Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

TIẾT 2: TOÁN

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN (Số tiết: 01)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.

* BT cần làm: Bài 1 (a), bài 2 (a). HS mức 3 làm được các bài tâp còn lại.

2. Năng lực.

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

3. Phẩm chất

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: : Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:

 

doc 43 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn: 5/11/2021 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN 
(Lớp trực tuần thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 2: TOÁN 
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. 
* BT cần làm: Bài 1 (a), bài 2 (a). HS mức 3 làm được các bài tâp còn lại.
2. Năng lực.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: : Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
b
c
(a x b) x c
a x (b x c)
3
4
5
5
2
3
4
6
2
 - HS: SGK,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- HS chơi trò chơi: Xì điện
900 x 10 = 68000 : 10 =
123 x 100 = 420 : 10 =
32 x 1000 = 2000 : 1000 =
- GV chuyển ý vào bài mới
2. Hoạt động 2: Khám phá. 
* So sánh giá trị của biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x ( 3 x 4)
( 5 x2) x 4 và 5 x ( 2 x 4)
( 4 x 5) x 6 và 4 x ( 5 x 6 )
* Tính chất kết hợp của phép nhân:
- GV giới thiệu bảng:
- Yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong bảng.
- HS tham gia trò chơi
- Phát biểu lại cách nhân, chia với 10, 100, 1000,...
- HS tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh giá trị.
( 2 x3) x 4 = 2 x (3 x 4) 
( 5 x 2) x 4 = 5 x ( 2 x 4)
( 4 x 5) x6 = 4 x ( 5 x 6)
- HS hoàn thành bảng.
a
b
c
( a x b) x c
a x ( b x c)
3
4
5
( 3 x 4) x 5 = 60
3 x ( 4 x 5) = 60
5
2
3
( 5 x 2) x 3 = 30
5 x ( 2 x 3) = 30
4
6
2
( 4 x 6) x 2 = 48
4 x ( 6 x 2) = 48
=> Kết luận:
* (a x b) x c: một tích nhân với một số
* a x (b x c): một số nhân với một tích.
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. 
Bài 1:Tính bằng hai cách ( theo mẫu).
- Gv phân tích mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Phần b ( HS mức 3 )
Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Phần b.(HS mức 3 )
Bài 3( HS mức 3)
- HD học sinh làm bài.
- Nếu còn thời gian thì chữa bài.
4. Hoạt động 4 :Vận dụng, trải nghiệm
Một cửa hàng có 7 gian chứa muối, mỗi gian có 85 bao muối, mỗi bao muối nặng 5 yến. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam muối? (Giải bằng hai cách).
- NX: (a x b) x c = a x ( b x c)
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS theo dõi mẫu.
- HS làm bài theo mẫu.
a. 4 x5 x3=( 4 x 5) x 3= 20x3 = 60
 4 x5 x3 = 4x ( 5x3) = 4x 15 = 60
* 3 x5 x6 = (3x5)x6 = 15x6 = 90
 3 x5 x6 = 3 x ( 5 x6) = 3 x30 = 90
b. 5x2x7 = (5 x2) x7 = 10 x 7 = 70
 5x2x7 = 5 x ( 2x7) =5x 14 = 70
 * 3x4x5 = ( 3x4) x5= 12x 5 = 60
 3x4x5 = 3x(4x5 ) = 3x 20 = 60
- HS đọc yêu cầu bài.
- Làm bài - chữa bài.
a. 13 x 5 x 2 = 13x (5x2) = 13x 10 = 130
5 x 2 x 34 = ( 5 x 2) x 34 = 10x 34 = 340
b.2x 26 x 5 =(2 x5) x 26 = 10 x 26 =260
3x 4 x 5 = 3x (4 x 5) = 3 x 20 = 60
- Hs đọc đề, xác định yêu cầu của bài.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải: 
Có số học sinh đang ngồi học là:
 8 x 15 x 2 = 240 ( học sinh)
 Đáp số: 240 học sinh.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
TIẾT 3: THỂ DỤC 
(GV chuyên thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực.
- HS hiểu được ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
2. Phẩm chất
- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Đọc lại bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ. 
- GV nhận xét, dẫn vào bài
2. Hoạt động 2: Khám phá. 
* Luyện đọc 
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn ? 
* Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc toàn bài: 
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
Đoạn 1+2: 
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
- Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người rất có chí?
* GV chốt: Bạch Thái Bưởi là người có chí lớn.
Đoạn 3, 4:
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
- Em hiểu “ một bậc anh hùng kinh tế”? 
- Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
* GV chốt: Sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. 
- Bài đọc với giọng như thế nào?
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn 1+2
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
4. Hoạt động 4 :Vận dụng, trải nghiệm
+ Em học được điều gì từ Bạch Thái Bưởi?
- Liên hệ giáo dục: ý chí nghị lưc vươn lên.
- 2 HS thực hiện
- 1HS đọc toàn bài.
- Chia 4 đoạn: 
+ Đ1: Từ đầu đến .... cho ăn học.
+ Đ2: Năm 21 tuổi .... không nản trí.
+ Đ3: Bạch Thái Bưởi .... Trưng Nhị.
+ Đ 4: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
+ Lần 1: Sửa lỗi đọc sai. Đọc câu: "Bạch Thái Bưởi/ mở miền Bắc/"
+ Lần 2: Giải nghĩa từ(SGK)
+ Lần 3: - Hs đọc trong nhóm.
- 1hs đọc toàn bài.
- Nghe bài đọc mẫu.
- Đọc lướt.
- Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, sau đó làm con nuôi cho nhà họ Bạch
- Làm thư kí cho một hãng buôn, buôn gỗ, buôn ngô,..
- Có lúc mất trắng tay, không nản chí.
- Vào lúc những con tàu của người Hoa độc chiếm các con sông miền Bắc.
- Khơi dậy lòng tự hào dân tộc,
+ Là bậc anh hùng trên thương trường,
+ Là người đã chiến thắng to lớn trong kinh doanh,
- Nhờ có ý chí nghị lực 
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn + Nêu giọng đọc của đoạn.
- 1 HS đọc, nêu từ cần nhấn giọng.
- Hs luyện đọc diễn cảm.
- Hs tham gia thi đọc diễn cảm.
* Ý nghĩa: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy.
- HS phát biểu ý kiến.
- Nêu các tấm gương nghị lực mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
______________________________________________
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC. 
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn lại các kiến thức từ bài 1 đến bài 5
- Giúp HS củng cố các kĩ năng giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô. Biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến với người thân, thầy cô các việc xảy ra đối với mình. 
2. Năng lực.
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện theo bài học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Phiếu học tập.
 - HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Nêu một số việc làm của em để tiết kiệm thì giờ?
- Nhận xét, biểu dương.
2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. 
* Vận dụng kiến thức 
+ Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập mà chính bản thân em đã thực hành?
+ Trong học tập và cuộc sống em đã gặp những khó khăn gì và đã vươn lên như thế nào. Hãy kể cho cả lớp cùng nghe. 
+ Để tiết kiệm tiền của em cần làm gì? Vì sao?
+ Tai sao em và mọi người cần phải tiết kiệm thời giờ?
+ Trong cuộc sống khi gặp những việc có liên quan đến mình mà không giải quyết được, em cần làm gì để mọi người giúp đỡ?
* Kể chuyện 
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Em hãy kể lại một mẫu chuyện hoặc tấm gương về trung thực trong học tập mà em biết?
+ Hãy kể lại một tấm gương vượt khó trong học tập mà em cảm phục?
+ Em hãy kể về một tấm gương biết vươn lên vì hoàn cảnh gia đình nghèo mà vẫn học giỏi (trên báo, sách, ti vi) mà em đã được đọc, xem? 
+ GV nhận xét và khen. 
* Thực hành 
+ Hãy trình bày thời gian biểu của em trước lớp và trao đổi với các bạn trong lớp mình về thời gian biểu của em?
+ GV nhận xét và khen. 
3. Hoạt động 3 :Vận dụng, trải nghiệm
- 1 số HS nêu
+ Khi kiểm tra không nhìn bài của bạn, không nhìn SGK,. . . 
+ Trong học tập: Gặp một số bài toán khó, hay bài văn khó em không làm được nhưng em đã cố gắng tự nỗ lực mình khắc phục những khó khăn,. 
+ Em cần giữ gìn sách vở sạch sẽ, tiết kiệm và giữ gìn dụng cụ học tập, không xé vở, . . . . 
+Thời giờ là thứ quý nhất, vì khi nó dã trôi qua thì không bào giờ. . . 
+ Em cần biết bày tỏ để mọi người biết và giúp đỡ em. 
- HS làm theo nhóm. 
- HS có thể tự liên hệ trong và ngoài lớp hoặc trong trường mà mình biết). 
- Câu chuyện kể về chú bé Nguyễn Hiền “ Ông trạng thả diều”
- Câu chuyện “ Có ngày hôm nay” . kể về bạn Trần Quang Thái ở Phan Thiết. . . . 
- HS trình bày. 
- Cả lớp cùng thảo luận. 
- Thực hành theo bài học
- Nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện theo các hành vi đạo đức chuẩn mực.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
______________________________________________
TIẾT 2: KHOA HỌC
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
	+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khỏe của con người.
	+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
2. Năng lực.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác. 
3. Phẩm chất
- GD ý thức bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ sức khoẻ con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên : Các hình trong SGK. Tranh ảnh về nguồn nước bị ô nhiễm 
- Học sinh : Thước kẻ, bút, sách, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Nêu vai trò của nước trong đời sống của con người, động vật, thực vật.
- Nhận xét
2. Hoạt động 2: Khám phá. 
*Làm thí nghiệm
 Bước 1: Tổ chức - hướng dẫn
- GV HD HS làm thí nghiệm. 
Bước 2: Thảo luận
- GV đánh giá, kết luận.
 ... _________________________
TIẾT 4: HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN
PHẦN I: AN TOÀN GIAO THÔNG
LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN (Tiết 01- Số tiết: 03)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 * Kiến thức: 
- HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay tới câu lạc bộ ....
* Kĩ năng:
- Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
- Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn.
* Thái độ: 
- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu, giấy A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Khi đi xe đạp an toàn cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động 2: Khám phá. 
* Hoạt động 1: Nhóm thảo luận.
- GV chia nhóm, phát giấy A3 cho HS.
- Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
1. Tìm hiểu con đường an toàn.
- Hs nhận giấy thảo luận nhóm.
- Ghi kết quả thảo luận trên giấy. 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung kết quả thảo luận
ĐK con đường an toàn
ĐK con đường kém an toàn
. ..............................................................
.......................................
- GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng 
* Kết luận: Con đường an toàn là con đường có mặt đường phẳng; đường thẳng ít khúc ngoặt, không bị che khuất tầm nhìn; đường không dốc không trơn, có đủ biển báo giao thông.........
3. Hoạt động 3 :Vận dụng, trải nghiệm
- Nêu điều kiện về con đường an toàn?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
______________________________________________
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN 10
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm được ưu điểm, nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
- Giáo dục HS có tinh thần phê và tự phê cao.
II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
1. Nội dung sinh hoạt:
GV nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần học vừa qua: Đạo đức; Học tập; Các hoạt động khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
* GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp.
* Ưu điểm:
 - Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm.
 - Đầu giờ trật tự truy bài, tuy nhiên nhiều bạn còn chưa tự giác còn mất trật tự
 - Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
- Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo. 
* Nhược điểm:
- Trực nhật còn chưa sạch.
- Một số em còn chưa làm bài tập, còn hay nói chuyện riêng trong giờ học: 
- Vệ sinh cá nhân còn bẩn.
b. Kết quả:
- Tuyên dương: Anh Thư, Vắn, Linh
- Phê bình: Lam Phong, Tuấn Anh
c. Phương hướng:
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong tuần. 
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. 
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Thực tốt năm điều Bác Hồ dạy.
- Học chương trình tuần 11. 
BUỔI CHIỀU
______________________________________
 TIẾT 2: TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN SOẠN GIẢNG
______________________________________
TIẾT 3: KĨ THUẬT
TRỒNG CÂY RAU, HOA (Số tiết:01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức,kĩ năng
 - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
 - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
2.Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
3. Phẩm chất
- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Cây con rau, hoa để trồng, chậu đất.
 	- Dầm xới, bình tưới nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động
Cho HS chơi trò chơi “Chuyền hoa”
-Hát 1 bài và chuyền bông hoa có nội dung câu hỏi, đến bạn nào bài hát kết thúc,sẽ mở câu hỏi ra để trả lời.
- Nêu những điều kiện ngoại cảnh để trồng rau, hoa.
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Tìm hiểu quy trình trồng cây con.
- Các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau và hoa?
- Một số yêu cầu khi trồng cây con?
- Các bước trồng cây con?
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
 - GV hướng dẫn HS:
+ Chọn đất, cho đất vào chậu.
+ Trồng cây con trên bầu đất.
- GV làm mẫu các bước trồng cây con, giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật.
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm
-Về nhà trồng 1 loại rau hoặc hoa em thích, giờ sau chia sẻ với các bạn về cách chọn cây, cách trồng cây đó 
- HS chơi trò chơi 
- HS thực hiện.
- HS đọc SGK
- HS nêu: 
+ Chọn cây con khoẻ.
+ Làm đất.
- HS quan sát hình và nêu:
+ Khoảng cách nhất định giữa các cây.
+ Tạo hốc trồng cây.
+ Đặt cây vào giữa hốc, giữ thẳng cây, vun đất vào quanh gốc cây.
+ Tưới nước cho cây sau khi trồng xong.
- HS chú ý, nêu lại quy trình.
- HS theo dõi
- HS nêu
-HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN(Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực. 
- Nhận biết được hai cách kết bài: (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong văn kể chuyện.
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng.
2. Phẩm chất.
- HS có tính sáng tạo trong khi viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu kẻ bảng so sánh hai kết bài.
- Phiếu bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Các cách mở bài trong bài văn kể chuyện?
- Đọc đoạn văn mở đầu chuyện Hai bàn tay theo cách gián tiếp.
- Nhận xét.
2. Hoạt động 2:Khám phá
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
- Đọc lại truyện Ông trạng thả diều.
- Tìm đoạn kết bài của truyện?
- Thêm vào cuối câu chuyện một lời nhận xét đánh giá làm đoạn kết bài?
 ( mẫu)
- So sánh hai cách kết bài nói trên.
- GV dán phiếu hai cách kết bài.
- GVchốt lại: 
a, Kết bài không mở rộng.
b, Kết bài mở rộng.
c. Ghi nhớ (sgk.)
3.Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành. 
Bài 1: Các kết bài sau là kết bài theo cách nào?
- Gv nhận xét.
Bài 2: Tìm kết bài của truyện:
+ Một người chính trực.
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
Cho biết đó là kết bài theo cách nào?
Bài 3: Viết kết bài của hai truyện:
+ Một người chính trực.
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
theo kết bài mở rộng.
- Nhận xét.
4.Hoạt động 4. Vận dụng, trải nghiệm. 
- Có mấy cách kết bài?
 - Tìm một số câu chuyện đã học trong sách giáo khoa có kiểu kết bài không mở rộng và viết lại theo kiểu KBMR
- 2HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc truyện.
- HS tìm đoạn kết bài:
“ Thế rồi vua mở khoa thi”
- HS đọc mẫu.
- HS thêm câu nhận xét, đánh giá vào cuối truyện.
- HS nối tiếp nêu kết bài vừa thêm.
- HS so sánh hai cách kết bài.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc các kết bài.
- HS nhận xét:
+ a, Kết bài không mở rộng.
+ b, c, d, e: Kết bài mở rộng.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc lại hai truyện.
- HS xác định kết bài của truyện.
- Đó là kết bài không mở rộng.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết kết bài cho hai truyện theo cách mở rộng.
- HS đọc kết bài vừa viết.
* Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng. 
* An – đrây – ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất thương ông. Em đã trung thực, nghiệm khắc với lỗi lầm của bản thân. 
- HS nêu 
- Vận dụng 2 cách KB khi làm bài
TIẾT 1: TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
(Đề kiểm tra do nhà trường ra đề)
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
(Đề kiểm tra do nhà trường ra đề)
TIẾT 3: KỂ CHUYỆN 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
(Đề kiểm tra do nhà trường ra đề)
______________________________________________
TIẾT 4: KĨ THUẬT
TRỒNG CÂY RAU, HOA (Số tiết:01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức,kĩ năng
 - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
 - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
2.Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
3. Phẩm chất
- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Cây con rau, hoa để trồng, chậu đất.
 	- Dầm xới, bình tưới nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động
Cho HS chơi trò chơi “Chuyền hoa”
-Hát 1 bài và chuyền bông hoa có nội dung câu hỏi, đến bạn nào bài hát kết thúc,sẽ mở câu hỏi ra để trả lời.
- Nêu những điều kiện ngoại cảnh để trồng rau, hoa.
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Tìm hiểu quy trình trồng cây con.
- Các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau và hoa?
- Một số yêu cầu khi trồng cây con?
- Các bước trồng cây con?
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
 - GV hướng dẫn HS:
+ Chọn đất, cho đất vào chậu.
+ Trồng cây con trên bầu đất.
- GV làm mẫu các bước trồng cây con, giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật.
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm
-Về nhà trồng 1 loại rau hoặc hoa em thích, giờ sau chia sẻ với các bạn về cách chọn cây, cách trồng cây đó 
- HS chơi trò chơi 
- HS thực hiện.
- HS đọc SGK
- HS nêu: 
+ Chọn cây con khoẻ.
+ Làm đất.
- HS quan sát hình và nêu:
+ Khoảng cách nhất định giữa các cây.
+ Tạo hốc trồng cây.
+ Đặt cây vào giữa hốc, giữ thẳng cây, vun đất vào quanh gốc cây.
+ Tưới nước cho cây sau khi trồng xong.
- HS chú ý, nêu lại quy trình.
- HS theo dõi
- HS nêu
-HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_t.doc