyền điện.
* Bài 2 - phần a (Trang 4):
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Y/cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.
+ HS nêu...
+ 1 số HS làm trên bảng. Lớp làm nháp.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
Kết quả:
a) 4 637 + 8 245 = 12 882
 7 035 – 2 316 = 4 719
 325 x 3 = 975
 25 968 : 3 = 8 656
* Bài 3 - dòng 1,2 (Trang 4):
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Y/cầu HS nêu cách so sánh 2 số.
+ HS nêu...
- HS làm bảng con (4 nhóm).
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
Kết quả:
 4 327 > 3 742 28 676 = 28 676
 5 870 < 5 890 97 321 < 97 400 
* Bài 4 - phần a (Trang 4):
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Y/cầu HS nêu cách so sánh 2 số.
+ HS nêu...
+ Cho HS làm vào vở (HSHTT làm cả bài)
 - HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
Kết quả:
Phần b: HSHTT
b) 92 678; 82 697; 79 862; 62 978.
a) 56 731; 65 371; 67 351; 75 631.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Gv củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Hướng dẫn HS ôn kiến thức và chuẩn bị bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo).
 .......................................................................................................
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
§1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
A. Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ.
 - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
 *HSHTT: HS giải được câu đố ở BT2(mục III).
B. Đồ dùng dạy - học:
 - Kẻ sẵn bảng BT và chép sẵn ghi nhớ. 
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách, vở ghi của HS.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận xét:
- Gọi HS đọc câu tục ngữ
* Y/cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
- Yêu cầu HS thực hiện.
- 1-2 HS đọc, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- HS đếm thầm - 1 HS đếm số tiếng trong dòng đầu: 6 tiếng.
- HS đếm thành tiếng dòng còn lại: 8 tiếng
* Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu, ghi lại cách đánh vần đó.
- Ghi kết quả lên bảng bằng phấn màu.
- 1 HS đánh vần thành tiếng - Cả lớp đọc thầm.
* Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu.
- Tiếng bầu gồm mấy bộ phận đó là những bộ phận nào? 
- GV ghi bảng.
- Tiếng bầu gồm 3 bộ p ... ..........................................................................................
Tiết 2: TOÁN: 
§5: LUYỆN TẬP 
A. Mục tiêu: 
 - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Kẻ sẵn BT1, 4.	
C. Các hoạt động dạy - học:	
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS làm bài tập 3a
Tính giá trị của biểu thức 250 + m với: 
 m = 10; m = 0; m = 80; m = 30
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
- 2 HS lên bảng tính.
với m = 10 thì 250 + m = 250 +10 = 260
với m = 0 thì 250 + m = 250 + 0 = 250
với m = 80 thì 250 + m = 250 + 80 = 330
với m = 30 thì 250 + m = 250 +30 = 280
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 2. HDHS luyện tập:
- 1HS nêu yêu cầu.
*Bài 1(Trang 7 - Mỗi ý làm 1 trường hợp):
- HD mẫu: với a = 5.
- Mời HS lên bảng làm bài nối tiếp.
 - GV và HS chữa bài, nhận xét.
- HS quan sát.
- 4HS nối tiếp lên bảng làm bài. Lớp làm nháp.
*Bài 2(Trang 7): (2 câu)
- 1HS nêu yêu cầu.
+ Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1HS làm bảng phụ.
+ GV và HS chữa bài, nhận xét.
a) 35 + 3 x n
với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 
 = 35 + 21 = 56
d) 37 x (18 : y)
với y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18 : 9)
 = 37 x 2 = 74
*Bài 4(Trang 7): (chọn 1 trong 3 trường hợp)
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- Nêu cách tính chu vi hình vuông?
- Độ dài 1 cạnh x 4 
- Khi cạnh hình vuông là a, chu vi kí 
hiệu là P hãy nêu công thức tính chu vi
hình vuông?
- P = a x 4
- Hãy tính chu vi hình vuông với: 
- HS làm nháp. 1 HS làm bảng phụ.
 a = 8cm.
 P = 8 x 4 = 32 (cm)
- GV KT và chữa bài cho HS.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau: Các số có 6 chữ số.
 ...............................................................................................................
Tiết 2: MĨ THUẬT:
( Đ/c Thương dạy )
 ..........................................................................................................
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
§2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
A. Mục tiêu:
 - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
 - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong 
câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
 - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).
B. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. 
C. Các hoạt động dạy- học:	
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là kể chuyện?
- GV nhận xét.
- Kể lại một sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có nghĩa.
III. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
* Bài 1(Trang 13):
- 1 HS đọc y/c bài.
- Kể tên những truyện mới học trong tuần 1? 
- Gọi HS lên bảng ghi tên nhân vật:
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Sự tích hồ Ba Bể 
 - 3 HS lên bảng tên nhân vật.
 Tên truyện 
Nhân vật là người
Nhân vật là vật
(con vật, đồ vật, cây cối...)
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
- Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện 
Sự tích hồ Ba Bể
- Hai mẹ con bà nông dân 
- Bà cụ ăn xin 
- Những người dự lễ hội.
- Giao long
* Bài 2(Trang 13): - Gọi đọc y/c
- 1 HS đọc y/c bài.
- GV giao việc
- Gọi HS nêu
- HS thảo luận theo cặp.
- Báo cáo kết quả.
+ Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu có tính cách như thế nào?
+ Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn
sàng làm việc nghĩa để bảo vệ bênh vực kẻ
yếu. Căn cứ để nêu nhận xét trên: Lời nói
và hành động của Dế Mèn che chở, giúp
đỡ Nhà Trò.
+ Mẹ con bà nông dân trong truyện Sự tích hồ Ba Bể có tính cách như thế nào?
+ Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu
Căn cứ để nêu nhận xét: Cho bà cụ ăn xin
ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp
người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp người
bị lụt. 
3. Ghi nhớ:
- 1,2 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm.
 4. Luyện tập:
* Bài 1(Trang 13): - Gọi HS đọc y/c
- 1 HS đọc y/c bài.
- HD thảo luận 
+ Nhân vật trong truyện là ai?
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào?
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà không?
+ Vì sao bà nhận xét như vậy?
- Thảo luận nhóm 2, báo cáo.
+ Ni - ki - ta, Gô-sa, Chi -ôm - ca. 
+ Ni - ki - ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, Gô - sa láu lỉnh, Chi - ôm - ca nhân hậu, chăm chỉ.
+ HS nêu
+ Bà có nhận xét như vậy là nhờ vào quan sát hành động của mỗi cháu.
- Ni - ki - ta...
- Gô - sa lén hắt ...
- Chi - ôm - ca thương bà ..
* Bài 2(Trang 14): - Gọi HS đọc y/c
- 1 HS đọc y/c bài.
- Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác thì bạn nhỏ làm gì?
- Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- Cho HS trao đổi kể chuyện theo hai hướng...
- Thi kể chuyện 
- GV NX.
- Chạy lại nâng em bé dậy, phủi quần áo, xin lỗi em bé ...
- Bỏ chạy, tiếp tục nô đùa, mặc cho em bé khóc 
- Trao đổi cặp 
- Kể chuyện 
 - Nhận xét, chọn bạn kể hay.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau: Kể lại hành động của nhân vật.
 ...............................................................................................................
Tiết 5: KHOA HỌC:
Bài 2 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
 - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 *BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
 *Quyền được chăm sóc sức khoẻ; Quyền được bảo vệ; Quyền được sống còn.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Hình (SGK - T6 + 7), phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS trả lời.
+ Giống như thực vật, động vật, con 
người cần gì để sống? và hơn hẳn còn cần những gì?
- Cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì cuộc sống của mình.
- Cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao
thông và những tiện nghi khác, đ/kiện....
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người:
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 (SGK) thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình 1? 
+ Phát hiện những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình ....
- HS thảo luận theo cặp.
+ Nước, rau xanh, 
+ Nước, không khí, thức ăn
+ Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì?
- Mời 1 số HS trình bày.
+ Lấy thức ăn, nước, không khíthải ra những chất thừa, cặn bã.
 - Đại diện từng nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu hỏi) - NX, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
+ Trao đổi chất là gì?
+ Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
- Hằng ngày, cơ thể phải lấy từ môi trường và thải ra môi những gì ?
- HS đọc.
+ là quá trình cơ thể lấy thức ăn ...
 + Có trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật, thực vật mới sống được.
- 2-3 HS nêu.
* GV kết luận: Hằng ngày, cơ thể phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô xi và thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các - bô - níc
-> Quyền được chăm sóc sức khoẻ; ...
3. HĐ2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Trình bày sản phẩm.
- Nhận xét sản phẩm của HS.
- HS thực hành vào phiếu.
- HS trình bày sơ đồ...
- HS nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Trao đổi chất ở người (Tiếp theo).
 ............................................................................................................. 
Tiết 6 : HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: 	
 NHẬN XÉT TUẦN 1
I. Mục tiêu:
 - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
 - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22.	
II. Cách tiến hành:
 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua:
 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến:
.... 
 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình:
+ Tuyên dương: 
+ Phê bình: ... 
 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 01, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: 
 * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua:
 - Về học tập: Ổn định nề nếp đầu năm, song vẫn còn một số em chưa tập trung việc học, vẫn mải chơi. Sách vở, đồ dùng đầy đủ song vẫn còn quên. Nề nếp học trên lớp, về kiến thức 1 số em còn quên, lớp học còn trầm, ít sôi nổi do quên, thiếu tự tin. Đề nghị tuyên dương các bạn : Dương, Cường, Ánh, Nguyễn -Vy sôi nổi học tập. Bên cạnh đó có 1 số bạn chưa ổn định nề nếp học tập chuyên cần, quên đồ dùng, sách vở: 
 + Các vi phạm khác: ...................................................
 * Về lao động - vệ sinh: Đa số các bạn có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ.
 * Về đạo đức - tác phong: Đa số các bạn thực hiện tốt nội quy, nề nếp đầu năm. Nhưng bên cạnh vẫn còn một số bạn:
 * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau:
 - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, phấn đấu học tập tốt ngay từ những bài học đầu tiên, từ bài dễ đến bài khó, thuộc bài và làm bài đầy đủ, học thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe giảng. 
 * Lao động vệ sinh: trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định.
 * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản.
 * Các phong trào của Đội VN, TT: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình.
 5. Tổ chức các hoạt động khác: Kiện toàn lại đội ngũ cán sự lớp, sắp xếp lại chỗ ngồi.
- Cho học tập lại nội quy trường - lớp học.
****************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_01_nam_hoc_2018_2019.doc