Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học A Vĩnh Phú Đông

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học A Vĩnh Phú Đông

(tiết 19) ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học HS biết

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đọc rành mạch trôi chải bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- HS đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng /phút).

* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 9 tuần.

- HS: SGK

 

docx 30 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học A Vĩnh Phú Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC A VĨNH PHÚ ĐÔNG
PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 10
 (Từ ngày 07/11/2022 – 11/11/2022)
Thứ,
ngày, tháng
Buổi
Tiết theo TKB
Môn
Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
GTCV
5842
Lồng ghép GDKTQP
Hai
07/10
Sáng
1
SHDC
4C
2
T ĐỌC
4C
Ôn tập giữa HKI (T1)
3
TOÁN
4C
Luyện tập
4
C TẢ
4C
Ôn tập giữa HKI (T2)
Chiều
2
TIN
4C
3
ĐỊA LÍ
4C
Thành phố Đà Lạt
4
T ANH
4C
Ba
08/10
Sáng
1
LTVC
4C
Ôn tập giữa HKI (T3)
2
T DỤC
4C
3
KC
4C
Ôn tập giữa HKI (T4)
4
TOÁN
4C
Luyện tâp chung
Chiều
2
Đ ĐỨC
4C
Tiết kiệm thời giờ
3
Â-N
4C
4C
Tư
09/10
Sáng
1
T ĐỌC
4C
Ôn tập giữa HKI (T5)
2
T DỤC
4C
3
T L VĂN 
4C
Ôn tập giữa HKI (T6)
4
TOÁN
4C
Nhân với số có một chữ số
Chiều
2
KT
4C
Khâu viền đường .đột thưa
3
K HỌC
4C
Con người và sức khỏe
4C
Năm
10/10
Sáng
1
LTVC
4C
Ôn tập giữa HKI (T8)
2
MT
4C
3
TOÁN
4C
Tính chất giao hoán của phép nhân
4
TIN
4C
5
L SỬ
4C
Cuộc kháng chiến chống quân Tống 981
Năm
11/10
Sáng
1
T LVĂN
4C
Kiểm tra định kỳ
2
TOÁN
4C
Kiểm tra định kỳ
3
K HỌC
4C
Nước có những tính chất gì
4
T ANH
4C
5
SHTT
4C
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2022
Tiếng Việt 1
(tiết 19) ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 	
- Đọc rành mạch trôi chải bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- HS đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng /phút). 
* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 9 tuần.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KHỞI ĐỘNG: 
- Giới thiệu bài, ghi tựa “Ôn tập giữa học kì I.”
- GV nêu mục tiêu của bài.
2. KHÁM PHÁ 
HĐ 1: Kiểm tra đọc và HTL.
Mục tiêu: Đọc rành mạch trôi chải bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định 
Cách tiến hành:
- Cho 9 HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- Gọi HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu 
- Tuỳ bài HS bóc thăm được GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- Nhận xét
3. THỰC HÀNH:
HĐ 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài.  
Cách tiến hành:
BT2. 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, suy nghĩ làm bài theo nhóm, ghi ra phiếu, mời đại diện nhóm trình bày.
- HD HS nhận xét theo các yêu cầu sau:
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc bài.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc thầm lại bài. 
- HS làm bài theo nhóm, trình bày trước lớp. 
- Lớp nhận xét. 
- HS sửa bài.
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.
-Dế Mèn
-Nhà Trò
-bọn nhện
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
-Tôi
 (chú bé)
-Người 
 ăn xin
BT3.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- Yêu cầu HS làm bài-gọi HS trả lời.
- Nhận xét, kết luận:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến :
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết c)Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: 
Cho HS thi đọc diễn cảm: Thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn.
Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
Nhận xét tiết học, dặn HS đọc chưa đạt về luyện đọc thêm.
- CB: Xem lại quy tắc viết hoa tên riêng để học ở tiết sau. 
4. VẬN DỤNG:
Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài TĐ.
- Trả lời một số câu hỏi.
- HS đọc.
- HS làm bài, trả lời, lớp nhận xét.
HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay.
Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)  
Toán
(tiết 46) LUYỆN TẬP (Tr.55)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật. (Làm được bài tập 1, 2, 3, 4a)
- Cẩn thận, chính xác, khoa học.
* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ, phiếu học tập 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KHỞI ĐỘNG
- Muốn tính chu vi hình vuông, em làm sao? Em hãy viết công thức tính chu vi hình vuông. 
- GV gọi 1 HS vẽ HV cạnh 5 cm
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi tựa. “Luyện tập”
- GV nêu mục tiêu của bài.
2. KHÁM PHÁ 
HĐ 1: Ôn lại kiến thức cũ.	
Mục tiêu: Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác Cách tiến hành:
- Nêu câu hỏi:
+ Em hãy so sánh góc nhọn với góc vuông 
+ Góc tù như thế nào so với góc vuông ?
+ Góc bẹt bằng mấy góc vuông?
+ Thế nào là đường cao của hình tam giác?
-GV nhận xét.
3. THỰC HÀNH:
HĐ 2: Luyện tập.	
Mục tiêu: Biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
Cách tiến hành:
BT1.
Vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS lên ghi các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi 
- Gọi HS trả lời một số tính chất của các góc.
- Nhận xét.
BT2.
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
+ Đoạn thẳng như thế nào gọi là đường cao của hình tam giác ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Cho HS trả lời miệng 
+ Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
+ Vì sao AB là đường cao của hình tam giác ABC ?
BT3.
- Cho 1HS lên bảng vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm và nêu rõ từng bước vẽ của mình.
Cả lớp vẽ vào vở.
- GV nhận xét.
BT4a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng vẽ HCN, trả lời miệng các câu hỏi.
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.
- CB: Luyện tập chung.
4. VẬN DỤNG:
Cho HS thi đua vẽ HV
Thực hành vẽ hình vuông.
Hoạt động lớp
- HS trả lời:
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông.
+ Góc tù lớn hơn góc vuông.
+ Góc bẹt bằng hai góc vuông.
+ Trong tam giác, đoạn thẳng xuất phát từ một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh gọi là đường cao của hình tam giáốpHạt động lớp
- 2 HS lên bảng thực hiện 
HS làm BT theo nhóm đôi. 
HS trả lời
Lớp nhận xét.
- HS đọc đề.
- HS thảo luận nhóm đôi-trả lời-lớp nhận xét. 
+ Vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC.
+ Vì AB vuông góc với cạnh đáy BC.- HS đọc yêu cầu đề.
- 1HS lên bảng vẽ-lớp nhận xét.
3./ Vẽ hình vuông ABCD:
- HS đọc đề bài.
- HS lên bảng vẽ.
- HS làm bài
- Lớp nhận xét.
4. Vẽ hình chữ nhật ABCD:
- Tên các HCN: ABCD, MNCD, ABNM.
- Cạnh AB song song với các cạnh MN và cạnh DC.
Lắng nghe
Thực hành
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)  
Tiếng Việt
(tiết 10) ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Nghe -viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ /15 phút), không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng bài Lời hứa trong đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài. 
+ Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài.
- HS viết đúng và đẹp tốc độ viết 75 chữ /15 phút. Hiểu nội dung của bài.
- Viết đúng, nhanh, trình bày đẹp. 
* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn lời giải BT 2.-2 bảng kẻ sẵn ở BT 2 để phát riêng cho HS
- HS: SGK, VBT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KHỞI ĐỘNG: 
Giới thiệu bài, ghi tựa“Ôn tập giữa học kì ”
- GV nêu mục tiêu của bài.
2. KHÁM PHÁ 
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết. 
Mục tiêu: Nghe -viết đúng bài chính tả.
Cách tiến hành:
- Đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài văn-chú ý những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày bài, cách viết các lời thoại.
- Đọc từng cụm câu ngắn cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lại bài.
- Chấm 10 bài-nhận xét.
3. THỰC HÀNH:
HĐ 2 : Tìm hiểu bài chính tả “Lời hứa” 
Mục tiêu: Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng, biết sửa lỗi chính tả trong bài.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nội dung BT2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong BT2.
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, dán tờ phiếu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy.
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- GV yêu cầu HS xem lại các kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LT&C tuần 7 (trang 68), tuần 8 (trang 78).
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm , làm xong đại diện nhóm trình bày kết quả lên bảng.
- Nhận xét-dán tờ phiếu đã viết sẵn lời giải lên bảng, gọi HS đọc lại-yêu cầu HS sửa bài theo lời giải đúng.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc trước, chuẩn bị Ôn tập giữa học kì I
4. VẬN DỤNG:
HS viết sai nhiều lên bảng viết lại một số từ.
HS viết một số từ khó.
- HS nghe và dò theo trong sách.
- HS đọc thầm lại bài văn-chú ý những từ mình dễ viết sai, cách trình bày bài, cách viết các lời thoại.
- HS viết bài.
- HS soát lại bài.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời :
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS xem lại kiến thức đã học.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
HS nhận xét.
Lắng nghe
Thực hành
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)  
BUỔI CHIỀU
TIN HỌC
GVBM
Địa lí
(tiết 10) THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Nêu được một đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí: nằm trsên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông thác nước, 
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại rau.
- Chỉ được vị trí TP Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ). 
+ Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
+ Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên – khí hậu mát mẻ, trong lành – trồng nhiều ...  sử
(tiết 20) CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
(Chỉ kể một số sự kiện, không dạy)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) Do Lê Hoàn chỉ huy.
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất Thắng lợi.
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa, Bản đồ 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KHỞI ĐỘNG: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào ?
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước ?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi tựa. “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981).”
- GV nêu mục tiêu của bài.
2. KHÁM PHÁ: 
GV kể một số sự kiện chính, trao đổi:
HĐ 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
Mục tiêu: Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Năm 979,sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi những câu hỏi sau:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ?
- GV gọi HS trả lời-nhận xét.
HĐ 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
Mục tiêu: Kể lại một số sự kiện về cuộc về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận những câu hỏi sau :
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
- Gọi các nhóm trả lời-nhận xét.
- Cho HS thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhân dân ta trên lược đồ.
- GV nhận xét-tuyên dương.
3. THỰC HÀNH:
HĐ 3: Thực hành kể các sự kiện:
Mục tiêu: Kể được sơ lược các sự kiện chính
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi 
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?
GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài.
- CB : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
4. VẬN DỤNG
Về tập kể lại các sự kiện cho người thân.
- HS đọc SGK.
Lắng nghe
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- trả lời-lớp nhận xét 
- Nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
- Trả lời-nhóm khác nhận xét.
- HS xung phong lên thuật lại diễn biến trận đánh-lớp theo dõi, nhận xét, chọn bạn thuật hay.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời
- Nhận xét.
Thực hành kể trong nhóm, cá nhân
Nhận xét bỏ sung
Lắng nghe
Thực hành
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)  
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2022
Tiếng Việt
KIỂM TRA GIỮA KỲ I (T7) (Nghỉ học kì)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HKI.
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đ học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng) / 1phút) 
- Tập trung đọc bài, làm bài trong kiểm tra.
* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 9 tuần.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KHỞI ĐỘNG:
- Giới thiệu bài, ghi tựa. Kiểm tra giữa học kì I.
- GV nêu mục tiêu của bài.
2. KHÁM PHÁ 
 Kiểm tra đọc và HTL.
Mục tiêu: Đọc rành mạch trôi chải bài tập đọc đ học theo tốc độ quy định 
Cách tiến hành:
- Cho 9 HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- Gọi HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu 
- Tuỳ bài HS bóc thăm được.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- Nhận xét 
- Nhận xét tiết kiểm tra, dặn HS đọc chưa đạt về luyện đọc thêm.
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc bài.
- HS trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)  
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I (Nghỉ học kì)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Đọc viết so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.
+ Đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trư các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
+ Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù; hai đường thẳng song song, vuông góc; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 
+ Giải bài toán tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi tổng và hiệu của số đó. 
- Rèn tính cẩn thận, làm tính đúng, chính xác, khoa học.
* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Đề bài kiểm tra (in sẵn) BGH ra.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KHỞI ĐỘNG: Kiểm tra sĩ số
- Giới thiệu kiểm tra giữa học kỳ I
- GV nêu mục tiêu của bài.
2. KHÁM PHÁ 
Làm bài kiểm tra
Mục tiêu: Như mục tiêu
Cach tiến hành:	
GV phát bài kiểm tra 
Hướng dẫn HS cách làm bài KT và sự cần thiết trình bày trên một bài kiểm tra.
Yêu cầu HS làm bài theo thời gian quy định..
- Thu bài – HS nộp bài
- Nhận xét tiết học.
Nhận bài
Ghi các nội dung yêu cầu giấy kiểm tra
HS làm bài theo thời gian quy định.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)  
Khoa học
(tiết 20) NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS biết 
- Nêu được một số tính chất của nước.
+ Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt, 
+ HS khá làm được một số thí nghiệm đơn giản do GV chọn. 
- Yêu thích khoa học, Ý thức bảo vệ nguồn nước, môi trường.
* Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu thương quê hương gia đình
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Hình vẽ trang 42, 43 SGK. 
 HS: Dụng cụ thí nghiệm, SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KHỞI ĐỘNG: 
 Ôn tập con người và sức khỏe (tiếp theo).
- Gọi HS đọc lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
- GV nhận xét.3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi tựa. “Nước có những tính chất gì?”
- GV nêu mục tiêu của bài.
2. KHÁM PHÁ 
3. THỰC HÀNH:
HĐ 1: Phát hiện màu, mùi vị của nước.
Mục tiêu: Phát hiện ra một số tính chất của nước.
Cách tiến hành:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát-thảo luận những câu hỏi sau: 
+ Li nào đựng nước, li nào đựng sữa ?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó ?
Ghi các ý kiến của HS lên bảng.
HĐ 2: Hoạt động nhóm.
Mục tiêu: Phat hiện nước không có hình dạng nhất định.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu mỗi nhóm tập trung quan sát một cái chai hoặc một cốc nước-đặt chai, cốc,.ở các vị trí khác nhau. 
- Nêu câu hỏi nhận biết hình dạng của nước.
- Nhận xét-kết luận : Chai, cốc ,là những vật có hình dạng nhất định.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm thí nghiệm.
- GV nhận xét-kết luận 
HĐ 3: Hoạt động nhóm.
Mục tiêu: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm TN rồi thực hiện và nhận xét kết quả (có thể làm TN)
- Gọi đại diện nhóm nói về cách tiến hành TN của nhóm và nêu nhận xét.
- Nhận xét-kết luận 
HĐ 4: Hoạt động nhóm.
Mục tiêu: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm tự bàn nhau cách làm và tiến hành làm TN để biết vật nào cho nước thấm qua, vật nào không cho nước thấm qua.
- Nhận xét-kết luận 
HĐ 5: Hoạt động nhóm.
Mục tiêu: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm làm TN: Cho một ít đường, muối, cát vào 3 li nước khác nhau, khuấy đều lên-nhận xét, rút ra kết luận.
- GV nhận xét-kết luận 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
* GDBVMT:Biết bảo vệ nguồn nước
Nhận xét tiết học. chuẩn bị bài Ba thể của nước.
4. VẬN DỤNG:
Ý thức bảo vệ nguồn nước 
- Các nhóm đem ra những vật đã chuẩn bị để lên bàn.
- Các nhóm quan sát-thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày-nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm quan sát một cái chai, cốc,.
- HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận: làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm lên báo cáo-đưa ra kết luận.
- Các nhóm tiến hành thảo luận-làm TN.
-Đại diện nhóm lên báo cáo-nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm làm TN.
Nhận xét và kết luận.
- Đại diện nhóm lên báo cáo-nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm làm TN.
- Đại diện nhóm lên báo cáo-nhóm khác nhận xét.
Lắng nghe
Thực hành
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)  
SINH HOẠT LỚP:
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 10
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sau làm tốt hơn.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Đánh giá, nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua.
- Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần..
- Lớp trưởng nhận xét chung 
- GV tổng hợp ý kiến đưa ra biện pháp khắc phục tồn tại.
Tuyên dương: Mùi, Hảo
2. Đề ra nhiệm vụ tuần sau: Tiến hành tập tiết mục dân ca để dự thi, khắc phục tồn tai tuần qua.
- Phân công trực tuần cho tổ 
- Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua về các mặt: ăn mặc, học tập, vệ sinh, nền nếp, 
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ chuyên môn
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
Phương pháp
Hình thức
Thời gian thực hiện
 Vĩnh Phú Đông, ngày tháng năm 2022 
 Tổ trưởng 
 Nguyễn Văn Đủ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu.docx