SẦU RIÊNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH VĂN BÁNH KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 22 LỚP 4/10 Từ 13/02/2023 đến 18/02/2023 THỨ/NGÀY TIẾT MÔN BÀI DẠY THGD Thứ hai 13/02/2023 1 Tập đọc Sầu riêng. 2 Toán Luyện tập chung (tr. 118) LH 3 Lịch sử Trường học thời hậu Lê. 4 Đạo đức Lịch sự với mọi người (tt). KNS 5 Chào cờ Sinh hoạt dưới cờ Thứ ba 14/02/2023 1 Mĩ thuật Giáo viên chuyên dạy. 2 Tập đọc Chợ tết. KNS 3 Toán So sánh hai phân số cùng mẫu số. 4 LT-VC Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?. KNS 5 Kể chuyện Con vịt xấu xí. KNS, MT Thứ tư 15/02/2023 1 Thể dục Giáo viên chuyên dạy. KNS 2 Tập làm văn Luyện tập quan sát cây cối. KNS 3 Toán Luyện tập ( tr.120). 4 Khoa học Âm thanh trong cuộc sống. KNS 5 Kỹ thuật Trồng cây, rau, hoa. Thứ năm 16/02/2023 1 Âm nhạc Giáo viên chuyên dạy. 2 LTVC Mở rộng vốn từ : Cái đẹp. LH 3 Toán So sánh hai phân số khác mẫu số. 4 Chính tả Sầu riêng ( N- V) KNS 5 Địa lý Hoạt động SX của người dân ở ĐB Nam Bộ. Thứ sáu 17/02/2023 1 Thể dục Giáo viên chuyên dạy. 2 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. 3 Toán Luyện tập (tr.122). LH, KNS 4 Khoa học Am thanh trong cuộc sống ( tt). 5 SHL Sinh hoạt lớp tuần 22. Thứ bảy 18/02/2023 1 KNS Giáo viên bộ môn giảng dạy. 2 Ôn tập Ôn tập. 3 Tiếng anh Giáo viên chuyên dạy. 4 Tiếng anh Giáo viên chuyên dạy. 5 TABN Giáo viên chuyên dạy. KNS DUYỆT CỦA BGH GVCN Hoàng Xuân Sơn Thứ Hai, ngày 13 tháng 02 năm 2023 Tiết 1: TẬP ĐỌC SẦU RIÊNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng - Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. 3. Phẩm chất - Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp 1. Mở đầu. Khởi động: 1’ - Y/c HS hát. Bài cũ : 3’ + Sông La đẹp như thế nào? + Theo em, bài thơ nói lên điều gì? Gv giới thiệu bài mới. (1’) 2. Khám phá. Hoạt động 1 : Luyện đọc : 10’. * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả. - Gọi 1 HS đọc bài. - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ sau: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :10’ * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu Hiểu ND: Cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? + Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng? + Quả sầu riêng có nét gì đặc sắc? + Dáng cây sầu riêng thế nào? + Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng. - Hãy nêu nội dung bài. - Liên hệ: Em có biết loại cây nào ở miền Bắc cũng có nhiều nét giống trái sầu riêng? Em có gì ấn tượng với loài cây đó? - Giáo dục HS tình yêu với cây cối, thiên nhiên và ý thức bảo vệ cây 3. Luyện tập, thực hành : 10’ Luyện đọc diễn cảm. Mục tiêu : Giúp học sinh đọc điễn cảm đoạn văn trong bài học. - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá chung - Gv nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. 3’ - Liên hệ giáo dục. + Em học được điều gì cách miêu tả cây sầu riêng của tác giả? - HS hát - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ + Nước sông La trong xanh như ánh mắt, bên bờ sông, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi + Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng dông La và nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu kì lạ. + Đoạn 2: Hoa sầu riêng tháng năm ta. + Đoạn 3: Còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quyện,lủng lẳng, rộ, thẳng đuột, quằn,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài . - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Sầu riêng là một loại cây ăn trái rất quý hiếm, được coi là đặc sản của miền Nam. + Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, hương sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Hoa đậu thành từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. + Quả sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục ngào ngạt.Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà . đam mê. + Thân cây sầu riêng khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo. + Các câu đó là: Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. + Hương vị quyến rũ đến kì lạ. + Đứng ngắm cây kì lạ này. + Vậy mà khi trái chín đam mê. Nội dung: Bài văn nêu lên giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng. - HS ghi lại nội dung bài - Cây mít - HS nêu những gì mình biết về cây mít - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. + Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc - Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về quả sầu riêng Kiểm tra. Trực quan, vấn đáp. Vấn đáp, thực hành. Thi đua. Điều chỉnh sau bài dạy: ********************************** Tiết 2: LỊCH SỬ. TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biêt được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học): + Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,... + Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu. 2. Kĩ năng - Mô tả được tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nền nếp thi cử) 3. Phẩm chất - Có ý thức tự hào về truyền thống hiếu học có từ lâu đời. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu học tập cho HS. + Tranh minh hoạ như SGK (nếu có) - HS: SGK, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp 1. Mở đầu. - Khởi động : 1’ - Bài cũ : 3’ Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - Trả lời các câu hỏi sau: + Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của vua Lê -GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới. - Giới thiệu bài mới : 1’* Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta cùng học bài hôm nay Trường học thời Hậu Lê. 2. Khám phá. *Hoạt động 1: Tổ chức giáo dục dưới thời Lê. 15’ Mục tiêu: Giúp học sinh biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học) - GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận: + Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào? + Chế độ thi cử thời Lê thế nào? * GV: Giáo dục thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo. Hoạt động 2: Việc học dưới thời Lê. 15’ Mục tiêu : Giúp học sinh mô tả được tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nền nếp thi cử) + Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? - GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục . * GV: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt. - Em hãy mô tả tổ chức giáo dục thời Hậu Lê? - Giới thiệu cho HS hiểu về thi Hương, thi Hội, thi Đình - GV chốt nội dung bài học 3. Vận dụng, trải nghiệm. 3’ - Liên hệ giáo dục lòng tự hào truyền thống đánh giặc ngoại xâm. - Giáo dục tự hào truyền thống hiếu học của cha ông. Hát Học sinh trả lời. +Vua có uy quyền tuyệt đối. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vuaquân đội. Học sinh nhắc tựa. - HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp: + Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở . + Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại. + Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu. - HS xem tranh, ảnh. - HS lắng nghe + Tổ chức trường học: Nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường học, có chỗ ở cho cả HS và kho sách + Người được đi học: co cháu vua, quan và con em thường dân học giỏi. + Nội dung học: Nho giáo. + Nền nếp thi cử: 3 năm có 1 kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kin thành. Những người đỗ thi Hội được thi Đình để chọn tiến sĩ. - HS đọc Bài học cuối sách - Giới thiệu nh ... tiếng ồn. + Nêu những việc nên làm và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi công cộng. - Nhận xét, chốt. * Kết luận, rút ra bài học 3. HĐ ứng dụng (1p) *GD BVMT Tiếng ồn có hại cho sức khoẻ của con người, cần hạn chế tiếng ồn và có giải pháp phòng chống tiếng ồn mọi lúc, mọi nơi Hát. - 1, 2 HS trả lời + Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, trao đổi, giải trí,.... + Tiếng chim hót, tiếng hát + Tiếng còi tàu, xe,.. - HS lắng nghe - HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án: Các nguồn gây tiếng ồn: tiếng loa đài quá to, tiếng còi và tiếng động cơ xe, tiếng phát ra từ chợ, tiếng chó sủa, tiếng từ công trường lao động,... - HS liên hệ: Nêu các tiếng ồn nơi mình sinh sống + Tác hại của tiếng ồn: gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. + Cách phòng chống: có quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai. + Làm việc nhẹ nhàng đi nhẹ, nói khẽ, không la hét, đập gõ bàn ghế - Thực hành phòng chống tiếng ồn tại gia đình, lớp học - Lắng nghe - Trả lời câu hỏi:Tại sao phòng hát ka-ra-ô-kê lại thường làm các bức tường sần sùi? Kiểm tra. Trực quan, vấn đáp. Trực quan, vấn đáp. Thực hành. * Điều chỉnh sau bài dạy : ******************************* Tiết 4: Tiết 110: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố KT về so sánh phân số 2. Kĩ năng - Thực hiện so sánh được các PS cùng MS, khác MS, cùng TS. - Vận dụng sắp thứ tự các số tự nhiên 3. Phẩm chất - Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán * Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3. HSNK làm tất cả bài tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu học tập - HS: Vở BT, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp 1. Mở đầu. Khởi động, kết nối : 1’ Bài cũ : 3’ Ai nhanh ai đúng. + Hãy nêu VD một phân số bé hơn 1? + Hãy nêu VD một phân số lớn hơn 1? + Hãy nêu VD một phân số bằng 1? - GV tổng kết trò chơi Giới thiệu bài mới : 1’ 2. Thực hành. Hoạt động 1 : Ôn tập so sánh phân số cùng mẫu số.7’ * Mục tiêu: Giúp học sinh so sánh được phân số cùng mẫu số. Bài 1a, b: HSNK hoàn thành cả bài - GV chốt đáp án. - Củng cố cách so sánh các phân số cùng MS, khác MS. - Lưu ý HS trong một số bài so sánh hai PS khác MS có thể chọn cách rút gọn hoặc quy đồng cho phù hợp Hoạt động 2 : Ôn tập so sánh phân số khác mẫu số. 8’ Bài 2a, b (HSNK hoàn thành cả bài) + Cách 1 chúng ta sẽ làm như thế nào? + Suy nghĩ về cách 2? - GV chốt đáp án, cách so sánh - Củng cố và bổ sung cách so sánh 2 cách so sánh phân số. + Quy đồng MS các PS rồi so sánh + So sánh các PS với 1 3.Thực hành. Ôn tập. 15’ Mục tiêu : Giúp học sinh so sánh phân số cùng tử số. Bài 3: So sánh hai phân số có cùng tử số. - GV yêu cầu HS xem lại phần c bài 1. + GV yêu cầu HS nêu cách so sánh đã làm ở bài tập 1 + Em có nhận xét gì về TS của 2 phân số trên? + Em có nhận xét gì mối quan hệ giữa TS và thứ tự của các số. + Như vậy, khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào? Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Chốt lại cách quy đồng MS các PS 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) -TBHT điểu hành lớp trả lời, nhận xét - HS lấy VD và thực hiện so sánh Học sinh nhắc tựa. Cá nhân - Nhóm 2 - Lớp Đáp án: a. < Vì 5 < 7 b. và = = Vì < nên < c. và = = = Vì > nên > d. Giữ nguyên . Ta có = = Vì < nên < . - Thực hiện nhóm 2 – Chia sẻ lớp Thực hiện QĐMS các PS rồi so sánh + So sánh các PS với 1 Đáp án: a) và ; > 1 Vì tử số lớn hơn mẫu số. < 1 Vì tử số bé hơn mẫu số. Nên > b) và ; > 1 Vì tử số lớn hơn mẫu số < 1 Vì tử số bé hơn mẫu số. Nên > c) và ; = ; < 1 Vì tử số bé hơn mẫu số >1 Vì tử số lớn hơn mẫu số. < nên < ; - HS đọc yêu cầu bài tập. - So sánh: và ; + Thực hiện QĐMS các PS rồi so sánh + Tử số của 2 phân số bằng nhau. + Tử số bé thì PS đó lớn hơn và ngược lại + Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Đáp án: *và ; > Vì 11 < 14 * và ; > Vì 9 < 11 - HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp a)Vì 4 < 5; 5 < 6 nên < ; < . b) Quy đồng mẫu số các phân số ; ; = = ; = = ; = = Vì < < nên < < - Chữa lại các phần bài tập làm sai BTPTNL: So sánh các phân số sau bằng cách thuận tiện nhât. a. ; b. bvc.. Kiểm tra. Thực hành Thực hành. Thực hành. * Điều chỉnh sau bài dạy : ****************************** Tiết 5: SINH HOẠT CHỦ NHIỆM I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS tự nhận xét tuần 22. - Rèn kĩ năng tự quản. - Giúp HS có ý thức trong học tập. II/CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: Giáo viên Chủ Nhiệm: Tổng kết tình hình lớp thông qua sổ theo dõi cá nhân của ban cán sự lớp. Soạn kế hoạch cho cho học sinh thực hiện trong tuần tiếp theo. Đối với học sinh: Ban cán sự lớp tổng kết hoạt động trong tuần qua. Các thành viên trong lớp tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập thể lớp. III/NỘI DUNG SINH HOẠT: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh PPVD 1. Ổn định tổ chức lớp(5’) - Lớp trưởng ổn định trật tự của lớp và cho các bạn văn nghệ đầu giờ. 2. Hoạt động 1(15’): Nhận xét, đánh giá tình hình học tập và nề nếp tuần qua: - Giáo viên mời lớp trưởng lên điều khiển lớp. - GV nhận xét chung và tuyên dương tổ - cá nhân xuất sắc nhất trong tuần qua. Lớp trưởng điều khiển lớp, yêu cầu: - Lớp trưởng lần lượt mời 4 tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình (về học tập, rèn luyện, nề nếp, tác phong, những bạn được tuyên dương, những bạn có khuyết điểm ) - Tổ trưởng mời các bạn khác nêu ý kiến bổ sung. - Lớp phó lên báo cáo tình hình học tập của cả lớp. Lớp trưởng nêu một vài nhận xét chung và tổng kết kết quả trong tuần qua. Lớp trưởng mời GV nhận xét và đánh giá chung. Học sinh được tuyên dương lên cả lớp vỗ tay khen ngợi. Học sinh có khuyết điểm đứng lên nhận khuyết điểm và hứa sửa chữa khuyết điểm. Báo cáo thuyết trình 3.Hoạt động 2: (15’) Phương hướng kế hoạch hoạt động tuần tới. - Giáo viên đưa ra những nội dung cần làm ở tuần sau: + Thi đua Dạy tốt – học tốt. + Tuyên truyền phòng ngừa COVID -19, sốt xuất huyết + Nhắc HS cần tiêm ngừa đầy đủ. + Phát huy văn hóa đọc sách. - Giáo viên mời lớp trưởng lên điều khiển lớp để chốt phương hướng hoạt động cho tuần sau. - Giáo viên đồng ý thống nhất với các ý kiến của các em, trong việc thực hiện nội dung tuần sau. -Học sinh lắng nghe. Lớp trưởng lần lượt mời các bạn đóng góp ý kiến. + Thi đua Dạy tốt – học tốt : ⬧Bắt cặp đôi bạn học tập bạn giỏi kèm bạn chậm . ⬧ Treo thưởng cá nhân nếu có nhiều nhận xét tốt trong học tập. + Tuyên truyền phòng ngừa các bệnh trong mùa mưa. ⬧ Sưu tầm một số tranh ảnh về bệnh sốt xuất huyết, bệnh cảm lạnh do nhiễm mưa, bệnh ho treo ở bảng thông tin của lớp, để các bạn đọc hiểu và phòng bệnh. ⬧ Đối với những bạn đi xe đạp phải đem theo nón áo mưa để phòng bị ướt mưa. ⬧ Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở, môi trường xung quanh. + Phát huy văn hóa đọc sách. ⬧ Tham gia mua báo Đội, đọc và làm theo báo Đội. ⬧ Sưu tầm truyện hay, viết cảm nghĩ của mình về cuốn sách, cuốn truyện mình yêu thích. -Các em đồng ý thống nhất các ý kiến trên. Giảng giải 4. Củng cố - dặn dò (5’) -Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, vệ sinh lớp. - Tăng cường rèn chữ, giữ vở. Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. - Lắng nghe – thực hiện theo * Điều chỉnh sau bài dạy : *************************************************************************** Thứ Bảy, ngày 18 tháng 02 năm 2023 Tiết 1: Kỹ năng sống Giáo viên chuyên dạy. ****************************** Tiết 2: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Mức 1: Tìm được từ láy, từ ghép. Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai”. ‘cái gì” - Mức 2: Tìm được danh từ trong đoạn văn. Đặt câu - Mức 3: Xác định được từ ghép phân loại, tổng hợp. Viết chuyện theo trình tự thời gian. - Giao dục HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu BT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Bài 1: Khoanh vào những từ láy a-ngay ngắn b- thẳng thắn c- chân thành d- thẳng tắp e- thật tình g- thật thà h- thật sự k- thủng thẳng Bài 2: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai?”, gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi "Làm gì ?" trong các câu sau: a/ Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. b/ Mẹ nấu chè hạt sen. c/ Bà ăn tấm tắc khen ngon. d/ Khi bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức Bài 1: Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng? “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” a. 12 tiếng b.14 tiếng c. 16 tiếng. Bài 2: Gạch chân dưới các danh từ có trong đoạn văn sau: Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Bài 4: Đặt 1 câu với 1 từ em vừa tìm ở bài 1. Bài 1. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”? a. Hoà bình. b. Chia rẽ. c. Thương yêu. Bài 2: Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người? a. Nhân tài. b. Nhân từ. c. Nhân ái. Bài 3: Trong giấc mơ, em thấy mình lạc vào thế giới thần tiên và có phép thuật kì diệu. Hãy kể lại giấc mơ đó theo trình tự thời gian. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ********************************* Tiết 3+ 4 : Tiếng anh Giáo viên chuyên dạy. ********************************* Tiết 5: Tiếng anh bản ngữ. Giáo viên chuyên dạy. ******************************** Ngày 13 tháng 02 năm 2023 TỔ TRƯỞNG Ngày 14 tháng 02 năm 2023 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm: