Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 18

Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 18

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18
Toán
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
 Tiết 86: Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
2, Dạy học bài mới: 
2.1, Dấu hiệu chia hết cho 9. (13p)
- Lấy ví dụ về các số chia hết cho 9.
- Lấy ví dụ về các số không chia hết cho 9.
- Nhận xét gì về tổng của các chữ số của các số chia hết cho 9 trong các ví dụ trên?
- Các số không chia hết cho 9 thì có đặc điểm như thế nào?
- Gv nhấn mạnh dấu hiệu chia hết cho2,5,9.
2.2, Thực hành: (17p)
MT:Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 9 vào làm các bài tập.
Bài1:Trong các số sau,số nào chia hết cho9?
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Số nào trong các số sau không chia hết cho 9?
- Yêu cầu hs xác định số không chia hết cho 9.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài3:Viết hai số có ba chữ số chia hết cho 9
- Yêu cầu hs viết số.
- Nhận xét.
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống để được số chia hết cho 9.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: (2p)
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs lấy ví dụ số chia hết cho 9 là 9, 18, 27, 36, 342, 5481,...
- Hs lấy ví dụ số không chia hết cho 9 là 34, 58, 244, 7561,...
- Các số chia hết cho 9 có tổng các chữ số chia hết cho 9.
- Hs nêu.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
Số chia hết cho 9 trong các số đã cho là: 99, 108, 5643, 29385.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
- Các số không chia hết cho 9 là: 96; 7853.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs viết số, đọc các số vừa viết được.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs điền số cho thích hợp.
Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2010
TOáN
Tiết 87: Dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
II. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: (3p)
2, Dạy học bài mới:
2.1, Dấu hiệu chia hết cho 3. (12p)
- Số chia hết cho 3?
- Số không chia hết cho 3?
- Nhận xét.
- Dấu hiệu chia hết cho 3.
2.2, Luyện tập: (18p)
MT: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
Bài 1: Trong các số, số nào chia hết cho 3?
- Nhận xét.
Bài 2: Trong các số, số nào không chia hết cho 3?
- Nhận xét.
Bài3: Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 3
- Nhận xét.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống để được các số chia hết cho 3, không chia hết cho 9.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: (2p)
- Luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs lấy ví dụ số chia hết cho 3:
3 : 3 = 1; 9 : 3 = 3; 12 : 3 = 4;....
- Hs lấy ví dụ số không chia hết cho 3:
4 : 3 = 1 dư 1; 383 : 3 = 127 dư 2;.....
- Hs nhận xét về các số bị chia trong các phép chia cho 3.
- Hs nêu dấu hiệu chia hết cho 3- như sgk.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
Các số chia hết cho 3 là: 231; 1872.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
Các số không chia hết cho 3 là: 502; 6823; 55553; 641311.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs viết các số có ba chữ số chia hết cho 3 là: 453; 249; 768.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs điền số vào ô trống để được các số chia hết cho 3, không chia hết cho 9 là: 
 564; 795; 2543.
Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2010
TOáN
Tiết 87: luyện tập
I- Mục tiêu:
HS củng cố các dấu hiệu 2, 3, 5, 9.
Thực hiện thành thạo các dấu hiệu.
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ: (3p)
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9, 3.
Tìm các số chia hết cho 9: 342, 126, 576, 678
 B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
 2-Luyện tập: (30p)
- GV nêu các VD cho HS thực hiện:
+ Các số chia hết cho 2 là: 54, 110, 218, 456, 1402...vì các số này có tận cùng là các số 0, 2, 4, 6, 8.
+ Các số chia hết cho 3: 57, 72, 111, 105... và tổng các chữ số chia hết cho 3.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài ..
Chữa bài và nhận xét.
+ Các số chia hết cho 3 là: 4563, 2229, 3576, 66816
+ Các số chia hết cho 9: 4563, 66816.
+ Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 2229, 3576.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách thực hiện
- Gọi HS thực hiện bài trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: HS đọc bài toán.
- Cho HS thực hiện giải bài ra vở và chữa bài trên bảng:
 Bài 4: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi từng HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3 - Củng cố- Dặn dò: (2p)
- Củng cố cho HS toàn bài.
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS thực hiện
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện vở.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng
- Gọi HS làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
HS thực hiện.
Thứ năm, ngày 23 tháng 12 năm 2010
TOáN
Tiết 88: luyện tập chung
I- Mục tiêu:
HS củng cố về: Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán. 
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ: (3p)
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và cho VD.
 B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
 2-Luyện tập: (30p)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS thực hiện ra vở.
- Chữa bài và nhận xét.
+ Các số chia hết cho 2: 4568, 2050, 35766
+ Các số chia hết cho 3: 2229, 35766
+ Dấu hiệu chia hết cho 5: 7435, 2050
+ Các dấu hiệu chia hết cho 9: 35766
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
- Gọi HS thực hiện bài trong vở và chữa bài.
+ 64620, 5270 
+ 57234, 66620.
+ 64620
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: HS đọc bài toán.
- Cho HS thực hiện giải bài ra vở và chữa bài trên bảng:
528, 558, 588
b- 603, 693
240
354
Bài 4: HS tính giá trị biểu thức và xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5. 
Bài 5: Gọi HS đọc bài toán.
- HD HS phân tích và nêu kết quả đúng. 
3 - Củng cố- Dặn dò: (2p)
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng
- Gọi HS làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- Củng cố cho HS toàn bài.
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
Thứ sáu, ngày 24 tháng 12 năm 2010
TOáN
 Tiết 90: kiểm tra định kì lần ii
Tuần 18
ôn Toán
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
ôn tập về phép chia
I. Mục tiêu : 
- Củng cố nâng cao kĩ năng thực hiện các phép tính về chia cho số có 1, 2, 3 chữ số 
- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính chia
- Giáo dục HS ý thức tự giác học bài
II. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra : (3 phút)
2. Bài mới 
a. Ôn tâp về chia cho số có 1, 2, 3 chữ số (30 phút)
- HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính chia
- GV lần lượt ra các bài toán về thực hiện các phép tính chia cho số có 1, 2, 3 chữ số
- HS làm nháp sau đó lên bảng chữa bài – lớp nhận xét
- HS thực hiện vào vở 3 phép tính chia, chia cho số có 1, 2, 3 chữ số 
- GV chấm chữa
3. Củng cố – dặn dò : (2 phút)
- HS nhắc lại cách thực hiện chia cho số có 1, 2, 3 chữ số
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
ôn toán
ôn tập về phép chia
I. Mục tiêu : 
- Củng cố nâng cao kĩ năng thực hiện các phép tính về chia cho số có 1, 2, 3 chữ số 
- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính chia
- Giáo dục HS ý thức tự giác học bài
II. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra : (3 phút)
2. Bài mới 
a. Ôn tâp về chia cho số có 1, 2, 3 chữ số (30 phút)
- HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính chia
- GV lần lượt ra các bài toán về thực hiện các phép tính chia cho số có 1, 2, 3 chữ số
- HS làm nháp sau đó lên bảng chữa bài – lớp nhận xét
- HS thực hiện vào vở 3 phép tính chia, chia cho số có 1, 2, 3 chữ số 
- GV chấm chữa
3. Củng cố – dặn dò : (2 phút)
- HS nhắc lại cách thực hiện chia cho số có 1, 2, 3 chữ số
Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2010
ôn toán
ôn tập dấu hiệu chia hết cho 9 và 3
I- Mục tiêu:
Củng cố cho HS về dấu hiệu chia hết cho 9, 3.
Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 9, vừa chia hết cho 3
Giáo dục ý thức học tập.
II. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra : (3 phút)
2. Bài mới 
a. Ôn tâp về dấu hiệu chia hết cho 9, 3 (30 phút)
- HS làm việc với vở bài tập trắc nghiệm toán
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9, 3 
- HS làm bài tập từ bài 12 đến bài 17 của tuần 18
- GV hướng dẫn HS làm bài từng bài – HS làm bài vào VBT sau đó nêu miệng 
trước lớp và lên bảng chữa bài và giải thích rõ cách làm để chọn ra kết quả đúng - lớp nhận xét 
- HS làm 1 bài tập vào vở 
- GV chấm chữa
3. Củng cố – dặn dò : (2 phút)
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9, 3 
Thứ năm, ngày 23 tháng 12 năm 2010
ôn toán
ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 ; 9 và 3
I- Mục tiêu:
Củng cố cho HS về dấu hiệu chia hết cho 2, 5 ; 9, 3.
Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 và số vừa chia hết cho 9, vừa chia hết cho 3
HS giải bài tập có lời văn 
Giáo dục ý thức học tập.
II. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra : (3 phút)
2. Bài mới 
a. Ôn tâp về dấu hiệu chia hết cho 2, 5 ; 9, 3 (30 phút)
- HS làm việc với vở bài tập trắc nghiệm toán
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5 ; 9, 3 
- HS làm bài tập từ bài 18 đến bài 20 của tuần 18
- GV hướng dẫn HS làm bài từng bài – HS làm bài vào VBT sau đó nêu miệng 
trước lớp và lên bảng chữa bài và giải thích rõ cách làm để chọn ra kết quả đúng - lớp nhận xét 
- HS làm 1 bài tập có lời văn vào vở 
- GV chấm chữa
3. Củng cố – dặn dò : (2 phút)
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5 ; 9, 3 
Tuần 18 
Đạo đức
Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tiết 18: ôn tập học kì i
 I- Mục tiêu:
Củng cố cho HS các kiến thức về phân môn Đạo đức đã học ở học kỳ I.
Rèn kĩ năng ghi nhớ và tái hiện lại kiến thức.
Giáo dục ý thức học tập.
 II-Tài liệu và phương tiện:
GV: SGK + Phiếu học tập.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải yêu lao động? Nêu các câu thành ngữ, tục ngữ nói về lao động.
- GV đánh giá.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2-Bài giảng:
Hoạt động 1: (15p)
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy nêu tên những bài Đạo đức đã học trong học kỳ I.
- HS tự làm bài của mình.
- Gọi HS trình bày.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: (15p)Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
- GV gắn các phiếu học tập có ghi sẵn các câu hỏi lên bảng.
- Lần lượt gọi HS lên bảng hái hoa và trả lời các câu hỏi.
+ Em hiểu trung thực trong học tập nghĩa là như thế nào?
+ Tại sao lại phải trung thực trong học tập.
+ Nêu 1 tấm gương vượt khó trong học tập.
+ Tại sao chúng ta phải tiết kiệm thì giờ?
+ Thì giờ được ví như cái gì?
+ Tại sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Tại sao phải biết ơn thày giáo, cô giáo?
 3- Củng cố- Dặn dò: (2p)
- 2 HS Trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi.
+ Trung thực trong học tập.
+ Vượt khó trong học tậo.
+ Biết bày tỏ ý kiến.
+ Biết tiết kiệm tiền của.
+ Biết tiết kiệm thì giờ.
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Biết ơn thày cô giáo.
+ Yêu lao động.
- HS lần lượt lên bảng trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- Củng cố ND toàn bài.
- Chuẩn bị sáng tác, tư liệu về ND bài học.
Tuần : 18
khoa học
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tiết 35: Ôn tập học kì I
I-Mục tiêu:
Củng cố cho HS các kiến thức đã học trong HKI .
Rèn cho HS kĩ năng nhận biết.
II-Đồ dùng dạy học: 
GV: phiếu học tập.
 III-Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: ( 3p )
Bài giảmg:
Gv tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tâp.
Nhận xét và bổ sung.
Câu 1: Trình bày sự trao đổi chất của cơ thể người ?
Câu 2: Nêu các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người ?
Câu 3: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
Câu 4: Vai trò của Vi ta min đối với cơ thể . Kể tên các chất chứa nhiều vitamin ?
Câu 5: Tại sao phải biết phối hợp nhiều loại thức ăn ?
Câu 6: Nêu các cách bảo quản thức ăn ?
Câu 7: Nêu tác hại của việc thiếu chất dinh dưỡng ?
Câu 8: Nên và không nên làm gì đề phòng tai nạn đuối nước ?
Câu 9: Không khí và nước có những tính chất gì giống nhau ?
Không màu, không mùi không vị
Có hình dạng xác định.
Không thể bị nén
Câu 10: Nêu thành phần của không khí ?
 3- Củng cố- Dặn dò: ( 2p )
Củng cố ND toàn bài.
Nhắc nhở HS ôn tập tốt chủân bị KT định kì.
Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2010
 khoa học
Tiết 34: Kiểm tra định kì lần i

Tài liệu đính kèm:

  • docTOANKHOAON TOANDD L4T18.doc