Tiết 59: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.(trả lời được các câu hỏi 1;2;3;4 trong SGK)
- Vận dụng kiến thức để đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng tự hào ,ca ngợi, biết trái đất có hình tròn, giải thích tại sao quay nhưng con người vẫn đứng vững. Giáo dục HS tinh thần dũng cảm trong cuộc sống và biết vượt khó trong học tập.
- Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực
Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, trách nhiệm, yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Ảnh chân dung Ma-gien-lăng,.
-HS: SGK,.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY- TUẦN 30- LỚP 4A (Từ ngày 10/4/2023 – 14/4/2023) Thứ ngày Tiết TT Môn Tiết CT Tên bài dạy Tên đồ dùng dạy học 2/10 1 CCờ 30 Tuần 30 2 TĐ 59 Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Tranh minh hoạ bài 3 Toán 146 Luyện tập chung Bảng phụ 4 ĐL 30 Thành phố Đà Nẵng Cô Tịnh dạy thay 5 KH 59 Nhu cầu chất khoáng của thực vật 3/11 1 LS 30 Những chính sách . vua Quang Trung Thầy Vũ dạy thay 2 CT 30 (Nhớ- viết) Đường đi Sa Pa Bảng phụ 3 Toán 147 Tỉ lệ bản đồ 4 LTVC 59 Mở rộng vốn từ: Du lịch- thám hiểm 5 MT 30 Biểu đạt đồ vật bằng màu sắc 4/12 1 TD 59 Đá cầu. Trò chơi: Nhảy dây 2 TĐ 60 Dòng sông mặc áo Tranh minh hoạ bài 3 TLV 59 Luyện tập quan sát con vật Bảng phụ 4 Toán 148 Ứng dụng tỉ lệ bản đồ 5 KT 30 Lắp xe nôi( t2) Bộ THKT 5/13 1 ĐĐ 30 Bảo vệ môi trường( t1) Cô Tịnh dạy thay 2 LTVC 60 Câu cảm. Bảng phụ 3 Toán 149 Ứng dụng tỉ lệ bản đồ( tt) 4 KH 60 Nhu cầu không khí của thực vật 5 ÂN 30 Ôn tập 2 bài hát:Chú voi..Đôn; Thiếunhi 6/14 1 TD 60 Đá cầu. Trò chơi: Kiệu người 2 TLV 60 Điền vào giấy tờ in sẵn Bảng phụ 3 Toán 150 Thực hành 4 KC 30 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 5 SHL 30 Tuần 30 An Xuân, ngày 26 tháng 03 năm 2023 P. Hiệu trưởng GV Tổ trưởng Giáo viên Dương Thị Long Nguyễn Thị Chanh Nguyễn Thị Xuân Hương Thứ Hai ngày 10 tháng 4 năm 2023 Tập đọc Tiết 59: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Sau bài học học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.(trả lời được các câu hỏi 1;2;3;4 trong SGK) - Vận dụng kiến thức để đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng tự hào ,ca ngợi, biết trái đất có hình tròn, giải thích tại sao quay nhưng con người vẫn đứng vững. Giáo dục HS tinh thần dũng cảm trong cuộc sống và biết vượt khó trong học tập. - Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, trách nhiệm, yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Ảnh chân dung Ma-gien-lăng,... -HS: SGK,.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động mở đầu (5’) - Gọi 2 hs học thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến và trả lời câu hỏi bài đọc - Nhận xét- tuyên dương - Giới thiệu bài: Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20’) a.Hướng dẫn luyện đọc - Gọi 1 hs đọc +HS tiếp nối đọc 6 đoạn của bài hợp sửa lỗi phát âm cho HS, giúp các em hiểu nghĩa những từ được chú giải sau bài. - GV viết lên bảng các tên riêng; các chữ số chỉ ngày, tháng, năm: mời HS đọc đồng thanh, giúp các em đọc dúng, không vấp các tên riêng và chữ số: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan); các chữ số chỉ ngày, tháng, năm (ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1522, 1083 ngày) + GV đọc diễn cảm toàn bài . b.Tìm hiểu bài GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi: GDKN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng 1/. Ma-gien- lăng tực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? (Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.) 2/. Đoàn thám hiểm gặp những khó khăn gì đọc đường? (Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân.) +Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào? (- Ra đi với năm chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất bốn chiếc thuyền lớn, gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo Ma-tan. Chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ sống sót.) 3/. Hạm đội của Ma-gien- lăng đã đi theo hành trình nào? (- Chọn ý c ) GV giải thích: Đoàn thuyền xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha tức là từ Châu Âu. 4/. Đoàn thuyền thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được những kết quả gì? (Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.) 5/. Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? (khuyến khích hs trả lời) ( Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.) * Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì ? GVKL: + Đoạn 1: Mục đích cuộc thám hiểm. + Đoạn2:Phát hiện ra Thái Bình Dương. + Đoạn 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm. + Đoạn 4: Giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien- lăng bỏ mạng. + Đoạn 5: Trở về Tây Ban Nha. + Đoạn 6: Kết quả của đoàn thám hiểm. Yêu cầu hs nêu nội dụng bài học: GVKL: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7’) * Đọc diễn cảm Gọi 6 HS đọc tiếp nối nhau 6 đoạn của bài. GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (3’) GDKN tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. - GV :Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, HS cần rèn luyện đức tính gì? (Ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn.) - yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài? - Bài sau: Dòng sông mặc áo - Nhận xét- tuyên dương - 2 HS thực hiện - Lắng nghe. - 1 hs đọc + Học sinh đọc tiếp nối 6 đoạn của bài, đọc 2-3 lượt - Luyện đọc từ khó - 1-2HS đọc cả bài - Lần lượt HS trả lời từng câu hỏi. - Tiếp nối nhau phát biểu - Lần lượt từng hs phát biểu - 6 HS đọc tiếp nối -HS thi đọc diễn cảm trước lớp - HS trả lời IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có) .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ Hai ngày 10 tháng 4 năm 2023 Toán Tiết 146: Luyện tập chung I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Sau bài học học sinh thực hiện được các phép tính về phân số (làm bài tâp 1;2;3). Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. - Vận dụng kiến thức để giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) hai số đó. -Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, trách nhiệm, yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: bảng phụ,... -HS: sgk,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động mở đầu (3’) - Hs hát bài hát: Cò lả - GV giới thiệu bài:Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các phép tính của phân số, giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30’) Bài 1: Tinh -Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, sửa chữa: a. b. c. d. e. Bài 2: Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao bằng 5/9 độ dài đáy. -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ? -Yêu cầu HS làm bài nhóm, trình bày KQ -GV chữa bài : Bài giải Chiều cao của hình bình hành là: 18 Í = 10 (cm) Diện tích của hình bình hành là: 18 Í 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 Bài 3: Một gian hàng có 63 đồ chơi gồm ô tô và búp bê, số búp bê bằng 2/5 số ô tô. Hỏi gian hàng đó có bao nhiêu chiếc ô tô? -Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi: +Bài toán thuộc dạng toán gì ? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.) +Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. ( Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán. Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau Bước 3: Tìm các số. -Yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài:. Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số ô tô có trong gian hàng là: 63 : 7 Í 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (2’) Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành? - Chuẩn bị bài sau: Tỉ lệ bản đồ ( BT 1,2/154) - Nhận xét- tuyên dương - hs hát, vận động tại chỗ -HS lắng nghe. -Hs đọc yêu cầu -HS làm bài vào vở, lần lượt từng hs làm bảng lớp -HS đọc đề bài -1 HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. -HS làm bài theo nhóm bàn, trình bày KQ -1 HS đọc . + hs trả lời -1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nêu IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có) .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ Hai ngày 10 tháng 4 năm 2023 Môn: Địa lí – Cô Tịnh dạy thay Thứ Hai ngày 10 tháng 4 năm 2023 Khoa học Tiết 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Sau bài học học sinh biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. - Vận dụng kiến thức để quan sát, tìm hiểu sự khác nhau, sự phát triển của cây, chăm sóc cây. -Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, trách nhiệm, yêu thiên nhiên, bảo vệ cây xanh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Hình trang 118,119 SGK.Tranh ảnh,cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón,... - HS: sgk,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động mở đầu (5’) Kiểm tra kiến thức cũ: Nhu cầu nước của thực vật. - Nhu cầu về nước của cây như thế nào? - Hãy nêu ví dụ chứ ... Bài giải 12 km = 1200000 cm Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là: 1200000 : 100000 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm - Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế. 2.Hoạt động luyện tập, thực hành (28’) Hoạt động 1: Đo đoạn thẳng trên mặt đất -Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành. -Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi. - Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B. - Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ? - Kết luận cách đo đúng như SGK: +Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A. +Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B. +Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB. -GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm. * Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu: + Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này. + Cách gióng các cọc tiêu như sau: Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định. Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu: Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng. Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Đo độ dài và ghi KQ đo vào ô trống. ( HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân) -Phát mỗi HS một phiếu thực hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học. -Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo YC, sau đó ghi kết quả vào phiếu. -Cho HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm. -GV nhận xét, chốt KQ đúng. 3.Hoạt động vận dụng trải nghiệm ( 2’) -GV giáo dục HS yêu thích môn học. -GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng. - HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau. - 2 HS lên bàng làm bài tập. -HS lắng nghe. - Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm mình. -Hs thực hiện - HS tiếp nhận vấn đề. - Phát biểu ý kiến trước lớp. - Nghe giảng. - Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng. -HS nhận phiếu. -HS làm việc cá nhân -HS trình bày kết quả thực hành -HS khác nhận xét - Hs lắng nghe - Hs thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có) .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2023 Kể chuyện Tiết 30: Kể chuyện dã nghe, đã đọc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Sau bài học học sinh chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện)đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). - Vận dụng kiến thức để mở rộng thêm vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giớiHS kể lại câu chuyện. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước tiên tiến trên thế giới. - Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, trách nhiệm, yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm- Giấy khổ tó viết dàn ý KC.Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC,... -HS: SGK,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động mở đầu (5’) - Bài Đôi cánh của Ngựa Trắng - Nhận xét-tuyên dương 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (27’) -Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng. Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm. -Yêu cầu 3hs nối tiếp đọc các gợi ý. -Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình sắp kể. - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện - GV nêu yêu cầu: + Kể chuyện phải có đầu, có kết thúc. + Nội dung câu chuyện phải đúng chủ đề : Du lịch hay thám hiểm . + Giọng kể rõ ràng. + Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. + Truyện dài có thể kể một đoạn. - Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho hs thi kể trước lớp. - Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3’) - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người thân. - Bài sau: Tiếp tục Ôn luyện kể chuyện đã nghe, đã đọc. Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm. - GV nhận xét tiết học. - 2 HS kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa truyện - HS Đọc -Đọc gợi ý. - HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể - HS theo dõi -Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. -Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời. - Hs thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có) .