Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

(BVMT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1/ Kiến thức : HS hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội, mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ công trình công cộng.

2/ Kĩ năng : Thực hiện những việc cần làm để gìn giữ các công trình công cộng.

3/ Thái độ : HS biết tôn trọng , gìn giữ và bảo vệ các công trình công cộng.

*GD BVMT: Phải biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh ảnh minh họa, bảng nhóm

- HS: ĐDHT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 45 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 20 tháng 02 năm 2023
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 
(BVMT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức : HS hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội, mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ công trình công cộng.
2/ Kĩ năng : Thực hiện những việc cần làm để gìn giữ các công trình công cộng.
3/ Thái độ : HS biết tôn trọng , gìn giữ và bảo vệ các công trình công cộng.
*GD BVMT: Phải biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Tranh ảnh minh họa, bảng nhóm 
- HS: ĐDHT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Hoạt động khởi động: (5p)
- Bài cũ: Lịch sự với mọi người.
+ Nêu các hành vi thể hiện thái độ lịch sự? Nhận xét 
- Giới thiệu bài: Giữ gìn các công trình công cộng (tt)
B. Các hoạt động chính: (30p)
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. (8 p)
*Mục tiêu: HS biết cách đưa ra cách xử lí các tình huống cho hợp lí. 
*Phương pháp: thảo luận, vấn đáp, giảng giải
*Phương tiện: Bảng nhóm
*Cách tiến hành: 
- Cho HS chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thluận xem nhóm em đồng ý với ý kiến nào. 
- GV cho HS các nhóm chất vấn nhóm khác. 
Gv hoàn chỉnh phần trình baỳ của HS.
 => Kết luận chung: Nhà văn hóa là một công trình công cộng , là nơi sinh họat văn hóa chung của nhân dân, được xâydựng bởi nhiều công sức tiền của. Vì vậy Thắng cần khuyên bạn nên gìn giữ, không đuợc vẽ bậy lên đó. 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi ( bài tập 1) (10p)
*Mục tiêu: HS trình bày và nói ý nghiã 
*Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thực hành, giảng giải
*Phương tiện: tranh minh hoạ
*Cách tiến hành: 
- GV cho HS chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tranh. 
- GV cho HS trình bày theo nhóm . 
- GV nhận xét chung .
- GV cho HS các nhóm chất vấn nhóm khác. 
=> Kết luận chung : Quan sát tranh kĩ để tìm ra hành vi, việc làm đúng. 
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống (bài tập 2) (12p) 
*Mục tiêu: HS trình bày và nói ý nghĩa
*Phương pháp: thực hành, giảng giải, thảo luận
*Phương tiện: Bảng nhóm, tranh minh hoạ
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- GV cho HS đọc lần lượt từng tình huống.
- GV cho HS chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tranh. GV cho HS trình bày theo nhóm . 
- GV nhận xét chung .
- GV cho HS các nhóm chất vấn nhóm khác.
=> Kết luận chung : Quan sát kĩ , thảo luận để tìm ra cách ứng xử đúng. 
* Cho vài HS đọc ghi nhớ. 
C. Hoạt động nối tiếp: (5p)
*GD BVMT: Phải biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
- Chuẩn bị: Giữ gìn các công trình công cộng (tt).
- Hát
*Hình thức: Cá nhân
- HS nêu 
- Nghe 
*Hình thức: Nhóm 4, cả lớp
- HS đọc. Các nhóm thảo luận nêu : Không nên vẽ trên tường vì là của chung .
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến cho bạn.
- Nghe 
*Hình thức: Nhóm 2, cả lớp
- HS thảo luận 
- Các nhóm thuyết trình ý kiến nhóm mình nếu khác nhóm ban . 
+ Tranh 1 ; 3 : Sai 
+ Tranh 2 ; 4 : Đúng.
- Thực hiện
- Nghe 
*Hình thức: nhóm 4, cả lớp
- Em sẽ làm gì, nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây
- HS đọc – lớp đọc thầm.
- Chia nhóm + thảo luận + trình bày:
+ a) Cần báo cáo cho người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này như công an, nhân viên đường sắt 
+ b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông , giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của việc ném đất đá vào bển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
- Nghe 
- Thực hiện
- Nghe
-HS đọc ghi nhớ 
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- Nghe và thực hiện
*Điều chỉnh sau tiết dạy:
-----------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ YÊU CẦN CẦN ĐẠT
Kiến thức : Giúp HS củng cố về :So sánh hai phân số. Tính chất cơ bản của phân số
Kỹ năng : Rèn kỹ năng so sánh hai phân số. Vận dụng dấu hiệu chia hết 2; 3; 5; 9 trong một số trường hợp đơn giản.
Thái độ : Giáo dục tính chính xác, cẩn thận cho HS.
II/ CHUẨN BỊ :
GV : ĐDDH.
HS : ĐDHT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (2 phút)
- Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập chung.
2.Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập (33 phút) 
*Mục tiêu : Giúp HS làm được các bài tập.
*Phương pháp: thực hành, vấn đáp, giảng giải
*Phương tiện: Bảng phụ
*Cách tiến hành:
Bài 1: (đầu trang 123) (13 phút)
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK
+ Khi chữa bài, nên hỏi để khi trả lời HS ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, cùng tử số, với 1.
 Bài 2: (đầu trang 123) (10 phút)
- Cho HS đọc yêu cầu BT 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
Bài 1: a, c (cuối trang 123) câu a chỉ cần tìm một chữ số (10 phút)
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK
+ Khi chữa bài , nêu câu hỏi để khi trả lời HS ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9.
3.Hoạt động nối tiếp : (5 phút)
- Các nhóm cử đại diện thi đua làm BT về phân số ở bảng 
- Nhận xét tiết học .
- Hát.
- Lắng nghe và viết vào vở
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- HS đọc yêu cầu
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- HS đọc yêu cầu BT
