Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

TIẾT 2: TOÁN

PHÉP TRỪ( Số tiết :01)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không qúa 3 lượt và không liên tiếp.

- Làm được các bài tập 1; 2(dòng 1); 3 HS mức 3 làm được bài 2(dòng 2); bài 4

2. Năng lực.

-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

 3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, cẩn thận, tự giác học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

 - HS : Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 53 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 49Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn: 08/10/2021 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN 
 (Lớp trực tuần thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 2: TOÁN
PHÉP TRỪ( Số tiết :01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không qúa 3 lượt và không liên tiếp.
- Làm được các bài tập 1; 2(dòng 1); 3 HS mức 3 làm được bài 2(dòng 2); bài 4
2. Năng lực.
-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.
 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, cẩn thận, tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. 
 - HS : Đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính 
- Nhận xét và giới thiệu vào bài
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Củng cố cách thực hiện phép trừ.
- GV viết phép tính: 
a) 865279 – 450237 = ?
- Nêu cách thực hiện tính.
- Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện phép trừ
- HS nhận xét và nêu cách thực hiện phép trừ
b) 7367895 – 541728 = ?
* Tương tự yêu cầu hs thực hiện phần b
- So sánh sự khác biệt giữa hai phép tính
- Khi thực hiện phép trừ có nhớ ta cần lưu ý điều gì?
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
+ Bài có mấy yêu cầu?
 839084 628450
 - 246937 - 35813
 592147 592637
- GV yêu cầu HS chia sẻ bài làm.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Tính 
* HS mức 3 làm dòng 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài phần 
- Nhận xét, cùng cả lớp thống nhất kết quả
* Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 4
* HS mức 3
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
-GV yêu cầu chia sẻ cách làm
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động 4: vận dụng, trải nghiệm
Yêu cầu HS thực hiện phép tính tìm kết quả.
Số dân 2 huyện: 163 024 người, 
Sìn Hồ : 81 360 người. 
Phong Thổ :............người
- Nhận xét, tuyên dương
- HS hát 1 bài vận động theo nhạc
- HS lên bảng làm bài
 4682 2968 
+ 2305 + 6524 
 6987 9492 
- HS đọc phép toán: 865279 – 450237= ?
- HS nêu cách đặt tính và tính , HS nêu thứ tự thực hiện phép tính
- Trừ theo thứ tự từ phải sang trái
 865279 9 trừ 7 bằng 2 viết 2,7 trừ 3 
 - 450237 bằng 4 viết 4 
 415042 2 trừ 2 bằng 0 viết 0
 5 trừ 0 bằng 5 viết 5
 6 trừ 5 bằng 1 viết 1
 8 trừ 4 bằng 4 viết 4
 865279 – 450237 = 415 042
 7367895
 - 541728
 6826167
 7367895 – 541728 = 6 826 167
- HS nêu: 
+ Phép trừ thứ nhất là phép trừ không nhớ
+ Phép trừ thứ hai là phép trừ có nhớ.
- Hàng nào không trừ được thì mượn hàng bên trái và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo.
- Nêu yêu cầu của bài. 
+ HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
 987864 969696
 - 783251 - 656565
 204613 313131
-Lớp thống nhất kết quả
- Đọc, nêu yêu cầu của bài. 
 - HS làm bài phiếu nhóm đôi. Chia sẻ cách làm.
- HS chữa bài trên bảng
80000 - 48765 = 31235 
941302- 298764 = 642538
48 600 - 9455 = 39 145
65102 -13859 = 51 243
- HS đọc bài toán
- Lớp làm bài vào vở
- 1 HS trình bày phiếu lớn
Bài giải
Quãng đường từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
1730- 1315 = 415(km)
 Đáp số: 415km
- HS đọc bài toán
- HS trình bày bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài
 Bài giải
Năm ngoái HS của tỉnh đó trồng được số cây là:
214 800 – 80 600 = 134 200 ( cây ) 
 Cả hai năm HS của tỉnh đó trồng được số cây là:
214 800 + 134 200 = 349 000 ( cây )
 Đáp số : 349 000 cây. 
- HS thực hiện đặt tính và nêu kết quả
 163024 
 - 81360 
 82664 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
TIẾT 3: THỂ DỤC
Giaó viên chuyên soạn giảng
______________________________________________
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY – CA(Số tiết:01)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 1. Năng lực
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài.
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời của nhân vật với lời người kể.
 - Hiểu nội dung: Nỗi rằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Phẩm chất
- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
 - GV :Tranh minh họa, bảng phụ. 
 - HS : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
 Cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
 - Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Khám phá
 * Luyện đọc. 
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài.
? Bài chia làm mấy đoạn?
- HD HS luyện đọc nối tiếp đoạn
- Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng câu văn dài.
- Đọc toàn bài
- GV đọc bài mẫu
* Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
? Khi câu chuyện xẩy ra An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
? Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ cậu thế nào?
? An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
 Đoạn 2:
? Chuyện gì đã xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà.
? Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?
?An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
? Câu chuyện cho thấy An - đrây - ca là một cậu bé như thế nào?
- GV chốt lại nội dung của bài.
3. Hoạt động 3:Luyện tập, thực hành 
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Nêu giọng đọc toàn bài?
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn:
" Bước vào phòng an ủi em
 Không, con không có lỗi. .... khỏi nhà."
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- Nêu nội dung chính của bài.
4.Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm.	
? Nếu đặt tên khác cho truyện em đặt tên câu chuyện này là gì?	
? Nếu gặp An - đrây – ca em sẽ nói gì với bạn. 
* Em cần làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, bố mẹ?
- HS chơi 
+ Cáo đon đả mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết: Từ nay muôn loài đã kết thân
+ Hãy luôn luôn cảnh giác giống như chú Gà Trống 
- HS nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài chia thành : 2 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà
+ Đoạn 2: đoạn còn lại
- 2HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm: 
An- đrây-ca, hoảng hốt,...
- HS đọc: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch về của hàng / mua thuốc/ rồi mang về nhà.
+ Lần 2: Đọc câu dài; Giải nghĩa từ khó SGK: dằn vặt
+ Lần 3: Luyện đọc trong nhóm.
- 1HS đọc toàn bài.
- Nghe GV đọc mẫu
- Đọc lướt, trả lời:
- Câu chuyện xẩy ra khi An- đrây- ca 
9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- An- đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay.
- Gặp các bạn chơi đá bóng và rủ em nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
- HS đọc thầm + trả lời
- Mẹ khóc vì ông đã qua đời
- Khóc và tự cho là vì mình mà ông đã mất
- Cậu ân hận vì mình mải chơi mang thuốc về chậm mà ông mất, cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe; Cậu cho rằng đó là lỗi của mình; Yêu thương ông, nhưng thấy ông sắp chết còn mải đi chơi. 
- An - đrây - ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS đọc nối tiếp toàn bài
- Toàn bài đọc với giọng trầm, buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt mỏi, yếu ớt, lời mẹ an ủi, dịu dàng, lời An- đrây- ca buồn, day dứt.
- Nghe và phát hiện cách thể hiện giọng đọc. 
- HS nghe
+ HS đọc theo cặp.
- 2- 3 HS thi đọc
- Nỗi rằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Tự trách mình, Chú bé An - đrây - ca , Chú bé trung thực ... 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
BUỔI CHIỀU
	TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2 Số tiết 02)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của nguời khác.
2. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
3. Phẩm chất
- GD tính mạnh dạn tự tin trước tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + SGK Đạo đức lớp 4
- HS: VBT
 + Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2:Luyện tập, thực hành.
* Tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
 *Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. (Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa). 
 Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa): 
- Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?
 Bố Hoa (xua tay): 
- Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!
 Mẹ Hoa: 
- Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không?
 Bố Hoa: 
- Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý kiến nó như thế nào chứ!
 Mẹ Hoa gắt: 
- Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết định, nó phải nghe theo chứ!
 Bố Hoa lắc đầu: 
- Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ!
 Mẹ Hoa: 
- Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó. 
 Mẹ Hoa quay vào phía nhà trong gọi: 
- Hoa ơi, ra mẹ bảo. 
 Hoa (Từ trong nhà chạy ra)
- Mẹ bảo con gì ạ?
 Mẹ Hoa
- Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày  ... 
- Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
 + Giữ vệ sinh ăn uống.
 + Giữ vệ sinh cá nhân.
 + Giữ vệ sinh môi trường.
- Nhận thức được sự nguy hiểm của các bệnh lây qua đường tiêu hoá để có cách phòng tránh
2. Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
3. Phẩm chất
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
*KNS: +Tự nhận tức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)
 +Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
*GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: +Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to nếu có điều kiện).
 + ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 5 tờ giấy A3.
- HS: Bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1.Hoạt động 1: Khởi động 
+ Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì.
 +Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2.Hoạt động 2: Khám phá
+ Ăn quá nhiều, hoạt động ít 
+ Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen vận động, tập thể dục, thể thao
HĐ1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. .
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó cảm thấy như thế nào?
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì?
* GV: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh. 
HĐ2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Có thể phòng bệnh đưòng tiêu hoá? Tại sao?
 + Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Nêu cách phòng bệnh đường tiêu hoá?
 *GV: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
- Giáo dục KNS và BVMT
3. Hoạt động 3 :Vận dụng trải nghiệm
- Ghi nhớ bài học 
- HS thực hành giữ vệ sinh để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Vẽ tranh cổ động 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường. 
Cá nhân - Lớp 
+ Lo lắng, khó chịu, mệt, đau,  
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. 
+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
Nhóm 4- Lớp
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4 sau đó trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Hình 1, 2 các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
+ Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá. 
+ Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, 
+ Không ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn bị ruồi, muỗi đậu vào, Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. Thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
TIẾT 2 TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên soạn giảng
 __________________________________________
TIẾT 3 KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 2 Số tiết 02)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức,Kĩ năng
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 
- Khâu được các mũi khâu đột thưa, các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm.
 *HS khéo tay khâu được mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm.
2. Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Bộ đồ dùng khâu thêu.
 + Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 
- HS hát bài hát khởi động: 
- Kiểm tra sự chuẩn đồ dùng của HS
2. Hoạt động 2: Khám phá
- Lớp hát một bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa 
+ Hình dạng mũi khâu ở mặt phải hay mặt trái ?
Lưu ý: Khi khâu mũi đột thưa phải khâu từng mũi một, không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ một lần như khâu thường.
-GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa (phần ghi nhớ ) 
ð Kết luận: Như mục 1 phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa (SGK) để nêu các bước khâu mũi đột thưa .
-GV yêu cầu HS dựa vào quan sát hình 2 (SGK ) để nêu cách vạch dấu trên vải. 
- Chú ý vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. 
- HS kết hợp đọc nội dung của mục 2 với quan sát hình 3a , 3b, 3c,3d (SGK) nêu cách khâu mũi đột thưa.
-GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng khâu kim len. 
-Gọi 1 – 2 HS dựa vào quan sát thao tác GV và hướng dẫn trong SGK để thực hiện thao tác khâu các mũi đột thưa tiếp theo. 
-GV yêu cầu HS nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa và gọi HS thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu. 
- GV hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa.
Lưu ý :
+Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa được thực hiện bằng quy tắc “lùi 1” “ tiến 3” có nghĩa là mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi lại đường dấu 1 mũi để xuống kim, ngay sau đó lên kim cách điểm vừa xuống kim một khoảng cách gấp 3 lần chiều dài 1 mũi khâu và rút chỉ. 
+ Không rút chỉ chặt quá, lỏng quá. 
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. 
ð Kết luận : Như mục 2 phần ghi nhớ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS và tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
3.Hoạt động 3: Vận dụng trải nghiệm
- Thực hành khâu đột thưa tại nhà
- Sưu tầm các mẫu sản phẩm có mũi khâu đột thưa.
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát để nhận xét khâu đột thưa ,nhận xét .
+ Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu đều cách đều giống như đường khâu các mũi khâu thường. Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Lắng nghe
-HS đọc phần ghi nhớ.
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát hình 2,3,4
- Quan sát, 1 HS nêu cách nêu các bước khâu mũi đột thưa.
-HS nêu 
-Quan sát, nêu cách thực hiện.
- Theo dõi.
-1 – 2 HS thực hiện thao tác khâu các mũi đột thưa tiếp theo HS khác quan sát nhận xét.
- Giống thao tác nút chỉ mũi khâu thường. HS thực hiện thao tác 
- Lắng nghe, quan sát
-1 HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ. 
-HS tiến hành tập khâu đột thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu
IV.ĐIỀU CHỈNHSAU BÀI DẠY
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
CHỦ ĐIỂM TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Hoạt động làm sạch, đẹp trường lớp (chăm sóc cây quanh trường)
	- GD thực hành vệ sinh cá nhân, năng lực, phát động phong trào thi đua học tập tốt rèn luyện tốt.
	- GD an toàn GT theo chủ điểm "An toàn giao thông"
	- Chơi trò chơi học tập " Đèn xanh- đèn đỏ"
	- GD ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể cao.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	- Thời gian: 35phút
	- Địa điểm: lớp học 4A2
III. ĐỐI TƯỢNG: 
	- HS lớp 4A2
	- Số lượng: 31 HS
IV. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
 	- Các dụng cụ chăm sóc cây.
	- Đồ dùng trang phục cho trò chơi.	.
2. Tổ chức:
	- GV nêu nội dung hoạt động
	- Các nhóm HS phân công lao động chăm sóc cây.
	- HĐ vệ sinh cá nhân.
 - Chơi trò chơi " Đèn xanh, đèn đỏ"
V. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Chăm sóc vườn cây quanh trường
	- HS phân công theo nhóm 	
	- GV quan sát và HD từng nhóm. 
2. Thực hành vệ sinh cá nhân:
	- Hàng ngày em thường đánh răng khi nào? Mấy lần?
	- Để cơ thể của chúng ta luôn sạch sẽ thơm tho chúng ta cần làm gì?
3. Tổ chức chơi trò chơi :" Đèn xanh, đèn đỏ"
	- GV nêu cách chơi luật chơi.
	- HS tự chơi(thời gian 10 phút).
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
	- Nhận xét tinh thần thái độ của HS.
	- Động viên khuyến khích các em tham gia nhiệt tình nhiệm vụ được phân công.
IV. PHẦN ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
TIẾT 3: MĨ THUẬT 
(GV chuyên soạn giảng)
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_th.doc