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ Sáu ngày 14 tháng 4 năm 2023 SHTT: LỚP 4A Tiết 30: Sinh hoạt lớp I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Sau bài học học sinh Đánh giá hoạt động tuần 30, thảo luận đề ra kế hoạch tuần 331. Sinh hoạt theo chủ điểm: Tiến bước lên đoàn - Vận dụng kiến thức để rèn cho học sinh kĩ năng thảo luận, trình bày, sự mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể. - Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề tích cực tham gia các hoạt động. Năng lực riêng: giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động và trong quan hệ với người khác Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp, sổ theo dõi. Kế hoạch tuần mới - HS: Bản sơ kết tuần Nội dung sinh hoạt theo chủ điểm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV, Lớp trưởng Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (4’) - Lớp trường điều khiển - Tổ chức cho học sinh trò chơi : Bắn tên - Giới thiệu bài : Để tổng kết hoạt động tuần qua và đưa ra kế hoạch tuần đến chúng ta bắt đầu tiết Hoạt động tập thể : Sinh hoạt lớp tuần 30 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28’) Hoạt động1: Nhận xét đánh giá công tác tuần 30 -GV mời lớp trưởng lên điều khiển hoạt động này - Lớp trưởng: -Mời ý kiến bổ sung - Lớp trưởng nhận xét chung - GV nhận xét đánh giá Qua báo sơ kết của 3 tổ.. +Ưu điểm:Phần lớn các em thực hiện tốt. -Tuy nhiên còn một số tồn tại như: nói chuyện, quên sách vở, đọc bài còn nhỏ, để xe chưa đúng quy định,tập thể dục chưa nghiêm túcđề nghị các em cố gắng thực hiện tốt hơn ở tuần tới - Bây giờ cô xin ý kiến của tổ 1,2,3 có đồng ý bạn ..xuất sắc nhất tổ không ? -Tiếp theo cả lớp có đồng ý tổ 1 xuất sắc nhất tuần không ? -Mời 3 bạn xuất sắc nhất tổ lên nhận quà -Mời đại diện tổ 1 lên nhận quà -Để nề nếp lớp hoạt động tốt hơn các em cùng nhau thảo luận kế hoạch tuần 31 nhé! Hoạt động2: Triển khai công tác tuần 31 - Thảo luận cho kế hoạch tuần đến - Nêu chủ điểm tháng 04 - Lớp trưởng tổ chức cho các tổ thảo luận đề ra cho kế hoạch tuần đến về các mặt: Đạo đức, nề nếp, học tập, lao động và các hoạt động khác. - Mời ý kiến của các tổ - Lớp trưởng tham gia ý kiến - GV: chốt lại đưa ra kế hoạch tuần đến +Đạo đức: Biết lễ phép chào hỏi người lớn tuổi,thầy cô,gọi bạn xưng tên. +Nề nếp : -Thực hiện biện pháp 2k -Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy -Tác phong đến lớp đúng quy định, truy bài,hát đầu giờ, thể dục,xếp hàng vào lớp và ra về nghiêm túc. +Học tập : Đi học đâỳ đủ, chuyên cần, phát huy đôi bạn cùng tiến - Phát biểu biểu sôi nổi , tích cực trong giờ học. +Lao động: Trực nhật vệ sinh sân trường lớp học sạch sẽ,ăn quà bỏ rác vào sọt +Chăm sóc cây xanh +Các hoạt động khác : Tham gia và thực hiện tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm. - Nhắc HS Bệnh sốt xuất huyết. Các em có đồng ý với kế hoạch đề ra không Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm: “Hòa bình và hữu nghị ” -Các tổ đã đăng kí nội dung sinh hoạt, hát, đọc thơ,sưu tầm tranh ảnh nói nội dung tranh về” Yêu quý mẹ và cô giáo” - gv mời đại diện các tổ lên trình bày nội dung của mình. Đầu tiên mời đại diện tổ 1-2-3 Mỗi tổ chọn 2- 4 bạn lên bảng thực hiện nội dung đã đăng kí. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3’) - Thực hiện tốt các điều đã thảo luận trong giờ sinh hoạt - Tuần đến các tổ tiếp tục tìm hiểu về “Tiến bước lên Đoàn” tham gia nội dung nội dung gửi cho cô vào thứ tư để thầy góp ý thêm. - Thực hiện biện pháp 2k, đội mũ bảo hiểm - Nhận xét giờ sinh hoạt. - Lớp làm theo yêu cầu - Cả lớp tham gia trò chơi -Lắng nghe - Lớp trưởng lên điều khiển - Các tổ trưởng báo cáo về tình hình của tổ trong tuần -Tổ 1 -Tổ 2 -Tổ 3 - Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập trong tuần của lớp - Lớp phó lao động ,văn thể mĩ -Nhận xét vế mặt lao động, vệ sinh của lớp trong tuần - Hát thể dục, quỹ đội, KHNtrong tuần của lớp - Mời ý kiến cả lớp - Lắng nghe -Giơ tay - Vỗ tay -Cả lớp cùng tham gia (trao đổi cặp) - Đại diện các tổ trình bày -Lớp lắng nghe, trả lời câu hỏi sau phần trình bày của bạn -Lắng nghe - Lắng nghe - Đại diện các tổ tham gia - Lần lượt lên đọc thơ, hát,gắn tranh - Hs thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Cuối tuần) ...................................................................................... * NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG/PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Khi Kiểm tra) ......................................................................................
Tài liệu đính kèm: