Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 9

Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 9

Tập đọc: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ.

I/ Mục tiêu:

- Giúp HS bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiếu ý nội dung bài, trả lời được các câu hỏi SGK.

- Giáo dục HS biết cách trao đổi ý kiến với người thân.

II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III/ Phương pháp dạy học:

- Động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

IV/ Hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 09
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tập đọc: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ.
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.. 
- Hiếu ý nội dung bài, trả lời được các câu hỏi SGK.
- Giáo dục HS biết cách trao đổi ý kiến với người thân.
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III/ Phương pháp dạy học:
- Động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh, trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV. HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc:
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- Gọi 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài: 3 lượt.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, ngắt giọng cho HS , giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Lắng nghe 
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm. 
- HS đọc nối tiếp theo trình tự
- HS tập phát âm đúng, ngắt giọng đúng, hiểu nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và suy nghĩ trả lời câu hỏi 1 SGK
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, rút từ thưa
- GV hỏi: Ý chính của đoạn 1 là gì?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm bốn các câu hỏi 3, 4 SGK.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.GV nhận xét, rút từ kiếm sống, đầy tớ, chốt lại.
- GV hỏi: Ý chính của đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con. GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, nêu nội dung bài.
- 1HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm bốn các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến
- HS nêu nhận xét.
- HS đọc thầm toàn bài, nêu nội dung bài.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi 3HS đọc toàn truyện theo cách phân vai. 
- Yêu cầu HS nêu đoạn mình thích nhất và giải thích vì sao thích.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn HS thích.
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc cho đoạn vừa chọn.
- Yêu cầu HS luyện đọc di
ễn cảm theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc diễn cảm nhất.
- 2HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài. 
- HS nêu đoạn mình thích nhất và giải thích vì sao thích.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.Dặn HS đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
Chính tả( Nghe-viết): THỢ RÈN.
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả và trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng BT2a/b. 
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng con, bảng phụ.
III/ Phương pháp dạy học: 
- Hỏi đáp, động não, thực hành.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết một số từ khó :yên ổn, khiêng vác, điện thoại... vào bảng con. GV nhận xét.
- HS thực hiện vào bảng con.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi 1HS bài thơ Thợ rèn, lớp đọc thầm.
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Bài thơ cho em biết những gì về nghề thợ rèn?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
- GV nhắc HS cách viết cho HS.
- Yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài lần cuối, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa bài, HS đổi vở soát lỗi.
- GV nêu nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- 1HS bài thơ. Lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai.
- HS lắng nghe.
- HS gấp SGK, viết vào vở theo lời đọc của GV.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
* Hướng dẫn HS làm bài 2a:
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2a, lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm. 
- Các nhóm thi làm bài vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
- 2HS đọc yêu cầu BT2a. Lớp đọc thầm.
- HS thi làm bài theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thêm một từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ Ước mơ, hiếu được ý nghĩa của hai thành ngữ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập...
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? Nêu ví dụ.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
- 2HS phát biểu ý kiến. HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài, lớp đọc thầm. 
- Y/c HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ ước mơ.Gọi HS nối tiếp trả lời .
? Mong ước có nghĩa là gì ? ? Mơ tưởng nghĩa là gì? 
- Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, chốt lại.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ ước mơ.
- HS phát biểu ý kiến.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi yêu cầu BT
- Yêu cầu các nhóm trao đổi, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét, chốt lại.
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm đôi bài tập.
- Các nhóm trao đổi, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài 3,4:
- Y/c HS đọc thầm bài tập, thảo luận nhóm 6. 
- Y/c các nhóm trao đổi, ghi nhanh kết quả vào bảng phụ.
- Cho cả lớp đi tham quan sản phẩm, nhận xét
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS đọc thầm yêu cầu BT, thảo luận nhóm 6.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Gọi HS nêu được ý nghĩa của haithành ngữ a và c. Khuyến khích HS giỏi nêu ý nghĩa các thành ngữ còn lại.
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- HS phát biểu ý kiến.
HĐ5: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Chọn 1 câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè người thân. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:Bảng phụ.
III/ Phương pháp dạy học:
- Kể chuyện, thảo luận, hỏi đáp...
IV/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể câu chuyện em đã nghe đã học về những ước mơ, nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- 2HS kể câu chuyện em đã nghe đã học về những ước mơ, nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.
? Y/c của đề bài về ước mơ là gì?
? Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Y/c HS đọc gợi ý 2. GV hỏi HS:
? Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét.
Bước 2: Kể chuyện theo nhóm:
- Chia nhóm 4 HS, y/c các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. 
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Kể chuyện trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp. 
- Sau mỗi HS kể GV y/c dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó .
- Gọi HS nhận xét bạn kể. 
- Nhận xét cho điểm HS. 
- HS lắng nghe.
- 2HS đọc đề bài , lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc gợi ý 2, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS kể chuyện theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Các HS khác đặt câu hỏi về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó.
- HS nhận xét.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ.
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu thế nào là động từ, nhận biết được động từ trong câu hoặc qua tranh vẽ.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ , tranh bài tập 3.
III/ Phương pháp dạy học: Động não, hỏi đáp, quan sát...
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài tập ở nhà của HS. 
- Nhận xét cho điểm một số HS. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Phần nhận xét:
- Gọi 2HS đọc phần bài tập, lớp đọc thầm.
- Y/c HS thảo luận trong nhóm đôi để tìm các từ theo y/c bài tập.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. Hỏi HS: Động từ là gì?
- Lắng nghe
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, viết các từ vừa tìm được vào vở nháp. 
- Phát biểu, nhận xét bổ sung.
 - HS phát biểu.
HĐ2: Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc nối tiếp ghi nhớ.
- Yêu cầu HS nêu ví dụ minh hoạ.
- HS nối tiếp đọc ghi nhớ.
- HS nêu ví dụ minh hoạ.
HĐ3: Phần luyện tập:
Bước 1: Hướng dẫn HS làm bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và mẫu. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 .Y/c các nhóm thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. 
- Kết luận về các từ đúng. 
Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài 2:
- Y/c HS đọc đề bài và nội dung
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài 3:
- Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Cho HS thi biểu diễn kịch câm theo nhóm .
- Mời các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- 2HS đọc, lớp ... iêng HS khá giỏi làm thêm BT3.
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS làm bài 2:
+ Gọi 1 HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC
+ GV hướng dẫn vẽ đường thẳng A song song với cạnh BC
+ GV y/c HS vẽ đường thẳng CY song song với cạnh AB
+ GV y/c HS quan sát hình và nêu các cặp cạnh song song 
- HS làm các bài tập 1,2 SGK trang 53. Riêng HS khá giỏi làm thêm BT3.
- HS thực hện theo yêu cầu của GV
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
 Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
TUẦN 09
Hoạt động tập thể: THI ĐUA HỌC TẬP TỐT MỪNG NGÀY 
 THẦY CÔ GIÁO.
 ( Tiết 1)	
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam.
- HS biết cần phải học tập tốt, chăm ngoan , làm nhiều việc tốt mừng ngày nhà giáo VN..
II/ Phương pháp dạy học:
- Thuyết trình, hỏi đáp....
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
- GV cho lớp hát.
- GV tổ chức cho HS chơi trò choi Con thỏ.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- HS tham gia chơi.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Giúp HS biết ý nghĩa của ngày nhà giáo VN:
- GV tổ chức cho HS nêu lên ý nghĩa ngày 20/11.
- GV nêu lại ý nghĩa ngày 22/11
- HS phát biếu ý kiến.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Các việc làm chào mừng ngày 20/11:
- GV hỏi HS: Em cần làm gì để chào mừng ngày 20/11?
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lại: Các em cần học giỏi, dành nhiều điểm 10, phải ngoan ngoãn vâng lời thầy cô giáo, cha mẹ, phải làm nhiều việc tốt.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà vận dụng những điều vừa học.
- HS lắng nghe.
Hoạt động tập thể: GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM.
 ( Tiết 1)	
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết trẻ em cần có quyền và bổn phận gì.
II/ Phương pháp dạy học:
- Thuyết trình, hỏi đáp....
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
- GV cho lớp hát.
- GV tổ chức cho HS chơi trò choi kết bạn.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- HS tham gia chơi.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Giúp HS các quyền của trẻ em:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Trẻ em có các quyền gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt lại: Trẻ em có quyền được học hành, vui chơi, được nghỉ ngơi, giải trí, được chăm sóc sức khoẻ, được bày tỏ thái độ, ý kiến....
- HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Giúp HS biết các em có bổn phận gì:
- GV hỏi HS: Các em cần có bổn phận gì?
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lại: Các em cần có bổn phận chăm ngoan học giỏi, vâng lời người lớn....
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà vận dụng những điều vừa học.
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT ĐỘI.
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của đội trong thời gian vừa qua. 
- Giúp HS giải đáp những điều các em muốn nói.
- Phổ biến nhiệm vụ tuần tới.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cho lớp hát.
- HS hát.
2. Sinh hoạt lớp:
HĐ1: Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động của đội trong tuần qua: 
- Chi đội phó VTM nhận xét 
- Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét 
- Chi đội trưởng nhận xét các hoạt động của từng phân đội, tuyên dương phân đội nào nổi bật, tuyên dương cá nhân xuất sắc.
- Ban cán sự chi đội đánh giá hoạt động của chi đội tuần qua.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Giải đáp những điều HS muốn nói:
- GV tập hợp những điều các em ghi ở Điều em muốn nói, giải đáp, giải quyết những điều các em bày tỏ.
- HS lắng nghe, nêu ý kiến phản hồi.
HĐ2: Phổ biến nhiệm vụ tuần tới:
- GV nêu nhiệm vụ tuần tới:
+ Ổn định tốt nề nếp lớp học.
+ HS có ý thức cao trong học tập.
+ Phát động HS cùng xây dựng đôi bạn cùng tiến.
+ Yêu cầu HS thực hiện tốt nội quy lớp học.
+ Tiếp tục phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp.
+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
+ Thực hiện tốt vệ sinh trường .
+ HS đi học hai buổi đầy dủ , có chất lượng.
+ Tiến hành nộp các khoản theo yêu cầu của nhà trường.
- GV truyền thông cho học sinh về dịch cúm AH1N1, yêu cầu HS đeo khẩu trang khi đi học.
- HS lắng nghe.
Luyện TV: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.	
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết kể lại câu chuyện theo trình tự không gian
- HS khá giỏi biết tưởng tượng để kể kể về một việc làm của mình trong tương lai.
II/ Đồ dùng dạy học:
- VBT.
III/ Phương pháp dạy học:
- Luyện tập thực hành.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
- GV cho lớp hát.
- GV gọi hai HS nêu yêu cầu tiết vừa học.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- 2HS nêu .
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Hoàn thành bài tập ở VBT:
- GV yêu cầu HS làm hoàn thành bài tập viết thư ở VBT tiết vừa học.
- GV dạy cá nhân. 
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Gọi một số HS đọc kết quả bài làm của mình.
- HS làm hoàn thành bài tập ở VBT tiết vừa học.
- HS theo dõi.
- Một số HS đọc kết quả bài làm .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT nâng cao:
- GV yêu cầu HS khá giỏi làm bài tập sau:
Em mong ước sau này sẽ làm nghề dạy học Hãy tưởng tượng và kể về một ngày làm việc của em trong tương lai.
- GV dạy cá nhân.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Gọi một số HS đọc kết quả bài làm.
- HS theo dõi.
- HS khá giỏi làm bài tập vào vở.
- Một số HS đọc kết quả bài làm.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Kĩ thuật::	 KHÂU ĐỘT THƯA.
 ( Tiết 2).
I/ Mục tiêu: 
- HS khâu được các mũi khâu đột thưa, các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đường khâu đột thưa, vải, kim, chỉ.
III/ Phương pháp dạy học:
- Thực hành.
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện.
HĐ1: HS thực hành khâu đột thưa:
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kĩ thuật khâu mũi đột thưa theo hai bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GV yêu cầu HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa.
- GV quan sát, uốn nắn cho từng HS.
- 2HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS trưng bày sản phẩm của mình.
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn mà GV đưa ra.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau.
- HS lắng nghe.
Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC.
I/ Mục tiêu: 
- HS nêu được một số việc nên làm và không nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ trang 36, 37 SGK. Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài 16. Nhận xét, ghi điểm.
- 2HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
HĐ1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: 
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày. 
+ Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- GV nhận xét, chốt lại.
- Lắng nghe 
- Tiến hành thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ2: Thảo luận một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi:
- GV tiến hành hoạt động theo nhóm 4. 
+ Y/c các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 37 SGK và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét,kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm bốn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ3: Trò chơi Đóng vai:
+ GV chia lớp thành 3 đến 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để các em thảo luận và tập ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước 
+ Cho các nhóm HS lên đóng vai.
- Nhận xét ý kiến của các nhóm HS.
- HS thảo luận, đóng vai trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm khác phóng vấn nhóm bạn.
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3-4 HS đọc mục Bạn cần biết, lớp đọc thầm
Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ.
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập về: Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường ; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng ...
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ .
III/ phương pháp dạy học:
- Thảo luận, thuyết trình.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời : Làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi 2 HS trả lời. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
HĐ1 : Thảo luận nhóm bốn:
- GV cho các nhóm lên bốc thăm nội dung câu hỏi thảo luận.
- Y/c các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
- 4 nội dung phân các nhóm thảo luận:
+ Quá trình trao đổi chất của con người.
+ Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
+ Các bệnh thông thường.
+ Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận theo các nội dung mà GV đã yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung 
- HS lắng nghe.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi điền đúng, điền nhanh theo tổ.
- GV nêu cách chơi.
- Cho các tổ chơi theo yêu cầu của phiếu ( GV chuẩn bị sẵn ).
- Theo dõi chung.
- Nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc.
- Nhận xét giờ học, dặn HS ôn lại bài, chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi theo tổ.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc