Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2018-2019

Tiết 2: TẬP ĐỌC:

 §5: THƯ THĂM BẠN

A. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

 - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

 * BVMT: - (Khai thác gián tiếp nội dung bài): -Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người.

B. Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh hoạ (SGK); BP viết sẵn đoạn 2 - Trang 25.

C. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 48 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3:
 Ngày soạn : 14 / 9/ 2018
 Ngày giảng: Thứ hai 17 / 9/ 2018
Tiết 1: CHÀO CỜ: ( Tập trung toàn trường)
 .......................................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 §5: THƯ THĂM BẠN
A. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
 - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
 * BVMT: - (Khai thác gián tiếp nội dung bài): -Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. 
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ (SGK); BP viết sẵn đoạn 2 - Trang 25.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: "Truyện cổ nước mình"
	- Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài ntn?
- 1 – 2 HS đọc.
- Truyện cổ chính là lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu sống nhân hậu, độ 
- GV và HS nhận xét.
lượng, công bằng, chăm chỉ...
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc bài - lớp theo dõi SGK.
- Bài chia mấy đoạn?
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  chia buồn với bạn.
+ Đoạn 2: Hồng ơi bạn mới như mình.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
 - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó: hi
sinh, xả thân, quyên góp, khắc phục, bỏ
ống.
+ Hi sinh: Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao 
đẹp, tự nhận về mình cái chết để giành lấy
sự sống cho người khác.
+ Bỏ ống: Dành dụm, tiết kiệm.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm 3.
- Mời các nhóm đọc bài.
- Đại diện các nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS nghe.
3. HD tìm hiểu bài: 
- Y/c lớp đọc thầm Đ1
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Tiền phong.
+ Lương viết thư để chia buồn với Hồng. 
- Rút ý 1?
Ý 1: Nơi viết thư và lí do bạn Lương viết thư cho bạn Hồng.
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 2
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết an ủi bạn Hồng.
-> BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn chế lũ lụt, chúng ta cần phải làm gì?
+ Hôm nay đọc báo TNTP mình rất xúc động... mãi mãi.
+ Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng ... nước lũ; Khuyến khích Hồng noi gương cha: Mình tin ... nỗi đau này; Làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng ... như mình.
- Con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Rút ý 2?
- Ý 2: Những lời động viên, an ủi của Lương đối với bạn Hồng.
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 3
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Nơi bạn Lương ở, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt?
+ Mọi người quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập ...
+ Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
+ Riêng Lương gửi giúp Hồng toàn bộ ...
- Rút ý 3?
- Ý 3: Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào vùng lũ lụt.
+ Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết 
+ Thảo luận nhóm đôi và trả lời: Những
thúc bức thư.
dòng mở đầu: Nêu rõ địa điểm, thời
gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
Những dòng cuối: Ghi lời chúc hoặc lời 
nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ
họ tên người viết thư.
Nêu ND bài?
* Nội dung: Tình thương bạn, muốn chia 
sẻ vui buồn cùng bạn khi gặp đau thương
mất mát trong cuộc sống.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS đọc tiếp nối bài.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét giọng đọc.
- Chọn đọc diễn cảm đoạn: “từ đầu  nỗi
đau này?”
- GV đọc mẫu.
- HS theo dõi.
- Y/c luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS đọc trong nhóm đôi.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
- 2 - 3 HS thi đọc diễn cảm - HS theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Bức thư đã cho em biết gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ?
- Bạn Lương là một người bạn tốt, giàu tình cảm. Khi đọc báo thấy h/cảnh đáng thương của Hồng đã chủ động viết thư thăm hỏi, gửi giúp bạn số tiền mình có
- Em đã học được điều gì ở bạn Lương?
- Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn.
- Em hãy kể lại những việc em và địa phương mình đã làm để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt?
- HS kể ...
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Người ăn xin.
- Lớp lắng nghe
 .......................................................................................................
Tiết 3: TOÁN
§11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp)
A. Mục tiêu: 
 - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
 - Học sinh được củng cố về hàng và lớp.
 * Dạy cho HSHTT Bài 4
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Kẻ sẵn các hàng, các lớp như phần đầu của bài học.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Lớp triệu có mấy hàng là những hàng nào?
- Có 3 hàng : Triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn đọc và viết số:
- GV nêu và y/c HS lên bảng viết số gồm: 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
- 1HS viết số GV đọc trên bảng - Lớp viết vào nháp: 342 157 413
- Y/c HS đọc số: 342 157 413
- HS nối tiếp đọc: Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba. 
- Hướng dẫn HS cách tách từng lớp 
- Cách đọc.
- Từ lớp đơn vị ® lớp triệu
- Đọc từ trái sang phải
- Nêu cách đọc số có nhiều chữ số?
+ Ta tách thành từng lớp.
+ Tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp.
3. Thực hành: 
*Bài 1(Trang 15): - Nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng viết số và đọc số.
 - Nêu cách đọc và viết số có nhiều chữ số.
- HS viết bảng, đọc nối tiếp.
 32 000 000 ; 32 516 000 ; 32 516 497 ; 834 291 712 ; 308 250 705 ; 500 209 037.
*Bài 2(Trang 15): - Nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS đọc số
- HS đọc nối tiếp.
- Nêu cách đọc số có nhiều chữ số.
- HS nêu
*Bài 3(Trang 15): - Nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- HD HS làm bài.
- HS làm vở - 1 HS làm bảng phụ.
- Nêu cách viết số có nhiều chữ số?
 10 250 214; 253 564 888; 400 036 105; 700 000 231
- HS nêu.
*Bài 4(Trang 15): Dành cho HSHTT
- HSHTT làm và trả lời miệng
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
- Lớp lắng nghe
 .......................................................................................................
Tiết 4: KĨ THUẬT:
 §3: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
A. Mục tiêu: 
 - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
 - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô.
 * Với HS khéo tay:
 - Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít bị mấp mô.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong, 1 mảnh vải kích thớc 20 x 30 cm, kéo cắt vải, phấn may, thước
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - KT sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh luyện tập:
*HĐ1: Hướng dẫn hs quan sát, NX mẫu:
- GV giới thiệu mẫu, HD hs q/s, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét bổ sung và KL: Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may 1 sản phẩm nào đó. Tùy y/c ...
*HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
B1: Vạch dấu trên vải:
- GV hướng dẫn hs q/s hình 1a, b(SGK).
- GV mời 1 - 2hs lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu.
- GV nhắc hs một số điểm cần lưu ý khi vạch dấu trên vải.
B2: Cắt vải theo đường vạch dấu:
- HD hs q/s hình 2a, b (SGK) để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét, bổ sung và lưu ý hs một số điểm khi cắt vải theo đường vạch dấu.
*HĐ3: Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu:
- GV nêu thời gian và y/c thực hành.
- GV q/s uốn nắn, giúp đỡ cho những hs còn lúng túng.
*HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét, đánh
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau Khâu thường
- HS q/s và nêu NX: Đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường thẳng, đường cong.
- HS q/s hình và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải.
- HS thực hiện, lớp q/s, NX.
- HS nghe.
- HS q/s hình và nêu.
- 2 hs đọc phần ghi nhớ (SGK).
- HS thực hành: mỗi hs vạch 2 đường dấu thẳng và 2 đường dấu cong sau đó cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Lớp lắng nghe
******************************************************************
 Ngày soạn: 15/9/2018 
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 18 /9/2018
Tiết 1: TOÁN: 
§12: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: 
 - Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
 - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 * Dạy cho HS hoàn thành tốt Bài 4c
B. Đồ dùng dạy - học: - Kẻ sẵn bài 1 - Trang 16(chưa điền các hàng, lớp). 
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên các lớp đã học từ bé ® lớn.
- Lớp triệu có mấy hàng? Là những hàng nào?
- lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
- Có 3 hàng : Triệu, chục triệu, trăm triệu 
- GV và HS nhận xét, chữa bài.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh luyện tập:
* Bài 1(Tr 16): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS nêu tên các hàng, các lớp đã học.
- HS nêu ...
- Y/c HS tự nhẩm đọc số, điền vào các hàng và trả lời miệng
- 1 số HS nêu lại các hàng, lớp trên bảng.
Kết quả:
+ 850 304 900.
+ Bốn trăm linh ba triệu hai trăm mười nghìn bảy trăm mười lăm
* Bài 2 (Tr 16): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS đọc số trong nhóm đôi
- HS đọc trong nhóm, trước lớp, NX
- Nêu cách đọc các số có nhiều chữ số.
- HS nêu.
* Bài 3 (Tr 16): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV HDHS làm bài.
- HS làm vào vở (a,b,c). 1HS làm bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
Kế ... p?
*Bài 3 (Trang 44): - Gọi HS đọc y/c 
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài.
- GV cho HS làm vào nháp , chữa bài miệng
- HS nghe và trả lời.
+Từ láy có 2 tiếng giống nhau âm đầu. 
+ Nhút nhát.
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần.
+ Lạt xạt, lao xao.
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau cả ở âm
đầu và vần.
+ Rào rào.
=>Thế nào là từ láy?
- 1 HS nhắc lại.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài
sau: MRVT: Trung thực - Tự trọng.
+ Từ ghép là ghép những tiếng có nghĩa 
lại với nhau. Có 2 loại từ ghép ...
****************************************************************** 
 Ngày soạn: 25/9/2018 
 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 28 /9/2018
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
§8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
A. Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
B. Đồ dùng dạy học: - Chép sẵn đề bài trên bảng.
C. Các hoạt động dạy- học:	
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Cốt truyện là gì? 
+ Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
+ Cốt truyện gồm có mấy phần?
+ Gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD XD cốt truyện:
* Xác định yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài - GV gạch chân những từ quan trọng.
- HS đọc đề bài - lớp đọc thầm
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhận vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
* Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
- Cho HS đọc gợi ý 1 và 2.
- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm.
- Cho HS nói chủ đề câu chuyện em lựa
- HS nêu nối tiếp.
chọn.
* Thực hành XD cốt truyện.
- Cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi 
khơi gợi tưởng tượng.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+ Cho 1 HS HTT làm mẫu.
+ VD: Một người mẹ ốm rất nặng. Cô con
gái thương mẹ, tận tuỵ chăm sóc mẹ ngày 
đêm.
- HD HS kể vắn tắt câu chuyện.
- HS kể theo cặp.
( GV quan sát từng cặp kể, HD thêm).
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp (GV và cả lớp bình chọn ).
- 5, 6 HS thi kể trước lớp, NX.
IV. Củng cố - dặn dò:
+ Nêu cách xây dựng cốt truyện? - GV củng cố bài
-  cần hình dung được: các N/vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện, diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: Viết thư (KT viết).
 .............................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC:
( Đ/c Phương dạy )
 ..........................................................................................................
Tiết 3: TOÁN: 
 §20: GIÂY, THẾ KỈ 
A. Mục tiêu: 
 - Biết đơn vị giây, thế kỉ.
 - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỷ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
 * Bài tập 1: Không làm 3 ý (7 phút =  giây; 9 thế kỉ =  năm; 1/5 thế kỉ =  năm)
B. Đồ dùng dạy- học: - Đồng hồ có 3 loại kim, chép sẵn bảng phụ BT1.	
C. Các hoạt động dạy - học:	
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể tên các đ/vị đo k/lượng bé ® lớn.
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng?
- g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn
- 2 đv đo khối lượng liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần.
- GV và HS nhận xét.
III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài:
a) Giới thiệu về giây:
- Cho HS quan sát đồng hồ.
- HS quan sát: Kim giờ, phút, giây.
+ Khi kim giờ chuyển động được 1 vòng
+ Hết 1 giờ.
từ số nào đó đến số tiếp liền thì hết thời
gian là bao nhiêu?
+ Kim phút đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp
+ Hết 1 phút.
liền hết thời gian là bao nhiêu?
+ Kim phút đi bao nhiêu vạch thì được
+ Đi 60 vạch 60 phút.
bằng 1 giờ? => Vậy 1 giờ = ? phút.
+ Kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp
+ 1 giờ = 60 phút.
liền được khoảng thời gian là 1 giây.
=> Khoảng thời gian kim giây đi hết 1
+ 60 giây.
vòng trên mặt đồng hồ thì được?
+ 1 phút = ? giây 60 phút = ? giờ
1 phút = 60 giây 60 phút = 1 giờ
60 giây = ? phút
 60 giây = 1 phút
-> 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây
- HS nhắc lại.
b) Giới thiệu về thế kỉ:
- Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế
kỷ: 100 năm = ? thế kỉ.
 -> 1 thế kỉ = 100 năm
- 100 năm = 1 thế kỉ.
- HS nhắc lại
- Bắt đầu từ năm thứ 1®100 là TK T1 từ
năm 101®200 thuộc thế kỷ?
- Từ năm 101 ® 200 thuộc thế kỷ thứ 2.
- Năm 1975 thuộc thế kỷ nào?
- Thế kỉ 20.
- Năm nay thuộc thế kỷ nào?
- Thế kỉ 21.
3. Luyện tập:
*Bài 1(Trang 25): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu.
- HDHS làm bài vào vở, bảng phụ
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét.
Kết quả:
a) 1 phút = 60 giây
 60 giây = 1 phút
2 phút = 120 giây
phút = 20 giây
1 phút 8 giây= 68 giây
b)1 thế kỉ = 100 năm
 100 năm = 1 thế kỉ
5 thế kỉ = 500 năm
thế kỉ = 50 năm
*Bài 2(a,b - (Trang 25): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS hỏi nhau trong nhóm đôi, trước lớp.
- HS trả lời theo cặp, trước lớp.
Kết quả: 
a) + Bác Hồ sinh năm 1890 vào thế kỷ 
XIX. 
+ Cách mạng tháng Tám thành công vào... năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) ... năm đó thuộc thế kỉ XX.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
 ...............................................................................................................
Tiết 4: CHÍNH TẢ: ( Nhớ - viết) : 
 §4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
A. Mục tiêu:
 - Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch đẹp; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát 
 - Làm đúng BT 2a.
 *Q&G: Ca ngợi bản sắc nhân hậu, thông minh, chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (Liên hệ)
B. Đồ dùng dạy - học: - Chép sẵn bảng phụ BT2a. 
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) lên bảng thi viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng
ch/tr.
- 2 nhóm thi tiếp sức. Lớp quan sát, 
nhận xét.
VD: chó/ trâu, chuột/trăn,.
- GV và HS nhận xét.
III. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ viết 
- 2 HS đọc - Lớp đọc thầm.
chính tả.
+ Đoạn thơ nói lên điều gì? 
+ Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân 
hậu, vừa thông minh.
-> Ca ngợi bản sắc nhân hậu, thông minh, 
chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha
ông.
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó: truyện cổ, tuyệt vời, sâu xa, độ trì, tiếng xưa,rặng dừa, nghiêng.
- HS viết bảng con, kết hợp viết bảng 
lớp.
- Nêu cách trình bày thơ lục bát.
- Câu 6 lùi vào 1 ô, câu 8 sát ra lề và hết một khổ cách 1 dòng.
- Cho HS viết bài chính tả vào vở.
- HS nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
- GV đọc thong thả cho HS soát lỗi, sửa lỗi.
- GV thu, NX 1 số vở của HS
- GV NX, cùng HS chữa lỗi trên bảng
- HS đổi vở soát lỗi; HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở 
- HS nộp vở, dưới lớp KT bài nhau 
- HS NX, sửa sai
3) Luyện tập:
*Bài 2a (Trang 38): - Gọi HS nêu y/c
- 1 HS nêu y/c bài.
- Y/c HS tự làm bài nháp.
- HS làm bài vào nháp - 1HS viết các từ cần điền vào bảng phụ.
- GV và HS chữa bài, chốt kết quả đúng.
Kết quả:
Thứ tự các từ cần điền đúng: gió, Gió, 
gió, diều.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. NX giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: (Nghe - viết): 
Những hạt thóc giống.
 ............................................................................................................. 
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP: 	
 NHẬN XÉT TUẦN 4
I. Mục tiêu:
 - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
 - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22.	
II. Cách tiến hành:
 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua:
 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến:
.... 
 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình:
+ Tuyên dương: 
+ Phê bình: ... 
 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 04, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: 
 * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua:
 - Về học tập: Ổn định mọi nề nếp, song vẫn còn một số em rất lười học, như không thuộc bài, soạn thiếu Sách vở, đồ dùng. Nề nếp học trên lớp ổn định, nhưng lớp học còn trầm, ít sôi nổi, thiếu tự tin. Tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến XD bài, đề nghị tuyên dương các em : Dương, Cường, Ánh, Nguyễn -Vy, Bảo Ngọc, Linh, M. Quân, thư. Bên cạnh đó có 1 số em không xem trước bài ở nhà, đến lớp học không biết gì để tham gia XD bài. 
 + Các vi phạm khác: ...................................................
 * Về lao động - vệ sinh: Đa số các bạn có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ, song cần chấn chỉnh ngay nề nếp đồng phục buổi chiều.
 * Về đạo đức - tác phong: Đa số các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp. Nhưng nề nếp xem bài trước ở nhà chưa có như em Hoành, Trường, Chi, Hưng, Ng. Quân
 * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau:
 - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, phấn đấu học tập tốt, thuộc bài và làm bài đầy đủ, học thuộc các bài học, môn học và bảng nhân, chia; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe giảng. 
 * Lao động vệ sinh: trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định. Lưu ý các em ở đội bóng, không đá bóng trước giờ học, trong giờ ra chơi tránh bẩn quân áo và mồ hôi dẫn đến đầu tóc bù xù. ( chỉ nên tập luyện vào cuối giờ học buổi chiều – mỗi hôm khoảng 30 phút).
 * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản.
 * Các phong trào của Đội VN, TT: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình.
 5. Tổ chức các hoạt động khác: Tổ chức cho HS văn nghệ tập bài múa hát tập thể Em đi giữa biển vàng.
****************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2018_2019.doc