Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 15

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 15

I. MỤC TIÊU: Sau xong bài này, HS có khả năng:

 1. Hiểu: - Công lao của thầy giáo, cô giáo đối với học sinh.

 - HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy, cô giáo.

 2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Học sinh: Kéo, giấy màu, hồ dán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 44 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ 2 ngày 17 tháng 12 năm 2007
 Đạo đức: Tiết 15
BIếT ƠN THầY CÔ GIáO(TIếT 2)
I. Mục tiêu: Sau xong bài này, HS có khả năng:
	1. Hiểu: 	- Công lao của thầy giáo, cô giáo đối với học sinh.
	- HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy, cô giáo.
	2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học
- Học sinh: Kéo, giấy màu, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động 1: Bài cũ	
 - Kể một số việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
 - Tại sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Hoạt động 2: Bài mới 
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài 
1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm (Bài 4, 5 - SGK)
 - HS trình bày, giới thiệu
 - Lớp nhận xét, bình luận
 - GV nhận xét
2: Làm phong bì, bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ
 - GV nêu yêu cầu
 - HS làm việc theo nhóm
 - GV nhắc nhở HS gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những bưu thiếp mình
đã làm
* Kết luận chung: - Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo 
 - Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 
IV.củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học
Dặn học sinh về học bài
Môn: 	Tập đọc	Lớp: 4
Tên bài:	Cánh diều tuổi thơ	(Tiết 29)
I. Mục tiêu:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện giọng vui sướng của đám trẻ mục đồng khi chơi thả diều. 
	2. Hiểu các từ mới trong bài: Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: Tranh minh hoạ
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Bài cũ: 2 HS đọc truyện "Chú đất nung" (phần sau) trả lời câu hỏi 2, 3, 4
SGK
 - Lớp nhận xét - GV cho điểm
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Luyện đọc
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn: 3 lượt
 - GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải theo SGK. Y/c HS đặt câu 
hỏi với từ "huyền ảo"; HS ngắt, nghỉ hơi đúng
 - HS luyện đọc theo cặp
 - 1 HS đọc cả bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm các câu hỏi - trả lời theo nhóm
 + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
 + Chơi thả diều mang lại cho em những niềm vui lớn ntn?
 + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp ntn?
 + Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi 
thơ?
 - Hết thời gian đại diện nhóm trình bày - lớp nhận xét
 => Rút ra nội dung của bài (như phần mục tiêu) 
 Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
 - 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn - GV nhắc nhở, h/d các em tìm đúng 
giọng đọc bài văn thể hiện diễn cảm
 - GV h/d HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm - GV nhận xét
 Hoạt động nối tiếp
 - 1 HS nhắc lại ND bài
 - Dặn HS luyện đọc và chuẩn bị bài sau
 - GV nhận xét giờ học
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Luyện từ và câu	Lớp: 4
Tên bài:	Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi	(Tiết 25)
I. Mục tiêu:
	1. HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. 
	2. Biết các từ ngữ mưu tả tình cảm, thái độ của con người tham gia các trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: Tranh vẽ các đồ chơi, trò chơi trong SGK, giấy khổ to
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS
 - 1 em nói lại ND cần ghi nhớ của tiết LTVC trước
 - 1 HS làm BT 3
 - Lớp nhận xét - GV cho điểm
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: H/d HS làm BT
 Bài 1: 1 HS đọc y/c
 - GV dán tranh minh hoạ - cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói 
đủ tên những đồ chơi ứng với các đồ chơi trong tranh
 - 1 HS làm mẫu
 - GV mời 1, 2 HS lên bảng, chỉ tranh minh hoạ, nói tên các đồ chơi ứng
với các trò chơi - GV cùng lớp nhận xét
 Bài 2: - HS đọc y/c của bài tập
 - GV nhắc các em chú ý kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại
 - Cả lớp suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi, trò chơi bổ 
bổ sung cho BT1
 - Phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét
 - HS viết vào vở một số từ ngữ chỉ đồ vật, trò chơi mới lạ
 Bài 3: 1 HS đọc y/c BT - cả lớp theo dõi SGK
 - GV nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý của BT, nói rõ các đồ chơi có ích
 - Đại diện nhóm trình bày, kèm lời thuyết trình
 - Cả lớp nhận xét
 Bài 4: - HS đọc y/c - suy nghĩ trả lời câu hỏi
 - GV y/c mỗi HS đặt 1 câu trong các từ trên - nối tiếp nhau đặt câu - Lớp
nhận xét
 Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò
 - HS ghi nhớ các từ ngữ vừa học
 - GV nhận xét tiết học
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Kể chuyện	Lớp: 4
Tên bài:	Kể chuyện đã nghe, đã đọc	(Tiết 15)
I. Mục tiêu:
	1. Rèn kỹ năng nói:
	- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em
	- Hiểu câu chuyện, trao đổi được với các bạn tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.
	2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc
2 - Học sinh: 1 số vở sạch chữ đẹp của HS
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Bài cũ: - 1, 2 HS kể chuyện "Búp bê của ai" bằng lời kể của búp bê 
 - Lớp nhận xét - GV cho điểm
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện
 a) H/d HS hiểu y/c của bài tập
 - 1 HS đọc y/c của bài tập, lớp theo dõi 
 - GV viết đề bài, gạch chân những từ quan trọng
 - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK
 - GV nhắc nhở HS
 - 1 số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện
 b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 - GV nhắc nhở HS khi kể chuyện
 - Từng cặp HS kể chuyện
 - Thi kể chuyện trước lớp
 - Lớp nhận xét - bình chọn bạn kể hay nhất
 Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Y/c về tiếp tục kể chuyện cho gia đình nghe
 - Dặn HS chuyển bị cho tiết sau
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Tập đọc	Lớp: 4
Tên bài:	Tuổi ngựa	(Tiết 30)	
I. Mục tiêu:	
	1. Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng trải dài ở khổ thơ (2, 3) mưu tả ước vọng lãng mạng của cậu bé tuổi ngựa.
	2. Hiểu các từ mới trong bài:
	Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
	3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: Tranh minh hoạ
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Bài cũ: - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài "Cánh diều tuổi thơ". 
 - Trả lời câu hỏi SGK
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Luyện đọc
 - HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ: 2 lượt
 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em, giúp HS hiểu từ 
"đại ngàn"
 - HS luyện đọc theo cặp - 1 HS trả lời cả bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 - 1 HS đọc khổ thơ 1 trả lời câu hỏi: 
 + Bạn nhỏ tuổi gì?
 + Mẹ bảo tuổi ấy tính nết ntn? 
 - 1 HS đọc khổ thơ 2: "Ngựa con" Theo ngọn gió rong chơi những đâu?
 - 1 HS đọc khổ thơ 3: Điều gì hấp dẫn "Ngựa con" trên cánh đồng hoa?
 - 1 HS đọc khổ 4: Trong khổ thơ cuối "Ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì?
 - Nếu vẽ 1 bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ ntn?
 Hoạt động 3: H/d HS đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng bài thơ
 - 4 HS đọc tiếp nối nhau bài thơ - GV h/d HS tìm đúng giọng đọc và thể
hiện đúng nội dung các khổ thơ
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc khổ thơ 2
 - HS nhẩm HTL bài thơ
 - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ 
 - Lớp nhận xét
 Hoạt động nối tiếp
 - GV cho HS: Nhận xét của các em về tính cách của cậu bé "Tuổi ngựa"
 + Nêu nội dung bài thơ
 - GV nhận xét giờ học
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Tập làm văn	Lớp: 4
Tên bài:	Luyện tập mưu tả đồ vật (tiết 29)
I. Mục tiêu:
	1. HS luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết luận) của bài văn mưu tả đồ vật, trình tự mưu tả
	2. Hiểu vai trò của quan sát tranh trong việc mưu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ của lời tả với lời kể.
	3. Luyện tập dàn ý một bài văn mưu tả (tả chiếc áo em mặc đến lớp vào hôm nay)
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: Phiếu viết ý của BT2, phiếu cho HS lập dàn ý
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Bài cũ: - 1 HS đọc ND cần ghi nhớ trong tiết trước (thế nào là văn mưu 
tả) ? Cấu tạo của bài văn mưu tả đồ vật.
 - 1 HS đọc mở bài, kết bài cho thân bài tả cái trống để hoàn chỉnh bài 
văn mưu tả
 - Lớp nhận xét - GV cho điểm
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: H/d HS làm bài tập
 Bài 1: - 2 HS tiếp nối nhau đọc y/c của BT 1, lớp theo dõi SGK
 - HS đọc thầm bài văn "Chiếc xe đạp của chú Ta" suy nghĩ, trao đổi, trả
lời lần lượt các câu hỏi nhận xét - GV chốt lại lời giải đúng
 Bài 2: - HS đọc y/c của bài
 - GV viết bảng đề bài, nhắc HS chú ý
 + Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay
 + Lập dàn ý cho bài văn
 - HS làm cá nhân. 
 - 1 số HS đọc dàn ý
 - GV nhận xét
 Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò
 - 1 HS nhắc lại nội dung cần cố gắng qua bài học
 - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Chính tả	Lớp: 4
Tên bài:	Cánh diều tuổi thơ 	(Tiết 14)	
I. Mục tiêu:
	1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn trong bài "Cánh diều tuổi thơ"
	2. Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa nhiều tiếng bắt đầu bằng vần ch/tr, thanh hỏi/ngã.
	3. Biết mô tả một số đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó.
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: 1 số đồ chơi, phiếu
2 - Học sinh: 1 số đồ chơi - Vở BTTV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Bài cũ: - 1 HS lên bảng viết từ có tiếng bắt đầu bằng phụ âm s/x 
 - Lớp nhận xét - GV cho điểm
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: H/d HS nghe, viết
 - GV đọc đoạn văn cần viết, cả lớp theo dõi
 - HS đọc thầm đoạn văn, nhắc HS viết 1 số từ khó 
 - GV đọc cho HS viết - Viết song GV đọc cho HS soát lại
 - GV chấm 1 số bài
 Hoạt động 2: H/d HS làm BT chính tả
 Bài 2: - GV cho HS làm BT 2a
 - HS nêu y/c - HS tìm tên đồ chơi và trò chơi
 - 1 số HS đọc bài làm
 - Lớp nh ... Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Khoa học	Lớp: 4
Tên bài:	Làm thế nào để biết có không khí	(Tiết 30)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học này, HS biết:
	- Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở xung quanh mọi vật và cả chỗ rỗng trong các vật.
	- Phát biểu định nghĩa về khí quyển
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: 
2 - Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng theo nhóm: Túi ni lông to, giây chun, kim khâu...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 Bài cũ: - HS nêu những việc làm để tiết kiệm nước 
 - GV nhận xét - cho điểm
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
 * Tổ chức và h/d
 - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị 
các đồ dùng quan sát và làm thí nghiệm
 - GV y/c HS đọc phần thực hành để biết cách làm 
 * HS làm thí nghiệm theo nhóm - GV đi tới các nhóm giúp đỡ
 - Các nhóm cùng thảo luận và đưa ra giả thiết" Xung quanh ta có k0 khí"
 - Làm thí nghiệm chứng minh
 - Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm
 * Các nhóm trình bày thí nghiệm
 Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ 
rỗng của mọi vật
 * Tổ chức h/d
 - GV chia nhóm - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng 
làm thí nghiệm
 - GV y/c các em đọc mục thực hành để biết cách làm
 * HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV giúp đỡ các nhóm
 - HS thảo luận câu hỏi:
 + Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì?
 + Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt không chứa gì?
 * Làm thí nghiệm như gợi ý
 * Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận
 * Các nhóm trình bày
 => Kết luận chung cho HĐ 1 và 2
 Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong đều có không khí
 Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí 
 - Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
 - Tìm VD chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí trong 
chỗ rỗng của vật
 Hoạt động nối tiếp: 
 - 1 HS đọc mục cần biết
 - GV nhận xét giờ học
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Lịch sử	Lớp: 4
Tên bài:	Nhà Trần và việc đắp đê	(Tiết 15)
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS biết:
	- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê
	- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở gây dựng khối đoàn kết dân tộc.
	- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 Bài cũ: - Nêu những chính sách của Nhà Trần trong việc củng cố và xây 
dựng đất nước
 - Lớp nhận xét - GV cho điểm
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp 
 * Làm việc cả lớp:
 - Sông ngòi tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng 
gây ra khó khăn gì?
 - Em hãy kể tóm tắt về cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết
qua phương tiện thông tin
 - GV nhận xét, tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi 
cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp, song cũng gây lụt lội làm ảnh 
hưởng tới sản xuất nông nghiệp
 Hoạt động 2: Sự quan tâm của Nhà Trần tới đê điều
 * Làm việc cả lớp
 - Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của
Nhà Trần
 - Nhà Trần đã thu được kết quả như trên trong cuộc đắp đê điều
 => Kết luận: ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt
 Hoạt động nối tiếp: 
 - HS đọc ghi nhớ
 - GV nhận xét giờ học
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Địa lý	Lớp: 4
Tên bài:	Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học này, HS biết:
	- Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở ĐBBB
	- Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gồm
	- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất
	- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân 
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở ĐBBB
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 Bài cũ: 
 Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Tìm hiểu ĐBBB nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền 
thống
 * HS làm việc theo nhóm:
 - Dựa vào tranh ảnh SGK HS thảo luận nhóm 
 + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở ĐBBB?
 + Khi nào 1 làng trở thành làng tham nghề? Kể tên các nghề thủ công nổi 
tiếng mà em biết
 + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
 - Hết thời gian đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét
 * HS làm việc cá nhân 
 - HS quan sát các hình về sản xuất gốm Bát Tràng và trả lời câu hỏi SGK
 - HS trình bày kết quả quan sát tranh, ảnh
 - GV nói thêm công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chợ phiên ở ĐBBB
 * HS làm việc theo cặp
 - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
 - Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ
có những loại hàng hoá nào?
 - Đại diện một số cặp trình bày - Lớp nhận xét
 Hoạt động nối tiếp: 
 - 1 số HS đọc ghi nhớ
 - GV nhận xét giờ học
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Đạo đức	Lớp: 4
Tiết 2
 Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm (Bài 4, 5 - SGK)
 - HS trình bày, giới thiệu
 - Lớp nhận xét, bình luận
 - GV nhận xét
 Hoạt động 2: Làm phong bì, bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ
 1. GV nêu yêu cầu
 2. HS làm việc theo nhóm
 3. GV nhắc nhở HS gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những bưu thiếp mình
đã làm
 * Kết luận chung: - Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo 
 - Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 
 Hoạt động nối tiếp: - Thực hiện các ND ở mục thực hành trong SGK
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Mĩ thuật	Lớp: 4
Tên bài:	Vẽ tranh: Vẽ chân dung	(Tiết 15)
I. Mục tiêu:
	- HS biết được đặc điểm của 1 số nhân vật người
	- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích
	- HS quan tâm đến mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: 1 số ảnh chân dung, tranh chân dung của hoạ sĩ, của HS.
2 - Học sinh: Vở, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 Hoạt động 1: Quan sát nhân vật
 - GV giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng 
 - GV cho HS so sánh tranh chân dung và tranh các đề tài khác để HS phân biệt
thể loại này.
 - GV y/c HS quan sát khuôn mặt của bạn để thấy được:
 + Hình dáng khuôn mặt
 + Tỷ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm...
 - GV tóm tắt 
 Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung
 - GV gợi ý HS cách vẽ hình 
 - Quan sát người mẫu, vẽ hình từ khái niệm đến chi tiết 
 - GV gợi ý cách vẽ màu
 Hoạt động 3: Thực hành
 - HS vẽ theo nhóm (quan sát vẽ các bạn trong nhóm)
 - GV gợi ý cho HS vẽ theo trình tự đã hướng dẫn 
 Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá 
 - GV cùng HS chọn tranh treo lên bảng gợi ý cho HS nhận xét 
 + Bố cục
 + Cách vẽ hình, các chi tiết và màu sắc
 - GV y/c HS nêu cảm nghĩ của mình về một số bài vẽ
 - Xếp loại bài theo ý thích
 - GV bổ sung cho ý kiến, cho HS kết luận và khen ngợi HS
 * Dặn dò: Quan sát, nhận xét nét mặt của con người khi vui, buồn
 - Sưu tầm các loại vỏ hộp cho tuần sau
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Thể dục	Lớp: 4
Tên bài:	Ôn bài thể dục phát triển chung - TC: "Thỏ nhảy"
I. Mục tiêu:
	- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Y/c tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng.
	- Trò chơi "Thỏ nhảy". Y/c tham gia vào trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động.
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: VS sân trường, còi, kẻ sân để chơi trò chơi
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 1. Phần mở đầu
 - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học 
 - Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập
 - Trò chơi tự chọn
 2. Phần cơ bản
 a) Bài thể dục phát triển chung
 - Ôn bài TD phát triển chung: 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp
 + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập
 + Lần 2: Cán sự hô cho lớp tập
 - GV nhận xét sau mỗi lần tập, sau đó chia tổ luyện tập 
 - Biểu diễn thi đua giữa các tổ bài thể dục phát triển chung: Các tổ lần lượt lên 
biểu diễn bài thể dục phát triển chung
 b) Trò chơi vận động 
 - Trò chơi "Thỏ nhảy": GV cho HS khởi động lại các khớp, GV nêu tên trò chơi 
nhắc lại luật chơi, cho chơi thử, sau đó nhận xét rồi chơi chính thức. Kết thúc trò
chơi đội nào thắng cuộc được biểu dương, đội nào thua cuộc phải vừa nắm tay 
nhau vừa nhảy vừa hát hoặc chịu hình thức phạt
 3. Phần kết thúc
 - Đứng tại chỗ vỗ tay hát 
 - GV cùng HS hệ thống bài 
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BT về nhà
Phòng Giáo dục tp thanh hoá
 trường tiểu học đông vệ II
 ---------
Kế hoạch bài dạy
Môn: 	Thể dục	Lớp: 4
Tên bài:	Kiểm tra bài TD PTC - TC: "Lò cò tiếp sức"
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra bài TD PTC. Y/c thực hiện bài TD đúng thứ tự và kĩ thuật.
	- Trò chơi "Lò cò tiếp sức" hoặc trò chơi "Thỏ nhảy". Y/c chơi đúng luật.
II. Đồ dùng dạy học
1 - Giáo viên: VS nơi tập, còi, phấn kẻ sân, bàn ghế cho kiểm tra
2 - Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu
 - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, y/c và hình thức kiểm tra 
 - Đi đều, dậm chân tại chỗ và hát
 - HS khởi động các khớp do GV điều khiển
 2. Hoạt động 2: Phần cơ bản
 a) Bài thể dục phát triển chung
 - Ôn bài TD PTC: 2 lần do GV và cán sự điều khiển
 - Kiểm tra bài TD PTC
 + Nội dung kiểm tra: HS thực hiện 8 động tác của bài TD PTC
 + Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra làm nhiều đợt, mỗi đợt 3 - 5 HS
GV gọi tên những HS đến lượt kiểm tra đứng vào vị trí quy định, sau đó hô cho HS
thực hiện động tác
 + Cách đánh giá: Hoàn thành tốt
 Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
 b) Trò chơi vận động
 * Trò chơi "Lò cò tiếp sức" hoặc "Thỏ nhảy" 
 - GV tổ chức cho HS chơi
 - Nhận xét đội thắng cuộc
 3. Phần kết thúc
 - Đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân thả lỏng 
 - Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân
 - GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra: GV có thể tuyên dương những HS 
đạt kết quả tốt và động viên những học sinh chưa hoàn thành để giờ sau kiểm tra
 - GV giao BT về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L4 TUAN 15.doc