Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

TIẾT 29: Buôn Ch­ Lênh đón cô giáo.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

--Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .

- Hình thành và phát triển:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân ái. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Bảng phụ ghi câu dài cần luyện đọc

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động Mở đầu(5P) Khởi động, kết nối.

 - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: Buôn Chư Lênh đón cô giáo( quan sát tranh minh họa của bài) .

Hoạt động Khám phá kiển thức. luyện tập

 1.Hướng dẫn HS luyện đọc . ( 10P)

- 1 hs đọc toàn bài đọc, lớp đọc thầm.

 

doc 15 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 94Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Thứ hai. ngày 14 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 29: Bu«n Ch­ Lªnh ®ãn c« gi¸o.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
--Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .
- Hình thành và phát triển:
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân ái. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV: Bảng phụ ghi câu dài cần luyện đọc 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu(5P) Khởi động, kết nối.
 - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài mới: Buôn Chư Lênh đón cô giáo( quan sát tranh minh họa của bài) .
Hoạt động Khám phá kiển thức. luyện tập
 1.Hướng dẫn HS luyện đọc . ( 10P)
- 1 hs đọc toàn bài đọc, lớp đọc thầm.
- HS chia đoạn ( 3 đoạn).
Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý
Đoạn 2: Tiếp theo đến xem cái chữ nào!
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).
- Hs lắng nghe và nhận xét.
 * GV kết hợp hướng dẫn đọc tiếng khó : già Rok, Y Hoa, trải, trang trọng nhất, ... sửa lỗi giọng đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài, HS đọc thầm.
- GV đọc diễn cảm bài văn. giọng kể chuyện, thay đổi theo giọng nhân vật.
2 . Hướng dẫn HS tìm hiểu bài ( 8p) 
 - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 SGK.
 Giảng từ: nghi thức, gùi, im phăng phắc,) ( chú giải)
 * HS rút ý 1: Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK. Giảng từ: buôn( chú giải)
 *HS rút ý 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo.
 - HS đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi 3 SGK 
 Giảng từ: gùi( chú giải); từ im phăng phắc: rất im lặng.
* HS rút ý 3: Dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”.
 *GV nhấn mạnh: Vì sống ở vùng dân cư xa trung tâm nên người dân ở buôn Chư Lênh rất lạ khi nhắc đến “cái chữ”và háo hức muốn được xem,
Nội dung Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
 Hoạt động Thực hành, vận dụng: ( 10P)
 Luyện đọc diễn cảm
- 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn và theo dõi để tìm cách đọc hay cho đoạn 3.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 3.
- HS đọc diễn cảm đoạn 3. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
 - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất để tuyên dương.
 Vận dụng 
 - HS nhắc lại nội dung của bài.
- Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ?
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 29: Më réng vèn tõ: H¹nh phóc.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu được nghĩa của từ hạnh phúc (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2 ) .
 - Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4) .
- Sử dụng vốn từ hợp lí khi nói và viết.
- Phát triển:
 +Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục HS chăm chỉ, chịu khó trong học tập, tích cực tham gia hoạt động nhóm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV, HS: từ điển Tiếng Việt 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu.(5’ ) Khởi động
- Cho Hs thi đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa của bài tập 3 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét. 
 - 1 HS lên bảng ghi 1 động từ và đặt câu với động từ đó.
- GV giới thiệu bài. 
Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 8p)
 Tìm hiểu nghĩa từ Hạnh phúc. (Bài tập 1) 
 - HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân; phát biểu ý kiến.
 - HS nhận xét.
* GV chốt kq đúng: ý 2.
 Hoạt động Luyện tập ( 20P)
1.Củng cố về từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Bài tập 2
 - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - HS trao đổi theo cặp. GV theo dõi.
 - HS đọc lại các từ vừa tìm được
 - Nhận xét, bổ sung và y/c hs giải nghĩa một số từ vừa tìm được.
 - HS nhắc lại khái niệm về từ trái nghĩa và đồng nghĩa.
2.Tìm từ đông nghĩa với tiếng “phúc”. 
Bài tập 4: 
 - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS làm bài theo nhóm 4 trên bảng nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - Nhận xét. 
 - HS đọc lại ý đúng
Hoạt động Vận dụng : (2P) 
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - GV nhận xét tiết học.
IV.BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
...
KỂ CHUYỆN
TIẾT 15: KÓ chuyÖn ®· nghe ®· ®äc.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
-Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.
- HS kể được câu chuyện ngoài SGK .
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn .
- Hình thành và phát triển:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
Giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương giữa con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV và HS : Một số sách, truyện, bài báo viết về những người sống và làm việc theo pháp luật.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu (5') Khởi động
-1 HS kể lại câu chuyện Pa – xtơ và em bé và nêu ý nghĩa câu chuyện?
 - GV nhận xét 
 - Giới thiệu bài.
Hoạt động Hình thành kiến thức mới
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân các từ trọng tâm : kể, đã nghe, đã đọc, sống, làm việc theo pháp luật.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện định kể, nêu cấu tạo của một câu chuyện.
- Gv nhận xét gợi ý, giúp học sinh sắp xếp ý của câu chuyện mình kể.
- xác định ý nghĩa câu chuyện mình kể.
Hoạt động Thực hành kể chuyện 
- Kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Thi kể chuyện trước lớp.(HS có thể chỉ kể 1 đoạn truyện)
- 1 HS kể xong , nói về ý nghĩa câu chuyện của mình vừa kể 
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét. Bình chọn hs kể tốt ( Nếu hs khó tìm câu chuyện .GV có thể cho hs đọc truyện đã sưu tầm được theo đúng yêu cầu của đề bài.)
 Hoạt động củng cố - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe. 
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY
...
 Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 29: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.(Trả lời được câu hỏi 1, 2 , 3) 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
- HS đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào .
- Hình thành và phát triển: 
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục lòng yêu quê hương, niềm tự hào về sự đổi thay của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu:(5’)Khởi động, kết nối
- HS đọc và nêu ý nghĩa của bài “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo”
 - HS nhận xét. 
- Giới thiệu bài : quan sát tranh minh họa của bài.
Hoạt động Khám phá, luyện tập
 1.Hướng dẫn luyện đọc( 10P)
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp theo dõi, đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo khổ thơ (2 lượt).
 + Hướng dẫn đọc tiếng khó: trụ, dở, che chở, rót, sơn, hươ hươ...
 + Cách ngắt nghỉ: Chiều/ đi học về;
 Ngôi nhà/ như trẻ nhỏ
 Lớn lên/ với trời xanh...
- Nhóm đôi luyện đọc theo khổ thơ. GV theo dõi.
- Một HS đọc toàn bài thơ. Lớp đọc thầm
- GV đọc mẫu bài thơ: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài ( 10P):
- HS đọc thầm bài thơ trả lời các câu hỏi SGK, kết hợp giải nghĩa từ: trụ bê tông, huơ huơ, giàn giáo, cái bay 
1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh 1 ngôi nhà đang xây?
(Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát)
2. Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
(Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh .., Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.)
3. Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động và gần gũi?
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Nhà lớn lên với trời xanh.
4. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
* GV nhấn mạnh : Hình ảnh ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước, của quê hương,
* HS rút nội dung : Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta. 
- Nhiều hs nhắc lại nội dung bài.
 Hoạt động Thực hành, vận dụng ( 10') 
 Luyện đọc diễn cảm
 - 1 hs đọc toàn bài.
 - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 2.
 -Thi đọc phù hợp với nội dung khổ 2 trong nhóm đôi.
 - Thi đọc phù hợp với nội dung bài đọc trước lớp. Nhận xét.
 Vận dụng 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
...
CHÍNH TẢ
TIẾT 15.( NGHE – VIẾT) : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr.
 - Làm đúng bài tập 2a, 3a .
 - Hình thành và phát triển:
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
Giáo dục học sinh sự nghiêm túc, chăm chỉ và cẩn thận. Yêu thích sự trong sáng, đa dạng của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV: Giấy khổ to để HS làm bài tập 2a
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu( 3P) Khới động
 - 1 hs lên bảng viết : phòng tránh; trông nom, HS ở dưới viết vở nháp.
 - HS và GV nhận xét.
 - GV giới thiệu bài.
 Hoạt động Hình thành kiến thức ( 7p)
1.Tìm hiểu nội dung đoạn viết : 
 - Gọi 1-2 HS đọc đoạn văn, HS còn lại theo dõi.
 - GV hỏi, HS trả lời miệng về nội dung đoạn văn.
2. Hướng dẫn viết từ khó.
- HS đọc thầm bài và luyện viết từ khó : gùi, trải, lồng ngực, reo.
- Gv nhận xét.
Hoạt động Luyện tập ( 25p)
1. Hs viết bài
- HS viết theo lời đọc của GV. Cho HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - Thu, chấm bài : 10 bài. 
- GV nhận xét chung, chữa lỗi sai cơ bản.
2. Thực hành làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a . 
 - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 4 vào giấy khổ to.
 - Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung.
 * GV củng cố cách ghi tiếng có âm ch/tr. 
Bài tập 3a. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS suy nghĩ cá nhân để làm
 - Nhận xét.
 * GV kết luận từ cần điền: cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
 - Yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã được tìm từ và nói về tính hài hước của câu chuyện.
Hoạt động củng cố 1') 
- Nhận xét tiết học. 
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
...
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 29: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI( TẢ HOẠT ĐỘNG)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1) .
 - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2) .
- Rèn kĩ năng quan sát để tả hoạt động của một người.
-Phát triển:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
Giáo dục học sinh chăm chỉ, chủ động trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Sưu tầm một số đoạn văn mẫu về tả hoạt động của người 
- HS : Ghi kết quả quan sát hoạt động của 1 người thân.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động (5’) Khởi động, kết nối
- 1 HS đọc biên bản cuộc họp. 
- HS nhận xét. 
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động Luyện tập ( 8P) 
Hs làm bài tập 1
Tổ chức chữa bài .
Bài tập 1: 
 - HS đọc yêu cầu bài tập 
 - HS thảo luận nhóm 4 làm bài .
 - Đại diện nêu kết quả . 
 - Cả lớp nhận xét bổ sung .
* GV Chốt ý đúng: Bài văn có 3 đoạn . 
 - Cách làm việc của bác Tâm. 
 - Thư say sưa ngắm đoạn đường mẹ vừa vá 
 - Bác Tâm vui vì công việc đã hoàn thành. 
Hoạt động Thực hành viết đoạn văn miêu tả hoạt động (20P)
Bài tập 2: 
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 - Một số HS giới thiệu người sẽ chọn tả hoạt động
- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết
 - Nhận xét khen HS viết đúng và hay.
Hoạt động Củng cố ( 2') 
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS.
 .
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
..
Thứ năm. ngày 17 tháng 12 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 30: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2 .
 - Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 ( chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
 - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4 
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ chính xác khi tả hình dáng một người.
 - Hình thành và phát triển năng lực: 
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ ghi BT1
HS: Bảng nhóm 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động ( 5') Khởi động
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" đặt câu với các từ có tiếng phúc ?
- Nhận xét câu đặt của HS
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 Hoạt động Luyện tập.( 15P)
Bài 1 : HS đọc nội dung của bài tập.
 - HS làm bài theo nhóm 4.
 - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung
 - HS nhắc lại các từ vừa tìm được GV đã ghi ở bảng phụ.
* GV chốt : Một số từ chỉ quan hệ thầy trò , gia đình , bạn bè 
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập: Ghi lại tục ngữ, thành ngữ , ca dao về mối quan hệ gia đình , thầy trò , bạn bè .. . 
- HS làm việc nhóm đôi , ghi lại các câu tục ngữ , ca dao nói về mối quan hệ thầy trò , bạn bè , gia đình ..vào bảng nhóm 
 - Đại diện ghi bảng nhóm và dán lên bảng.
 - Nhận xét bổ sung.
 *GV bổ sung: a) Máu chảy ruột mềm ; Môi hở răng lạnh; 
 + Chị ngã em nâng
 + Anh em như thể chân tay
 b) không thầy đố mày làm nên; Nhất tự vi sư,bán tự vi sư;
 c) Chọn bạn mà chơi; Học thày không tày học bạn;
Bài tập 3 : HS nêu yêu cầu. Ghi từ ngữ dùng để miêu tả. 
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả , lớp nhận xét , bổ sung 
- GV chốt các từ ngữ dùng để miêu tả hình dáng người thân 
Hoạt động Thực hành ( 13P)
Hs viết đoạn văn. 
Bài 4 : HS đọc đề, xác định yêu cầu của bài. 
- Hs làm bài cá nhân.
- HS đọc kết quả bài viết của mình .
- Lớp nhận xét : Lỗi về diễn đạt 
 Lỗi dùng từ đặt câu
- Gv đọc một số đoạn văn mẫu viết về hình dáng người thân, rút ra một số từ ngữ miêu tả thường dùng để tả người. 
- Tuyên dương một số em làm tốt . 
Hoạtđộng củng cố( 2') 
 - GV tổng kết bài học, dặn dò
IV. BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
...
Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2021
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 30: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả hoạt động ).
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
 - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
- Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của người.
- Phát triển
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục Hs chăm chỉ trong học tập, giữ gìn sự trong sáng của TV.:
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Gv : Bảng nhóm.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động Mở đầu( 5') Khởi động 
 -1 hs đọc lại đoạn văn tả hoạt động tiết trước. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động Luyện tập ( 12 P) : Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động. 
Bài 1. 1 hs nêu yêu cầu.
 - 3 hs tiếp nối đọc gợi ý SGK.
 - HS quan sát hình ảnh SGK để thấy sự khác nhau của mỗi hoạt động.
 * GV nhấn mạnh: Đây là đoạn miêu tả hoạt động của em bé tuổi tập nói, tập đi nên các em cần lựa chọn chi tiết phù hợp để thấy được vẻ hồn nhiên của bé,
 - Cá nhân làm VBT, đại diện làm bảng nhóm.
 - Đại diện dán kết quả và đọc. Nhận xét. 
 - Một số hs đọc bài. Nhận xét chung.
* Gv chốt : Nêu ý chính của từng phần 
Hoạt động Thực hành viết đoạn văn tả hoạt động. ( 17p)
Bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu.
- Cá nhân làm bài. GV quan sát hướng dẫn HS .
- HS tiếp nối đọc bài. Nhận xét.
- Gv thu bài chấm. Nhận xét chung.
Hoạt động Củng cố ( 1P)
 – Tổng kết tiết học.
 - Dặn hs làm chưa tốt, về làm lại vào vở ôli.
IV. bỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2021_2022.doc