I. Mục tiêu
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọcj.
III. Các hoạt động dạy – học
II. Nội dung 1. GV nhận định mọi hoạt động trong tuần. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan, lễ phép, đoàn kết, không có hiện tượng gây mất đoàn kết. b. Học tập: - Trong tuần các em đi học rất đều, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu . c. Thể dục - vệ sinh. - Thể dục: nhanh nhẹn. - VS: Đến sớm quét lớp, trong và ngoài lớp sạch sẽ. d. Đội: Có ý thức đeo khăn quàng đầy đủ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn 2. Hướng hoạt động tuần 17 - Hưởng ứng thi đua đợt 2 - Rèn chữ viết . *********************************************************************** Tuần 17 Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010 Tiết 1: Tập đọc Bài 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG Phơ-bơ I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. - Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy - học - GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọcj. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2 HS đọc bài: Trong quán ăn "Ba cá Bống” + Nêu nội dung bài ? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện đọc (12’) - Gọi 1 HS khá đọc bài + Bài chia làm mấy đoạn ? a) Đọc nối tiếp đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hựp giải nghĩa từ. b) Đọc trong nhóm - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. c) GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. 3. Tìm hiểu bài (10’) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. + Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa ? + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ? Vời: Mời vào. + Các vị đại thần và nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ? + Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó của công chúa không thể thực hiện được ? + Đoạn 1 nói lên điều gì ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. + Nhà vua đã than phiền với ai ? + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với cách nghĩ của các vị đại thần và các nhà khoa học ? + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ? + Đoạn 2 cho em biết điều gì ? - Gọi HS đọc đoạn 3. + Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa ? + Thái độ của công chúa như thế nào ? + Nội dung đoạn 3 là gì ? + Câu chuyện cho em thấy được điều gì ? - GV ghi nội dung lên bảng. 4. Luyện đọc diễn cảm (11’) - GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn: "Nhưng ai lấy ... chừng nào" trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Gọi HS đọc nối tiếp cả bài. - GV nhận xét chung. C. Củng cố - dặn dò (1’) - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Rất nhiều mặt trăng - tiếp theo” - 2 HS thực hiện yêu cầu. - Trả lời câu hỏi. - HS ghi đầu bài vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm. - Bài được chia làm 3 đoạn: . Đoạn 1: Ở vương quốc nọ ... nhà vua. . Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm... bằng vàng rồi ... . Đoạn 3: Chú hề tức tốc ... tung tăng khắp vườn. - HS đánh dấu từng đoạn - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ khó. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - Thi đọc. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài . - Cô bị ốm nặng. - Công chúa muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi bệnh nếu có mặt trăng. - Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa. - Họ nói rằng đòi hỏi của công cháu là không thể thực hiện được. - Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp nghìn lần đất nước của nhà vua. * Ý1. Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa. - HS đọc bài. - Nhà vua than phiền với chú hề. - Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn. - Công chúa cho rằng mặt trăng chỉ to hơn cài móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. * Ý2. Mặt trăng của nàng công chúa. - HS đọc bài. - Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bàng vàng lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ. - Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh chạy tung tăng khắp vườn. * Ý3. Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một “Mặt trăng” như cô mong muốn. * Nội dung: Câu chuyện cho em hiểu rằng cách nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn. - HS ghi vào vở, nhắc lại nội dung. - HS theo dõi tìm cách đọc hay. - HS luyện đọc theo cặp. - 3 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc. - Lắng nghe. - Ghi nhớ. *************************************************** Tiết 2: Toán Bài 80: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)- tr87 I. Mục tiêu Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư). Bài 1, bài 2 (b) II. Đồ dùng dạy - học - GV : Giáo án + SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HS chữa bài trong vở bài tập. - GV cùng HS nx, chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’) 2. Nội dung (12’) a) Trường hợp chia hết. * 41535 : 195 = ? - Lưu ý cách ước lượng. + 415 : 195 ( ƯL : 400 : 200 = 2 ) - GV nêu lại cho HS theo dõi. b. Trường hợp chia có dư * 80120 : 245 = ? + Vậy : 80120 : 245 = 327 (dư 5) 3. Luyện tập (21’) * Bài 1 : Đặt tính rồi tính. - Nhận xét, cho điểm HS. * Bài 2 : Tìm x : + Muốn tìm thừa số trong 1 tích ta làm như thế nào ? + Muốn tìm số chia chưa hết ta làm như thế nào ? - Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con. - GV cùng HS nx, sửa sai. * Bài 3: Tóm tắt 305 ngày : 49410 sp 1 ngày : .... sp ? - Nhận xét, cho điểm. C. Củng cố - dặn dò (1’) + Nhận xét giờ học. + Về làm bài trong VBT. - 2 HS nêu miệng - HS chữa bài trong vở bài tập. - Nêu lại đầu bài. HS đặt tính chia từ trái sang phải 41535 195 0253 213 0585 000 000 2 a) 80120 245 0662 327 1720 005 000 2 80120 245 0662 327 1720 005 000 2 b) - 1 HS thực hiện và nêu các bước tính - HS nêu yêu cầu. - 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. 81360 187 0656 435 0950 015 62321 307 00921 203 000 000 2 a) b) - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc y/c. - HS trả lời. - 2 HS lên bảng, Lớp làm bài vào bảng con. a) x x 405 = 86265 x = 86265 : 405 x = 213 b) 89658 : x = 293 x = 89658 : 293 x = 306 - 1 HS đọc bài toán, tóm tắt, lớp giải vào vở. Bài giải Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là : 49410 : 305 = 162 (sản phẩm) Đáp số : 162 sản phẩm - Nhận xét, bổ sung. Tiết 3: Thể dục Thầy Sơn dạy ************************************************************ Tiết 4: Đạo đức Bài 8: YÊU LAO ĐỘNG (tiết 2) I. Mục tiêu - Nêu được ích lợi của lao động. - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những bểu hiện lười lao động. Biết được ý nghĩa của lao động. II. Hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1’) 2. Nội dung (33’) * Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động - Y/c HS đọc BT5 (sgk) + Kể về những tấm gương yêu lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động và của các bạn trong lớp ... ? + Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không ? + Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì? - GV nxét, chốt lại: Yêu lao động và tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối... Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và chúng ta cần học tập. * Hoạt động 2: Hãy nghe và đoán câu tục ngữ, ca dao - GV lần lượt đọc các gợi ý, y/c HS nghe và dự đoán câu tục ngữ, ca dao ... + Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến, còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến. - GV nêu tiếp cho HS đoán ... * Hoạt động 3: Liên hệ bản thân - Y/c HS viết, vẽ hoặc kể về 1 công việc trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút. Nội dung công việc: + Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ? + Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó ? + Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì ? - Y/c HS trình bày. - GV nxét, chốt lại nội dung bài. * Ghi nhớ sgk 3. Củng cố - dặn dò (1’) - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Ghi đầu bài vào vở. - HS đọc. - HS kể chuyện. - Có yêu lao động. - Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình. - Tự làm lấy công việc của mình. - Làm việc từ đầu đến cuối. - Lắng nghe. - HS nghe và đoán. - Đó là câu tục ngữ: Làm biếng chẳng ai thiết Siêng việc ai cũng mời Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiều. - HS tự làm bài. - HS trả lời viết theo gợi ý. - Em cần phải học tập tốt, lao động tốt ... - Cả lớp theo dõi bạn trình bày, nhận xét. - 3 HS đọc. - Lắng nghe. - Ghi nhớ. ***************************************************** Tiết 5: Chào cờ ************************************************************************ Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2010 Tiết 1: Luyện từ và câu Bài 33: CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I. Mục tiêu - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III). II. Đồ dùng dạy - học. - Giấy khổ to viết sẵn từng câu trong đoạn văn ở BT1 III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC (5’) + Thế nào là câu kể ? VD ? - GV nx, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1’) 2. Nhận xét (15’) * Bài 1: Học đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS đọc đoạn văn. * Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. - Giáo viên cùng HS phân tích từng câu kể vừa tìm được. 2. Người lớn đánh trâu ra cày. 3. Mấy chú bế bắc bếp thổi cơm. 4. Các cụ già nhặt cỏ đốt lá. 5. Các bà mẹ tra ngô. 6. Các e ... ọc. - Các bản đồ: hành chính, giao thông VN. - Tranh ảnh về Hà Nội. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC (5’) + Nêu quy trình sản xuất đồ gốm ? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1’) 2. Nội dung (28’) a) Hà Nội - TP lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc. - GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính. + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên lược đồ và cho biết Hà Nội giáp với tỉnh nào ? - GV: Hà Tây hiện nay đã sát nhập với Hà Nội thành thủ đô Hà Nội. + Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ? b) Thành phố cổ đang ngày càng phát triển. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Y/c HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, sgk và tranh ảnh thảo luận. + Thủ đô Hà Nội có những tên gọi nào khác? + Tới nay Hà Nội đã bao nhiêu tuổi ? + Khu phố cổ có đặc điểm gì ? + Khu phố mới có đặc điểm gì ? + Kể tên những danh lam thắng cảnh ở Hà Nội, di tích lịch sử ? - GV chốt: HN đã từng có các tên: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan ... năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La và đổi là Thăng Long và sau này đổi là Hà Nội ở đây rất có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. c) Hà Nội -Trung tâm chính trị, văn hoá và KT của cả nước. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - Y/c HS các nhóm dựa vào sgk, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận. - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + Trung tâm chính trị (nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất ở đất nước) + Trung tâm kinh tế lớn (công nghiệp, thương mại, giao thông) + Trung tâm văn hoá khoa học (viện nghiên cứu, bảo tàng ...) Kể tên 1 số trường đại học, viện nghiên cứu ở Hà Nội. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả. - GV nêu thêm 1 số nhà bảo tàng, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc ... * Bài học sgk C. Củng cố - dặn dò (1’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và CB bài sau. - 2 HS nêu. - Ghi đầu bài vào vở. - HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN tìm kết hợp lược đồ sgk. - Hà Nội giáp: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây. - Đường sắt, đường bộ, đường hàng không. - HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, sgk và tranh ảnh thảo luận. - Thăng Long, Đại La, Đông Đô ... - HS trả lời. - Khu phố cổ có các phường thủ công và buôn bán gần hồ Hoàn Kiếm là nơi buôn bán tấp nập gắn với hoạt động sản xuất buôn bán trước đây, các tên phố vẫn mang tên từ thời cổ: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã ... - Khu phố mới có đặc điểm nhà cửa được xây dựng với nhiều nhà cao tầng đường phố thì được mở rộng và hiện đại. - Chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, văn miếu, Hồ Tây, hồ Gươm, công viên Thủ Lệ, ... - Nghe. - Các nhóm trao đổi thảo luận kết quả. - Văn phòng chính phủ, nhà quốc hội, phủ chủ tịch, bộ ngoại giao, các bộ ban ngành trung ương , cơ quan trung ương đảng... - Ngân hàng nhà nước VN, bưu điện trung ương, dệt may 10, các chợ lớn (chợ Đồng Xuân) các siêu thị lớn( siêu thị Daiu) là trung tâm đầu mối giao thông: ga Hà Nội ... - Bảo tàng HCM, các trường đại học: Đại học Quốc gia, Bách khoa, đại học Y khoa, đại học Kinh tế quốc dân ... - Nhóm trưởng báo cáo kết quả. - 2 HS đọc bài học. - Lắng nghe. - Ghi nhớ. ****************************************************** Tiết 5 : Kĩ thuật Thầy Sơn dạy ************************************************************************ Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 Tiết 1: Tập làm văn Bài 34 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy - học - Giáo viên: Giáo án, sgk - Học sinh: Sgk, vở BT. III. Phương pháp - Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận, thực hành, IV. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ : 5’ - Nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết TLV trước. - Đọc đoạn văn em đã viết tiết TLV trước - Nx, ghi điểm. B. Bài mới: 32’ 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng. 2. HD HS luyện tập * Bài tập 1: Gọi HS đọc bài. - Gọi HS nêu ý kiến. ? Các đoạn văn trên thuộc phần nào của bài văn miêu tả ? ? Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn ? ? Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đầu đoạn bằng những từ ngữ nào? * Bài tập 2: - Gọi HS đọc y/c của bài và gợi ý của bài. - GV nhắc HS chú ý khi viết bài. - Gọi hs đọc bài viết của mình. - GV nxét, ghi điểm cho từng HS. * Bài tập 3: - Gọi HS đọc bài. - GV nhắc, hd HS làm bài. - GV nxét, ghi điểm. 3. Củng cố - dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà hoàn chỉnh bài văn. - Dặn HS về nhà ôn bài chuẩn bị ôn tập kiểm tra học kỳ I. - Nhắc lại bài. - 2 hs lần lượt đọc. - HS ghi vở. - 1 HS đọc y/c và nội dung. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp làm bài, trao đổi. - HS nêu ý kiến... - Cả ba đoạn đều thuộc phần thân bài. + Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp. + Đoạn 2: Tả quai cặp. + Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. - Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi. - Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ. - Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới ba ngăn... - HS đọc y/c của bài và gợi ý. - HS viết bài. - HS đọc bài viết của mình - 1 HS đọc y/c và gợi ý. - HS tự làm bài. - Trình bày bài. - Ghi nhớ. ******************************************************* Tiết 2 : Thể dục Thầy Sơn dạy ******************************************************* Tiết 3 : Toán Bài 84 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 - tr95 I. Mục tiêu - Biết dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. Bài 1, bài 4 II. Đồ dùng dạy - học - GV : Giáo án ,Vở BT - HS : Sách vở, đồ dùng môn học III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Tiết Toán hôm qua các emđã học bài gì? - Gọi 2 hs lên bảng làm BT 2. ? Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2? ? Những số ntn thì không chia hết cho 2? - GV nx, ghi điểm. B. Bài mới: 32’ 1. Giới thiệu bài ? Thông thường để biết một số có chia hết cho 5 không ta làm ntn? Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em nhận biết một số có chia hết cho 5 hay không thông qua dấu hiệu. - GV ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 5 a. Ví dụ - Y/c hs nêu VD về các số chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5? - GV ghi thành 2 cột. ? Em có nhận xét gì về các phép tính ở cột bên trái? ? Nêu các số bị chia trong phép chia hết cho 5 ở bên? ? Những số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là mấy? ? Em có nhận xét gì về các phép tính ở cột bên trái? ? Nêu các SBC trong phép chia có dư bên? ? Các số không chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là mấy? b) Dấu hiệu chia hết cho 5 ? Qua VD, hãy phát biểu dấu hiệu chia hết cho 5? ? Lấy ví dụ? ? Những số ntn thì không chia hết cho 5? ? Khi chia cho 5, với phép chia có dư thì số dư có thể là mấy? - Giảng: Vì số dư trong phép chia cho luôn nhỏ hơn số chia nên số dư trong phép chia cho 5 chỉ có thể là 1; 2 ;3; 4 3. Thực hành Bài 1( T. 96) - Gọi HS đọc y/c ? Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 5? - Y/c hs làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2( T. 96): Viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chỗ chấm. - GV hướng dẫn hs. - Y/c hs làm bài - Nhận xét, cho điểm. Bài 3( T. 96) - Với 3 chữ số : 0 ; 5 ;7 hãy viết các số có 3 chữ số mỗi số có cả 3 chữ số đó và đều chia hết cho 5. Nhận xét, cho điểm. Bài 4( T. 96) ? Nêu y/c BT? ? Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2? ? Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 5? ? Những số ntn vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5? ? Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2? - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố - dặn dò ? Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5? - GV n.x giờ học. - Nhắc hs về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 5. - HSTL. - 2 HS lên bảng làm bài. - Các số có tận cùng là 0 ;2 ;4 ;6 ;8 thì chia hết cho 2. - HS nhận xét. - ta phải thực hiện phép chia. - HS nhắc lại. - HS nêu VD về các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. 20 : 5 = 4 41 : 5 = 8 (dư 1) 30 : 5 = 6 32 : 5 = 6 (dư 2) 40 : 5 = 8 53 : 5 = 10 (dư 3) 15 : 5 = 3 44 : 5 = 8 (dư 4) 25 : 5 = 5 46 : 5 = 9 (dư 1) 35 : 5 = 7 37 : 5 = 7 (dư 2) 58 : 5 = 11 (dư 3) 19 : 5 = 3 (dư 4) - Là các phép chia hết cho 5. - HSTL. - là 0 hoặc 5. - Là các phép chia có dư - HSTL. - là 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9 + Các số có chữ số tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5. - HS nêu VD. - Chú ý: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5. - là 1; 2; 3; 4 - HS đọc y/c. - HSTL. - HS làm bài vào bảng con. a) các số chia hết cho 5 là : 35; 660 ; 3000 ; 945. b) các số không chia hết cho 5 là : 8 ; 57 ; 4674 ; 5553. - HS nhận xét. HS khá giỏi - HS làm bài trên phiếu. a) 150 < 155 < 160 b) 3575 < 3580 < 3585 c) 335 ; 340 ; 534 ; 350 ; 355 ; 360. - HS nhận xét. HS khá giỏi - HS viết vào vở, vài HS nêu miệng. 570 ; 750 ; 705 - 1 HS nêu - HSTL. - những số có chữ số tận cùng là 0. - những số có chữ số tận cùng là 5. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp TH vào vở, đổi chéo vở KT. a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là : 660 ; 3000 . b) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là : 35 ; 945. - HS nhận xét. - HSTL. ****************************************************** Tiết 4: Khoa học KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề chung do trường ra ****************************************************** Tiết 5: Sinh hoạt TUẦN 17 I. Mục tiêu - Giúp HS nắm được những hoạt động đã làm được trong tuần, những việc chưa làm được. Từ đó có hướng phấn đấu cho tuần 18 II. Nội dung 1. GV nhận định mọi hoạt động trong tuần. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan, lễ phép, đoàn kết, không có hiện tượng gây mất đoàn kết. b. Học tập: - Trong tuần các em đi học rất đều, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu . c. Thể dục - vệ sinh. - Thể dục: nhanh nhẹn. - VS: Đến sớm quét lớp, trong và ngoài lớp sạch sẽ. d. Đội: Có ý thức đeo khăn quàng đầy đủ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn 2. Hướng hoạt động tuần 18 - Ôn tập và kiểm tra học kì 1 - Hưởng ứng thi đua đợt 2 - Rèn chữ viết . ***********************************************************************
Tài liệu đính kèm: