Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Tiết 2: TẬP ĐỌC:

 §5: THƯ THĂM BẠN

A. Yêu cầu cần đạt:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

 - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

 * Phẩm chất: Trung thực, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

 * Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực ngôn ngữ.

 * BVMT: (Khai thác gián tiếp nội dung bài): Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng ? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người.

 * GD sử dụng mạng internet an toàn: Cẩn thận khi chia sẻ.

B. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 47 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3:
 Ngày soạn: 16/ 9/ 2022
 Ngày giảng: Thứ hai, 19/ 9/ 2022
Tiết 1: CHÀO CỜ: 
.............................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC:
 §5: THƯ THĂM BẠN
A. Yêu cầu cần đạt:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
 - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
 * Phẩm chất: Trung thực, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
 * Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực ngôn ngữ.
 * BVMT: (Khai thác gián tiếp nội dung bài): Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng ? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người.
 * GD sử dụng mạng internet an toàn: Cẩn thận khi chia sẻ.
B. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
I. Khởi động:
 - Thi đọc thuộc lòng bài thơ "Truyện cổ nước mình".
	+ Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài ntn ?
- 1 số HS thi đọc.
+ Truyện cổ chính là lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, ...
 - GV kết nối, vào bài mới
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
II. Khám phá:
1. HĐ1: Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS đọc mẫu. 
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm (SGK). 
+ Bài chia mấy đoạn ?
+ chia 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầuchia buồn với bạn. Đoạn 2: Hồng ơi bạn mới như mình. Đoạn 3: Phần còn lại.
 - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó: hi sinh, xả thân, quyên góp, khắc phục, bỏ ống.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm 3.
- Mời các nhóm đọc bài.
- Đại diện các nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS nghe.
2. HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 1.
- HS đọc thầm. 
 + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?
 + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để 
 + Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Tiền phong.
 + Lương viết thư để chia buồn với 
làm gì ?
Hồng. 
+ Nêu ý 1 ?
 * Nơi viết thư và lí do bạn Lương viết thư cho bạn Hồng.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm đoạn 2.
 + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
 + Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết an ủi bạn Hồng ?
 -> Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn chế lũ lụt, chúng ta cần phải làm gì ?
 + Hôm nay đọc báo TNTP mình rất xúc động... mãi mãi.
 + Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng ... nước lũ; Khuyến khích Hồng noi gương cha: Mình tin ... nỗi đau này; Làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng ... như mình.
 + Con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
+ Nêu ý 2 ?
 * Những lời động viên, an ủi của Lương đối với bạn Hồng.
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 3.
 - HS đọc thầm đoạn 3.
+ Nơi bạn Lương ở, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt ?
 + Mọi người quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập ...
+ Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ?
+ Riêng Lương gửi giúp Hồng toàn bộ ...
 + Nêu ý 3 ?
 * Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào vùng lũ lụt.
+ Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết 
thúc bức thư.
 + Những dòng mở đầu: Nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối: Ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ họ tên người viết thư.
Nêu ND bài ?
- Gọi HS nhắc lại ND bài.
 * ND: Tình thương bạn, muốn chia sẻ vui buồn cùng bạn khi gặp đau thương mất mát trong cuộc sống.
 - 1, 2 HS nhắc lại.
III. Luyện tập - Thực hành:
 - Mời 3 HS đọc tiếp nối bài.
 - Chọn đọc diễn cảm đoạn: Từ đầu “ nỗi đau này.”
 - GV đọc mẫu.
 - Y/c luyện đọc d/cảm theo nhóm đôi.
 - Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 - GV nhận xét.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn - HS theo dõi, nhận xét giọng đọc.
- HS theo dõi.
- HS đọc trong nhóm đôi.
- 2 - 3 HS thi đọc diễn cảm - HS theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất.
IV. Vận dụng:
 + Bức thư đã cho em biết gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ?
 + Bạn Lương là một người bạn tốt, giàu tình cảm. Khi đọc báo thấy h/cảnh đáng thương của Hồng đã chủ động viết thư thăm hỏi, gửi giúp bạn số tiền mình có.
 + Em học được điều gì ở bạn Lương ?
 + Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn.
 + Em hãy kể lại những việc em và địa phương mình đã làm để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt ?
- HS kể ...
 -> GV liên hệ GD HS sử dụng mạng internet an toàn: Cẩn thận khi chia sẻ:
- HS lắng nghe.
 Việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách sẽ mang lại nhiều mối nguy hại, đặc biệt là cho HS - lứa tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống, dễ bị kẻ xấu lợi dụng như lừa đảo qua mạng, ảnh hưởng tới sức khỏe, học tâp, ... Hiện nay có rất nhiều dạng lừa đảo qua mạng. Kẻ xấu có thể tạo một tài khoản ảo, kết bạn và trò chuyện với con để lấy lòng tin sau đó dò hỏi những thông tin của con. Chúng có thể đóng vai một người bạn, muốn con cung cấp thông tin để gửi quà. Tuy nhiên các con luôn nhớ nguyên tắc “không chia sẻ thông tin cá nhân”, đặc biệt là chia sẻ trên mạng xã hội để không trở thành nạn nhân của lừa đảo. Bên cạnh đó, con cũng cần cẩn thận với các trò chơi trúng thưởng, không nên nhấn vào đường link lạ để tránh bị mất tài khoản hay bị đánh cắp thông tin. Nếu có người yêu cầu các con gửi ảnh cá nhân, đặc biệt là ảnh nhạy cảm, hãy từ chối ngay và nói với bố mẹ, thầy cô, ông bà,  Đây cũng là một dạng lạm dụng cần được đề phòng và tránh xa.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS đọc, chuẩn bị bài sau: “Người ăn xin”.
 Điều chỉnh, bổ sung (nếu có):
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
Tiết 3: TOÁN:
 §11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TIẾP THEO)
A. Yêu cần cần đạt: Sau bài học, HS biết:
 - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
 - Học sinh được củng cố về hàng và lớp.
 * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
 * Năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy - lập luận logic, Năng lực quan sát, ...
B. Đồ dùng dạy học: Kẻ sẵn các hàng, các lớp như phần đầu của bài học.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
I. Khởi động:
 - Trò chơi: “Đố bạn”.
- HS thi đua chơi trò chơi.
 + Lớp triệu có mấy hàng là những hàng nào ?
+ Có 3 hàng: Triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu. 
 - GV kết nối, giới thiệu vào bài, ghi đầu bài lên bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
II. Khám phá:
* Hướng dẫn đọc và viết số:
 - GV nêu và y/c HS lên bảng viết số gồm: 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 - 1HS viết số GV đọc trên bảng - Lớp viết vào nháp: 342 157 413.
 - Y/c HS đọc số: 342 157 413.
 - HS nối tiếp đọc: Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba. 
- Hướng dẫn HS cách tách từng lớp. 
+ Nêu cách đọc ?
+ Từ lớp đơn vị ® lớp triệu.
+ Đọc từ trái sang phải.
+ Nêu cách đọc số có nhiều chữ số ?
+ Ta tách thành từng lớp.
 + Tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp.
III. Luyện tập - Thực hành:
* Bài 1: + Nêu y/c bài tập ?
 + Viết và đọc số theo bảng.
- Gọi HS lên bảng viết số và đọc số.
 + Nêu cách đọc và viết số có nhiều chữ số ?
- HS viết bảng, đọc nối tiếp.
 32 000 000: ..; 32 516 000: ... ; 32 516 497: .... ; 834 291 712: ...; 308 250 705: ...; 500 209 037: ....
 - GV nhận xét.
 - HS đọc số nối tiếp.
* Bài 2: + Nêu y/c bài tập ?
+ Đọc các số sau.
 - Gọi HS đọc số
- HS đọc nối tiếp.
+ Nêu cách đọc số có nhiều chữ số ? 
+ Đọc từ trái sang phải.
* Bài 3: + Nêu y/c bài tập ?
+ Đọc các số sau.
 - HD HS làm bài vào vở.
- HS làm vở - 1 HS làm bảng phụ.
+ Nêu cách viết số có nhiều chữ số ?
a) 10 250 214 b) 253 564 888 
c) 400 036 105 d) 700 000 231
- HS nêu.
* Bài 4: HS HTT làm bài.
IV. Vận dụng:
+ Nêu cách đọc và viết số có nhiều c/số ?
- HS nêu.
 - GV củng cố bài.
 - Nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị tiết sau: “Luyện tập”.
Điều chỉnh, bổ sung (nếu có):
...................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................... ...............................................................................................
Tiết 4: CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT): 
§3: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
A. Yêu cầu cần đạt:
 - Nghe - viết chính tả bài thơ: "Cháu nghe câu chuyện của bà". Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ. Tốc độ viết 75 chữ/ 15 phút.
 - Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (ch/tr).
 * Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
 * Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực ngôn ngữ ; Năng lực thẩm mĩ.
B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ chép bài tập 2a.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
I. Khởi động:
 - GV đọc cho HS viết bảng con: xem xét, sỗ sàng, xôn xao. 
- HS viết bảng con, nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét, kết nối, vào bài mới 
- HS lắng nghe, viết tên bài vào vở.
II. Khám phá:
* Trao đổi về ND đoạn chép:
 - GV đọc bài chính tả. 
- HS lắng nghe.
 - Gọi HS đọc lại.
- 2 HS đọc lại bài chính tả.
 + Bài thơ muốn nói lên điều gì ?
+ Nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho 1 bà cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
 - Cho HS viết bảng con, bảng lớp những chữ khó: 
- HS viết: dẫn, lạc, nhòa, rưng rưng.
 + Trình bày bài thơ như thế nào ?
+ Câu 6 lùi vào 1 ô, câu 8 sát ra lề v ... ắc lại.
* Bài 3: - Gọi HS đọc y/c.
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài.
 +Từ láy có 2 tiếng giống nhau âm đầu. 
 + Nhút nhát.
 + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần.
 + Lạt xạt, lao xao.
 + Từ láy có 2 tiếng giống nhau cả ở âm đầu và vần.
 + Rào rào.
=> Thế nào là từ láy ?
- 1 HS nhắc lại.
III. Vận dụng:
 + Thế nào là từ ghép ? Có mấy loại từ ghép ?
 + Từ ghép là ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Có 2 loại từ ghép ...
 - GV củng cố bài.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng”.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh, bổ sung (nếu có):
...................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
 ................................................................................................
Tiết 4: HĐNGLL: (Đ/c Hồng dạy)
*********************************************************************
 Ngày soạn: 27/ 9/ 2022
 Ngày giảng: Thứ sáu, 30/ 9/ 2022
Tiết 1: TOÁN: 
§20: GIÂY, THẾ KỈ
A. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết đơn vị giây, thế kỉ.
 - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỷ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
 * Bài tập 1: Không làm 3 ý (7 phút =giây; 9 thế kỉ=năm; 1/5 thế kỉ=năm).
 * Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
 * Năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy - lập luận logic, Năng lực quan sát, ...
B. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ chép bài 1, bài 3; đồng hồ có 3 loại kim. 
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:	
I. Khởi động:
 - Trò chơi: “Hộp quà bí mật”.
- HS thi đua chơi trò chơi.
 + Kể tên các đ/vị đo k/lượng bé ® lớn.
 + Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng ?
+ g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn
 + 2 đv đo khối lượng liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần.
 - GV kết nối, giới thiệu vào bài, ghi đầu bài lên bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
II. Khám phá:
1. Giới thiệu về giây:
- Cho HS quan sát đồng hồ.
- HS quan sát: Kim giờ, phút, giây.
 + Khi kim giờ chuyển động được 1 vòng từ số nào đó đến số tiếp liền thì hết thời gian là bao nhiêu ?
 + Hết 1 giờ.
+ Kim phút đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp
+ Hết 1 phút.
liền hết thời gian là bao nhiêu ?
 + Kim phút đi bao nhiêu vạch thì được bằng 1 giờ ? => Vậy 1 giờ = ? phút.
 + Đi 60 vạch 60 phút.
 + Kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền được khoảng thời gian là 1 giây.
 + 1 giờ = 60 phút.
 - Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng trên mặt đồng hồ thì được ?
+ 60 giây.
+ 1 phút = ? giây 60 phút = ? giờ
60 giây = ? phút
+ 1 phút = 60 giây 60 phút = 1 giờ
60 giây = 1 phút
-> 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây
- HS nhắc lại.
2. Giới thiệu về thế kỉ:
 + Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ: 100 năm = ? thế kỉ.
 -> 1 thế kỉ = 100 năm
 + 100 năm = 1 thế kỉ.
 - HS nhắc lại
+ Bắt đầu từ năm thứ 1®100 là TK T1 từ
năm 101®200 thuộc thế kỉ ?
 + Từ năm 101 ® 200 thuộc thế kỉ thứ 2.
+ Năm 1975 thuộc thế kỉ nào ?
+ Thế kỉ 20.
+ Năm nay thuộc thế kỉ nào ?
+ Thế kỉ 21.
III. Luyện tập – Thực hành:
* Bài 1: + Nêu y/c bài tập ?
 + Viết theo mẫu.
 - HDHS làm bài vào vở, bảng phụ.
 - GV và HS chữa bài, nhận xét.
 - HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ.
1 phút = 60 giây
 60 giây = 1 phút
2 phút = 120 giây
phút = 20 giây
1 phút 8 giây= 68 giây
b) 1 thế kỉ = 100 năm
 100 năm = 1 thế kỉ
5 thế kỉ = 500 năm
thế kỉ = 50 năm
* Bài 2: + Nêu y/c bài tập ?
+ Viết mỗi số sau thành tổng ...
- GV cho HS hỏi nhau trong nhóm đôi, trước lớp.
- HS trả lời theo cặp, trước lớp.
a) Bác Hồ sinh năm 1890 vào thế kỉ XIX. 
+ Cách mạng tháng Tám thành công vào ... năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) ... năm đó thuộc thế kỉ XX.
IV. Vận dụng:
 + Lý Thái Tổ dời đô vầ Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ nào ? Năm nay là KN bao nhiêu năm TL-HN ?
+ ... thế kỉ XI. ... 1012 năm ...
 - GV củng cố bài.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Dặn chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”.
Điều chỉnh, bổ sung (nếu có):
...................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................
Tiết 2: THỂ DỤC:
 (Đ/c Nguyệt dạy)
 ..................................................................................
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN:
§8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
A. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS biết:
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
 * GD Quyền và Giới: Tình mẹ con, tình anh em.
 * Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
 * Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực ngôn ngữ ; Năng lực thẩm mĩ.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp chép đề bài, phô tô câu chuyện Người con hiếu thảo.
C. Các hoạt động dạy- học:	
I. Khởi động:
 + Cốt truyện là gì ? 
 + ... là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
 + Cốt truyện gồm có mấy phần ?
+ Gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 - GV kết nối, giới thiệu vào bài, ghi đầu bài lên bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
II. Luyện tập - Thực hành:
* Xác định yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhận vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
* Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
- 1 HS đọc.
 - Cho HS đọc gợi ý 1 và 2.
- Lớp đọc thầm.
- Cho HS nói chủ đề câu chuyện em lựa
chọn.
 - HS nêu nối tiếp. 
* Thực hành XD cốt truyện.
 - Cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi 
khơi gợi tưởng tượng.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
 - Cho 1 HS HTT làm mẫu.
 - VD: Một người mẹ ốm rất nặng. Cô con gái thương mẹ, tận tuỵ chăm sóc mẹ ngày đêm 
 - HD HS kể vắn tắt câu chuyện.
 - GV quan sát từng cặp kể, HD thêm.
 - HS kể theo cặp.
 - T/chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
 - 5, 6 HS thi kể trước lớp.
 - GV và cả lớp bình chọn người kể hay nhất.
III. Vận dụng:
+ Nêu cách xây dựng cốt truyện ?
- 1 - 2 HS nhắc lại.
+ Câu chuyện nói lên điều gì ?
+ Câu chuyện nói lên tình mẹ con và tình anh em thắm thiết.
 - GV củng cố bài.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS c/bị bài sau: “Viết thư (KT viết”.
Điều chỉnh, bổ sung (nếu có):
...................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
................................................................................
Tiết 4 : SINH HOẠT LỚP: 	
 NHẬN XÉT TUẦN 4
I. Mục tiêu:
 - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
 - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22.	
II. Cách tiến hành:
 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua:
 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến:
.... 
 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình:
+ Tuyên dương: 
+ Nhắc nhở: ... 
 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 3, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: 
 * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua:
- Về học tập: Ổn định nề nếp, song vẫn còn nhiều HS chưa tập trung việc học, mải chơi, mất trật tự và làm việc riêng trong giờ học. Sách vở, đồ dùng đầy đủ nhưng vẫn còn HS quên đồ dùng, quên sách vở khi đến lớp. Nề nếp học trên lớp chưa tốt lắm, 1 số em còn quên kiến thức, lớp học ít sôi nổi do ỉ lại, lười suy nghĩ, thiếu tự tin, lười học. các em cần cố gắng xem và chuẩn bị bài trước ở nhà thì mới có hiệu quả. Tuyên dương các em: Cầm Ly, Thành Biên, Lan Hương, Tùng Dương ý thức học tốt. 
+ GV CN nhắc nhở 1 số HS về học tập, hoạt động trong tuần qua: : ..
.. 
* Về lao động - vệ sinh: Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch covid-19. Đa số các em có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ. 
 * Về đạo đức - tác phong: Đa số các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp nhưng một số em ý thức tự quản chưa cao. Tác phong trong giờ học đã nhanh nhẹn hơn nhưng một số em trong giờ học còn rất chậm, đủng đỉnh, câu giờ.
 * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau:
 - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, các em bị hổng kiến thức và hạn chế về nhận thức, cần tích cực xem bài trước ở nhà, phấn đấu học tập tốt từ bài dễ đến bài khó, thuộc bài và làm bài đầy đủ, học thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia, các ghi nhớ, ND bài các môn học; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe 
giảng, tác phong nhanh nhẹn hơn. 
 * Lao động vệ sinh: Thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch covid-19. Trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định, ăn uống hợp VS, không ăn quà vặt và mua những đồ chơi không rõ nguồn gốc.
 * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản.
 * Các phong trào của Đội VN, TT: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình.
5. Tổ chức các hoạt động khác: ****************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2022_2023_ban_dep.doc