Tiết 2: Toán
NHÂN VỚI 10, 100, 1000,.
CHIA CHO 10, 100, 1000,.(Tr. 59)
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- Bài tập cần làm: Bài 1a, cột 1, 2; b, cột 1, 2, Bài 2(3 dòng đầu)
- HS năng khiếu làm thêm các bài tập còn lại.
II. Ph¬ương pháp và phương tiện dạy học.
- Phương pháp: Trực quan; Đàm thoại; Thảo luận nhóm; Thực hành.
- Phương tiện: Bảng phụ cho HS làm bài tập.
TUẦN 11 Ngày soạn: 14/11/2020 Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020 Tiết 1: Chào cờ CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Tiết 2: Toán NHÂN VỚI 10, 100, 1000,... CHIA CHO 10, 100, 1000,...(Tr. 59) I. Mục tiêu - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, - Bài tập cần làm: Bài 1a, cột 1, 2; b, cột 1, 2, Bài 2(3 dòng đầu) - HS năng khiếu làm thêm các bài tập còn lại. II. Phương pháp và phương tiện dạy học. - Phương pháp: Trực quan; Đàm thoại; Thảo luận nhóm; Thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ cho HS làm bài tập. III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 7’ 8’ 8’ 8’ 3’ A. Phần mở đầu 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS tiếp nói nhau đọc kết quả bài tập 3: - GV, HS nhận xét, đánh giá. B. Hoạt động dạy học 1. Khám phá: Trong tiết học này các em sẽ biết cách nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000,và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, 2. Kết nối a. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, chia số tròn chục cho 10, 100, 1000, ... - Nhân một số với 10. - GV viết lên bảng phép tính 35 × 10 + Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 × 10 thì bằng gì? + 10 còn gọi là mấy chục? + Vậy 10 ×35 = 1 chục nhân 35 + 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? + 35 chục là bao nhiêu? - Vậy 10 × 35 = ? + Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép tính như thế nào? + Vậy khi nhân 1 số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính ntn? - Hãy thực hiện: 12 × 10 78 × 10 457 × 10 7891 × 10 - Chia số tròn chục cho 10. - GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yc HS suy nghĩ và thực hiện phép tính. + Ta có 35 × 10 = 350, vậy khi lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ được gì? + Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu? + Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 + Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả vào phép tính ntn? - Yêu cầu HS tự lấy ví dụ về chia một số tròn chục cho 10 và nói nhanh kết quả. b. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000, - GV hướng dẫn tương tự như với 10. - Kết luận. + Khi nhân một số tự nhiên với 100, 1000, ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào? + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000, ta làm thế nào? - GV yêu cầu HS đọc thuộc kết luận. 3. Thực hành Bài 1: Tính nhẩm: - HS làm việc cá nhân. - Đứng tại chỗ báo cáo kết quả. - Cả lớp làm bài trong vở. - HS - GV nhận xét: Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT1. Bài 1a, 1b viết trên giấy khổ to. - Yêu cầu HS nêu lại kết luận nhân một số tự nhiên với 10,100, 1000, ... và chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1000,... Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS năng khiếu làm mẫu. 300kg = ... tạ 100kg = 1tạ Nhẩm 300 : 100 = 3 Vậy 300kg = 3 tạ - HS thảo luận nhóm đôi. Làm bài vào SGK. 1 cặp làm trên ảng nhóm. Treo bảng phụ, chữa bài tập. - HS năng khiếu làm thêm các ý còn lại. - Gọi một HS nêu cách đổi của mình. Yêu cầu HS nêu lại mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng C. Kết luận - Gọi một HS nêu lai nội dung của bài. - Liên hệ. GV nhận xét tiết học. Khen một số HS có ý thức học tập tốt. - Cả lớp hát. - 3 HS tiếp nối nhau đọc kết quả: + a = d ; c = g ; e = b - Nhận xét, chữa bài. - Lắng nghe, ghi vào vở. - HS đọc phép tính. - HS nêu : 35 × 10 = 10 × 35 + Là 1 chục. + Bằng 35 chục. + Là 350. - 10 × 35 = 35 × 10 = 350 + Kết quả của phép nhân 35 × 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải. + Chỉ việc viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó. - HS tiếp nối nhau nhẩm và nêu: 12 × 10 = 120 78 × 10 = 780 457 × 10 = 4570 7891 × 10 = 78910 - HS suy nghĩ. + Lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ được thừa số kia. + 350 : 10 = 35 + Thương chính là số bị chia khi xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng bên phải. + Bỏ bớt đi một chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số đó. - HS tiếp nối nhau nêu ví dụ và nêu kết quả. - HS suy luận ngay kết quả. + Ta chỉ việc viết thêm 2, 3 chữ số 0 vào bên phải số đó. + Ta chỉ việc bỏ bớt đi 2, 3 chữ số 0 ở bên phải số đó. - HS đọc thuộc kết luận. - 1HS đọc yêu cầu bài, CL theo dõi SGK. - Làm bài theo yêu cầu GV. - Nhận xét, chữa bài. a- HS tiếp nối nhau nêu. - 1HS đọc yêu cầu bài, CL theo dõi SGK. - 1 HSKG làm mẫu. - Làm bài theo yêu cầu của GV. 120 tạ = 12 tấn 5000 kg = 5 tấn 4000 g = 4 kg - HS trình bày 1 phút. - Nhắc lại nội dung tiết học - HS liên hệ. Lắng nghe, tuyên dương bạn. Tiết 3: Tập đọc ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó vươn nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. II. Phư¬ng pháp và phương tiện dạy học - Phương pháp: Trực quan; Đàm thoại; Thảo luận nhóm; Luyện tập thực hành; -Phương tiện: Tranh minh họa bài tập đọc; Bảng phụ ghi câu văn dài khó đọc. III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 2’ 12’ 10’ 8’ 3’ A. Mở đầu 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài "Điều ước của vua Mi – đát. + Vua Mi-đát là người như thế nào? + Qua bài tập đọc em rút ra bài học gì? - Nhận xét, đánh giá. B. Các hoạt động dạy học. 1. Khám phá: Treo tranh chủ điểm. - Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? - Tên chủ điểm nói lên điều gì? - Hãy quan sát và mô tả những gì em thấy trong tranh minh họa? - Giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm có chí thì nên sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - Cho học sinh quan sát bài đọc. + Bức tranh vẽ cảnh gì? + Cậu bé đó chính là vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất của nước ta. Câu chuyện "Ông Trạng thả diều" hôm nay sẽ nói về ý chí của cậu bé đã từng đứng ngoài nghe thầy đồ giảng bài trong bức tranh trên. 2. Kết nối a. Luyện đọc:- 1HS năng khiếu đọc toàn bài. (toàn bài đọc với giọng kể chuyện: Chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, đoạn cuối đọc với giọng sảng khoái). - Bài chia ra làm mấy đoạn? - Đọc tiếp nối theo đoạn. - Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 1. + Tìm từ khó đọc trong bài. + Hướng dẫn hs đọc từ khó. - Đọc tiếp nối lần 2. + Gọi hs đọc từ được chú giải. + Yêu cầu HS tìm và luyện đọc câu văn dài khó đọc. - Luyện đọc theo cặp. - Đại diện 4 cặp đọc bài. - Đọc toàn bài trước lớp. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. tìm hiểu bài - Yêu cầu hs đọc đoạn 1, 2. - Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? - Gia đình cậu như thế nào? - Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? - Đoạn 1, 2 cho các em biết điều gì? - Yêu cầu hs đọc lướt nhanh đoạn 3. - Những chi tiết nào cho em biết Nguyễn Hiền ham học và chịu khó? - Nội dung đoạn 3 là gì? - Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 4. - Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là "ông trạng thả diều"? - Yêu cầu 1 em đọc câu hỏi số 4. - Hãy thảo luận theo nhóm 4 câu hỏi này. - Chốt lại: Cả ba câu thanh ngữ, tục ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người Tuổi trẻ tài cao; hay là người Công thành doanh toại. Nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là Có chí thì nên. Câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. - Đoạn cuối cho các em biết điều gì? - Yêu cầu hs đọc lại toàn bài. - Bài văn nói lên điều gì? 3. Thực hành: Luyện đọc diễn cảm - Gọi 4 HS đọc theo 4 đoạn. - Treo bảng phụ hướng dẫn hs luyện đọc đoạn 3. - Hướng dẫn, đọc mẫu. - Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp. - Cho hs thi đọc. - Nhận xét, đánh giá. C. Kết luận - Câu chuyện ca ngợi về ai? Về điều gì? - Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? - Giáo dục: các em phải chăm chỉ học tập noi gương theo gương Trạng nguyên Nguyễn Hiền. - Cả lớp hát. - 2 hs đọc bài trước lớp. - Vua Mi-đát là người thâm lam. + Hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham. - HS quan sát tranh chủ điểm. - 2 hs đọc: Có chí thì nên - Chủ điểm nói đến những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. - Tranh minh họa vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập, các em ... cứu và đã thành những con người tài giỏi có ích cho xã hội. - Lắng nghe. - HS quan sát tranh trên bảng. + Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang đứng ngoài cửa nghe thầy giáo giảng bài. - HS lắng nghe. - HS theo dõi và đọc thầm SGK. - Bài chia ra làm 4 đoạn - 4 hs nối tiếp nhau đọc lần 1. + HS tìm và nêu cá nhân. + Cá nhân luyện đọc. - 4 hs khác nối tiếp nhau đọc lần 2. + 1 HS đọc từ chú giải. + HS tìm và nêu. - 2 bạn cùng bàn tạo thành 1 cặp luyện đọc. - 4 hs đại diện cho 4 nhóm đọc bài trước lớp. - Lắng nghe. - 1 hs đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Nguyễn Hiền sống ở đời vua trần Nhân Tông. - Gia đình cậu rất nghèo. - Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó, có chí nhớ lạ thường, có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. - Tư chất thông minh của nguyễn Hiền. - HS đọc bài. - Nhà nghèo chú phải nghỉ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. - Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền. - Vì chú đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc đó chú vẫn ham thích thả diều. - 1 hs đọc. - HS thảo luận trong 2 phút. - Đại diện các nhóm nêu ý kiến. HS lắng nghe. - Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên - 1 hs đọc bài - HS nêu: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó vươn nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. - 4 hs nối tiếp nhau đọc - HS theo dõi - Luyện đọc theo cặp - Đại diện thi đọc trước lớp - Lắng nghe. - Câu chuyện ca ngợi Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Ông là người ham học, chịu khó nên đã thành tài. - Truyện giúp em hiểu rằng muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ chịu khó. CHIỀU Tiết 1: Chính tả (Nhớ - viết) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. Môc tiªu - Nhí vµ viÕt l¹i ®óng chÝnh t¶, tr×nh bµy ®óng các khổ thơ 6 chữ. - Làm đúng bài tập 3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được bài tập 2a. II. Phư¬ng pháp và phương tiện dạy học - Phương pháp: Trực quan; Đàm thoại; Thảo luận nhóm; luyện tập thực hành. - Phương tiện: Bài tập 2a, bài 3 viết trên bảng phụ. III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 1’ 24’ 8’ 3’ A. Phần mở đầu 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài ... tập - thực hành. - Phương tiện: Chuẩn bị hình vuông có cạnh 1m. III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 12’ 6’ 6’ 8’ 3’ 3’ A. Phần mở đầu 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập số 4. - GV nhận xét, chữa bài. B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với một đơn vị đo diện tích khác, lớn hơn các đơn vị đo diện tích đó học. Đó là một vuông. 2. Kết nối: Giới thiệu về mét vuông. - Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông. - Lấy hình vuông cạnh 1m đã chuẩn bị, quan sát hình vuông, đo cạnh thấy đúng 1m. - Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Đây là mét vuông. - GV giới thiệu cách đọc, viết mét vuông: mét vuông viết tắt là: m2 - Hình vuông cạnh 1m được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ cú diện tớch 1dm2, từ đó nhận biết: 1m2 = 100dm2 - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông.và với xăng-ti-mét vuông. 3. Thực hành Bài 1: Viết theo mẫu - Yêu cầu HS làm bài vào SGK. 1 HS làm bài trên bảng phụ, treo bảng phụ chữa bài tập. - Nhận xét, sửa sai cho từng HS. - Yêu cầu HS nêu cách đọc, viết các số có kèm theo đơn vị m2. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài vào vở ô li, theo cặp. 1 cặp làm trên bảng phụ -Nhận xét, chữa bài. Bài 3: Bài toán. - Yêu cầu HS phân tích đầu bài -Nhận xét, chữa bài Bài 5: HSNK Chữa bài - Nhận xét chung C. Kết luận - Yêu cầu HS nêu lại mối liên hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - GV nhận xét tiết học. Khen một số HS có ý thức học tập tốt. - Cả lớp hát. - 2 HS chữa bài tập 4. Nhận xét, chữa bài, đánh giá 210 cm2 > 2 dm2 6 dm23 cm2 = 603 cm2 1954 cm2 > 19 dm2 50 cm2 2001 cm2 < 20 dm2 10 cm2 - HS nhận xét. sửa sai cho bạn. - Lắng nghe, ghi vào vở. - HS quan sát. - Đo cạnh hình vuông 1m. - HS đọc mét vuông. - HS nhắc lại 1m2 = 100dm2 100 dm2 = 1m2 - HS nêu : 1m2 = 100dm2 1m2 = 10000cm2 - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vào SGK. 1 HS làm bài trên bảng phụ, treo bảng phụ chữa bài tập Đọc Viết Chín trăm chín mươi mét vuông 990m2 Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông 2005m2 Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông 1980m2 Tám nghìn sáu trăm mét vuông 2 -Đọc yêu cầu BT - Làm bài theo nhóm đôi 1m2 = 100dm2 100dm2=1m2 1m2 = 100dm2 1m2=10000cm2 - HS đọc bài toán. -Phân tích đề bài -HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng nhóm. Bài giải Diện tích hình vuông là 1 × 1 = 1 (dm2) Diện tích hình chữ nhật là: 20 × 5 = 100 (cm2) dm2 = 100 cm2 -Làm bài cá nhân Điền Đ vào a và S vào b, c, d - HS nêu lại mối liên hệ đo diện tích đó học: 1m2 = 100dm2 1m2 = 10 000cm2 - Lắng nghe, tuyên dương bạn. Tiết 3: Tập làm văn MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu - Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND ghi nhớ) - Nhận biết được mở bài theo hai cách đã học (BT1. BT2, mục III.) II. Phương pháp và phương tiện dạy học. - Phương pháp: Quan sát, Thảo luận nhóm, Luyện tập - Thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp, gián tiếp của câu chuyện Rùa và Thỏ. III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 10’ 4’ 7’ 7’ 5’ 3’ A. Phần mở đầu 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: 2 hs trao đổi với nhau về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Nhận xét. B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá:Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em biết viết mở bài theo hai cách trực tiếp và gián tiếp khi làm một bài văn kể chuyện. 2. Kết nối a. Nhận xét: - Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi Em biết gì qua bức tranh này? Bài 1,2: - GV gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. - Tìm đoạn mở bài trong truyện. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài trên. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung, HS trao đổi trong nhóm 4. - GV treo lên bảng 2 cách mở bài (BT2, BT3). Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng. - Kết luận: Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai: Mở bài gián tiếp nói chuyện khác đi rồi dẫn vào chuyện mình định kể - Vậy thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? b. Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 3. Thực hành Bài 1: Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào? - HS đọc yêu cầu. Thảo luận nhóm - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, kết luận về lời giải: + Cách a là cách mở bài trực tiếp(kể ngay vào mở đầu câu chuyện). + Cách b, c, d là mở đầu gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể). Bài 2: Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào? - Gọi HS đọc yêu cầu truyện Hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi. Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào? - Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Nhận xét chung, kết luận sau trả lời đúng. Bài 3: (HS năng khiếu) Đọc yc của bài tập: - Các em mở bài theo cách gián tiếp bằng lời nói của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê. - GV nhận xét, kết luận C. Kết luận - Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện ? - GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát. - 2 HS cùng trao đổi, HS khác nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe, ghi vào vở. - Nối tiếp trả lời - 2 HS đọc, CL theo dõi SGK, đọc thầm. - Đoạn mở bài trong truyện là: Trời mùa mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang tập chạy. - 3 HS đọc, CL theo dõi SGK, đọc thầm 4 HS tạo thành 1 nhóm thảo luận và đưa ra kết quả. - Một số hs trình bày ý kiến của mình. Cách mở bài ở BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều. - HS nêu: + Mở bài trực tiếp kể ngay vào sự việc câu chuyện. + Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện mình định kể. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, thuộc ngay tại lớp. - HS đọc yêu cầu. 4 HS tạo thành 1 nhóm thảo luận và đưa ra kết quả. - HS phát biểu ý kiến. + Cách a: mở bài trực tiếp vì đó kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy trên bờ sông. + Cách b,c,d: là mở bài gián tiếp vì không kể ngay vào sự việc đầu tiên của truyện nêu ý nghĩa, hay những truyện khác để vào truyện. - HS đọc yêu cầu truyện Hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi. Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào? - HS nhận xét, bổ sung. + Truyện Hai bàn tay. Mở bài theo kiểu Mở bài trực tiếp: Kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện; Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê - Một số hs trình bày: + Bác Hồ là vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện thế này. - 1 HS nêu. - Lắng nghe, tuyên dương bạn. Tiết 4: TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN - SINH HOẠT LỚP ĐỌC CẶP ĐÔI CHỦ ĐIỂM: THẦY CÔ I. Mục tiêu - Học sinh đọc và hiểu nội dung câu chuyện. - Giáo dục học sinh lòng biết ơn và kính trọng các thầy cô giáo. II. Phương pháp và phương tiện dạy học - Phương pháp: đọc cặp đôi, trả lời câu hỏi - Phương tiện: truyện, giấy A4, bút chì, bút màu III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 3’ 8’ 5’ 5’ 2’ A. Mở đầu 1. Ổn định: HĐTQ điều khiển 2. HS chọn truyện B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá: Tiết học hôm nay cô và các em sẽ học về tiết đọc cặp đôi với chủ điểm về "Thầy cô" 2. Kết nối Hoạt động 1:Trò chơ “Kết bạn” - Tổ chức trò chơi (kết bạn..kết 2) - Cô thấy bạn nào cũng tìm được cặp cho mình rồi, tiết học này chùng ta sẽ cùng nhau đọc truyện - Gọi đại diện nhóm lên lấy truyện Hoạt động 2: Đọc -Quan sát, kiểm tra học sinh đọc. - Khen ngợi những lỗ lực của hs. - Giúp đỡ học sinh, hướng dẫn học sinh chọn truyện ngắn hơn để đọc. Hoạt động 3: Sau khi đọc + Các em thấy truyện hôm nay có hay và thú vị không? + Vậy nhóm nào muốn chia sẻ cho các bạn nghe về quyển truyện về mình đã được đọc + Em có thích câu truyện mình vừa đọc không? tại sao? + Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? tại sao? + Câu chuyện xảy ra ở đâu? + Điều gì các em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc? + Đoạn nào trong câu chuyện mà em thích nhất tại sao? + Nếu em là nhân vật đó em có hành động như vậy không? + Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn cùng đọc không? + Theo em các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? tại sao? + Theo em vì sao tác giả lại viết câu chuyện này? - GV nhận xét, khen ngợi hs Hoạt động mở rộng - Yêu cầu các nhóm vẽ lại một nhân vật trong câu chuyện em vừa đọc vào giấy A4. - Yêu cầu hs viết 1, 2 câu nêu cảm nghĩ của mình dưới bức tranh - GV quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm chia sẻ phẩm. - GVnhận xét, khen ngợi học sinh C. Kết luận - Giáo dục học sinh: lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô, cách giữ gìn, bảo quản truyện. - HS thực hiện - HS lắng nghe - HS tham gia chơi - HS ngồi theo cặp mình chọn. - Đại diện nhóm lên lấy truyện - HS thực hiện đọc nhóm đôi - 3, 4 hs trả lời -Lấy tinh thần xung phong 2 nhóm đọc - HS nêu câu trả lời. - HS nêu câu trả lời. - HS nêu câu trả lời. - HS nêu câu trả lời. - HS nêu câu trả lời. - Có - HS năng khiếu trả lời - HS lắng nghe, cất truyện - HS thực hành vẽ - HS thực hành viết cảm nghĩ - Các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe, ghi nhớ Sinh hoạt I. Nhận xét ưu nhược điểm 1. Ưu điểm a. Nề nếp - Một số em ®· tÝch cùc häc tËp, lËp thµnh tÝch chµo mõng ngµy 20/11. b. Học tập: - Đa số các em có làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong giờ học các em tham gia học tập tích cực. c)Lao động vệ sinh:Vệ sinh s¹ch sÏ trong vµ ngoµi líp häc. Hoµn thµnh viÖc ph©n c«ng quÐt dọn sân, lớp, khu vệ sinh được phân công. d) Công tác khác - Thực hiện tốt hoạt động đầu giờ, hoạt động giữa giờ nghiêm túc. - Tham gia đầy đủ các giờ thể dục giữa giờ, cũng như ngoại khóa. 2. Tồn tại: - Mét sè em trong giờ học còn làm việc riêng chưa tích cực. - Một số em chưa tự giác vệ sinh còn để thầy cô nhắc nhở. III. Kế hoạch tuần 12: - Duy trì mọi nề nếp, mọi hoạt động do trường, đội phát động. Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm chưa đạt được. Tiếp tục thi đua giờ học tốt, ngày học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tài liệu đính kèm: