Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

TiÕt 1: Chµo cê

TẬP CHUNG ĐẦU TUẦN

Tiết 2: Toán

CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ (Tr.8)

I. Mục tiêu:

- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa các đơn vị, các hàng liền kề.

- Rèn kĩ năng viết và đọc các số có tới sáu chữ số.

- Giáo dục HS có tính cẩn thận, chính xác trong học toán.

II. Phương pháp, Phương tiện dạy học:

- Phương pháp đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm.

- Bảng phụ kẽ sẵn nội dung SGK.

 

docx 29 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngµy so¹n: 12/9/ 2021
Ngµy gi¶ng: Thø hai ngµy 14 tháng 9 năm 2021
TiÕt 1: Chµo cê 
TẬP CHUNG ĐẦU TUẦN
Tiết 2: Toán 
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ (Tr.8)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa các đơn vị, các hàng liền kề.
- Rèn kĩ năng viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
- Giáo dục HS có tính cẩn thận, chính xác trong học toán.
II. Phương pháp, Phương tiện dạy học:
- Phương pháp đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm. 
- Bảng phụ kẽ sẵn nội dung SGK.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
12’
5’
5’
5’
4’
3’
A. Mở đầu:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra và chấm 1 số vở BT ở nhà của HS.
- GV nhận xét, đánh giá việc học bài ở nhà của HS
B. Các họat động dạy học:
1. Khám phá:
- Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng. 
2. Kết nối: 
Giới thiệu số có sáu chữ số:
- Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề
- Hàng trăm nghìn:
- GV giới thiệu: 
+ 10 chục nghìn = 1trăm nghìn
+ Một trăm nghìn viết là: 100000.
- Viết và đọc số có sáu chữ số: 432 516
- GV gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 lên các cột tương ứng.
- Yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn.
- GV viết số.
3. Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
a. GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Số 313 214 gồm: 300 nghìn, 10 nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 1 chục, 4 đơn vị
b. Cho HS quan sát bảng ở SGK để viết số.
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn yêu cầu bài tập.
- GV kết luận, chốt lại bài đúng. 
Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo nhóm 2
- Cho HS đọc nối tiếp các số
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vào vở.
- GV nhận xét một số em.
- Nhận xét kết quả.
C. Kết luận:
 - GV nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- HS để vở BT lên bàn
- HS lắng nghe
- HS nêu
+ 10 đơn vị = 1 chục.
+ 10 chục = 1trăm.
+ 10 trăm = 1nghìn.
+ 10 nghìn = 1 chục nghìn
- Nhắc lại.
- HS quan sát bảng ở trang 8 SGK.
- HS gắn kết quả cuối bảng và xác định số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn...
- Nhắc lại cách đọc và viết số có sáu chữ số.
- HS đọc.
- HS phân tích mẫu.
- HS suy nghĩ và trình bày yêu cầu bài tập.
- HS nêu kết quả cần viết vào ô trống: 523 453.
- Cả lớp đọc số
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài và nêu kết quả.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS đọc số theo cặp.
- HS đọc nối tiếp các số
- HS lắng nghe
- HS làm vào vở
63 115, 723 936, 943 103,
 860 372
- HS lắng nghe
Tiết 3: TËp ®äc 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. 
- Chọn được danh hiệuphù hợp với tính cách của Dế Mèn.
II. Phương pháp, Phương tiện dạy học:
- Phương pháp đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm 
- Tranh minh họa ở sách giáo khoa phóng to.
III. Tiến trình dạy học:
 TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10’
12’
10’
4’
A. Mở đầu	
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ ốm”. Nêu nội dung bài thơ?
- GV nhận xét, tuyên dương. 
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối: 
2.1. Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- GV chú ý sửa sai cách phát âm.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm từng đoạn và lần lượt trả lời câu hỏi:
 + Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
 + Dế Mèn làm cách nào để bọn Nhện phải sợ?
 + Dế Mèn nói thế nào để bọn Nhện phân ra lẽ phải?
+ Sau đó bọn Nhện đã hành động như thế nào?
+ Hãy chọn danh hiêụ cho Dế Mèn?
- Chốt nội dung bài và yêu cầu HS nhắc lại ND bài đọc.
 3. Thực hành: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn học sinh đọc giọng đọc phù hợp từng đoạn.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
C. Kết luận:
- Cho HS nêu lại nội dung bài đọc.
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS nhận xét bạn.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc nối tiếp lần 2 và kết hợp nêu nghĩa các từ “chóp bu”, “nặc nô”.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc trước lớp
- HS đọc thầm và trả lời.
 + Bọn nhện chăng tơ từ bên này sang bên kia ...
+ Dế Mèn dùng lời lẻ thách thức “chóp bu bọn này, ta” để ra oai.
 + So sánh bọn Nhện giàu có, béo múp với chị Nhà Trò gầy yếu, bé tẹo và nghèo khổ...
 + Bọn Nhện nhận ra lẽ phải phá dây tơ, chạy cuống cuồng...
- HS thảo luận đặt danh hiệu cho Dế Mèn (võ sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ anh hùng...)
- Nhắc lại và ghi vào vở.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (chọn giọng đọc phù hợp với nội dung bài).
- HS đọc đoạn “Từ trong hốc đá ... có phá vòng vây đi không”. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc hay trước lớp.
- 2 HS nêu nội dung
- HS lắng nghe
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Chính tả: (Nghe viết): 
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúngvà trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ đúng quy định
- Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3(a,b)
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thực hành.
- Phương tiện: Sách Tiếng Việt 4. Vở ghi chính tả và vở BT Tiếng Việt.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
20’
10’
3’
A. Mở đầu
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc, 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp những tiếng có âm đầu là l/n, vần an/ang.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học
1. Khám phá: GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối: HD học sinh nghe viết:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Gọi 1 HS đọc bài viết, cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
- Cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận ý đúng
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu các từ khó viết, dễ lẫn khi viết chính tả
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- Cho HS nhận xét, sửa chữa.
3. Thực hành: Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách trình bày bài viết
- GV đọc to, rõ ràng, chậm rãi cho HS viết.
- Theo dõi, giúp đỡ HS chậm, nhắc nhở về tư thế, cách cầm bút, ...
+ Soát lỗi và nhận xét:
- GV đọc để HS soát bài
- Cho HS đổi vở soát lỗi.
- GV nhận xét và nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đọc truyện vui “Tìm chỗ ngồi” để trả lời câu hỏi:
+ Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
 - GV kết luận.
Bài tập 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gv hướng dẫn giúp HS giải thích câu đố
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt lời giải đúng
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ loài vật có tiếng bắt đầu bằng s/x. 
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp những tiếng có âm đầu là l/n, vần an/ang.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý cách viết các tên riêng. 
+ Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn tới trường với đoạn dường dài hơn 4 km, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh.
- HS nêu các từ khó viết, dễ lẫn khi viết chính tả.
- 3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết vào bảng con hoặc vở nháp.
- HS đọc các từ vừa tìm được.
- HS viết vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ và làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đọc thành tiếng, lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi:
 + Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thực chất bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi.
- 1HS đọc câu đố, cả lớp suy nghĩ tìm từ
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
 Lời giải: Chữ sáo và sao
+ Dòng 1: Sáo là tên 1 loài chim
+ Dòng 2: Bỏ sắc thành sao
- HS lắng nghe
Tiết 2: Kĩ thuật
VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
I. Mục tiêu: 
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
 	- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
 	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Quan sát, thực hành.
- Phương tiện: + Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: Một số mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.- Kim khâu, kim thêu các cỡ; Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu .
 	+Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
28’
3’
A. Mở đầu
1. Khởi động : Hát . 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét, đánh giá chuẩn bị đồ dùng.
B. Các hoạt động dạy học
1. Khám phá: GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng. Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu. 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
2. Kết nối: 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
 - GV cho HS quan sát H4 SGK và hỏi: em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu.
- GV nhận xét và nêu đặc điểm chính của kim: Kim khâu và kim thêu làm bằng kim loại cứng, nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, mũi kim nhọn, sắc, đuôi kim dẹt có lỗ để xâu kim.
- Hướng dẫn HS quan sát H5a, b, c SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV nêu những đặc điểm cần lưu ý và thực hiện minh hoạ cho HS xem.
- GV thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ vào vải để HS thấy tác dụng của vê nút chỉ.
b. Hoạt động 2: Thực hành xâu kim và vê nút chỉ.
+ Hoạt động nhóm: 2 - 4 em/ nhóm để giúp đỡ lẫn nhau. 
- GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- GV gọi một số HS thực hiện các thao tác xâu kim, nút chỉ.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài giờ sau. 
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Nghe, theo dõi
- HS quan sát H.4 SGK và trả lời: Kim khâu, kim thêu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau nhưng đều có cấu tạo giống nhau.
 -HS quan sát hình và nêu.
- HS thực hiện thao tác này.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc cách làm ở cách làm ở SGK.
- Học sinh nêu
- HS thực hành.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS nhận xét thao tác của bạn.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình.
Tiết 3: Ôn toán
ÔN CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ 
I. ... trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
16’
5’
5’
5’
3’
A. Mở đầu
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng: GV đọc số các em ghi bảng.
- Nhận xét kết quả.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
+ So sánh 99 578 và 100 000
- GV viết số lên bảng.
- GV nhắc lại để chọn dấu hiệu dễ nhận biếtnhất đó là căn cứ vào các chữ số.
Số 99578 có 5 chữ số, số 100000có 6 chữ số. Như vậy 5 < 6
- GV cùng HS so sánh trên bảng
+ So sánh 693251 và 693500.
- GV viết số lên bảng.
- GV nhắc lại: Hai số đều có các chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số từ trái sang phải (từ hàng lớn nhất) hàng nào có số lớn hơn thì số đó lớn hơn.
3. Thực hành:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn mẫu câu 9999 < 10000.
- Cho HS làm bài vào bảng con
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài, chốt ND bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cho HS hoạt động nhóm đôi. 
- Gọi vài HS lên bảng thực hiện.
- GV kết luận: (902 011)
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở
- Cho HS nhận xét
- GV chốt kết quả đúng
C. Kết luận.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau.
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp ghi vào giấy nháp.
- HS nhận xét kết quả 
- HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm, rồi giải thích vì sao lại chọn dấu <
- HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm, rồi giải thích vì sao.
99 578 < 100 000
- HS lắng nghe
- HS so sánh theo GV
693251 < 693500.
+ Nhắc lại.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào bảng con
99 999 < 100 000;
653 211 = 653211
726585 > 557 652;
43256 < 342510
845 713 < 854713.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động theo nhóm đôi
- HS lên bảng thực hiện kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
2467, 28092, 932018, 943567
-HS lắng nghe
Tiết 3: TËp lµm v¨n: 
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG
 BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Hiểu: Trong bài ăn kể chuyện việc tả ngoại hình nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ)
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục II); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2)
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm
- Phương tiện: Phiếu học tập khổ to viết yêu cầu bài tập 1, SGK Tiếng Việt 4.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
15’
6’
7’
5’
A. Mở đầu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học trước.
- GV nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học:
 1. Khám phá: GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối: 
2.1. Nhận xét:
 - Gọi HS đọc nội dung các bài tập trong SGK.
- Cho HS trả lời câu hỏi:
 + Ngoại hình chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
- Đặc điểm ngoại hình chị Nhà Trò: 
- Ngoại hình: thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
2.1. Ghi nhớ:
- Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
- Gọi vài HS đọc ghi nhớ
3. Thực hành:
Bài tập1:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài và đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc?
+ Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
- Gv nhận xét và chốt
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu bài tập và nhắc HS có thể kể một đoạn kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV giúp đỡ những em yếu.
- Gọi vài HS kể trước lớp
- GV nhận xét.
C. Kết luận:
 + Khi tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?
 + Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
 - Nhận xét giờ học.
- 2 em nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học trước.
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp các bài tập 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, ghi vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
+ Sức vóc: Gầy yếu, 
+ Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
+ Cánh: hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.
+ Trang phục: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- HS rút ra ghi nhớ
- Vài HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và gạch chân những chi tiết tiêu biểu về hình dáng của chú bé liên lạc.
- 1 HS lên bảng gạch chân những từ mô tả về hình dáng tiêu biểu “tóc búi ngắn, hai túi áo trệ xuống, quần ngắn, chân nhỏ, mắt sáng...”
- Chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- Từng cặp HS quan sát tranh thực hiện yêu cấu của bài tập.
- HS tự làm bài
- Vài em kể trước lớp. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời: 
- HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu:
 - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ)
 - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành 
- Phương tiện: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ; SGK tiếng Việt 4.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
15’
8’
7’
3’
A. Mở bài.
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng làm bài tập1và 4.
 - Cho HS nhận xét.
 - GV nhận xét đánh giá.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
2.1. Nhận xét:
- GV hướng dẫn yêu cầu bài tập
- Cho HS đọc thầm và trả lời:
 + Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì?
 + Nó dùng phối hợp với dấu câu nào?
- GV nhận xét:
2.2. Ghi nhớ:
- Cho HS rút ra ghi nhớ:
 + Qua các ví dụ a, b, c em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì?
 + Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào?
- Gọi 2-3 HS đọc ghi nhớ
3. Thực hành:
Bài tập 1:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn yêu cầu bài tập.
- Cho HS thảo luận theo KT khăn phủ bàn.
- Gọi đại diện HS trình bày bài làm, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a) . phối hợp với dấu gạch đầu dòng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi”.
 - .phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
b) Giải thích cho bộ phận đứng trước, làm rõ những cảnh đep của đất nước .
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhắc nhở HS làm bài
- Yêu cầu HS đọc bài viết của mình trước lớp, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu, nó có tác dụng gì?
- HS nhận xét, GV nhận xét.
C. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- 2HS lên bảng làm bài tập1và 4.
- HS nhận xét.
 - HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1 (mỗi em mỗi ý).
+ Câu a: Dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép”.
+ Câu b: Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng.
+ Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích .
- HS rút ra ghi nhớ:
+ Dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói 
 + Khi dùng để báo hiệu lời nói cho nhân vật 
- 2-3 HS đọc ghi nhớ
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp,cả lớp đọc thầm bài và làm bài vào vở.
- HS thảo luận nhóm.
- Vài HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS đọc bài viết của mình 
- HS nhận xét
Ngày soạn: Ngày 16 /9/ 2021
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2021.
Tiết 1: To¸n: 
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu..
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
12’
8’
5’
6’
5’
A. Mở đầu. 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng viết số có sáu chữ số và nói rõ thuộc lớp nào, hàng nào.
- GV nhận xét kết quả. 
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối: Giới thiệu lớp triệu:
- Yêu cầu HS viết các số: một nghìn, một chục nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- GV giới thiệu:
 + 10 trăm nghìn gọi là 1 triệu. Viết số: 1 000 000.
 + 10 triệu còn gọi là một chục triệu. Viết số: 10 000 000.
 + 10 chục triệu còn gọi là một trăm triệu. Viết số: 100 000 000.
- GV giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành một lớp đó là lớp triệu.
3. Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS hoạt động theo nhóm đôi. 
- GV kết luận.
Bài 2: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn
- Gọi HS đọc kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV đọc số (SGK).
- GV chữa bài một số em và nhận xét kết quả.
C. Kết luận: 
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
- 2 HS lên bảng viết số có sáu chữ số và nói rõ thuộc lớp nào, hàng nào.
- HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng viết số: 1000, 10000, 100000.
10 trăm nghìn = 1triệu
10 triệu = 1chục triệu
10 chục triệu = 100 000 000
- Vài HS nhắc lại các hàng của lớp triệu.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đếm từ 1 000 000; 2 000 000; ... ;10 000 000.
- Đếm từ 10 000 000 đến 
100 000 000
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe
- HS lên bảng thực hiện kết quả.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS viết vào vở.
- 2 HS viết ở bảng.
Tiết 4: Sinh hoạt 
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Hội Đồng tự quản nhận xét chung trong tuần học vừa qua.
II. Giáo viên tổng hợp nhËn xÐt chung:
1.Ưu Điểm:
a) Nề nếp:
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
-NhiÒu em trong líp ®· cè g¾ng trong häc tËp và tham gia tích cực các hoạt động khác.
b) Học tập:
- Đa số các em có làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 Trong giờ học các em tham gia học tập tích cực.
Khen các em: Li, Diệu
c)Lao Động vệ sinh:
Vệ sinh s¹ch sÏ trong vµ ngoµi líp häc.
Hoµn thµnh viÖc ph©n c«ng quÐt dọn sân, lớp, khu vệ sinh được phân công. 
2. Tồn tại:
 - Mét sè em chưa có ý thức, trong giờ học còn hay làm việc riêng.
- Còn học sinh chưa đọc được, chữ viết còn quá ẩu, xấu: Lương
III. Kế hoạch tuần 3
- Duy trì mọi nề nếp, mọi hoạt động do trường, đội phát động.
- Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm chưa đạt được.
- Tiếp tục thi đua: Con ngoan trò giỏi.
- Tuyên dương, khen ngợi, uốn nắn kịp thời các tình huống sảy ra trong và ngoài lớp.
- Đăng kí giờ học tốt, ngày học tốt.
- Thi đua nhóm học tốt, đôi bạn cùng tiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2021_2022.docx