I. Mục tiêu:
- Biết đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nội tiếng trung trực thời xưa.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài cũ và trả lời câu hỏi trong sgk.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Tuần 4 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010 tập đọc Tiết 7: Một người chính trực I. Mục tiêu: - Biết đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nội tiếng trung trực thời xưa. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài cũ và trả lời câu hỏi trong sgk. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Cho cả lớp đọc thầm bài văn, tìm từ khó, cho học chia đoạn. ( chia 3 đoạn ) - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài 2, 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh cách đọc. Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó cuối bài. - Cho học sinh luyện đọc theo cặp. - Đại diện một số cặp đọc lại. - Rút ra cách đọc (Phần đầu giọng đọc thông thả rõ ràng, Nhẫn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành. Phần sau lời của Tô Hiến Thành đọc giọng điềm đạm nhưng dứt khoát thể hiện thái độ kiên định.) - Giáo viên đọc mẫu bài. b. Tìm hiểu bài: Câu 1: Đoạn này kể chuyện gì? ( Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với việc lập ngôi vua) Câu 2: trong việc lập ngôi vua,sự chính trực của Tô Hiến thành thể hiện như thế nào? ( Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.) Câu 3: Đoạn 2: ( Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người thường xuyên chăm sóc ông? (Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh) ?Còn giám nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao? (Do bận quá nhiều việc lên không đến thăm ông được) Câu 4: Đoạn 3: ( Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá) ?Đỗ Thái Hậu hỏi ôngđiều gì? Tô Hiến Thành đã trả lời như thế nào? (Đỗ Thái Hậu hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.Ông tiến cử quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá) Câu 5: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? ( Vì lúc nào Vũ Tán Đường cũng ở bên dường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử.) - Cho học sinh rút ra nội của bài. c. Luyện đọc diễn cảm - Gọi ba học sinh đọc lại bài và nêu lại cách đọc từng đoạn. -Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Tiết 4 Đạo đức Vượt khó trong học tập (tiết 2) I. Mục tiêu: - Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải quyết tâm và tìm cách vượt khó khăn. - HS kể được một số tấm gương sáng trong học tập mà em biết - Quý trọng và học tập tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. -.Rèn tư thế tác phong ngôi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Các mẩu chuyện, tầm gương vượt khó trong học tập. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1.Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó. - GV yêu cầu HS kể một số tấm gương sáng trong học tập xung quaynh em. - GV đặt một số câu hỏi khi HS kể xong như: Khi gặp khó khăn trong học tập đó các bạn đã làm gì? Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì? - GV kể cho HS nghe câu chuyện của bạn La – bạn nhỏ bị chất đọc màu da cam. 2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống - Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Các nhóm thảo luận theo tình huống câu hỏi GV đưa ra. - Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến. Giáo viên ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng. - Giáo viên kết luận: Với mỗi khó khăn các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt.Điều đó rất đáng được hoan nghênh. 3.Hoạt động 3; Trò chơi đúng sai -GV tổ chức cho HS làm việc theo lớp: Phát cho cả lớp mỗi em hai miếng giấy xanh - đỏ - GV lần lượt đưa ra các câu tình huống - HS giơ thẻ lên cao để đánh giá xem tình huống đúng hay sai.Nếu đúng giơ thẻ màu đỏ, nếu sai giơ thẻ màu xanh. - Mỗi tình huống đưa ra GV yêu cầu HS giải thích vì sao mình lụa chọn như vậy. - GV kết luận: Vượt khó trong học tập là đức tính quý.Cô mong rằng các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để học tập được tốt. 4. Hoạt động 4: Thực hành. - Gv đưa ra một bạn có hoàn cảnh khó khăn - GV yêu cầu HS cả lớp lập kế hoạch một buổi đến thăm và giúp đỡ bạn. - GV gọi HS đọc nyêu cầu bài tập 4 (SGK) - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - HS lần lượt trả lời. NHận xét. - GV nhận xét và kết luận chung: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần giúp đỡ bạn bằng nhiều cách.Như vậy mỗi bản thân chúng ta cần cố gắng khắc pơhục vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn bạn khác để cùng vượt qua khó khăn. 4. củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho giờ học sau. Chiều lịch sử Tiết 4: Nước Âu Lạc I - Mục tiêu Sau bài học HS nêu được Nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nước Văn Lang Những thành tựu của người Âu Lạc - Người Âu Lạc đã đoàn kết chống quân xâm lược Triệu Đà nhưng do mất cảnh giác nên bị thất bại II - Đồ dùng dạy học Các hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta ? - Hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ? GV nhận xét và cho điểm HS B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài * Hoạt động 1 : Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt GV yêu cầu HS đọc SGKvà trả lời các câu hỏi sau : + Người Âu Việt sống ở đâu? Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt ? + Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thế nào ? - HS lần lượt trả lời câu hỏi - HS nhận xét và GV kết luận chung * Hoạt động 2 : Sự ra đời của nước Âu Lạc - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - Các nhóm trình bày , GV hỏi : + Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước ? + Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt ? + Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào ? * Hoạt động 3 : Những thành tựu của người dân Âu Lạc - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp với định hướng : Đọc SGKquan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi : Người dân Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống ? ( Về xây dựng , về sản xuất , về làm vũ khí ) - GV yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận sau đó GV giới thiệu về thành Cổ Loa - GV : Hãy nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần. GV kết luận * Hoạt động 4 : Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà - GV yêu cầu HS đọc SGK và kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của người dân Âu Lạc ? - GV hỏi : Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà thất bại ? Vì sao năm 179 TCN , nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ? GV kết luận 3. Củng cố – Dặn dò : - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài Tiếng việt (lt) Ôn tập: Dấu hai chấm I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củmg cố tác dụng của dấu hai chấm trong câu: Báo hiệu bộ phận đứn sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.Biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn. - Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới 2. Giới thiệu bài 3. Hướng dẫn học sinh làm baì tập. Bài 1: Trong từng trường hợp dưới đây, dấu hai chấm có tác dụng gì? a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt.Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra. b) hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quả lười cứ ra vào ngẩn ngơ. c) Một hôm, biển động, sóng đánh giữ dội, ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước:"giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua". - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở. - HS trình bày bài làm, nhận xét. - GV nhận xét và chữa bài: *Kết quả:( a), (c) Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của một nhân vật b) Giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài 2: Trong các câu sau đây, dấu hai chấm còn thiếu các dấu phối hợp (dấu ngoặc kép và dấu gạch đầu dòng).Hãy tìm dấu phối hợp ở các vị trí trong câu. Ông lão nghe xong bảo rằng: Con đi chặt đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta. Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất! Chim đại bàng bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: ăn một quả trả một cục vàng! May túi ba gang mang đi mà đựng.Chim nhắc lại câu ấy ba lần. - HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng *Các dấu phối hợp còn thiếu là: a) Dấu gạch đầu dòng b) Dấu ngoặc kép ở trước và sau Khắc xuất! c) Dấu ngoặc kép ở trước và sau Ăn một quả...mà đựng. Bài 3:Chỉ ra những trường hợp dùng sai dấu hai chấm: a) Tô Hiến Thành không do dự đáp: - Có Gián Nghị đại phu Trần Trung Tá. b) Một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là: Long Xưởng. c) Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên.Đó là: trạng nguyên trẻ nhất nước nam ta. - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở. - GV thu bài chấm và nhận xét. *kết quả đúng: Các trường hợp dùng sai dấu hai chấm là (b) và (c) 3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò giờ học sau. Thể dục Tiết 7: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại – Trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhanh” I. mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, đứng lại, quay phải, quay trái.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh. - Ôn đi đều vòng phải, vòng tái đứng lại.yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự li tốc độ. - Trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhanh. Yêu cầu học sinh nắm cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn - Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao. II. Đồ dùng dạy học: - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung T.g Phương pháp 1. Phần mở đầu: a) ổn địn ... . - GV kiểm tra kết quả lao động - HS thu dọ dụng cụ lao động và làm vệ sinh cá nhân 4.Củng cố – dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt. - Dặn SH về tự mình biết làm sạch ngôi nhà của mình và chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010 Sáng Chính tả ( nhớ viết) Tiết 4: Truyện cổ nước mình I. Mục tiêu: - Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình. - Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng phát âm đúng các từ có âm đầu r/ d/ gi/ hoặc có vần ân/ âng. - Giáo dục các em ý thức giữ gìn và bảo vệ sách vở sạch đẹp. - Rèn học sinh ngôi học ngôi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Thi viết đúng tên các con vật bắt đầu bằng tiếng tr/ch . B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nhớ viết. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Gọi một em đọc thuộc lòng bài thơ. - Cho cả lớp đọc thầm lại bài thơ. Cho cả lớp viết một số từ học sinh dễ viết sai: sâu xa, nghiêng soi; truyện cổ; - Hỏi các em cách trình bài bài thơ lục bát. - Giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách giáo khoa, nhớ lại đoạn thơ tự viết. - Giáo viên thu một số bài chấm và nhận xét: - Khen một số học sinh viết đúng và đẹp, động viên khuyến khích một số học sinh viết xấu cần cố gắng. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2: - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập và xác định yêu cầu của bài. - GV cho cả lớp làm vào vở bài tập. - GV gọi học sinh lên bảng chữa, học sinh khác nhận xét bổ sung chốt lại kết quả đúng. *Kết quả: Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều. Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này / Dân dâng một quả xôi đầy + Sáng một vùng trên sân / Nơi cả nhà tiến chân. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn dò giờ học sau. Luyện từ và câu Tiết 8: Luyện tập về từ ghép và từ láy I. Mục tiêu: - Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài. - Học sinh làm tốt một số bài tập dạng này. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển, Bảng phụ học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là từ ghép cho ví dụ: ? Thế nào là từ láy cho ví dụ? B. Dạy học bài mớiaaa 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập Bài 1: - Gọi một em đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: + Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp. + Từ bánh rán có nghĩa phân loại. Bài 2: - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập rồi cả lớp thảo luận nhóm đôi làm, sau đó trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: - Câu a: Từ ghép có nghĩa phân loại: Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay. - Câu b: Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc. Bài 3: - Cho học sinh đọc nội dung bài tập 3 và xác định yêu cầu của bài tập. - Giáo viên cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm nhận xét bài làm của học sinh: - Từ láy có hai tiếng giống nhau về âm đầu: nhút nhát. - Từ láy có hai tiếng giống nhau về vần: lạt xạt, lao xao. -Từ láy có hai tiếng giống nhau cả âm đầu và vần: rào rào. 3. Củng cố dặn: - Giáo viên nhận xét gìơ học. - Dặn dò học sinh giờ sau. Chiều khoa học Tiết 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. I.Mục tiêu - HS giải thích được lí do vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. - Nêu lợi ích của việc ăn cá. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II.đồ dùng dạy học GV: Hình trang 18, 19 SGK. Phiếu bài tập III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ - HS trình bày vì sao cần ăn phối hợp các chất dinh dưỡng. - GV giới thiệu bài. *HĐ 2: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Mục tiêu: Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội - Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước. - lần lượt hai độ thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.Thời gian chơi tối đa là 10 phút. - GV bấm giờ theo dõi. - GV tổng kết cuộc thi HĐ 3: Tìm hiểu lí do vì sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật Mục tiêu: Kể tên được một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm thực vật hoặc đạm động vật. Cách tiến hành: - Bước 1: Thảo luận cả lớp + GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em lập nên qua trò chơi và hcỉ ra món nào chứa đạm thực vật món nào chứa đạm động vật +GV: Tại sao chúng ta không nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? - Bước 2: Làm việc trên phiếu + GV chi lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu bài tập cho các nhóm. + Nhóm trưởng điều khiển các bạn và làm bài trên phiếu. - Bước 3: Thảo luận cả lớp + Các nhóm trình bày kết quả thảo luận + GV nhận xét avf chốt lại ý chính: KL: Mối loại đạm chứa nhiều chất bổ dưỡng khác nhau.ăn phối hợp cả đạm TV và đạm ĐV sẽ giúp cơ thể có thêm các chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau giúp cơ thể tiêu hoá tốt hơn. Ngay trong nhóm đạm ĐV, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải.nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hoá hơn đạm thịt. HĐ 4: Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010 Sáng Tập làm văn Tiết 8 : Luyện tập xây dựng cốt truyện I. Mục tiêu: - Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo theo gợi ý đã theo sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. - Giáo dục các em yêu thích bộ môn. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ truyện, tranh minh hoạ cốt truyện. Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Một em nêu lại ghi nhớ, một em kể lại câu chuyện cây khế ? B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện a. Xác định yêu cầu của đề bài: - Giáo viên cùng học sinh phân tích đề: gạch chân những từ ngữ quan trọng. Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên. b.Lựa chọn chủ đề của chuyện. - Hai học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi sách giáo khoa. Một vài học sinh tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn: em kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực. c. Thực hành xây dựng cốt truyện - Học sinh làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời từng câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2. - Gọi một em học tốt làm mẫu, trả lời lần lượt từng câu hỏi. - Từng cặp học sinh thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn. - Học sinh thi kể trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất. - Cho học sinh viết vắn tắt vào vở. 4. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà học bài cũ kể lại câu chuyện theo tưởng tượng của minh. Địa lý Tiết 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn I. Mục tiêu: - Nắm được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Nắm được qui trình sản xuất phân lân dựa vào hình vẽ. - Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn dựa vào tranh ảnh. - Trình bày được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hđ sx của con người. - Yêu thích môn học, hiểu biết về những vùng đất trên đất nước II- Đồ dùng dạy học : - Bản đồ địa lý tự nhiên VN - Tranh, ảnh, một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản . . . (nếu có). III- Các hoạt động dạy học : *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở HLS ? - Giới thiệu bài : trực tiếp HĐ 2: Trồng trọt trên đất dốc * Hoạt động 1 : làm việc cả lớp. - HS đọc thầm mục 1, hãy cho biết người dân ở HLS thường trồng những cây gì ? ở đâu ? - HS chỉ bản đồ - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi sau : + Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? + Tại sao phải làm ruộng bậc thang ? + Người dân ở HLS thường trồng gì trên ruộng bậc thang ? HĐ 3: Nghề thủ công truyền thống : * Hoạt động 2 : làm việc theo nhóm. - Bước 1 : HS dựa vào tranh, ảnh vồn hiểu biết để thảo luận. - Bước 2 : Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét, bổ xung. c. Khai thác khoáng sản : * Hoạt động 3 : làm việc cá nhân Bước 1 : - HS quan sát hình 3 và đọc mục 3 trong SGK trả lời các câu hỏi sau : + Kể tên một số khoáng sản có ở HLS ? + Hiện nay KS nào được khai thác nhiều nhất ? + Mô tả quá trình SX phân lân ? + Tại sao phải bảo vệ, giữ gìn và khái thác khoán sản hợp lý ? + Ngoài khai thác KS người dân miền núi còn khai thác gì ? Bước 2 : - GV gọi một vài HS trả lời - GV nhận xét sửa chữa HĐ 4:. Củng cố, dặn dò : - ? Người dân HLS làm những nghề gì, nghề nào là chính ? - GV nhận xét tiết học. Sinh hoạt Tiết 4: Kiểm điểm hoạt động tuần 4 I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương: Giang, Công Phê bình: Linh 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 5)
Tài liệu đính kèm: