Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023

TẬP ĐỌC

Tiết 21: Ông Trạng thả diều

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

- Hiểu nghĩa các từ: trạng, kinh ngạc

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.

- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Tranh minh hoạ cho bài

- HS : SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌCCHỦ YẾU:

 

doc 38 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2022
Sáng :	GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sinh hoạt dưới cờ
TẬP ĐỌC
Tiết 21: Ông Trạng thả diều
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
- Hiểu nghĩa các từ: trạng, kinh ngạc
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Tranh minh hoạ cho bài
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌCCHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- GV giới thiệu chủ điểm:
+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. 
- GV giới thiệu nội dung chủ điểm
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
* Luyện đọc:
- Gọi 1 em đọc bài
? Bài được chia làm mấy đoạn?
- Đọc theo đoạn
+ Lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Kết hợp giảng từ ( SGK)
? Khi đọc bài ta cần chú ý điều gì?
- Đọc theo cặp 
- GV đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn: “Từ đầu chơi diều”
? Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?
? Hoàn cảnh gia đình thế nào? Ông thích trò chơi gì?
? Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
? Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Đọc đoạn 3.
? Nguyễn Hiền chăm học và chịu khó như thế nào?
? Nội dung đoạn 3 là gì?
- Đọc đoạn 4
? Vì sao chú bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"
? Đoạn 4 ý nói gì?
- Gọi 1 em đọc câu hỏi 4
? Câu tục ngữ thành ngữ nào nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?
? Câu chuyện khuyên ta điều gì?
? Nêu nội dung của bài?
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
? Khi đọc bài các bạn đọc với giọng như thế nào ?
- Luyện đọc đoạn" Thầy phải kinh ngạc..... đom đóm vào trong"
- GV nhận xét 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
 - Chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Ch HS liên hệ bản thân.
- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên
- Lớp phó VN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
- HS mô tả
- 1 HS đọc.
+ 4 đoạn :
.Đ1: Từ đầu...làm diều để chơi.
.Đ2: Lên sáu ...chơi diều.
.Đ3: Sau vì......học trò của thầy.
.Đ4: Phần còn lại.
- Nối tiếp đọc theo đoạn
+ Đọc giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối đọc giọng sảng khoái.
- Tạo cặp, đọc đoạn
- 1, 2 học sinh đọc cả bài
- 1 HS đọc đoạn 1, 2. Lớp đọc thầm.
+ Vua Trần Nhân Tông. 
+ Nhà nghèo. Thích chơi diều.
+ Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.
* Ý1: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- 1 HS đọc đoạn 3 lớp đọc thầm.
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng bài. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn sách của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, gạch vỡ, đèn là vỏ trứng.....Mỗi lần có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
* Ý2: Đức tính ham học và chịu khó của Hiền.
- 1 HS đọc đoạn 4 
+ Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13,.... ham thích chơi diều.
* Ý 3 : Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyễn năm 13 tuổi. 
- 1 HS đọc câu hỏi 4
+ Có trí thì nên.
+ Câu chuyện khuyên ta phải có chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
*Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Giọng chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách sự thông minh, cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
- Luyện đọc theo cặp
- 3HS thi dọc diễn cảm.
+ Ca ngợi Nguyễn Hiền. Ông là người ham học chịu khó nên đã thành tài.
+ Muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó.
TOÁN 
Tiết 51: Nhân với 10, 100, 1000. Chia cho 10, 100, 1000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000...
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc chia với ( hoặc cho) 10, 100, 1000
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy toán học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng lớp, bảng phụ.
- HS : Vở, bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động Mở đầu : 
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân ?
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới : 
*Hướng dẫn nhân 1 số TN với 10, chia số tròn chục cho 10:
+) Nhân một số với 10
- Viết phép nhân lên bảng
 35 x 10 = ?
? Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân cho biết 35 x 10 bằng gì?
? 10 còn gọi là mấy chục?
?1 chục nhân với 35 là bao nhiêu?
=>Vậy 10 x 35 =35 x 10 = 350
? Em có nhận xét gì về thừa số 35 với tích 350?
? Qua VD trên em rút ra nhận xét gì?
- Cho HS nêu VD và thực hiện
+) Chia số tròn chục cho 10
- Thực hiện phép chia
350 : 10 = ?
? Ta có 35 x 10 = 350, vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
? Em có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia
? Vậy 350 : 10 bằng bao nhiêu?
- Cho HS thực hiện:
 70 : 10 = 
 140 : 10 =
? Qua VD trên em rút ra kết luận gì?
* HDHS nhân một số tự nhiên với 100,1000...chia số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100, 1000...
- Tương tự GV đưa ra các ví dụ cho HS nêu kết quả
35 x 100 = 35 x 1000 = 
3500 : 100 = 35000: 1000= 
? Qua các VD trên em rút ra nhận xét gì?
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
Bài 1 (56) : Tính nhẩm
- Thi nêu kết quả nhanh
- Chữa bài, cho HS nêu lại cách làm.
Bài 2 (59) : 
? Nêu yêu cầu?
- GV hướng dẫn :
VD : 300 kg = tạ
Ta có: 100 kg = 1 tạ
Nhẩm 300 : 100 = 3
Vậy 300 kg = 3 tạ
 - Cho HS làm bài vào vở.
 - Nhận xét, chữa bài.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu quy tắc nhân nhẩm với 10,100, 1000... ?
- Nhận xét chung giờ học.
- Ôn và làm lại bài. Chuẩn bị bài sau.
 - HS nêu
.- HS đọc phép tính
 35 x 10 = 10 x 35
+ Là 1 chục
+ Là 35chục = 350
+ 350 gấp 35 là 10 lần .
+ Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó
- Tự nêu VD.
- 350 : 10 = 35
+ Được kết quả là thừa số còn lại.
+ Thương chính là số bị chia xoá đi 1 chữ số 0 ở bên phải
+ 35
+ 70 : 10 = 7 
- 140 : 10 = 14
+ Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó.
- 2 học sinh nhắc lại
- HS nối tiếp nêu kết quả
 35 x 100 = 3500 35 x 1000 = 35000
 3500 : 100 = 35 35000 : 1000 = 35
- HS nêu kết luận (SGK)
- 2 HS đọc lại
- HS đọc yêu cầu,
- Làm miệng nêu nối tiếp
a.18 x 10 = 180 82 x 100 = 8200
 18 x 100 = 1800 75 x 1000= 75000
 18 x 1000 = 18 000 19 x 10 = 190
* 256 x 1000 = 256 000
 302 x 10 = 3 020
 400 x 100 = 40 000
 b.( Tương tự phần a) 
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS theo dõi.
- Làm bài
70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn 
800 kg = 8 tạ 5 000 kg = 5 tấn 
4 000 g = 4 kg 300 tạ = 30 tấn 
- HS trả lời.
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
 Chiều :	CHÍNH TẢ ( Nhớ viết) 
Tiết 11: Nếu chúng mình có phép lạ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s / x
- GD HS tính cẩn thận,ý thức rèn chữ
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết 
vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng lớp, bảng phụ.
- HS : Vở, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- GV đọc cho HS viết bảng lớp: hạt giống, sự vật, trăng trắng
- Nhận xét 
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
- Gọi HS đọc bài viết
- Đọc 4 khổ thơ đầu của bài viết
? Những bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước gì?
? Nêu từ ngữ khó viết?
- GV đọc từ khó viết: Hạt giống, trong ruột, đáybiển...
? Nêu cách trình bày bài?
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Nhận xét 5, 7 bài viết
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
Bài 2a (105) : 
- Gọi học sinh đọc bài 2
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài 3 (105) :
- Gọi học sinh đọc bài 3
- Cho HS làm bài.
- GV giải nghĩa từng câu
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm 
- Nhận xét chung tiết học
- Luyện viết lại lỗi sai. Chuẩn bị bài sau
- 2 em viết bảng lớp
- 1, 2 HS đọc
- 1 HS đọc thuộc lòng
+ Mong ước mình có phép lạ để cho cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để trở thành người lớn , làm việc có ích...
- HS nêu
- HS viết bảng con,1 HS lên bảng.
- HS nêu
- Viết bài .
- HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống 
- Làm bài tập vào vở BT. 2 HS lên bảng. 
a. - Sang, xíu, sức, sức sống, sáng 
- HS nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vở BT.
a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
b. Xấu người đẹp nết
c. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể
d. Trăng mờ còn tỏ hơn sao
 Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi 
- Thi HTL các câu thơ trên
KHOA HỌC
Tiết 21: Ba thể của nước
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học HS biết
- Đưa ra ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
- Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí; từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu xã hội
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Đồ dùng thí nghiệm
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu: 
- Nêu tính chất của nước?
- Theo em nước tồn tại ở dạng nào?
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới : 
*Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại
+ Bước 1: Làm việc cả lớp
- Cho quan sát tranh vẽ 1 và 2 SGK
? Hãy mô tả những gì em nhìn thấy?
? Nêu VD nước ở thể lỏng? 
- GV lau bảng gọi 1 em lên sờ tay vào bảng mới lau và nhận xét
- Một lúc sau cho HS sờ lên mặt bảng, nhận xét
? Nước trên mặt bảng đã biến đi đâu?
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- GV rót nước nóng từ phích vào cốc cho các nhóm 
 ... 8(cm2)
Chiều rộng của hình chữ nhật thứ 3 là:
5 - 3 = 2 (cm2)
Diện tích của hình chữ nhật thứ 3 là:
15 x 2 = 30 (cm2)
 Diện tích của mảnh bìa đã cho là:
12 + 18 + 30 = 60 (cm2)
 Đáp số: 60 cm2
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Nhận xét chung giờ học.
- Ôn và làm lại bài. Chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Bước đầu biết viết đoạn mở đầu 1 bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết 
vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Tích hợp: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Cảm phục nghị lực của Bác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV : Bảng lớp, bảng phụ.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động Mở đầu : 
- Thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực vươn lên
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
*Phần nhận xét :
Bài 1(112) : 
? Nêu yêu cầu ?
- Đọc nội dung bài tập
? Nội dung của câu chuyện?
Bài 2 (112) : 
? Nêu yêu cầu ?
? Tìm đoạn mở bài trong chuyện?
* Phần ghi nhớ:
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
Bài 1 (113) : 
? Nêu yêu cầu ?
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài 2 (114) : 
? Nêu yêu cầu?
? Tìm câu mở bài?
? Truyện mở bài theo cách nào?
? Câu chuyện nói lên điều gì ?
Bài 3 :
- Cho HS làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- 2 HS thực hành trao đổi
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
- 1 HS nêu
- HS đọc câu chuyện.
- HS trả lời.
- HS nêu yêu cầu.
+ Trời mùa thu mát mẻcố sức tập chạy
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu của bài
- Đọc các câu mở bài
- HS làm vào VBT.
+ Mở bài trực tiếp : Đoạn a
- Mở bài gián tiếp : Đoạn b, c, d
- Đọc yêu cầu của bài
+ Câu : “Hồi ấy, ở Sài Gòn bạn tên là Lê”
+ Mở bài trực tiếp
+ Ý chí, nghị lực và lòng yêu nước của Nguyễn Tất Thành
- HS liên hệ lòng biết ơn, noi gương theo tấm gương của Bác Hồ.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS đọc đoạn mở bài gián tiếp vừa viết.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Nhận xét chung tiết học.
- Viết đoạn MB ở bài tập 2 theo cách MB trực tiếp..
KHOA HỌC
Tiết 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
IYÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học HS có thể:
- Trình bày mây được hình thành như thế nào?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Tích hợp KNS: Xác định giá trị
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Các hình minh hoạ cho bài.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động Mở đầu : 
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất của nước ở thể khí, thể rắn?
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
*Tìm hiểu sự chuyển thể của
nước trong tự nhiên
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Cho HS thảo luận cặp đôi yêu cầu quan, đọc mục 1,2,3 cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây
+ Bước 2: Làm việc cá nhân
? Mây được hình thành như thế nào?
? Nước mưa từ đâu ra?
- GV kết luận
? Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
*Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước
+ Bước 1: Tổ chức và HD
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 3: Trình bày, đánh giá
- GV đánh giá( trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập)
- HS thảo luận theo nhóm
- Một HS cầm tranh, một HS trình bày
 - HS trả lời.
+ Nước từ ao, hồ, sông, suối bốc hơi gặp không khí lạnh ngưng tụ thành các đám mây.
+ Các đám mây lên tiếp tục bay lên cao, càng lên cao càng lạnh nhiều hạt nước nhỏ hợp lại thành giọt nước lớn , trĩu nặng rơi xuống tạo thành mưa 
- Đọc mục bạn cần biết
+ Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, từ hơi nước ngưng tụ lại thành nước xảy ra lặp đi lặp lại , tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Phân vai: Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa
- Thêm lời thoại.
- Các nhóm làm việc.
- Các nhóm lên trình bày
- Nhận xét, đánh giá nhóm bạn( đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không) 
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Nhận xét chung tiết học.
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sơ kết tuần 11
An toàn giao thông: Biển báo hiệu giao thông đường bộ (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đánh giá mọi hoạt động trong tuần 11. 
- Đề ra phương hướng tuần 12
- HS biết phân biệt được một số loại biển báo hiệu cơ bản.
- HS biết tác dụng, ý nghĩa của một số loại biển báo hiệu cơ bản.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết 
vấn đề và sáng tạo. 
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nội dung sinh hoạt ; Tài lệu điện tử ATGT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
A. Phần I : Sơ kết tuần 11
1. Cán sự lớp nhận xét: (Theo sổ theo dõi của lớp)
2. GV nhận xét:
*Ưu điểm:
- Ngoan đoàn kết với bạn bè.
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi tới lớp....
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
* Nhược điểm:
- 1 số bạn còn nói chuyện trong giờ học
- Về nhà một số em chưa hoàn thành bài tập đầy đủ
3. Phương hướng tuần 12:
- Củng cố, duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.
- Tiếp tục học và thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra.
- Học bài và làm bài đầy đr trước khi đến lớp
- Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. 
B. Phần II : An toàn giao thông: Biển báo hiệu giao thông đường bộ (tiết 3)
1. Hoạt động Mở đầu:
- GV cho HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Phân biệt một số biển báo hiệu cơ bản đã học?
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS tham gia chơi
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
* Nhận biết một số biển báo hiệu cơ bản :
- GV mở tài liệu điện tử phần bài học nội dung: Một số biển báo hiệu cơ bản
- HS quan sát 
+ Biển báo cấm :
 Biển báo hiệu đường cấm 
 Biển báo hiệu cấm đi ngược chiều 
 Biển báo hiệu cấm xe đạp 
 Biển báo hiệu cấm người đi bộ . 
 Biển báo hiệu cấm rẽ trái (phải) 
+ Biển báo nguy hiểm và cảnh báo :
- HS nhận biết
 Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu 
 Biển báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn
 Biển báo hiệu giao nhau với đường sắt không có rào chắn
 Biển báo hiệu người đi bộ cắt ngang
+ Biển hiệu lệnh :
 Biển báo hiệu dừng lại
 Biển báo hiệu dành cho người đi bộ
 Biển báo hiệu tuyến đường cầu vượt cắt qua
 Biển báo hiệu đường dành cho xe máy và xe đạp
 Biển báo hiệu làn đường dành cho xe đạp
+ Biển chỉ dẫn :
 Biển báo hiệu đường một chiều.
 Biển báo hiệu vị trí nhười đi bộ sang đường
 Biển báo hiệu đường bắt đầu đi bộ
 Biển báo hiệu cầu vượt qua đường cho người đi bộ
 Biển báo hiệu hầm chui qua đường cho người đi bộ
+ Biển phụ:
 Biển báo hiệu khoảng cách đến đối tượng báo hiệu.
 Biển báo hiệu hướng đường ưu tiên
 Biển báo hiệu hướng rẽ.
 Biển báo hiệu Biểu thị thời gian.
 Biển báo hiệu thuyết minh biển chính.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Em có nhận xét gì về hình dạnh và màu sắc của các loại biển báo hiệu giao thông vừa học ?
- Biển báo hiệu giao thông có tác dụng gì đối với người tham gia giao thông ?
- Khi gặp các biển báo trên đường các em cần làm gì ?
- Nhắc HS thực hiện ATGT khi đi trên đường.
+ Mỗi loại biển báo có hình dạng, màu sắc và ý nghĩa khác nhau
+ Biển báo hiệu giao thông nhằm chỉ dẫn người tham gia giao thông thực hiện luật giao thông, bảo đảm an toàn khi lưu thông trên các tuyến đường
+ Khi gặp các biển báo trên đường các em cần quan sát, suy nghĩ, nhận biết ý nghĩa của biển báo và tuân thủ chấp hành.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2022_2023.doc