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Thực hiện.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
---------------------------
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I / YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ khó, nội dung và ý nghĩa của bài: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả ; ý nghỉa của hoa phượng – hoa học trò đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. 
2.Kỹ năng: Đọc cả bài: Đọc đúng, chính xác các từ, ngữ và câu; tiếng có âm - vần dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ sao cho có nghĩa. Có giọng đọc bài phù hợp với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
3.Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quãng đời học sinh qua những kỉ niệm đẹp về hoa phượng. 
II /ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC::
- Giáo viên : Bảng viết sẵn câu, đọan văn tiêu biểu cho HS luyện đọc. Tranh minh họa.
- Học sinh : SGK, ĐDHT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: (4 phút)
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Chợ Tết .
3. Bài mới: Giới thiệu bài : Hoa học trò .
B/Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Luyện đọc. (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng toàn bài.
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
* Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu. 
- GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 3 kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc cặp đôi
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ được bài đọc.
* Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận.
* Cách tiến hành:
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
- Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm. (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài.
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành
* Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Phượng không phải là  đậu khít nhau . 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp
+ Cho HS thi đọc trước lớp. 
C/Hoạt động nối tiếp: (3 phút)	
- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
- Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò .
- Nhận xét tiết học .
* Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
- HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết , trả lời các câu hỏi SGK .
* Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp
- Lắng nghe.
- HS đánh dấu vào SGK.
+ Đoạn 1: Phượng không phải... khít nhau.
+ Đoạn 2:Nhưng hoa càng ... bất ngờ vậy?
+ Đoạn 3:Bình minh ... câu đối đỏ.
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HS nêu từ khó.
- Luyện đọc từ khó.
- HS thực hiện tương tự lượt 1.
- HS thực hiện tương tự lượt 2.
- Đọc phần chú giải cuối bài.
- HS nêu từ khó hiểu (nếu có)
- 2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- 1HS thực hiện. Cả lớp đọc thầm.
* Hình thức: cá nhân, nhóm 4, cả lớp
Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi , quen thuộc với học trò . Nó thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò . Thấy màu hoa phượng , học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè . Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường .
- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt , cả một vùng , một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau .
- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui : buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học , sắp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè .
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ .
- Lúc đầu, màu hoa là màu đỏ còn non . Có mưa, hoa càng tươi dịu . Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên .
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn .
* Hình thức: nhóm đôi, cả lớp
+ Lắng nghe.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp. Bình chọn đội thắng cuộc
* Hình thức: cả lớp
- Thực hiện.
Điều chỉnh sau tiết dạy:
---------------------------------------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: HS hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện .
2.Kỹ năng: Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình 1 câu chuyện , đọan truyện đã nghe,đã đọc có nhân vật , ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. HS tìm được câu chuyện đã nghe đã đọc về cuộc đầu tranh giữa cái đẹp với cái xấy, cái thiện với cái ác. Rèn HS khả năng tập trung nghe kể chuyện và nhớ câu chuyện.
3.Thái độ: HS có thái độ vị tha, yêu thương , đối xử tốt với mọi người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV:Tranh minh họa. Đồ dùng sắm vai.
HS: ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: ( 3 phút)
1. Khởi động : Hát
2. Bài cũ : Con vịt xấu xí .
3. Bài mới: Giới thiệu bài : Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
- Các em đã được nghe , được đọc nhiều tru ... hánh Tông . Nội dung khái quát của các tác phẩm , các công trình đó . Đến thời Hậu Lê , văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước ; đạt được sự phát triển rực rỡ .
- Trình bày được những sự kiện qua bài học .
- Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, đoạn thơ, văn
-HS: ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động : (5p)
-Bài cũ :Trường học thời Hậu Lê .
+ Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
- Bài mới: Giới thiệu bài : Văn học và khoa học thời Hậu Lê .
- Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học .
2. Các hoạt động chính : (30p)
Hoạt động 1: Những đặc điểm cơ bản về văn học thời Hậu Lê . (15 p)
*Mục tiêu: Giúp HS nắm những đặc điểm cơ bản về văn học thời Hậu Lê .
*Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải
*Phương tiện: Bảng phụ, đoạn thơ, văn
*Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê.
- Giới thiệu một số đoạn thơ, văn tiêu biểu của một số tác giả dưới thời Hậu Lê 
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- HS hát
- Thực hiện.
*Hình thức: tổ, cả lớp
- Dựa vào bảng thống kê, mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê .
Hoạt động 2 : Những đặc điểm cơ bản về khoa học thời Hậu Lê. (15 p)
*Mục tiêu: Giúp HS nắm những đặc điểm cơ bản về khoa học thời Hậu Lê .
*Phương pháp: Thảo luận, thực hành, vấn đáp, giảng giải
*Phương tiện: Bảng phụ
*Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê .
- Hỏi: Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ? 
 3. Hoạt động nói tiếp: (5 p) 
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
- Nhận xét tiết học .
.
*Hình thức: tổ, cả lớp
- Dựa vào bảng thống kê, mô tả lại sự phát triển của khoa học thời kì này .
- Thảo luận đi đến kết luận chung : Đó là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông .
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
- HS nêu
 - Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
* Điều chỉnh sau tiết dạy:
Rèn Toán tuần 23 tiết 2
Luyện Tập Về Phân Số 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tính
	a) + : ...............................................................................................................
	b) + : ...............................................................................................................
	c) + : ...............................................................................................................
	d) + : ...............................................................................................................
Bài 2. Rút gọn rồi tính
	a) 	: ...............................................................................................................
	b) 	: ...............................................................................................................
	c) 	: ...............................................................................................................
Bài 3. Tính rồi so sánh và rút ra nhận xét
	() + 	 	và	
	...................................................	.................................................
	...................................................	.................................................
	...................................................	.................................................
Bài 4. Một hình chữ nhật có chiều dài m; chiều rộng m. Tính nửa chu vi hình chữ nhật.
Giải
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
* Điều chỉnh sau tiết dạy:
Rèn Chính tả tuần 23
Chợ Tết - Hoa Học Trò
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt s hay x; ut hay ưt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
- Hát
- Lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
Bài viết
a) Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!”
b) 	Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
 	Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
 	Vài cụ già chống gậy bước lom khom 
 	Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.”
- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút):
Bài 1. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng âm s hoặc x để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 Hằng năm, cứ vào vào ngày 17 hoặc 18 tháng 8 nước... Nim bắt đầu có màu... lục. Đó là lúc nước... chuẩn bị dâng cao. Người Ai Cập tổ chức ăn mừng rất to. Đến cuối tháng 8, khi nước... dâng tràn ngập bờ, người ta lại tổ chức lễ hội thêm một lần nữa.
Bài 2. Điền vào chỗ trống tiếng chứa vần ưt hoặc ưc để hoàn chỉnh đoạn văn:
 Những đàn chim liếu điếu râm ran cãi nhau cả ngày không... Khi tu hú vừa cất giọng, gióng giả từ xa, thì cũng là lúc trái vải vừa vặn vào mùa chín rộ. Vải vào mùa, hương thơm..., thật quyến rũ.
Bài 3. 
a. Tìm thêm một tiếng để tạo từ ngữ chứa các tiếng cùng có âm đầu x hoặc s.
sống... 
sai...
xót...
xanh...
... xăm 
... sục 
 ... sôi
... sắc
b. Tìm thêm một tiếng để tạo từ ngữ chứa các tiếng cùng có vần ưc hay ưt.
... nẻ 
 ... gừng
... khỏe 
 ... đoạn
... khoát
thao...
mùa... 
... nở
c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
* Điều chỉnh sau tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 23
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 22 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 24.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 22.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động: Hát.
B. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Báo cáo tình hình các hoạt động trong tuần 23:
* Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
* Cách tiến hành :
 - Lớp trưởng điều khiển.
 - Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, vệ sinh trong tuần ,việc thực hiện nội quy học sinh .
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung .
- GV nhận xét tuyên dương những HS thực hiện tốt và nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 24.
* Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 24 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 24.
+ Tiếp tục thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
 Hoạt động 3: Thư giãn
* Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
C. Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 24.
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Lớp phó học tập báo cáo.
- Lớp phó kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
-Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 24.
- Đại diện tổ trình bày.
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe.
* Điều chỉnh sau tiết dạy:
 KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
 Ngày .... tháng ... năm 2023
 Lê Lộc Linh
 Ngày ... tháng ... năm 2023
 KT. HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2022_2023_truong_thi_m.docx