Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023

TẬP ĐỌC

Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc tên riêng nước ngoài( Xi-ôn-cốp-xki) Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

- Hiểu nghĩa các từ: Thiết kế, khí cầu, tâm niệm

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.

- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

KNS: Xác định giá trị bản thân. Đặt mục tiêu. Quản lý thời gian

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ (SGK), bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 20122
Sáng GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sinh hoạt dưới cờ 
TẬP ĐỌC
Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc tên riêng nước ngoài( Xi-ôn-cốp-xki) Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
- Hiểu nghĩa các từ: Thiết kế, khí cầu, tâm niệm
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
KNS: Xác định giá trị bản thân. Đặt mục tiêu. Quản lý thời gian
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ (SGK), bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Mở đầu.
– GV cho HS hát
- Gọi 2 HS đọc bài : Vẽ trứng 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
*Luyện đọc
 - Gọi 1 HS đọc bài 
? Bài được chia làm mấy đoạn?
- Đọc theo đoạn
+ L1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
+ L2: Kết hợp giảng từ.(Đoạn 3: Khí cầu, sa hoàng, thiết kế)
- Đoạn 4: giảng từ:Tâm niệm, tôn thờ 
? Khi đọc ta cần đọc với giọng ntn?
- Cho Hs đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
*Tìm hiểu bài:
 - Gọi 1 em đọc đoạn 1
? Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
? Lúc còn nhỏ ông đã làm gì để bay được?
- Non nớt 
? Theo em, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của ông?
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Đọc đoạn 2,3
? Để tìm hiểu điều bí mật đó ông đã làm gì?
? Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình ntn?
- Hì hục ?
? Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
? Đoạn 2,3 nói lên điều gì?
- Đọc đoạn 4
- Nội dung đoạn 4 ?
- GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki 
? Nêu ND của bài?
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
*HD HS đọc diễn cảm:
? Khi đọc bài các bạn đọc với giọng như thế nào ??
- Cho HS luyện đọc đoạn 2
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
? Truyện giúp em hiểu điều gì?
? Em hãy đặt tên khác cho truyện ? 
- Nhận xét giờ học: 
- về nhà ôn bài, chuẩn bị bài :Văn hay chữ tốt.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc
- 4 đoạn.
Đoạn 1: ... vẫn bay được.
Đoạn 2: ... dến tiết kiệm thôi.
Đoạn 3: ...dến các vì sao. 
Đoạn 4: còn lại.
- 4 học sinh nối tiếp đọc 4 đoạn
- Giọng đọc trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
- Đọc theo cặp 
- 1, 2 học sinh đọc cả bài
- Theo dõi.
- HS đọc đoạn 1.
- Được bay lên bầu trời
- Dại dột nhảy qua cửa sổ..
- Còn quá nhỏ.
- Hình ảnh quả bóng bay.
*Ý 1: Ước mơ của Xi-ôn- cốp-xki
- HS đọc đoạn 2,3.
- Mua sách đọc, làm thí nghiệm nhiều lần
- Ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách, dụng cụ thí nghiệm, ...không nản chí
- Làm việc chịu khó, vất vả.
- Khổ công nghiên cứu.
- Ý 2: Ước mơ đẹp ..., lòng quyết tâm thực hiện ước mơ
- HS đọc đoạn 4.
- Ý 3: Sự thành công của ông..
- Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suôt 40 năm , đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi, khâm phục 
- Luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- Muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó.
- 2,3 HS đặt tên khác cho truyện 
TIẾNG ANH:
(GV Tiếng Anh dạy)
TOÁN
Tiết 61: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- HS biết vận dụng vào làm bài tập nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy toán học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Ý thức học, vận dụng tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng lớp, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
- Gọi 1 em lên làm trên bảng lớp: Tính giá trị của biểu thức:
 45 x 32 + 1245 =
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Trường hợp tổng hai chữ số nhỏ hơn 10.
- GV viết phép tính: 27 x 11
- YC học sinh đặt tính và thực hiện phép tính:
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
 - Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số khác nhau ở điểm nào?
-Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 2 cộng 7 bằng 9, viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297
- Vậy 27 x 11 = 297
 - Yêu cầu HS nhẩm 41 x 11
* Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. 
- GV ghi bảng: 48 x 11
 - Cho HS làm bảng con
? Em có nhận xét gì về tích riêng của phép nhân trên?
? Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng?
? Nhận xét về các chữ số trong kết quả của phép nhân?
- Vậy ta nhẩm như sau:
 4 + 8=12
- Viết 2 xen kẽ 4 và 8 được 428
 Thêm 1 vào 4 của 428 được 528
(Trường hợp tổng của 2 số bằng 10 làm tương tự như trên.)
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm
 - Cho học sinh nối tiếp nêu kết quả
- Gọi HS nhận xét, nêu cách làm.
 Bài 2*. 
- Đọc nêu YC
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Chữa bài nhận xét 
 Bài 3:
 - Hướng dần HS tìm hiểu bài và tóm tắt.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV kiểm tra một số bài.
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
 Bài 4*. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, bổ sung.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Muốn nhân nhẩm một số với 11 ta làm
 như thế nào?
- Nhận xét chung tiết học. Về ôn bài
- HS hát
-1 HS làm bảng lớp. Lớp làm bảng con:
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào bảng con
x
 27
 11
 27
 27
 297
- Đều bằng nhau và bằng thừa số thứ nhất.
- Số 297 chính là số 27 sau khi được thêm tổng của 2 chữ số(2 + 7 = 9) vào giữa
- HS nhắc lại.
 - HS tính bảng con
- Đều bằng 48
- HS nêu
 - 8 là hàng đơn vị của 8
- 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 ( 4 + 8 = 12)
- 5 là 4 +1 với 1 là hàng chục của 12 nhớ sang.
- HS nhắc lại cách làm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài nối tiếp.
- HS nhận xét, giải thích cách làm..
 - HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
x : 11 = 25 x : 11 = 78
 x = 25 x 11 x = 78 x 11
 x = 275 x = 858
- HS đọc đề. 
- Tóm tắt.
- Lớp làm vở. 1 HS làm bảng phụ.
 Bài giải:
Số HS của khối lớp 4 có là:
11 x 17 = 187 ( Học sinh )
Số HS của khối lớp 5 có là:
11 x 15 = 165 ( Học sinh )
Số học sinh của cả hai khối lớp là:
187 + 165 = 352 ( Học sinh ) 
 Đáp số : 352 Học sinh.
- HS đọc đề. 
- Cho HS làm nháp + bảng phụ.
Câu b đúng. Câu a, c,d sai.
- HS trả lời.
Chiều CHÍNH TẢ (Nghe - viết): 
	Tiết 13: 	Người tìm đường lên các vì sao
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Người tìm đường lên các vì sao 
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu l/n.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
- Gvcho HS thi viết đúng các từ : Châu báu;con trâu, trân trọng, chân tay.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
- GV đọc bài viết
? Đoạn văn viết về ai?
? Câu chuyện về nhà khoa học Xi-ôn-côp-ki kể về chuyện gì làm em cảm phục?
? Nêu từ khó viết?
- Gv đọc cho HS viết bảng con: - Xi-ôn-côp-ki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt..
- GV đọc bài chính tả.
- GV đọc soát lỗi.
- GV kiểm tra , nhận xét 1 số bài
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 2a: 
 - Cho HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét.
Bài 3a:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT:
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét đánh giá
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
 - Nhận xét chung giờ học
 - Luyện viết lại bài. Chuẩn bị bài sau
- Thi viết
- Theo dõi SGK
- ...viết về nhà khoa học Xi-ôn-côp-ki.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS viết vào bảng con
- Viết bài vào vở
- Đổi bài kiểm tra chéo
- HS đọc yêu cầu: 
- HS làm bài vào VBT.
- HS chữa bài. VD:
+ lung lay.
+ nôn nóng.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT.
- HS chữa bài:
 nản chí ( nản lòng) 
 lí tưởng 
 lạc lối 
KHOA HỌC:
Tiết 25: Nước bị ô nhiễm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Sau bài học HS biết :
- HS phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Giáo dục ý thức không làm ô nhiễm không khí, nguồn nước
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu khoa học
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Hình vẽ trang 52; 53 SGK 
- HS : Chuẩn bị theo nhóm dụng cụ thí nghiệm (1 chai nước sạch và 1 chai nước đã qua sử dụng); 2 chai không; 2 phễu lọc nước, bông để lọc nước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
 ? Nêu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật, thực vật?
? Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí?
- Nhận xét 
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
- Cách tiến hành
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm
+ Bước 2: HS làm việc theo nhóm
- Cho HS quan sát 2 chai nước
? Chai nào là nước đã qua sử dụng? Chai 
nào là nước giếng?
- Cho HS lọc nước ở hai chai đó vào hai chai khác
? Nhận xét về 2 miếng bông vừa lọc?
? Bằng mắt thường có thể nhìn thấy những thực vật nào sống ở ao, hồ?
? Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy?
- GV kết luận (SGV- tr 107)
* Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
- Cách tiến hành
+ Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- Giao nhiệm vụ cho HS
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 3: Trình bày và đánh giá
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng
*Kết luận: Yêu cầu học sinh đọc mục Bạn cần biết (SGK- 53)
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Trò chơi sắm vai
- GV đưa ra tình huống: Minh đến nhà Nam chơi. Mẹ bảo Nam gọt quả mời bạn. Vội quá Nam liền rửa dao vào ch ... 
- GV cho HS hát
- HS lên bảng làm, lớp làm nháp : 465 x (40 - 5) 
- GV nhận xét , Giới thiệu bài.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS làm nháp+ bảng lớp.
- Gọi HS chữa bài.
- HS đọc đề 
- Làm bài cá nhân.
- HS chữa bài.
a. 10 kg = 1yến b. 1.000kg = 1 tấn
 50 kg = 5 yến 8.000kg = 8 tấn
 80 kg = 8 yến 15.000kg = 15 tấn
c.100cm2 = 1dm2; 800cm2 = 8 dm2
- Nhận xét.
- Đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng?
 1700cm2 = 17 dm2.
- HS đọc.
Bài 2: Tính.
- Cho HS làm bảng con.
- HS đọc đề 
- Làm bài.
Kết quả: 
a. 62980
 81000 
b. 97 375 
 63 963
c. 548
 	900
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Cho HS làm vở.
- HS đọc đề 
- Làm bài vào vở + bảng phụ..
2 39 5 = 2 5 39 = 10 39 = 390
302 16 + 302 4 = 302 ( 16 + 4 )
 = 302 20 = 6040 
- GV kiểm tra bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
769 85 - 769 75 = 769 ( 85 - 75)
 = 769 10 = 7690.
Bài 4*: 
- Đọc đề, phân tích và làm bài vào nháp.
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút.
Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể được là: 
25 + 15 = 40 (l)
Sau 75 phút cả 2 vòi nước chảy vào bể được là:
40 75 = 3000(l)
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
 Đáp số = 3000(l).
Bài 5*: 
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Hs làm nháp.
- S = a a
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
 - Với a = 25m 
 S = a a = 25 25= 625(m2)
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét chung tiết học.
- Ôn và làm lại bài. Chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN:
	Tiết 26: 	Ôn tập văn kể chuyện
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS có những hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện.
- Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng lớp, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
? Thế nào là văn kể chuyện
- Giới thiệu bài
- HS trả lời
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 1: 
- Phân tích đề bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Đề thuộc loại văn bản nào?
a. Văn viết thư.
b. Văn kể chuyện.
c. Văn miêu tả.
? Vì sao đề 2 là văn kể chuyện.
- Vì học sinh phải kể lại được 1 câu chuyện có nhân vật, có cốt truyện, diễn
biễn, ý nghĩa.
Bài 2,3: 
- Nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS tự chọn đề tài.
- Nói đề tài mà mình chọn kể.
- Cho HS tập kể chuyện theo cặp.
- Thực hành, từng cặp kể và trao đổi về câu chuyện.
- Thi kể trước lớp.
- 1 vài nhóm thi kể.
- GV cho HS trao đổi về câu chuyện HS vừa kể
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ tính cách của nhân vật thể hiện ở chi tiết nào?
+ Câu chuyện nói với em điều gì?
+ Câu chuyện được mở đầu và kết thúc như thế nào?
- Nhận xét
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận về văn kể chuyện.( Viết bảng phụ).
+ Văn kể chuyện: Kể lại một chuỗi các sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Nhân vật: Là người hay con vật, lời nói, suy nghĩ...của nhân vật nói lên tính
cách của nhân vật
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật
 + Cốt truyện: Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu - diễn biến - kết thúc.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- HS đọc lại.
- Nhận xét chung, dặn dò.
- Ôn và tập kể lại bài. Chuẩn bị bài sau
KHOA HỌC
Tiết 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh biết: 
- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
- Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với SK con người.
- KN: Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lựctìm hiểu khoa học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Có ý thức không làm ô nhiễm không khí, nguồn nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Các hình trong SGK. Tranh ảnh về nguồn nước bị ô nhiễm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động Mở đầu.
? Nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật và thực vật? 
? Thế nào là nguồn nước bi ô nhiễm?
? Thế nào là nguồn nước sạch?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Tìm hiểu 1 số nguyên nhân làm nướcbị ô nhiễm.
 - HS nêu
Bước 1: Tổ chức - hướng dẫn
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát các hình SGK.
+ Bước 2: Thảo luận
- Tạo nhóm 2 thảo luận.
? Hãy mô tả những gì em thấy trong hình?
+ Hình nào cho biết sông, hồ... bị ô nhiễm, bẩn, nguyên nhân?...
+ H1: Nước thải của nhà máy chảy ra không qua xử lí xuống sông làm nước sông có màu đen, bẩn. Nước sông bị ô nhiễm...
+ H2: Ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào trong ống nước, chảy vào các gia đình...
 + H3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển...
+ H4: Hai người lớn đang đổ rác , chất thải xuông sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị bẩn gây ô nhiễm.
H5: Bón phân hóa học cho rau
H6: Phun thuốc trừ sâu cho lúa
H7: Khí thải không qua xử lí.
H8: Khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải ngấm xuống làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
- Trình bày trước lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
? Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước?
- Xả rác thải, phân, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước..sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của các nhà máy... khói bụi làm ô nhiễm nước mưa. Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu...
* Tìm hiểu thực tế
? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm?
- Do nước thải từ các chuồng trại của các hộ gia đình đổ trực tiếp xuống sông. Do nước thải từ các nhà máy không qua xử lí, do khí thải từ các nhà máy, do gần nghĩa trang, do sông có nhiều rong rêu, đất bùn không được khai thông...
? Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? 
- GV kết luận: Có tới 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Liên hệ ý thức bảo vệ môi trường, làm sạch nguồn nước ở gia đình, địa phương
* Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
? Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật và
- Nước bị ô nhiễm là nơi các vi sinh vật sống, phát triển và truyền bệnh như tả, lị,
- HS tự liên hệ.
- HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:
thực vật?
- GV nhận xét và cho quan sát hình 9
- Đọc mục ghi nhớ SGK
- Là môi trường tốt để các loài sinh vật sống như: Rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi muỗi...Chúng phát triển và gây bệnh tới con người.
- HS quan sát.
- 4 HS đọc ghi nhớ SGK
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét về tiết học.
- Ông lại bài. Chuẩn bị bài sau.
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sơ kết tuần 13
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đánh giá mọi hoạt động trong tuần. Học sinh thấy được những ưu điểm, nhược điểm của mình để phát huy và khắc phục.
- Đề ra phương hướng tuần 14
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo;.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Cán sự lớp nhận xét ( Theo sổ theo dõi của lớp)
2. GV nhận xét:
*Ưu điểm:
 - Ngoan đoàn kết với bạn bè, biết giúp đỡ những bạn bè
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi tới lớp
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ. Bàn ghế gọn gàng.
* Nhược điểm:
- 1 số bạn còn nói chuyện trong giờ học
- Quên sách vở và đồ dùng học tập
- Về nhà một số em chưa hoàn thành bài tập đầy đủ
- Một số em nhận thức chưa nhanh
3. Phương hướng tuần 14:
- Củng cố, duy trì nề nếp học tập.
- Tiếp tục học và thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra.
- tiếp tục bồi dưỡng HS tham gia thi Trạng nguyên Toàn tài, Trạng nguyên Tiếng Việt
4. Liên hoan văn nghệ
- GV tổ chức cho HS liên hoan văn nghệ với chủ đề mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2022_2023.doc