Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Tập đọc

"Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù:

Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc đúng: quẩy, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa,.

- Đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với lời kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

Năng lực văn học:

- Hiểu các từ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời,.

- Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.

2. Năng lực chung:

 - NL giao tiếp và hợp tác: HS biết hợp tác với các bạn trong nhóm khi đọc bài và trả lời câu hỏi.

 - NL giải quyết vấn đề: Trả lời được các câu hỏi và tìm được nội dung của bài.

3. Phát triển phẩm chất:

 - GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

 - GD HS lòng yêu nước, yêu con người.

* GDKNS: KN đặt mục tiêu vươn lên trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ như SGK, ti vi .

 

doc 17 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 72Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2022
Tiết 1:
 Chào cờ
Tiết 2, 4:
 Tập đọc
"Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc đúng: quẩy, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa,...
- Đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với lời kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
Năng lực văn học: 
- Hiểu các từ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời,...
- Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.
2. Năng lực chung:
 - NL giao tiếp và hợp tác: HS biết hợp tác với các bạn trong nhóm khi đọc bài và trả lời câu hỏi. 
 - NL giải quyết vấn đề: Trả lời được các câu hỏi và tìm được nội dung của bài.
3. Phát triển phẩm chất:
 - GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.
 - GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
* GDKNS: KN đặt mục tiêu vươn lên trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ như SGK, ti vi .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động, kết nối:
- Gọi HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Cho HS quan sát tranh và giới thiệu bài.
2. Hoạt động khám phá: 
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc cả bài.
- Y/c HS chia đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng đoạn, GV theo dõi sửa sai.
- Gọi HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu nội dung:
- Gọi HS đọc đoạn 1và 2.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân ntn?
+Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người có chí?
- Gọi HS rút ra ý đoạn 1,2
- Gọi HS đọc đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm như thế nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu nước ngoài?
+ Câu 2(SGK)
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
+ Câu 3(SGK)
+ Câu 4 (SGK) 
+ Em hiểu "Người cùng thời" là gì?
- Gọi HS nêu ý 2 .
- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
 3. Hoạt động luyện tập, thực hành:
- Gọi 4 HS nối tiếp toàn bài và nêu giọng đọc mỗi đoạn.
- HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
- Tổ chức HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi các nhóm thi đọc.
4. Hoạt động vận dụng: 
- Câu chuyện có nghĩa gì?
- Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài.
+ 2 HS đọc, lớp nhận xét.
- Cả lớp quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- HS đọc cả bài.
- Chia làm 4 đoạn
+Đ1: Từ đầu...cho ăn học.
+Đ2: tiếp...không nản chí.
+Đ3: tiếp...Trưng Nhị.
+Đ4: còn lại.
- HS đọc nối tiếp 2 lượt.
- HS đọc chú giải.
- Theo dõi GV đọc.
- HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS tự do phát biểu.
- Năm 21 tuổi làm thư kí cho hãng buôn, buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ...
- Có lúc trắng tay nhưng không nản chí.
Ý1: Bạch Thái Bưởi là người có chí. 
- HS đọc thầm đoạn 3,4 .
-....Những con tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc.
- ...cho người đi diễn thuyết, dán áp phích “Người ta thì đi tầu ta”
-... khách đi tàu ngày một đông, nhiều chủ tàu....
- ...mang tên những nhân vật, địa danh mang tên của DTVN.
- Là người dành được thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
- ...nhờ có ý chí nghị lực, có ý chí trong kinh doanh.
- ...là những người cùng sống cùng thời đại.
Ý 2: Sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
 Đại ý: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ. 
+ 4 HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 2, 3. (Buổi chiều)
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kiến thức cho học sinh về mở bài trong bài văn kể chuyện.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về mở bài trong bài văn kể chuyện.
- Yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc :
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện:
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Câu 1. Đọc câu chuyện Hai bàn tay (Tiếng Việt 4, tập một, trang 114), trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp :
a) Mở bài trong câu chuyện Hai bàn tay là đoạn nào? 
- Mở bài trong câu chuyện Hai bàn tay là đoạn ..................................................................................
b) Đoạn mở bài đó nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể hay kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện? 
- Đoạn mở bài đó .............................
c) Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào ? 
– Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách.
Câu 2. Dựa vào gợi ý, hãy viết phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp.
* Gợi ý : 
a) Câu chuyện muốn nói với em điều gì về Bác Hồ? (VD : Với hai bàn tay và lòng yêu nước, Bác Hồ đã dũng cảm vượt khó khăn, nguy hiểm, ra nước ngoài để tìm đường cứu nước...)
b) Để mở bài theo cách gián tiếp, em sẽ nói chuyện gì khác gần gũi để dẫn vào câu chuyện? (VD : Với hai bàn tay và ý chí quyết tâm, con người có thể làm nên tất cả. Câu chuyện về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng với đôi tay lao động và nghị lực phi thường, càng giúp ta khẳng định điều đó. Câu chuyện như sau )
Câu 3. Đọc mỗi kết bài dưới đây, sau đó điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh lời nhận xét.
a) Kết bài trong truyện “Một người chính trực”: Tô Hiến Thành tâu :
- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
* Nhận xét : Đó là cách kết bài theo kiểu ...
 vì......................................................)
b) Kết bài trong truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: “Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt : “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa !”.”
* Nhận xét : Đó là cách kết bài theo kiểu ...
 vì.......................................................)
Câu 4. Dựa vào gợi ý, hãy viết phần kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.
* Gợi ý : Nếu viết kết bài theo cách mở rộng cho truyện Một người chính trực (hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca), em sẽ viết thêm đoạn văn nói về ý nghĩa hoặc lời bình luận như thế nào về truyện đó? (VD : Cho đến nay, lời nói trung thực, khảng khái của Tô Hiến Thành vẫn được mọi người truyền tụng và ca ngợi. Cuộc đời ông là một tấm gương đẹp đẽ về con người chính trực và can đảm... // An-đrây-ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất thương ông. Lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân của An-đrây-ca chính là những biểu hiện cao đẹp của tinh thần trách nhiệm đáng quý.)
c. Hoạt động 3: Sửa bài :
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động vận dụng:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2022
 Tiết 1, 2, 3: 
Luyện từ và câu:
 Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực
 I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực đặc thù.
- Biết được một số từ ngữ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. 
- Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí ) theo hai nhóm nghĩa, hiểu nghĩa từ nghị lực, điền đúng 1 số từ (nói về ý chí nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn. 
- Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
2. Năng lực chung:
 - Trả lời được các câu hỏi, đặt câu đúng yêu cầu. Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
 - HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
3. Phẩm chất học sinh cần đạt:
Chăm chỉ học tập, kiên trì trong mọi việc, trình bày cẩn thận bài, tự tin trong học tập.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động, kết nối:
- Thế nào là tính từ? Cho ví dụ.
- Gọi HS đặt câu có sử dụng tính từ. 
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
- Nêu MT tiết học, ghi đầu bài
2. Hoạt động luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS nêu các từ tìm được, lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Y/c HS nêu nghĩa của từ"nghị lực"
- Gọi HS tìm từ có nghĩa đã cho.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS tự làm bài và chữa bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc các câu tục ngữ.
-Y/c HS trao đổi về nghĩa của câu tục ngữ.
a. Lửa thử vàng, gian nan...
b. Nước lã mà vã nên hồ...
c. Có vất vả mới thanh nhàn ...
- Gọi HS nêu nghĩa của các câu tục ngữ.
- GV nhận xét và kết luận.
3. Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ và học thuộc các câu thành ngữ. 
- HS trả lời và nêu ví dụ.
- HS lên bảng đặt câu.
- Nhận xét, chữa bài.
 - Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS nêu:
a. chí lí, chí thân, chí tình, chí công,...
b. ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
- HS đọc đề bài.
- HS cùng bàn trao đổi thảo luận.
- HS đọc kết quả (Đáp án: dòng b)
- HS đọc. 
a. kiên trì, c. kiên cố, d. chí tình, chí nghĩa.
- HS đọc bài.
- HS nối tiếp nêu các từ cần điền.
- HS đọc lại đoạn văn.
- HS đọc đề bài.
- HS đọc trước lớp.
- HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Tiết 4:
 Chính tả 
 Tuần 12
 ( Lồng ghép Quốc phòng – An ninh)
 I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù.
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn của bài: Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr vần ươn/ương.
2. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề. 
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, sạch đẹp, tỉ mỉ.
 II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động, kết nối:
- GV đọc cho HS làm bảng BT 3 (tiết 11)
- GV nhận xét, sửa sai .
- Nêu MT tiết học, ghi đầu bài.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
- Yêu cầu HS đọc bài chính tả ... cảm theo cặp
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- HS nhận xét xem nhóm nào, bạn nào đọc hay
+ 1 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Tiết 3, 4.
 Kể chuyện.
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực đặc thù.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
2. Năng lực chung:
 Năng lực giải quyết vấn đề: Trả lời được các câu hỏi, đặt câu đúng yêu cầu. Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.	
 3. Phẩm chất:
 - Yêu thương, đùm bọc, sẵn sàng giúp đỡ, biết cảm thông và chia sẻ, yêu điều thiện.
 - GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
 - Yêu thích môn học, có thói quen đọc sách. 
II. Đồ dùng:
- Sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động, kết nối.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện(M1+M2) hoặc kể toàn chuyện(M3+M4) Bàn chân kì diệu 
+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- HS kể chuyện
+ Ý chí và nghị lực vươn lên chiến thắng số phận
2. Hoạt động khám phá.
* Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực. 
- Gọi HS đọc gợi ý. 
- Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK 
- HS đọc đề. 
- HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý. 
- Lần lượt HS giới thiệu truyện. 
+ Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay. 
+ Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. 
Lê Duy Ứng trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
+ Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước. 
Ngu Công trong truyện Ngu Công dời núi. 
+ Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu. 
(Những người bị khuyết tật mà em đã biết qua ti vi, đài, báo vẫn đỗ đại học và trở thành những người lao động giỏi)
- Lần lượt HS giới thiệu về nhân vật mà mình định kể. 
+ Tôi xin kể câu chuyện Bô- bin- xơn ở đảo hoang mà tôi đã được đọc trong truyện trinh thám. 
+ Tôi xin kể câu chuyện về anh Sơn người bị tàn tật mà vẫn học 2 trường đại học. Tấm gương về anh tôi đã được xem trong chương trình Người đương thời. 
+ Tôi xin kể chuyện về nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí
3 . Hoạt động thực hành.
a/. Kể chuyện theo cặp: 
 * Kể trong nhóm: 
- HS thực hành kể trong nhóm. 
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý: Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. 
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân vật. 
 * Kể trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
+ Ý nghĩa câu chuyện:
4. Hoạt động vận dụng.
- HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. 
- HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề
Tiết 1, 2, 3: ( Buổi chiều) 
 Tập làm văn:
 Kết bài trong bài văn kể chuyện
 I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được thế nào là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong bài văn kể chuyện.
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng.
- Rèn kỹ năng viết đoạn kết bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
- GD HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học: ti vi. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động, kết nối:
- Gọi HS đọc mở bài gián tiếp bài "Hai bàn tay"
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Nêu MT tiết học, ghi đầu bài.
2. Hoạt động khám phá:
Bài1,2: Gọi HS đọc nối tiếp truyện "Ông Trạng thả diều".
- Y/c tìm đoạn kết trong truyện.
- Gọi HS đọc đoạn kết bài vừa tìm được.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn kết bài.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Y/c HS đọc 2 cách kết bài và nêu nhận xét.
- Gọi HS nêu nhận xét.
- KL: cách kết bài thứ nhất là kết bài không mở rộng, cách kết bài thứ hai là kết bài mở rộng.
- Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng.
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
3. Hoạt động luyện tập: 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu .
- Y/c HS trao đổi cho biết những kết bài theo cách nào?
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả, nhận xét, bổ sung. 
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài viết.
- Sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Có những cách kết bài nào trong bài văn kể chuyện?.
- Dặn HS về nhà viết bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc bài..
- HS trao đổi và làm bài.
- HS đọc đoạn kết bài: Thế rồi vua... 
- HS đọc 
- Cả lớp làm bài.
- HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc và nêu nhận xét.
- Cách kết bài của truyện chỉ cho biết kết cục của truyện mà không đưa đưa ra lời nhận xét, đánh giá. Cách kết bài ở BT3 cho biết kết cục của truyện còn có những lời nhận xét, đánh giá làm cho người đọc khắc sâu ghi nhớ, ý nghĩa.
- Lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
+ 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi theo cặp.
- Cách a: kết bài không mở rộng.
- Cách b, c, d, e là kết bài mở rộng.
+ 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài.
- HS nêu kết quả và đọc lại cách kết bài.
+ 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
+ 3 - 4 HS đọc bài viết, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS nhắc lại.
 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2022
Tiết 1, 2, 3:
 Luyện từ và câu
 Tính từ ( tiếp theo)
 I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực đặc thù.
- Biết được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. 
- Biết cách sử dụng tính từ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất. Biết đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được.
2. Năng lực chung:
Năng lực giải quyết vấn đề: Trả lời được các câu hỏi, đặt câu đúng yêu cầu. Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất học sinh cần đạt:
- Chăm chỉ học tập, kiên trì trung thực trong mọi việc, trình bày cẩn thận bài, tự tin trong học tập.
- Giáo dục ý thức học tập và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học: Ti vi .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động, kết nối:
- Y/c HS tìm 3 tính từ, đặt câu với các tính từ đó.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Nêu MT cần đạt tiết học, ghi đầu bài.
2. Hoạt động khám phá:
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài.
- Y/c HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy.
- Giảng: Mức độ đặc điểm của tờ giấy trắng được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy trăng trắng), tính từ (trắng) đã cho ban đầu.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và ND.
- Y/c HS trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại kiến thức: có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất:
+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
+ Thêm các từ: rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ.
+ Tạo ra phép so sánh.
- Y/c HS nhắc lại các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Y/c HS lấy ví dụ minh hoạ
3. Hoạt động luyện tập:
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Y/c HS làm bài.
-H: các từ in đậm thuộc loại từ nào?
- Các từ chỉ mức độ, đặc điểm, tính chất đứng ở vị trí nào của tính từ.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS trao đổi, tìm từ.
- Gọi HS nêu các từ tìm được.
- GV nhận xét và kết luận từ đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS đặt câu.
- Nhận xét, chữa câu.
4. Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS tìm từ.
+ 3 HS lên bảng làm - lớp nhận xét, sửa sai
- Lắng nghe.
+ 1 HS đọc.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi.
- Hs nêu kết quả
Đáp án: a. Mức độ trắng bình thường.
b. Mức độ trắng rất ít.
c. Mức độ trắng cao.
- HS lần lượt trả lời:
+ Ở mức độ trắng TB dùng từ: trắng. 
+ Ở mức độ trắng ít: trăng trắng. 
+ Ở mức độ trắng cao: trắng tinh. 
- Lắng nghe.
+ 1 HS đọc.
+ 2 HS trao đổi theo cặp.
+Thêm từ "rất" vào trước TT -> rất trắng.
+ Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ "hơn", "nhất" với TT "trắng" -> trắng hơn, trắng nhất.
- Lắng nghe.
+ 2 HS nhắc lại.
+ 3 HS đọc nội dung ghi nhớ, lớp đọc thầm.
- (VD: tim tím, tím biếc, rất tím,...)
+ 1 HS đọc.
- Cả lớp làm bài.
- ...là tính từ.
- đứng trước hoặc sau TT.
+ 1 HS đọc to đoạn văn.
+ 1 HS đọc đề.
- HS làm bài.
- HS nối tiếp nêu.
C1: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm,..
C2: rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, đỏ quá, quá đỏ, đỏ cực,...
C3: đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son,...
- 1 HS đọc.
- HS tự làm bài.
VD: Mẹ về làm em vui quá.
Bầu trời cao vút.
- Lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4:
 Tập làm văn
 Kể chuyện ( Kiểm tra viết)
 I. Yêu cầu cần đạt:
- HS thực hành viết 1 bài văn kể chuyện. 
- Biết viết đúng nội dung yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Lời kể tự nhiên, chân thật, diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện, đề bài TLV.
 III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Thực hành viết:
- GV chép đề bài trên bảng.
- HD HS tìm hiểu đề bài.
- Yêu cầu HS chọn một trong 3 đề bài sau:
Đề 1: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã học hoặc đã nghe về lòng nhân hậu.
Đề 2: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã học hoặc đã nghe về lòng trung thực.
Đề 3: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã học hoặc đã nghe về ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- HS viết bài.
- Thu bài để chấm.
3. Vận dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2022
 Tiết 1, 2:
 Tập làm văn
 ( soạn thứ năm) 
Tiết 4: 
 Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2022_2023_ban_dep.doc