Giáo án Khoa học lớp 4 - Học kì II

Giáo án Khoa học lớp 4 - Học kì II

I/ MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết:

- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

- Giải thích tại sao có gió?

- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chong chóng.

- Chuẩn bị theo nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 75 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1877Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :19
Khoa học
Bài 37: Tại sao có gió?
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
Giải thích tại sao có gió?
Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. 
II/ Đồ dùng dạy học
Chong chóng.
Chuẩn bị theo nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HĐ1: Chơi chong chóng
3.HĐ2:Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió
4.HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của KK trong tự nhiên
5.Củng cố, dặn dò
+ Không khí cần cho sự sống ntn?
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV giới thiệu bài
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh KK chuyển động tạo thành gió
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
 - GV kiểm tra chong chóng của HS
 - HS chơi và tìm hiểu : Khi nào chong chóng không quay? quay? Khi nào nhanh, chậm?
B2: Cho HS chơi ngoài sân theo nhóm
 - Cho HS chơi theo nhóm. Nếu đứng yên mà không có gió thì nó có quay không? Tại sao?
Muốn quay phải làm gì?
B3: Làm việc trong lớp
- Đại diện các nhóm lên báo cáo
 - GV nhận xét và kết luận : Khi ta chạy, kk xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
* Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
 - Cho HS đọc mục T.Hành trang 74 để làm
B2: Nhóm làm thí nghiệm và th/ luận câu hỏi 
B3: Đại diện các nhóm trình bày
 - GV nhận xét kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của KK là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của KK. KK chuyển động tạo thành gió.
* Mục tiêu: G/ thích đợc tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và đêm từ đất ra biển
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
Cho HS làm việc theo cặp và đọc mục bạn cần biết(75) để giải thích mục tiêu
B2: HS làm việc theo cặp
B3: Đại diện nhóm trình bày
- > GV kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm 
+ Tại sao có gió?
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lấy chong chóng đã chuẩn bị
 - Ra sân và thực hành chơi và tự trả lời các câu hỏi GV giao cho: Chong chóng không quay khi không có gió. Quay khi có gió. Gió mạnh quay nhanh. Gió nhẹ quay chậm.
- Khi không có gió ta cần tạo gió bằng cách chạy. Bạn nào chạy nhanh thì chong chóng quay nhanh.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS đọc mục thực hành trang 74
 - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và thảo luận
 - Đại diện các nhóm trình bày
- HS đọc mục bạn cần biết trang 75 và thảo luận theo cặp
 - Đại diện nhóm lên trả lời 
- 2,3 HS trả lời.
Khoa học
Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão.
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.
II/ Đồ dùng dạy- học
Phiếu học tập.
Sưu tầm tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra.
Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đén gió bão.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió
3.HĐ2:Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
4.HĐ3: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình ”
5.Củng cố, dặn dò
+ Tại sao có gió ?
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Gv giới thiệu bài.
* Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh đọc sgk và tìm hiểu
B2: Cho học sinh quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 76 và làm phiếu học tập
 - Chia nhóm và cho học sinh làm phiếu
B3: Gọi một số học sinh lên trình bày
 - Giáo viên nhận xét và chữa bài
* Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông bão gây ra và cách phòng chống bão
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo nhóm
 - Cho học sinh quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết sgk trang 77 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão
+ Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống. Liên hệ thực tế địa phương
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - Nhận xét và kết luận: Bão xảy ra là có gió lớn gây thiệt hại về người và của như đổ nhà, cây cối, cột điện...
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh về các cấp độ của gió
Cách tiến hành
 - Giáo viên phô tô lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 – sgk và viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời
 - Gọi HS thi gắn chữ vào hình cho phù hợp
 - Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc
+ Người ta chia sức gió thành mấy cấp độ?
+ Nêu những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng tránh?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS sưu tầm tranh ảnh thể hiện bầu không khí sạch, không khí bị ô nhiễm.
- 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
- Học sinh đọc sách giáo khoa và tìm hiểu về cấp độ của gió ( 13 cấp độ )
 - Học sinh điền vào phiếu theo thứ tự :
 - Cấp 5- gió khá mạnh; Cấp 9- Gió dữ ( bão to ); Cấp 0- không có gió; Cấp 7- gió to ( bão ); Cấp 2- gió nhẹ.
 - Học sinh quan sát hình 5, 6 sgk và trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh tự liên hệ địa phương
- Học sinh lắng nghe yêu cầu
 - Các nhóm tiến hành chơi
 - 2,3 HS trả lời.
Tuần :20
Khoa học
Bài 39: Không khí bị ô nhiễm
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn ( không khí bị ô nhiễm).
Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
II/ Đồ dùng dạy- học
Sưu tầm tranh ảnh thể hiện bầu không khí sạch, không khí bị ô nhiễm.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HĐ1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch
3.HĐ2:Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
4.Củng cố, dặn dò
+ Người ta chia sức gió thành mấy cấp độ?
+ Nêu những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng tránh?
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Gv giới thiệu bài.
* Mục tiêu: Phân biệt được không khí sạch và không khí bẩn
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo cặp
 - Cho học sinh quan sát hình ở trang 78, 79 sgk và chỉ ra đâu là không khí sạch ? Không sạch ?
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi một số học sinh trình bày kết qủa
 - Giáo viên nhận xét và kết luận: Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỷ lệ thấp không làm hại đến sức khoẻ con người. Không khí bẩn là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, bụi....có hại cho sức khoẻ con người...
* Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí
* Cách tiến hành
 - Cho học sinh liên hệ thực tế
 - Giáo viên nhận xét và kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là do bụi tự nhiên, bụi núi lửa, bụi do hoạt động của con người. Do khí độc của sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy than đá, dầu mỏ, tàu xe, nhà máy....
+ Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
- 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
- Học sinh quan sát hình 78, 79 sgk và chỉ ra hình 1 là ô nhiễm; Hình 2 là trong lành vì có cây cối xanh tơi, không gian thoáng đãng; Hình 3, 4 cũng là ô nhiễm
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh tự liên hệ thực tế trong cuộc sống hàng ngày
 - Nhận xét và bổ xung
- 2,3 HS trả lời.
Khoa học
Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II/ Đồ dùng dạy- học
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Giấy trắng khổ to, bút màu.
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch
3.HĐ2:Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch
4.Củng cố, dặn dò
+ Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí?
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Gv giới thiệu bài.
* Mục tiêu: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu KK trong lành
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo cặp
Cho HS quan sát hình 80,81và trả lời
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi một số HS trình bày kết quả
 - Cho HS liên hệ bản thân, gia đình...
 - GV nhận xét và kết luận: Chống ô nhiễm KK bằng cách thu gom và sử lí rác, phân hợp lí. Giảm lượng khí thải độc hại.... Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh
* Mục tiêu: Bản thân HS cam kết bảo vệ bầu KK trong sạchvà tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức và hớng dẫn
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
B2: Thực hành
 - Cho HS thực hành theo nhóm
 - GV đi đến các nhóm để kiểm tra và giúp đỡ
B3: Trình bày và đánh giá
 - Cho HS treo sản phẩm
 - Gọi đại diện các nhóm phát biểu cam kết
 - GV đánh giá và nhận xét
+ Cần phải làm gì để bảo vệ bầu KK trong sạch?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị theo nhóm: ống bơ, thước, sỏi, trống nhỏ, ít vụn giấy,
- 2 HS trả lời
- Nhận xét và bổ sung
- HS quan sát hình 80, 81 và trả lời: Các hình 1,2, 3, 5, 6, 7 là những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành. Còn H 4 là không nên làm
 - Một số HS báo cáo kết quả
 - HS tự liên hệ về biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
 - HS phân công vẽ tranh cổ động và viết cam kết bảo vệ bầu không khí trong lành
 - HS thực hành theo nhóm
 - Các nhóm trình bày 
 - 2,3 HS trả lời.
Tuần 21 
Khoa học
Tiết 41- Âm thanh
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS có thể:
Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
Nêu được ví dụ làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
II. Đồ dùng dạy- học:
Chuẩn bị theo nhóm :
+ống bơ, thước, vài hòn sỏi.
+Trống nhỏ, một ít vụn giấy.
+Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh : kéo, lược....
+Đài và băng cat- xét ghi âm thanh của một số máy móc, sấm sét... (nếu có)
- Chuẩn bị chung : Đàn ghi ta ... à thức ăn của ếch.
- Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm.
- Trưng bầy sản phẩm.
- 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ
- 2 HS nêu.
Khoa học
Tiết 66 : Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
I-Mục tiêu
- Sau bài học, HS biết: 
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò va fcỏ.
- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu định nhĩa về chuỗi thức ăn.
II- Đồ dùng dạy- học:
Hình trang 132-133 SGK.
Giấy và bút vẽ.
 III- Hoạt động dạy – học 
A.BàI cũ:
- Nêu mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
- GV đánh giá.
B.BàI mới:
- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc cả lớp.
GV nêu yêu cầu HS quan sát hình 1 trang132 SGK:
- Thức ăn của bò là gì?
- Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
- Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
- Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
B2: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát giấy bút
- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa cỏ và bò bằng chữ
B3: Trưng bày sản phẩm.
* Kết luận: Mục bạn cần biết( SGK- 132)
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn.
* Mục tiêu : 
- Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* Cách tiến hành
B1: làm việc theo cặp 
- Quan sát hình trang 133 và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
+ Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ.
B2: Làm việc cả lớp.
các nhóm báo cáo kết quả.
* Kết luận: SGK- 133.
- Vẽ sơ đồ một vài chuỗi thức ăn khác
- GV nhận xét.
C Củng cố dặn dò 
- Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn?
- Gv nhận xét tiết học và dặn dò.
Bài sau: Ôn tập: Thực vật và động vật.
2 HS lên bảng.
HS nhận xét.
- Cỏ.
- Cỏ là thức ăn của bò.
- chất khoáng.
- Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm.
- Trưng bầy sản phẩm.
- 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ
-Cỏ, thỏ, cáo. xác chết đang bị phân huỷ
- Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh, nhờ có thức ăn vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng. Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn cho cỏ và các cây khác.
- HS vẽ theo nhóm 4
- 2 HS nêu.
Tuần 34
Khoa học
Tiết 67 : Ôn tập: thực vật và động vật
I-Mục tiêu
Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở học sinh biết:
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy- học:
Hình trang 134-135 SGK.
Giấy và bút vẽ.
- Bảng phụ sơ đồ : mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và động vật sống hoang dã.
 III- Hoạt động dạy – học 
A.BàI cũ:
- Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn.?
- GV đánh giá.
B.BàI mới:
- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ về chuỗi thức ăn
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và động vật sống hoang dã.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc cả lớp.
GV nêu yêu cầu HS quan sát trang134 SGK:
- Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
B2: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát giấy bút
- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã bằng chữ.
B3:trưng bày sản phẩm.
- GV hỏi thêm:
-So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước , em có nhận xét gì?
* Kết luận: 
GV treo sơ đồ mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và động vật sống hoang dã
C Củng cố dặn dò 
- Trình bầy mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật?
- Gv nhận xét tiết học và dặn dò.
Bài sau: Ôn tập: Thực vật và động vật (tiếp theo)
2 HS lên bảng.
HS nhận xét.
+ cây lúa.
- Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm.
- Trưng bầy sản phẩm.
- 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ
+ Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn cụ thể:
- Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loại vật khác cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
- Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
 - QS sơ đồ.
- 2,3 HS trả lời.
Khoa học
Tiết 68 : Ôn tập: thực vật và động vật ( tiếp theo)
I-Mục tiêu
Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở học sinh biết:
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy- học:
Hình trang 136-137 SGK.
Sơ đồ chuỗi thức ăn dựa vào trang 136,137.
III- Hoạt động dạy – học 
A.Bài cũ:
- - Trình bầy mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật?
- GV đánh giá.
B.BàI mới:
- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2: Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên
* Mục tiêu: Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc theo cặp.
GV nêu yêu cầu HS quan sát trang135 SGK:
- Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
- Các cặp thảo luận theo cặp:
Dựa vào hình trên , bạn hãy nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người?
B2: Hoạt động cả lớp.
- Gọi 1 số học sinh trả lời câu hỏi trên.
GV treo sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên có con người dựa trên các hình có trang 136 SGK
Các loại tảo-> Cá-> người ( ăn cá hộp)
 cỏ -> bò > người.
Giảng thêm cho HS biết:
Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình , con người đã tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. 
- Hiện tượng săn bắt thú rừng , phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
- Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất?
* Kết luận: 
- Con người cũng là một thành viên của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
- Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng.
C Củng cố dặn dò 
- Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất?
- Gv nhận xét tiết học và dặn dò.
Bài sau: Ôn tập cuối năm
2 HS lên bảng.
HS nhận xét.
- Hình 7: Người đang ăn cơm và thức ăn.
- Hình 8: Bò ăn cỏ.
- Hình 9: Các loại tảo -> Cá -> Cá hộp (thức ăn của người)
- Thực hiện yêu cầu theo gợi ý cùng bạn.
- HS nêu ý kiến của mình.
- Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất bắt đầu từ thực vật 
- 2,3 HS trả lời.
Khoa học
Tiết 69 : Ôn tập cuối năm
I-Mục tiêu
Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất .
- Kỹ năng phán đoán, giải thích qua1số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống .
II- Đồ dùng dạy- học:
Hình trang 138,140 SGK.
Giấy, bút.
Phiếu ghi các câu hỏi.
Các tấm phiếu rời (trang 140)
III- Hoạt động dạy – học 
A.BàI cũ:
KT trong quá trình học.
B.BàI mới:
- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh ai đúng.
* Mục tiêu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên trái đất. 
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm.
- Yêu cầu :Mỗi nhóm cùng thảo luận 3 câu trong mục trò chơi SGK-138. Cử đại diện lên trình bày.
- Ban giám khảo là cô giáo và các bạn học sinh
- Tiêu trí đánh giá:
+ Nội dung: Đủ , đúng.
+Lời nói:to,rõ ràng,thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết.
B2: Hoạt động cả lớp:- gọi các nhóm lên trình bày.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:
* Mục tiêu: Củng cố kỹ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng.
* Cách tiến hành:
B1: GV phát phiếu ghi nội dung câu hỏi( Câu hỏi SGK 138-139).
- GV hướng dẫn học sinh cách làm bài: đánh dấu trước ý đúng mỗi câu hỏi.
B2: HS làm bài.
B3: Chữa bài:
- Gọi học sinh đọc bài. 
GV Nhận xét.
- Hướng dẫn HS đánh giá bài.
 Câu 1: Đáp án đúng: a
 Câu 2: Đáp án đúng:b
Hoạt đông 3: Thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố kỹ năng phán đoán, giải thích, thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt. Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
* Cách tiến hành:
B1: chia nhóm.
- Yêu cầu: Thực hiên theo yêu cầu 1,2 ( 137)
1)Làm thế nào để cốc nước nóng nhanh nguội đi.( Nêu các ý tưởng, nêu phương án để kiểm tra phương pháp làm nguội nhanh nhất)
2) Ghép các phiếu thức ăn với các phiếu chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
B2: Thực hành theo nhóm
B3: Báo cáo kết quả.
C Củng cố dặn dò 
- Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống?
- Gv nhận xét tiết học và dặn dò.
Bài sau: Kiểm tra cuối năm.
- Cử nhóm trưởng.
- Nhóm thảo luận.
- Cử đại diện lên trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài của nhóm mình
- Nghe, nhận xét
- Đánh giá, bổ sung.
- Nhận phiếu.
- Nghe cô giáo hướng dẫn.
- Hs làm bài.
- HS chữa bài
- Cử nhóm trưởng , thư ký.
- Thực hành theo nhóm 4:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- 2,3 HS thi.
Khoa học
Tiết 70 : Kiểm tra cuối năm
I-Mục tiêu
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về môn Khoa học lớp 4.
- Rèn kỹ năng làm bài, trình bày bài 
- Giáo dục học sinh ý thức làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Đề bài cho từng học sinh. ( BGH ra đề )
III- Hoạt động dạy – học 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Kiểm tra học kỳ:
Giáo viên phát đề.( BGH ra đề ).
Nhắc nhở học sinh ý thức khi làm bài.
4. Củng cố:
- Thu bài .
- Nhận xét.
5. Dăn dò:
Vận dụng kiến thức khoa học đã học vào cuộc sống.
- Báo cáo sĩ số.
- HS đặt giấy, bút lên bàn.
- Nhận đề bài.
- Làm bài.
- HS nộp bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docKỲ 2.doc